Số 27.2006 (281) ngày 14/07/2006

 QUỐC HỘI


Đầu tư dự án công trình quan trọng quốc gia
(SMS: 201710)
- Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 66/2006/NQ-QH11 về dự án công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Theo đó, dự án, công trình quan trọng quốc gia là những dự án, công trình có một trong năm tiêu chí sau đây: Quy mô vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở lên đối với dự án, công trình có sử dụng từ 30% vốn Nhà nước trở lên...
Dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất có rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200 ha trở lên, đất có rừng phòng hộ ven biển từ 500 ha trở lên, đất có rừng đặc dụng (trừ đất có rừng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên) từ 200 ha trở lên, đất có rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
Dự án, công trình phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác.
Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hoá.
Dự án, công trình đỏi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được QH quyết định.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2006.


Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước
(SMS: 201709)
- Theo Nghị quyết số 57/2006/NQ-QH11 thông qua ngày 29/6/2006, Quốc hội quyết nghị: chỉ tiêu về diện tích đất sử dụng vào các mục đích như sau: ất nông nghiệp: 26.219.950 ha; ất phi nông nghiệp: 4.021.380 ha; ất chưa sử dụng: 2.879.830 ha...
Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các giải pháp sau đây: Giải quyết hoặc đề xuất giải quyết dứt điểm tình trạng các tranh chấp địa giới hành chính ở các địa phương; Đầu tư đủ kinh phí để hoàn thành trước ngày 30/6/2007 hệ thống quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 ở các cấp, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tập trung đầu tư để hoàn thành hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính trên phạm vi cả nước trước năm 2010; Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc lập, thẩm định, xét duyệt, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; Rà soát hiện trạng sử dụng đất của các địa phương, đơn vị, tổ chức, kể cả đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất do các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nhà nước quản lý để có sự điều chỉnh phù hợp. ối với đất đã giao hoặc cho thuê mà không sử dụng, sử dụng không có hiệu quả, sử dụng sai mục đích đều phải kiên quyết thu hồi...

Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát đối với việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...
 

 CHÍNH PHỦ


Hướng dẫn việc phá sản doanh nghiệp đặc biệt
(SMS: 201711)
- Ngày 11/7/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2006/NĐ-CP hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Theo đó, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp đặc biệt không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn thì Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp này phải thông báo bằng văn bản cho các đối tượng...
Trường hợp nhận thấy nguy cơ mất khả năng thanh toán, trước khi quyết định việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp đặc biệt phải lập báo cáo bằng văn bản về nguy cơ không có khả năng thanh toán của doanh nghiệp do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và gửi cho chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan...
Những doanh nghiệp hoặc tài sản trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, cơ yếu không được bán đấu giá thì bán trực tiếp cho đối tượng hoạt động trong cùng ngành nghề lĩnh vực để tiếp tục kinh doanh...
Định giá tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thục hiện như sau: Trường hợp Tổ quản lý, thanh lý tài sản và doanh nghiệp, hợp tác xã không thoả thuận được về giá tài sản đã được kiểm kê thì Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm thuê tổ chức có chức năng định giá hoặc thành lập Hội đồng định giá tài sản thực hiện công việc này; Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp từ 30 tỷ đồng trở lên thì thuê các tổ chức có chức năng định giá như các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có chức năng định giá...
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Phát triển ngành nghề nông thôn
(SMS: 19786)
- Theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/7/2006, Nhà nước sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn của cả nước và từng vùng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn...
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề và ngoài hàng rào các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn...
Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung. Các cơ sở ngành nghề nông thôn di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời...
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2006
(SMS: 201707)
- Theo Nghị quyết số 13/2006/NQ-CP ra ngày 07/7/2006, Chính phủ quyết nghị các vấn đề sau: cần đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khẩn trương ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp. Tiếp tục rà soát, loại bỏ ngay các quy định không phù hợp, gây cản trở cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhất là các "giấy phép con"...
Đẩy mạnh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh để thúc đẩy phát triển. Kịp thời xử lý các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Coi trọng hoạt động đào tạo nghề, chấp hành pháp luật lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Thực hiện các giải pháp cần thiết để đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản...
Tăng cường phân cấp trong việc cấp giấy phép và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực hiện đơn giản hoá, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính trong đầu tư, nhất là các quy định về đất đai, xây dựng, hải quan, thuế... nhằm đạt mục tiêu giảm chi phí đầu tư, nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, qua đó tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để tạo nên làn sóng đầu tư nước ngoài mới hướng vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO...


