Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Số 21.2011 (530) ngày 24/05/2011
SỐ 21 (530) - THÁNG 5/2011
* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn
# | KÝ HIỆU | VĂN BẢN |
| Trong số này: | |
CHÍNH PHỦ |
| ||||
1 | Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 |
| * Mục tiêu đến 2020, thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 3,5 lần | Trang 2 | |
2 | Nghị định 35/2011/NĐ-CP của Chính phủ về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội |
| * 03 nội dung biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự | Trang 2 | |
3 | Nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức |
| * Buộc thôi việc công chức tự ý nghỉ quá 07 ngày/tháng | Trang 2 | |
4 | Nghị định 32/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006… |
| * Thưởng cán bộ Kiểm toán Nhà nước tối đa 0,8 lần lương và phụ cấp | Trang 3 | |
5 | Quyết định 735/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020 |
| * Thủ tướng phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ | Trang 3 | |
6 | Quyết định 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2012 |
| * Từ nay đến 2020, từng bước giảm thuế TNDN | Trang 4 | |
7 | Quyết định 28/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam |
| * Ban hành Danh mục 12 nhóm ngành dịch vụ xuất, nhập khẩu | Trang 4 | |
BỘ TÀI CHÍNH |
|
|
| ||
8 | Thông tư 66/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô |
| * Từ 04/07 sẽ thu lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải ôtô | Trang 4 | |
9 | Thông tư 64/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ… |
| * Từ 28/06, thí điểm thông quan điện tử đối với tàu biển | Trang 5 | |
10 | Thông tư 63/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan… |
| * Miễn kiểm tra trong và sau thông quan đối với doanh nghiệp ưu tiên | Trang 5 | |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM |
|
|
| ||
11 | Thông tư 12/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số… |
| * Giảm 1/2 thời gian cấp chứng thư số | Trang 5 |
Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB Sốvănbản gửi 6689
VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.
Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 04/2011, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS04/2011 Emailnhận gửi đến 6689.
TÓM TẮT VĂN BẢN:
MỤC TIÊU ĐẾN 2020, THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA HỘ NGHÈO TĂNG 3,5 LẦN | ||
Ngày 19/05/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Theo đó, giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt. Nghị quyết cũng đưa ra 06 chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, bao gồm: hỗ trợ | sản xuất, dạy nghề, đào tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ về giáo dục và đào tạo; hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ áp dụng chính sách giảm nghèo đặc biệt đối với các hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong thời gian chưa tự túc được lương thực sẽ được hỗ trợ 15kg gạo/khẩu/tháng. Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa bàn này… Được biết, những năm qua, việc tập trung thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường đời sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010. Thành tựu giảm nghèo của nước ta thời gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. |
03 NỘI DUNG BIỆN PHÁP PHÁP LUẬT BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ | ||
Ngày 18/05/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2011/NĐ-CP về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Theo đó, biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là cách thức, phương pháp xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để bảo vệ an ninh, trật tự. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự; tạo điều kiện giúp cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự. Nghị định cũng quy định về 03 nội dung biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự, bao gồm: Đưa yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự vào xây dựng pháp luật, ký kết |
| gia nhập các điều ước, thỏa thuận quốc tế, hoàn thiện thể chế; Phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động xây dựng pháp luật, hợp tác quốc tế xâm hại đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam; Sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để quản lý nhà nước và bảo vệ an ninh, trật tự. Bên cạnh đó, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống hoạt động phá hoại, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; thông qua pháp luật để chuyển hóa chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam; gây rối loạn an ninh, trật tự, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/07/2011. |
BUỘC THÔI VIỆC CÔNG CHỨC TỰ Ý NGHỈ QUÁ 07 NGÀY/THÁNG | ||
Ngày 17/05/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức trong đó quy định 06 hình thức kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và 04 hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ quản lý. Cụ thể, hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi như: có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày/tháng; sử dụng tài sản công trái pháp luật… Công chức cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi; không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác; sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, dự thi nâng ngạch… thì bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo. Cũng theo Nghị định này, công chức bị buộc thôi việc khi thực hiện một trong các hành vi, bao gồm: Bị phạt tù mà không được hưởng án treo; sử dụng giấy tờ |
