Số 23.2014 (684) ngày 24/06/2014

 

SỐ 23 (684) - THÁNG 06/2014

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

 

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong số này:

DOANH NGHIỆP

 

DOANH NGHIỆP

1

37/2014/QĐ-TTg

Quyết định 37/2014/QĐ-TTg ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước

 

* Thay đổi tiêu chí phân loại DN Nhà nước

Trang 2

2

57/2014/NĐ-CP

Nghị định 57/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

 

* Điều lệ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

Trang 2

ĐẤT ĐAI-NHÀ Ở

 

ĐẤT ĐAI-NHÀ Ở

 

3

996/QĐ-TTg

Quyết định 996/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030

 

* Hà Nội: Tạm dừng phát triển nhà ở thương mại ở một số quận từ 19/06/2014

Trang 3

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

4

61/2014/NĐ-CP

Nghị định 61/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 124/2004/NĐ-CP ngày 18/05/2004 quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh

 

* Sửa đổi cơ chế tài chính đối với TP. Hồ Chí Minh

Trang 3

XUẤT NHẬP KHẨU

 

XUẤT NHẬP KHẨU

 

5

17/2014/TT-BCT

Thông tư 17/2014/TT-BCT quy định bãi bỏ Thông tư 23/2012/TT-BCT ngày 07/08/2012 của Bộ Công Thương quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép

 

* Ngừng cấp phép nhập khẩu tự động một số sản phẩm thép

Trang 3

THƯƠNG MẠI

 

THƯƠNG MẠI

 

6

19/2014/TT-BCT

Thông tư 19/2014/TT-BCT ban hành mẫu Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt

 

* Quy định mẫu Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt

Trang 4

VĂN HÓA-THỂ THAO-DU LỊCH

 

VĂN HÓA-THỂ THAO-DU LỊCH

 

7

60/2014/NĐ-CP

Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in

 

* Kinh doanh dịch vụ photocopy, phải khai báo trước 10 ngày

Trang 4

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

8

1005/QĐ-TTg

Quyết định 1005/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

 

* Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trang 5

9

16/CT-TTg

Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam

 

* Đẩy mạnh phát triển ngành cơ khí Việt Nam

Trang 5

10

59/2014/NĐ-CP

Nghị định 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường

 

* Từ ngày 01/08, được phép chuyển nhượng dự án xã hội hóa

Trang 5

HÀNH CHÍNH

 

HÀNH CHÍNH

 

11

17/CT-TTg

Chỉ thị 17/CT-TTg về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính

 

* Tiến tới thực hiện TTHC không cần nộp bản sao chứng thực

Trang 6

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 05/2014, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS05/2014 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

 

Ü Doanh nghiệp:


THAY ĐỔI TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DN NHÀ NƯỚC

Ngày 18/06/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp (DN) Nhà nước.

Theo đó, từ ngày 06/08, tiêu chí, danh mục phân loại những DN thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần sẽ được tách thành 03 nhóm nhỏ thay vì gộp chung thành 01 nhóm tiêu chí, danh mục phân loại như hiện hành, bao gồm: DN thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% tổng số cổ phần; DN thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ từ 65% đến dưới 75% tổng số cổ phần và DN thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ 75% tổng số cổ phần trở lên.

Trong đó, những DN thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ từ 75% tổng số cổ phần trở lên bao gồm: DN quản lý, khai thác, bảo trì cảng hàng không, sân bay (trừ các cảng hàng không, sân bay có vai trò, vị trí quan trọng đối với quốc phòng, an ninh); DN quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa; bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; DN cung cấp cơ sở hạ tầng
 

 

viễn thông; khai thác khoáng sản quy mô lớn và khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên.

DN thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ từ 65% đến dưới 75% tổng số cổ phần gồm các DN chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên; DN tài chính, ngân hàng (không bao gồm bảo hiểm, chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính, cho thuê tài chính), vận chuyển hàng không; DN có vai trò đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bình ổn thị trường, hoạt động trong các lĩnh vực như: Bán buôn thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; bán buôn lương thực và bán buôn xăng dầu... Đặc biệt, cũng từ ngày 06/08/2014, DN sản xuất thuốc lá điếu sẽ được xếp vào nhóm những DN Nhà nước nắm giữ từ 65% đến dưới 75% tổng số cổ phần thay vì nhóm những DN Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như trước đây.

Quyết định này thay thế Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 04/03/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2014.

 

ĐIỀU LỆ TỔNG CÔNG TY
ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Ngày 16/06/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (sau đây gọi là SCIC). Theo đó, SCIC được quy định là doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; được Nhà nước đầu tư vốn điều lệ và giao quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển giao.