Chính sách xuất khẩu
(SMS: 19771)
- Ngày 30/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010.
Đề án này khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới...
Thủ tướng chỉ đạo: tạo thuận lợi cho việc hình thành và sự hoạt động của các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; Cải cách thủ tục và hiện đại hoá hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục thông quan hàng hoá xuất, nhập khẩu...
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia...
Bên cạnh đó cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp trong lĩnh vực lao động và việc làm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và nâng cao mức thu nhập, điều kiện sống của người lao động; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tự đào tạo và trao đổi nguồn nhân lực, lao động...

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ TÀI CHÍNH


Quản lý và giám sát sử dụng vốn
(SMS: 201706)
- Ngày 07/7/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 36/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế quản lý và giám sát việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm 2005.
Theo đó, nguồn vốn
trái phiếu quốc tế được ưu tiên đầu tư cho các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và nâng cao năng lực ngành đóng tàu biển Việt Nam...
Trị giá cho vay lại là 750 triệu USD. Lãi suất trái phiếu là 6,875%/năm tính trên giá trị danh nghĩa của trái phiếu. Lãi trái phiếu được trả 6 tháng một lần theo đúng kỳ hạn thanh toán lãi trái phiếu vào 15/1 và 15/7 hàng năm...
Việc rút vốn chỉ được thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền và thực hiện theo các gói thầu của dự án, trừ các chi phí chung của dự án không được phân bổ vào các gói thầu. Khối lượng phát sinh phải được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung phải được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh không được đấu thầu) trước khi thanh toán...

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG


Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu
(SMS: 19758)
- Ngày 30/6/2006, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông đã ban hành Quyết định số 20/2006/QĐ-BBCVT ban hành Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.
Danh mục này bao gồm các loại máy tính, thiết bị truyền phát dùng trong lĩnh vực truyền hình như có camera vô tuyến, ghi hình ảnh làm nền... đã qua sử dụng sẽ không được phép nhập khẩu...
Trong số 7 nhóm mặt hàng nằm trong danh mục sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu, nhóm thứ nhất mang mã số gồm các loại máy chữ, máy soạn và xử lý văn bản dùng điện và không dùng điện. Nhóm thứ 2 là các mặt hàng gồm máy tính điện tử và máy ghi, máy thống kê kế toán, máy đóng dấu miễn tem bưu điện, máy bán vé và các loại máy tương tự, có kèm theo bộ phận tính toán như máy tính tiền...
Năm nhóm còn lại bao gồm các loại máy tính xách tay, máy in phun, in kim, laze, các loại ổ đĩa cứng, đĩa mềm, bộ điều khiển, máy quét ảnh, máy fax, thiết bị tổng đài điện thoại, điện thoại cố định và cầm tay nối mạng Internet, thiết bị đường dây thuê bao số ADSL, thiết bị mạng riêng ảo VPN... Ngoài ra, các loại dây dẫn, cáp điện thoại, cáp sợi quang đã qua sử dụng theo quy định mới của Bộ Bưu chính Viễn thông đều nằm trong danh sách cấm nhập khẩu...

Quyết đinh này
có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ THƯƠNG MẠI


Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may
(SMS: 201708)
- Theo Thông báo số 0263/BTM-DM ra ngày 10/7/2006 điều hành hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2006 đối với phần nguồn vốn còn lại dành cấp visa tự động của Cat. 340/640, Bộ Thương mại thông báo: cấp hạn ngạch cho thương nhân đăng ký từ 3.000 tá trở xuống đối với thương nhân không có hạn ngạch ký quỹ bảo lãnh.
Đối với thương nhân đăng ký trên 3.000 tá được phân giao tối thiểu 3.000 tá, cộng với 60% số đăng ký sau khi trừ đi 3.000 tá. Từ tá thứ 3.001 trở đi,  mỗi lần đăng ký làm thủ tục visa, Phòng QLXNK trừ 60% vào nguồn tự động, và 40% vào tiêu chuẩn ký quỹ bảo lãnh của thương nhân cho tới hết số lượng được cấp tự động...
Trường hợp thương nhân không còn hạn ngạch ký quỹ bảo lãnh hoặc hạn ngạch ký quỹ bảo lãnh không còn đủ, để áp dụng nguyên tắc nêu trên thì được sử dụng toàn bộ số hạn ngạch được cấp theo thông báo này và trừ vào nguồn tự động, nếu lượng thực xuất cao hơn lượng được phân giao thì thương nhân báo cáo Ban Dệt may để trình Lãnh đạo Liên Bộ duyệt cấp thêm theo số lượng thực xuất...

Thương nhân được cấp hạn ngạch trên 500 tá chỉ được cấp visa cho các lô hàng do thương nhân trực tiếp sản xuất và xuất khẩu khi sử dụng hạn ngạch được cấp từ nguồn tự động hoặc kết hợp cả nguồn tự động và nguồn ký quỹ bảo lãnh...