| không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; tự ý nghỉ việc trên 07 ngày/tháng, 20 ngày/năm mà đã được cơ quan thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp; vi phạm mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, kỷ luật lao động, phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định liên quan. Riêng 02 hình thức kỷ luật: cách chức và giáng chức, chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ quản lý. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật thì công chức được hưởng 50% của mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 05/07/2011; bãi bỏ những quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005; Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 và Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006. |
THƯỞNG CÁN BỘ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TỐI ĐA 0,8 LẦN LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP | ||
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2011/NĐ-CP ngày 16/05/2011, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước. Theo đó, hàng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán; Kiểm toán Nhà nước được trích 2% số tiền do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị, bao gồm: Các khoản tăng thu ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác đã nộp vào ngân sách nhà nước; Các khoản chi ngân sách sai chế độ đã nộp lại ngân sách nhà nước; Các khoản chi ngân sách sai chế độ đã xử lý giảm chi, giảm thanh toán vào ngân sách năm sau. Số kinh phí 2% được sử dụng để chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức và người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước không vượt quá 0,8 lần |
| lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Số kinh phí còn lại sau khi chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức và người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước, được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực hoạt động của ngành. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện trích lập và sử dụng kinh phí 2% số tiền do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị… Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011, các chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước được thực hiện kể từ ngày Nghị quyết số 794/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 22/06/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành. |
THỦ TƯỚNG PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | ||
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/05/2011, phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) đến năm 2020 với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước mạnh trong một số lĩnh vực KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách về trình độ KH&CN của nước ta với khu vực và thế giới. Mục tiêu cụ thể, đến năm 2015, đội ngũ cán bộ KH&CN Việt Nam có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm. Đến năm 2020, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm có đủ năng lực hợp tác với các đối tác nước ngoài, tiếp thu, làm chủ, đổi mới và sáng tạo công nghệ; một số kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm xác lập được vị trí trong thị trường khu vực và thế giới. |
| Để có thể đạt được các mục tiêu nói trên, Quyết định chỉ rõ cần phải thực hiện 06 nhiệm vụ trọng tâm như: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ KH&CN, cán bộ quản lý; Huy động có hiệu quả các nguồn lực tài chính, tăng cường nguồn lực thông tin cho hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN; Thúc đẩy đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm nâng cao tính cạnh tranh của một số sản phẩm quốc gia… Bên cạnh đó, từ nay đến năm 2020, cần ưu tiên thực hiện 03 Chương trình để thực hiện Đề án là: Chương trình hợp tác nghiên cứu chung song phương và đa phương về KH&CN; Chương trình tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hội nhập quốc tế về KH&CN và Chương trình tìm kiếm, giải mã và chuyển giao công nghệ nước ngoài về Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. |
TỪ NAY ĐẾN 2020, TỪNG BƯỚC GIẢM THUẾ TNDN | ||
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 với nhiều thay đổi trong chính sách thuế. Trong đó đáng chú ý, Thủ tướng chủ trương sửa đổi, bổ sung thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng dịch vụ không chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường. Đồng thời, cần nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất; hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế; quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế GTGT phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có GTGT lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. |