SCIC có vốn điều lệ là 50.000 tỷ đồng; hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp này là: Đầu tư và quản lý vốn đầu tư theo nhiệm vụ được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao; tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ; quản lý Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, bán vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đã tiếp nhận theo quy định hiện hành.
 

 

Ngoài quy định về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu Nhà nước đối với SCIC và việc phân công thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ này cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác…, Điều lệ này còn quy định cụ thể về Kiểm soát viên của SCIC. Theo đó, SCIC có 03 Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 03 năm. Để được bổ nhiệm, Kiểm soát viên phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự và không đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp; có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, có khả năng thực hiện kiểm soát và kinh nghiệm nghề nghiệp về tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc kinh nghiệm về đầu tư, quản lý kinh doanh vốn từ 03 năm trở lên; có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/08/2014; bãi bỏ Điều lệ được ban hành kèm theo Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005.


 

Ü Đất đai-Nhà ở:

HÀ NỘI: TẠM DỪNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI
Ở MỘT SỐ QUẬN TỪ 19/06/2014

Khu vực nội đô lịch sử bao gồm 4 quận nội thành cũ là Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, phía Bắc quận Hai Bà Trưng và phía Nam quận Tây Hồ tạm dừng các dự án phát triển nhà ở thương mại là một phần nội dung quan trọng của Quyết định số 996/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ vừa ký phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, UBND Hà Nội sẽ phải tạm dừng phát triển nhà ở thương mại trong khu vực nội đô lịch sử đối với với các dự án chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư dự án trong giai đoạn từ 2012 - 2015. Bên cạnh đó, UBND Hà Nội cũng cần phải thực hiện rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới đã được chấp thuận, cho phép đầu tư trên toàn địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật để xác định các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần điều chỉnh, các dự án tạm dừng, các dự án phải dừng.

Theo Quyết định của Thủ tướng, đến năm 2015, diện tích nhà ở bình quân toàn Thành phố là 23,1m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu 6,5 m2/người), trong đó khu vực đô thị 26,6 m2/người, khu vực nông thôn 20,0 m2/người, nâng tỷ lệ nhà ở
 

 

kiên cố toàn Thành phố lên thành 89,7% (năm 2011 tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn Thành phố là 88,6%); giảm tỷ lệ nhà ở đơn sơ xuống còn 0,05%. Năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn Thành phố Hà Nội là 26,3 m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu 8,5 m2/người), trong đó khu vực đô thị 29,1 m2/người, khu vực nông thôn 22,1 m2/người. Mục tiêu đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân toàn Thành phố là 31,5 m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu 12,6 m2/người). Trong đó khu vực đô thị 33,8 m2/người, khu vực nông thôn 27,1 m2/người). Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 90%, tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội đạt 30%.

Ngoài ra, Hà Nội phải kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật. Đồng thời, UBND Hà Nội ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành, đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
 

Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng:


SỬA ĐỔI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TP. HỒ CHÍ MINH

Ngày 19/06/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/05/2004 quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với TP. Hồ Chí Minh.

Theo quy định tại Nghị định này, tổng số dư nợ các nguồn vốn huy động cho đầu tư các dự án, công trình thuộc nhiệm vụ đầu tư từ ngân sách Thành phố (huy động vốn đầu tư trong nước thông qua các hình thức phát hành trái phiếu; huy động vốn vay ngoài nước…) không được vượt quá 150% (quy định cũ là 100%) tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Thành phố theo dự toán Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định hàng năm.

Các khoản vay để đầu tư vào dự án có khả năng hoàn vốn, các khoản vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ được quản lý và sử dụng theo quy định
 

 

về quản lý nợ công.

Ngoài ra, Nghị định cũng chỉ rõ, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho Thành phố tương ứng 70% tổng số tăng thu ngân sách Trung ương so với dự toán đã được Thủ tướng giao từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương, ngân sách Thành phố còn lại và các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%. Tuy nhiên tổng số bổ sung có mục tiêu không vượt quá tổng số tăng thu ngân sách Trung ương so với dự toán đối với các khoản thu.

Cơ chế ngân sách đặc thù nêu trên được thực hiện từ năm ngân sách 2014 đến năm 2016. 

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2014.
 

Ü Xuất nhập khẩu:

NGỪNG CẤP PHÉP NHẬP KHẨU TỰ ĐỘNG
MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP

Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BCT ngày 16/06/2014 của Bộ Công Thương quy định bãi bỏ Thông tư số 23/2012/TT-BCT ngày 07/08/2012 về việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép.

