Số 32.2006 (286) ngày 18/08/2006

 CHÍNH PHỦ


Ban hành Quy chế quản lý rừng
(SMS: 201797)
- Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/8/2006, Chủ rừng được tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, cho thuê môi trường rừng hoặc sử dụng quyền sử dụng đất và giá trị kinh tế của tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư khác, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái tại khu rừng đặc dụng. Việc tổ chức du lịch sinh thái tại khu rừng đặc dụng phải được lập thành Dự án đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt...
Đối với rừng đặc dụng, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, nghiêm cấm các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã hoặc loài bảo tồn; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng, đốt lửa trong rừng và ven rừng; gây ô nhiễm môi trường; thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật đưa từ nơi khác tới mà trước đây các loài này không có trong khu rừng đặc dụng...
Ban quản lý rừng đặc dụng được sử dụng quỹ lương của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng hoặc tiền công bảo vệ rừng mà Nhà nước quy định trong các dự án được duyệt để khoán việc bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn ở địa phương...
Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành khu rừng tập trung, liền vùng; từng bước tạo rừng có cấu trúc hỗn loài, khác tuổi, nhiều tầng; cây rừng là những loài cây có bộ rễ sâu, bám chắc. Đồng thời, được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu trong rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển nhưng không được làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được sử dụng không quá 40% diện tích đất không có rừng trên đất rừng ngập mặn hoặc không quá 30% diện tích không có rừng đối với khu vực phòng hộ đầu nguồn, chắn gió, chắn cát bay để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp...
Việc khai thác lâm sản phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; rừng đạt tiêu chuẩn được phép khai thác chính; cây rừng được khai thác phải đạt tiêu chuẩn về cấp đường kính đối với gỗ và tuổi cây đối với tre, nứa; lượng khai thác phải nhỏ hơn lượng tăng trưởng của rừng; trong quá tình khai thác không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và khả năng phòng hộ của rừng...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Quản lý xuất nhập khẩu động, thực vật hoang dã
(SMS: 201793)
- Ngày 10/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Theo đó, việc vận chuyển quá cảnh mẫu vật là động vật hoang dã còn sống qua lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chấp nhận bằng văn bản; phải thực hiện kiểm dịch động vật...
Mẫu vật là vật dụng cá nhân, hộ gia đình được miễn trừ giấy phép CITES, chứng chỉ CITES khi đáp ứng các điều kiện sau: Mẫu vật được sử dụng không vì mục đích thương mại; Tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu mang theo người hoặc là một phần của vật dụng hộ gia đình khi di chuyển giữa các nước; Số lượng không vượt quá quy định của Công ước CITES, áp dụng đối với một số loài động vật, thực vật hoang dã...
Mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu phải có một bản gốc giấy phép, chứng chỉ kèm theo. Phải xuất trình giấy phép, chứng chỉ khi xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật hoặc khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu...
Thời hạn có hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 6 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
Trường hợp giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực: trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải gửi trả lại giấy phép, chứng chỉ cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
Đối với các mẫu vật vi phạm, cơ quan hải quan, các ngành chức năng phát hiện bắt giữ, tịch thu các vật phẩm, tang vật vi phạm tại các cửa khẩu hoặc trên các tuyến biên giới (đất liền và trên biển), mà nước xuất xứ không nhận nhưng không có nơi cất trữ đảm bảo thì lập biên bản chuyển giao cho cơ quan kiểm lâm hoặc cơ quan kiểm dịch động vật, thực vật gần nhất để xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Công ước CITES...
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
(SMS: 201791)
- Theo Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09/8/2006, Chính phủ quy định: đối với hành vi vi phạm các quy định về xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 lần trở sẽ bị áp dụng các mức phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 70 triệu đồng tương ứng mức độ xả nước thải. Trong đó, phạt tiền từ 60 - 70 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép...
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 - 500 ngàn đồng đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép vào môi trường dưới hai lần; thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường...
Hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ sẽ bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 1 triệu đồng; gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 lần trở lên bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng. Hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau bị phạt tiền 5 - 7 triệu đồng và phạt 8 - 12 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 lần trở lên...
Áp dụng mức phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường...