| Bên cạnh đó, Quyết định cũng quy định cần phải bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế, như: hoạt động bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, hiện tượng “vốn mỏng” khi xác định chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay, điều chuyển hoặc đánh giá lại tài sản tái cơ cấu doanh nghiệp, thỏa thuận trước về giá các doanh nghiệp liên kết. Một trong những điểm đáng chú ý khác được nêu trong Quyết định là việc Chính phủ chủ trương chuyển thuế môn bài thành một khoản thu lệ phí quản lý hoạt động kinh doanh hàng năm; hoàn thiện các chế độ, chính sách thu ngân sách nhà nước từ tài nguyên, khoáng sản quốc gia như: thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu đấu giá quyền khai thác khoáng sản và thu từ dầu khí. Sau khi chuyển thuế môn bài thành một khoản thu lệ phí, cơ cấu chính sách thuế trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ chỉ bao gồm 09 sắc thuế là: Thuế GTGT, Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Thuế TNDN; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế tài nguyên; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế bảo vệ môi trường và Các khoản phí, lệ phí… |
BAN HÀNH DANH MỤC 12 NHÓM NGÀNH DỊCH VỤ XUẤT, NHẬP KHẨU | ||
Ngày 17/05/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 28/2011/QĐ-TTg ban hành Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam gồm 12 nhóm ngành dịch vụ, mã hóa bằng 04 chữ số. Cụ thể, Danh mục 12 nhóm ngành dịch vụ bao gồm: Dịch vụ vận tải (mã 2050); Dịch vụ du lịch (mã 2360); Dịch vụ bưu chính và viễn thông (mã 2450); Dịch vụ xây dựng (mã 2490); Dịch vụ bảo hiểm (mã 2530); Dịch vụ tài chính (mã 2600); Dịch vụ máy tính và thông tin (mã 2620); Phí mua, bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền (mã 2660); Dịch vụ kinh doanh khác (mã 2680); Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí (mã 2870); Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác (mã 2910) và Dịch vụ Logistic (mã 9000). |
| Mỗi nhóm ngành dịch vụ được chi tiết thành các phân nhóm, sản phẩm và cũng được mã hóa bằng 04 chữ số, trong đó, nhóm ngành dịch vụ bảo hiểm có 5 phân nhóm gồm: dịch vụ bảo hiểm nhân thọ; dịch vụ bảo hiểm vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu; dịch vụ bảo hiểm trực tiếp khác; dịch vụ tái bảo hiểm; dịch vụ hỗ trợ hoặc liên quan đến bảo hiểm… Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ Quyết định này ban hành Thông tư quy định nội dung Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam, hướng dẫn theo dõi tình hình thực hiện và trình Thủ tướng sửa đổi, bổ sung Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011. |
TỪ 04/07 SẼ THU LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ÔTÔ | ||
Ngày 18/05/2011, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 66/2011/TT-BTC, hướng dẫn lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Theo đó, các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, phải nộp lệ phí cấp phép theo quy định. Mức thu lệ phí cấp phép tối đa không quá 200.000 đồng/giấy phép. Trường hợp cấp đổi, cấp lại (do mất, hỏng hoặc có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong giấy phép) áp dụng mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần |
| cấp đổi, cấp lại. Căn cứ mức thu tối đa quy định, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô cho phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương; bảo đảm quy định pháp luật về phí, lệ phí hiện hành. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/07/2011. |
TỪ 28/06, THÍ ĐIỂM THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TÀU BIỂN | ||
Ngày 13/05/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 64/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ khác có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh. Theo đó, Hãng tàu/Đại lý hãng tàu có trách nhiệm tạo lập, gửi và nhận thông tin điện tử; trường hợp nhiều Hãng tàu/Đại lý hãng tàu cùng khai thác chung 01 con tàu nhập cảnh, xuất cảnh thì Hãng tàu/Đại lý hãng tàu tham gia thí điểm có trách nhiệm yêu cầu các Hãng tàu/Đại lý hãng tàu khai thác chung con tàu đó tạo lập, gửi thông tin điện tử. Trường hợp Hãng tàu/Đại lý hãng tàu không có đầy đủ thông tin chi tiết về vận đơn gom hàng như mô tả chi tiết hàng hoá, người gửi hàng, người nhận hàng thì Công ty giao nhận phát hành vận đơn đó có trách nhiệm tạo lập, gửi thông tin điện tử chi tiết về vận đơn gom hàng đến Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan theo lộ trình thí điểm do Tổng cục Hải quan hướng dẫn. Về thủ tục thông quan đối với tàu biển, Thông tư quy định: Chi cục Hải quan cửa |
| khẩu nơi làm thủ tục tàu nhập cảnh thực hiện việc kiểm tra, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin khai hải quan từ hệ thống. Cụ thể, trường hợp thông tin khai hải quan phù hợp với các quy định của pháp luật, không có nghi ngờ thì thực hiện thông quan tàu; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì chủ động phối hợp với Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định. Sau khi tàu nhập cảnh vào vị trí neo đậu an toàn do Cảng vụ chỉ định và sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh với các cơ quan quản lý khác (hoặc sau khi hoàn tất thủ tục xuất cảnh), Hãng tàu/Đại lý hãng tàu gửi thông báo tàu đến (hoặc thông báo tàu rời cảng) bằng phương thức điện tử cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu. Thời điểm gửi thông báo tàu đến cảng (tàu rời cảng) được xác định là thời điểm hàng nhập khẩu chuyển chở trên tàu đến cửa khẩu Việt Nam, làm cơ sở thực hiện các chính sách quản lý có liên quan. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2011. |