Cụ thể, từ ngày 16/06/2014, chính thức ngừng cấp Giấy phép nhập khẩu tự động khi làm thủ tục hải quan đối với các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng; các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng; sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng; sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán và các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên... Các thương nhân
 

 

nhập khẩu các sản phẩm thép nêu trên được tiếp tục làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành.

Trước đó, ngày 26/09/2012, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư số 27/2012/TT-BCT về việc bãi bỏ áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng như: Các loại kẹo đường; sôcôla; bia sản xuất từ malt, rượu vang làm từ nho tươi, đồ uống đã lên men khác; mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da; các sản phẩm bằng sắt hoặc thép (bếp lò, bộ đồ ăn, đồ nhà bếp...); nhôm và các sản phẩm bằng nhôm (đồ dùng nhà bếp, đồ trang bị nhà vệ sinh...); camera; xe ô tô, xe mô tô, xe đạp; đồ nội thất …

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Ü Thương mại:


QUY ĐỊNH MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN SINH HOẠT

Ngày 18/06/2014, Bộ Công Thương đã ra Thông tư số 19/2014/TT-BCT ban hành mẫu Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt, trong đó quy định tại 01 địa điểm đăng ký mua điện, bên mua điện là 01 hộ gia đình sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để đăng ký mua điện chỉ được ký 01 Hợp đồng mua bán điện. Trường hợp không sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, bên mua điện chỉ được sử dụng một trong các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; Hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực.

Theo Hợp đồng mẫu được ban hành kèm theo Thông tư này, giá bán lẻ điện sinh hoạt được áp dụng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; khi giá điện thay đổi được cơ quan Nhà nước phê duyệt thì giá mới được áp dụng và
 

 

các bên không phải ký lại Hợp đồng. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện để sữa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện thì bên bán điện phải thông báo cho bên mua biết trước ít nhất 05 ngày bằng cách thông báo trong 03 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, bên bán điện có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên mua điện không sử dụng điện quá 06 tháng liên tục mà không thông báo trước cho bên bán. Bên mua điện sẽ bị áp dụng các biện pháp phạt vi phạm nếu sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thỏa thuận trong Hợp đồng; chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng hoặc khi giảm số hộ dùng chung mà không thông báo cho bên bán…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2014.

 

Ü Văn hóa-Thể thao-Du lịch:

KINH DOANH DỊCH VỤ PHOTOCOPY,
PHẢI KHAI BÁO TRƯỚC 10 NGÀY

Cơ sở dịch vụ photocopy phải khai báo với UBND cấp huyện chậm nhất 10 ngày trước khi hoạt động là nội dung nổi bật quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in. Theo đó, Chính phủ nghiêm cấm mọi trường hợp cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động nhưng không có Giấy phép hoạt động in, không đăng ký hoạt động và không khai báo hoạt động theo quy định của pháp luật.

Một nội dung đáng chú ý khác của Nghị định này là quy định về điều kiện thực hiện chế bản, in gia công sau in các sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác; mẫu, biểu mẫu do cơ quan Nhà nước ban hành; tem chống giả và hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền). Cụ thể, cơ sở in thực hiện chế bản, in gia công sau in các sản phẩm nêu trên phải là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh về hoạt động in; có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam; có đủ điều kiện về an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường; có thiết bị in để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in, gia công sau in và có mặt bằng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in ngoài
 

 

khu dân cư (trừ cơ sở in chỉ sử dụng công nghệ, thiết bị in laser, in phun khổ từ A0 trở xuống và cơ sở in là hộ gia đình hoạt động in lưới thủ công). Đặc biệt, người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in.

Tương tự, cơ sở in muốn thực hiện chế bản, in, gia công sau in đối với các sản phẩm còn lại (như: Bao bì, nhãn hàng hóa; tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân; xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản...) phải có thiết bị in để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in, gia công sau in; có mặt bằng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in ngoài khu dân cư và phải có người đứng đầu thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014.
 

Ü Chính sách kinh tế-xã hội:

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
XÂY DỰNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ngày 20/06/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1005/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch được thực hiện đến năm 2030, có diện tích khoảng 40.604,7 km2, bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của Thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, với những nội dung điều chỉnh chính về phân vùng chức năng và định hướng tổ chức không gian vùng...