Đối với các cơ sở không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng. Đồng thời, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với cơ sở sản xuất, kho tàng có chất dễ cháy, dễ gây nổ; có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh; có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm; phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người; gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép; bệnh viện, cơ sở y tế xây dựng mới điều trị các bệnh truyền nhiễm...
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường
(SMS: 201788)
- Ngày 09/8/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, có 120 dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường như: dự án công trình trọng điểm quốc gia; dự án có sử dụng một phần, toàn bộ diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ; dự án nhà máy điện nguyên tử, điện nhiệt hạch; dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân...
Các cơ sở sản xuất, dịch vụ thân thiện với môi trường là các cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh phát luật và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; có chính sách quản lý sản phẩm đúng quy định trong suốt quá trình tồn tại của chúng, trong đó, tái chế, tái sử dụng trên 70% tổng lượng chất thải; áp dụng thành công và được cấp chứng chỉ ISO 14001 về quản lý môi trường; tiết kiệm 10% nguyên liệu, năng lượng, lượng nước sử dụng so với mức tiêu thụ chung; tham gia và có đóng góp tích cực các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ môi trường công cộng; không bị cộng đồng dân cư nơi thực hiện sản xuất, dịch vụ phản đối việc được công nhận là cơ sở thân thiện với môi trường.
Các sản phẩm tái chế từ chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; sản phẩm sau khi sử dụng dễ phân huỷ trong tự nhiên; sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường được sản xuất để thay thế nguyên liệu tự nhiên; sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; sản phẩm được cấp nhãn sinh thái của tổ chức được nhà nước công nhận là các sản phẩm thân thiện với môi trường...
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
(SMS: 201790)
- Theo Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09/8/2006, Chính phủ quy định: Nhà nước quản lý giá thuốc theo nguyên tắc: các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý giá thuốc theo quy định của pháp luật về dược và các văn bản pháp luật khác có liên quan; sử dụng các biện pháp bình ổn giá thuốc trên thị trường để đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân...
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bán buôn thuốc phải niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc bằng cách thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác được đặt, để, treo, dán tại nơi bán thuốc để thuận tiện cho việc quan sát của khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và không được bán cao hơn giá đã niêm yết...
Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược và chỉ được quản lý chuyên môn một hình thức tổ chức kinh doanh thuốc...
Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 03 tháng, nếu muốn tiếp tục hành nghề thì cá nhân phải làm hồ sơ đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn tối đa là 05 năm và không hạn chế số lần gia hạn...
Trường hợp chuyển địa điểm hành nghề sang tỉnh, thành phố khác thì cá nhân đăng ký hành nghề dược phải làm đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược mới...
Tổ chức, cá nhân đã đươÌ£c cấp Chứng chỉ haÌ€nh nghêÌ€ DươÌ£c, Giấy chứng nhâÌ£n đủ điêÌ€u kiêÌ£n haÌ€nh nghêÌ€ DươÌ£c trước ngaÌ€y 01/10/2005 thiÌ€ đươÌ£c tiếp tuÌ£c haÌ€nh nghêÌ€ cho đến hết thơÌ€i haÌ£n qui điÌ£nh trong Chứng chỉ haÌ€nh nghêÌ€ DươÌ£c, Giấy chứng nhâÌ£n đủ điêÌ€u kiêÌ£n haÌ€nh nghêÌ€ dươÌ£c. Trước khi hết haÌ£n 03 tháng, nếu có nhu câÌ€u tiếp tuÌ£c haÌ€nh nghêÌ€ thiÌ€ tổ chức, cá nhân đó phải laÌ€m thủ tuÌ£c cấp giấy Chứng chỉ haÌ€nh nghêÌ€ dươÌ£c, Giấy chứng nhâÌ£n đủ điêÌ€u kiêÌ£n kinh doanh thuốc theo qui điÌ£nh của LuâÌ£t DươÌ£c vaÌ€ NghiÌ£ điÌ£nh naÌ€y...
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
(SMS: 201787)
- Theo Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ra ngày 09/8/2006, Chính phủ quy định: để được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các nhà đầu tư phải có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam; tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư...
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với các dự án thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng trở lên...
Các dự án đầu tư không thuộc các lĩnh vực trên có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên cũng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư...
Trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam đối với phần lợi nhuận chuyển về nước được áp dụng như mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với dự án đầu tư trong nước trong cùng lĩnh vực đầu tư...
Quá thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà dự án không được nước tiếp nhận chấp thuận; hoặc quá thời hạn 6 tháng, kể từ ngày dự án được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án không đầu tư không được triển khai thì nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án hoặc đề nghị chấm dứt dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ TÀI CHÍNH