MIỄN KIỂM TRA TRONG VÀ SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN | ||
Ngày 13/05/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2011/TT-BTC quy định về việc áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện. Theo đó, doanh nghiệp ưu tiên phải là doanh nghiệp có độ rủi ro thấp nhất, đáp ứng đủ 07 điều kiện, trong đó: Có quá trình tuân thủ pháp luật hoặc đã có sai phạm nhưng chỉ bị xử phạt hành chính không quá 03 lần với mức phạt mỗi lần không quá 20 triệu; Có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn; Thực hiện chế độ kế toán minh bạch; Hoạt động kinh doanh có hiệu quả… Thời hạn đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp là 36 tháng trở về trước, kể từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được văn bản của doanh nghiệp đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, nếu doanh nghiệp có tổng thời gian hoạt động từ 12 đến 36 tháng mà đáp ứng các điều kiện nêu trên thì cũng thuộc diện được xem xét công nhận là doanh nghiệp ưu tiên. Về điều kiện kim ngạch xuất, nhập khẩu, Thông tư quy định: Doanh nghiệp được ưu tiên đối với tất cả các mặt hàng, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu phải đạt kim ngạch 500 triệu USD/năm; doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu hàng hóa là thủy sản, nông sản, dầu thô có xuất xứ thuần túy Việt Nam đạt 100 triệu |
| USD/năm; doanh nghiệp được ưu tiên trong nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao đạt kim ngạch theo quy định của Tổng cục Hải quan. Các doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ được hưởng các chế độ ưu tiên như: Trong giai đoạn thông quan được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực thế hàng hóa; Không kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp; Thực hiện thủ tục hải quan điện tử (hồ sơ điện tử được miễn kiểm tra và được phản hồi 24h/7ngày); Ưu tiên nộp thuế, phí hải quan định kỳ 1 lần/tháng; Áp dụng chế độ hoàn thuế trước, thanh khoản trước, kiểm tra sau… Cũng theo Thông tư này, thời hạn doanh nghiệp được hưởng chế độ ưu tiên lần đầu là 12 tháng; sau thời hạn này, Tổng cục Hải quan thực hiện đánh giá lại, nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng các điều kiện quy định thì tiếp tục được gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên thêm nhiều lần và mỗi lần gia hạn là 36 tháng. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/06/2011; thời gian thực hiện thí điểm chế độ ưu tiên là 02 năm; hết thời hạn thí điểm, Tổng cục hải quan tổng kết đánh giá việc thực hiện, báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ thực hiện ổn định, lâu dài. |
GIẢM ½ THỜI HẠN CẤP CHỨNG THƯ SỐ | ||
Ngày 17/05/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 12/2011/TT-NHNN quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của NHNN. Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn chứng thư số hợp lệ, tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số có trách nhiệm kiểm tra, cấp chứng thư số hoặc gia hạn chứng thư số cho thuê bao đủ điều kiện hoặc có văn bản từ chối trong đó nêu rõ lý do từ chối không đủ điều kiện cấp hoặc gia hạn chứng thư số; thời hạn này trước đây được quy định là 10 ngày làm việc. Bên cạnh đó, cũng để thuận lợi cho người sử dụng chứng thư số, NHNN đã tăng thời gian gia hạn cho chứng thư số. Cụ thể, mỗi chứng thư số sẽ được gia hạn không quá 03 lần, thời gian gia hạn cho mỗi lần là không quá 05 năm thay vì 01 năm như trước đây. Được biết, chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của NHNN cấp; chứng thư số bao gồm các nội |
| dung như: tên tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số; tên của thuê bao; tên tổ chức quản lý thuê bao; chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số; số hiệu của chứng thư số; các khóa công khai của thuê bao… Thời gian có hiệu lực của chứng thư số là không quá 10 năm đối với chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số và không quá 05 năm đối với chứng thư số của thuê bao. Cũng theo Thông tư này, trước khi chấp nhận chữ ký số của người ký, người nhận phải kiểm tra những thông tin về: Hiệu lực, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm chứng thư số của người ký và chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số; chữ ký số phải được tạo bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số của người ký. Người nhận phải chịu mọi thiệt hại xảy ra khi không tuân thủ các quy định về kiểm tra; đã biết hoặc được thông báo về sự không còn tin cậy của chứng thư số và khóa bí mật của người ký… Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/06/2011 và thay thế Quyết định số 04/2008/QĐ-NHNN ngày 21/02/2008. |
- Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn
- Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
- Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
- Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn
Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM: Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]
Lưu ý:
* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.
* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.