Cụ thể như: Điều chỉnh phân vùng phát triển trên cơ sở vùng trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng dọc sông Tiền, sông Hậu và vùng chuyển tiếp

 

với TP. HCM; định hướng phân bố các khu công nghiệp tập trung gắn với các vùng đô thị và các trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia và vùng, các trung tâm năng lượng, đầu mối hạ tầng kỹ thuật của vùng, đảm bảo khai thác hiệu quả các lợi thế vùng nguyên liệu, nguồn nhân lực; điều chỉnh các giải pháp về phòng, chống, xử lý tai biến địa chất, ngập lụt đối với vùng ngập lũ và vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng...

Dự tính, đến năm 2030, dân số toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 19 - 20 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 40 - 45%; đất xây dựng đô thị khoảng 120.000 - 150.000 ha và đất công nghiệp tập trung khoảng 30.000 - 40.000 ha.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.


ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM

Trước tình trạng ngành kinh tế nước ta còn một số hạn chế và yếu kém như: Các doanh nghiệp cơ khí Nhà nước chậm đổi mới, các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, ít quan tâm đến đầu tư vào ngành cơ khí; việc đầu tư trong ngành cơ khí còn ít và mang tính chất phân tán, khép kín trong từng doanh nghiệp; tính chuyên môn hóa trong sản xuất thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm còn hạn chế, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp..., ngày 18/06/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam.

Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan tập trung giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính thuế, hải quan để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu thiết bị, vật tư sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cơ khí; ưu tiên bố trí nguồn vốn khoa học và công nghệ để hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm,
 

 

thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm và công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ cho ngành máy nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến...

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thiết kế, chế tạo trong nước, tăng cao tỷ lệ nội địa trong sản xuất thiết bị cho ngành sản xuất xi măng; chế tạo các thiết bị đồng bộ cho dây chuyền xi măng lò quay công suất trên 2.500 tấn clinker/ngày, tiến tới nghiên cứu chế tạo các thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền xi măng công suất lớn; tập trung hoàn thành đầu tư các dự án sản phẩm cơ khí trọng điểm đã được phê duyệt; tăng cường đầu tư vào các dự án công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong ngành cơ khí và tăng cường cải tiến công tác quản lý chi phí, giảm giá thành, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm...
 

TỪ NGÀY 01/08, ĐƯỢC PHÉP CHUYỂN NHƯỢNG
DỰ ÁN XÃ HỘI HÓA

Đây là chủ trương mới của Chính phủ, được quy định tại Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/06/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Cụ thể, theo quy định của Nghị định này, trong quá trình thực hiện dự án, nếu vì lý do khách quan không thể tiếp tục thực hiện dự án trên đất đã được Nhà nước cho thuê đất thì cơ sở thực hiện xã hội hóa được phép chuyển nhượng dự án này theo pháp luật về kinh doanh bất động sản nếu được UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương chuyển nhượng dự án bằng văn bản. Người nhận chuyển nhượng phải có trách nhiệm tiếp tục thực hiện dự án xã hội hóa theo đúng mục tiêu và mục đích sử dụng đất của dự án.
 

 

Tài sản trên đất đối với trường hợp dự án được miễn toàn bộ tiền thuê đất hoặc trong trường hợp thuê đất nộp tiền thuê hàng năm; tài sản trên đất và toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp dự án phải nộp toàn bộ tiền thuê đất; tài sản trên đất và một phần giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với phần tiền thuê đất đã nộp trong trường hợp dự án được giảm một phần tiền thuê đất… do hai bên thỏa thuận.

Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung thêm lĩnh vực giám định tư pháp là một trong những lĩnh vực xã hội hóa, bên cạnh giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và môi trường.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2014.

 

Ü Hành chính:

TIẾN TỚI THỰC HIỆN TTHC
KHÔNG CẦN NỘP BẢN SAO CHỨNG THỰC

Ngày 20/06/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), không cho phép các Bộ, ngành và đơn vị liên quan yêu cầu cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện TTHC xuất trình bản chính để đối chiếu khi đã nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực.

Đối với cá nhân, tổ chức nộp bản sao không có chứng thực nhưng có xuất trình kèm bản chính, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp thêm bản sao có chứng thực mà phải tự kiểm tra, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ thị, trước ngày 31/03/2015, phải hoàn thành sửa đổi, bổ sung TTHC theo hướng cho phép cá nhân, tổ chức trực tiếp

 

thực hiện TTHC tại cơ quan, tổ chức được lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tăng cường kiểm tra cách thức tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương; chấn chỉnh kịp thời tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực giấy tờ, văn bản trái với quy định của pháp luật; bố trí đủ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu sao giấy tờ, văn bản của cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC. Đồng thời, phải thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, giải quyết TTHC...

 

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.