Đính chính việc thu tiền sử dụng đất
(SMS: 201796)
- Ngày 16/82006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2746/QĐ-BTC về việc đính chính Thông tư số 70/2006/TT-BTC.
Theo đó, các hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở hoặc chuyển từ đất nông nghiệp đã được quy hoạch khu dân cư sang sử dụng vào mục đích làm nhà ở phải nộp tiền sử dụng đất; và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận mà phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định 198/2004/NĐ-CP, nếu chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước thì được ghi nợ số tiền phải nộp trên giấy chứng nhận...
Trước đó, Thông tư 70 chỉ quy định đối tượng được ghi nợ là những hộ nghèo kèm theo hàng loạt các thủ tục phức tạp trong việc chứng nhận của UBND xã, phường, huyện,... nên dễ gây những phát sinh tiêu cực cho quá trình ghi nợ...
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 16/8/2006.


Thuế đối với lĩnh vực chứng khoán
(SMS: 201789)
- Ngày 10/8/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 72/2006/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 100/2004/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán.
Theo đó, chuyển nhượng chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu, trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), số thuế phải nộp được xác định bằng 0,1% tổng giá trị chứng khoán bán ra tại thời điểm chuyển nhượng. Đối với lãi trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), số thuế phải nộp được xác định bằng 0,1% tổng giá trị trái phiếu (bao gồm mệnh giá ghi trên trái phiếu và số lãi được nhận) tại thời điểm nhận lãi...
Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty cổ phần, ngân hàng thương mại, tổ chức chi trả lãi trái phiếu còn phải thực hiện khấu trừ thuế, kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý và nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước thay cho tổ chức đầu tư. Việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế được thực hiện trong vòng 30 ngày, kể từ ngày phát sinh thu nhập chịu thuế của tổ chức đầu tư...
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty cổ phần, ngân hàng thương mại, tổ chức chi trả lãi trái phiếu thực hiện việc khấu trừ tiền thuế của tổ chức đầu tư và kê khai, nộp thuế thay cho các nhà đầu tư được hưởng một khoản thù lao bằng 0,8% tính trên số tiền thuế thực tế thu được, tối đa không quá 50 triệu đồng cho một lần kê khai, nộp thuế. Số tiền thù lao này được khấu trừ từ số tiền thuế thu được trước khi nộp vào Ngân sách Nhà nước và được sử dụng để trang trải các chi phí cho việc thu nộp thuế, khen thưởng cho các cá nhân tham gia thực hiện thu và nộp thuế...
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.


Thuế xuất nhập khẩu ưu đãi
(SMS: 201795)
- Ngày 28/7/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 39/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Theo đo, những mặt hàng điều chỉnh giảm thuế lần này như thuế nhập khẩu các mặt hàng điện tử, điện lạnh dân dụng có mức thuế suất MFN 40%; 50% xuống mức tương ứng 30%; 40%; mặt hàng xe máy nguyên chiếc từ được giảm từ 100% xuống 90%. Ngoài ra còn có một số mặt hàng giảm nhiều so  với mức thuế suất hiện hành (từ mức 20% - 40% xuống 0% - 5%) là những vật tư chuyên dùng cho ngành hàng không và một số ngành sản xuất khác mà trong nước không sản xuất được... Cụ thể mặt hàng tôn mạ kim loại và tôn sơn màu tăng từ 10% lên 12%, thép cán nguội được điều chỉnh tăng lên 7%...
Cũng trong Biểu thuế này, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của bộ linh kiện ô tô dạng CKD và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo từng linh kiện, phụ tùng ô tô được quy định cụ thể. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô được lựa chọn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo bộ linh kiện ô tô dạng CKD hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo từng linh kiện, phụ tùng ô tô đến hết ngày 31/12/2006. Kể từ ngày 01/01/2007 áp dụng thống nhất qui định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo từng linh kiện, phụ tùng ô tô và không áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo bộ linh kiện ô tô dạng CKD qui định tại Quyết định này.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô được lựa chọn thực hiện qui định thuế suất theo bộ linh kiện CKD hay thuế suất theo từng linh kiện, phụ tùng cho chủng loại xe ô tô nào thì phải đăng ký bằng văn bản tại một Cục Hải quan địa phương mà doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất và thực hiện nội dung đã đăng ký trong suốt thời gian chuyển đổi.

Quyết định này có hiệu lực thi hành và áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 15/9/2006.
 

 BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN


Sử dụng ấn phẩm văn hoá
(SMS: 201792)
- Ngày, Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin đã ban hành Quyết định số 63/2006/QĐ-BVHTT về việc ban hành Quy chế sử dụng ảnh trong tranh cổ động và bìa xuất bản phẩm.
Quy chế áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động cuộc thi hoặc cuộc vận động sáng tác tranh cổ động, nhà xuất bản có xuất bản phẩm sử dụng ảnh để làm bìa và mọi cá nhân sử dụng ảnh trong tranh cổ động và bìa xuất bản phẩm...
Đối với ảnh chưa công bố hoặc đã công bố đang trong thời hạn bảo hộ (50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên), người sử dụng phải xin phép và không phải trả các quyền lợi vật chất nhưng phải ghi rõ họ, tên tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hoặc nguồn gốc xuất xứ của ảnh...
Việc sử dụng ảnh trong tranh cổ động và bìa xuất bản phẩm (đối với ảnh chưa công bố hoặc đã công bố trong thời hạn bảo hộ), người sử dụng ảnh và tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả ảnh phảI lập thành hợp đồng sử dụng ảnh. Hợp đồng này bao gồm những nội dung chính: Tên và địa chỉ của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả ảnh và của người sử dụng ảnh/ Mục đích và phạm vi sử dụng ảnh/ Quyền và nghĩa vụ của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả ảnh (gồm cả quyền lợi vật chất và tinh thần)/ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng...

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 23/8/2006.