Số 20.2011 (529) ngày 17/05/2011

 

SỐ 20 (529) - THÁNG 5/2011

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong s này:

CHÍNH PHỦ

 

1

31/2011/NĐ-CP

Nghị định 31/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006…

 

* Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi 

Trang 2

2

682/QĐ-TTg

Quyết định 682/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011- 2015

 

* Thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại qua 06 Dự án 

Trang 2

3

679/QĐ-TTg

Quyết định 679/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015

 

* Trong 05 năm, phát hiện và xử lý 68.249 cơ sở mại dâm 

Trang 2

4

678/QĐ-TTg

Quyết định 678/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

 

* 14 năm hoạt động trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền cho 1,4 triệu người 

Trang 3

5

677/QĐ-TTg

Quyết định 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020

 

* 80.000 cán bộ, kỹ sư sẽ được đào tạo về quản lý công nghệ 

Trang 3

6

673/QĐ-TTg

Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình…

 

* Năm 2011, bổ sung cho Quỹ Hỗ trợ nông dân 300 tỷ đồng 

Trang 4

BỘ CÔNG THƯƠNG

 

 

 

7

20/2011/TT-BCT

Thông tư 20/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ trở xuống

 

* Thêm nhiều thủ tục gây khó cho nhập khẩu ôtô

Trang 4

8

197/TB-BCT

Thông báo 197/TB-BCT của Bộ Công Thương về việc nhập khẩu rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động

 

* Từ 01/06, chỉ được nhập điện thoại, mỹ phẩm và rượu qua 03 cảng biển

Trang 4

9

19/2011/TT-BCT

Thông tư 19/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về các mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm…

 

* Ban hành 30 mẫu biên bản, quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính 

Trang 5

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

 

 

10

15/2011/TT-BLĐTBXH

Thông tư 15/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tổ chức và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

 

* Làm việc đúng nghề 14 năm được cấp chứng chỉ nghề bậc 5 

Trang 5

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

 

 

11

15/2011/QĐ-UBND

Quyết định 15/2011/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quy định xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng…

 

* Hà Nội: Xóa nhà siêu nhỏ, siêu mỏng từ ngày 06/05

Trang 5

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 04/2011, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS04/2011 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

TIẾN TỚI PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 05 TUỔI

Ngày 11/05/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. 

Trong đó, đáng chú ý là các sửa đổi, bổ sung về phổ cập giáo dục, cụ thể, Chính phủ chủ trương tiến hành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi song song với việc phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm để mọi trẻ em 06 tuổi đều được vào học lớp 1, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; củng cố, duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và chống mù chữ. 

Bên cạnh đó, hàng năm, cơ sở giáo dục và đơn vị hành chính đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải tiến hành tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục, báo cáo bằng văn 

 

bản với cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn. 

Nghị định còn bổ sung quy định về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập khi có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; có đội ngũ kiểm định chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng bảo đảm thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. 

Để được phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phải có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp; cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực và tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục…   

Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011.

THỰC THI HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG
THƯƠNG MẠI QUA 06 DỰ ÁN

Ngày 10/05/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 682/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (hiệp định TBT) giai đoạn 2011 - 2015 góp phần thực hiện các chính sách vĩ mô trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. 

Nhiệm vụ chủ yếu của Đề án là hoàn thiện cơ sở pháp lý và hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong thương mại góp phần kiểm soát xuất, nhập khẩu, bảo đảm an toàn cho người, động, thực vật, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; nâng cao năng lực Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và năng lực quản lý, kỹ thuật của cơ quan, tổ chức liên quan. 

Để thực hiện được các nhiệm vụ đó, Thủ tướng giao các Bộ, ngành và cơ quan liên quan thực hiện 06 Dự án; trong đó, giai đoạn 2011 - 2015 phải hoàn thiện cơ sở pháp lý làm nền tảng cho hoạt động về hàng rào kỹ thuật; xây dựng các biện pháp kỹ thuật để triển khai áp dụng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu bảo đảm phù hợp quy định của Hiệp định TBT và pháp luật Việt Nam. 

 

Bên cạnh đó, các Dự án khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu; tăng cường trách nhiệm và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức kỹ thuật trong xây dựng và triển khai các biện pháp kỹ thuật trong thương mại; duy trì và nâng cao năng lực Ban liên ngành TBT, mạng lưới TBT Việt Nam. 

Thủ tướng cũng giao Ban liên ngành TBT thực hiện chức năng điều phối việc thực hiện triển khai Đề án và việc phối hợp với các chương trình, đề án, dự án có liên quan nhằm bảo đảm việc thực hiện Đề án này có hiệu quả và tránh những trùng lặp không cần thiết; đặc biệt tăng cường vai trò tham mưu, đề xuất việc bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng hàng rào kỹ thuật trong hệ thống văn bản pháp luật liên quan… 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.  
 

TRONG 05 NĂM, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ 68.249 CƠ SỞ MẠI DÂM

Ngày 10/05/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 679/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015. 

Trong đó, đánh giá về kết quả công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006 - 2010, Quyết định đã đưa ra một số thống kê, cụ thể: Các lực lượng chức năng đã thanh tra, kiểm tra 182.656 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ; phát hiện 68.249 cơ sở vi phạm, xử lý cảnh cáo 12.563 lượt cơ sở, phạt tiền 37.130 lượt cơ sở, đình chỉ kinh doanh 1.886 cơ sở, thu hồi giấy phép kinh doanh 397 cơ sở, tổng số tiền xử phạt hơn 103 tỷ đồng. 

Cũng trong giai đoạn này, các lực lượng công an đã truy quét, triệt phá 6.109 vụ mại dâm, với 19.443 đối tượng (bao gồm 4.113 chủ chứa, môi giới; 9.067 gái mại dâm và 6.263 khách mua dâm). Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã khởi tố 4.585 bị can về mại dâm, trong đó Tòa án nhân dân các cấp đã xét cử 114 vụ án với 178 bị cáo phạm tội mua dâm người chưa thành niên…

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, mục tiêu chung của Chương trình là phòng

 

ngừa, tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm dưới mọi hình thức, phòng, chống mua bán người vì mục đích mại dâm, bóc lột tình dục góp phần bảo vệ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục… 

Đồng thời, lấy công tác phòng ngừa làm trọng tâm, trong giai đoạn tới, các cấp, các ngành cần tập trung giải quyết tệ nạn mại dâm tại những tỉnh, địa bàn trọng điểm gắn kết chặt chẽ với xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, không có tệ nạn xã hội, nhất là ở xã, phường; đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm hoạt động mại dâm và xử lý nghiêm minh 100% số vụ việc, đường dây hoạt động mại dâm được phát hiện; giảm hoạt động mại dâm trá hình dưới mọi hình thức trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ. 

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Chương trình là 629 tỷ đồng, gồm Ngân sách trung ương 219 tỷ đồng, ngân sách địa phương 400 tỷ đồng, nguồn huy động và hợp tác quốc tế 10 tỷ đồng và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm…

14 NĂM HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN
CHO 1,4 TRIỆU NGƯỜI

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/05/2011, phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 

Theo đó, Thủ tướng đánh giá cao kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý qua 14 năm hoạt động, hệ thống trợ giúp pháp lý đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần thiết thực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trên 1,4 triệu người và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho hàng triệu lượt người, góp phần tích cực vào quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm quyền con người, tăng cường dân trí pháp lý, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội. 

Trợ giúp pháp lý là loại hình dịch vụ pháp lý đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng dịch vụ của Nhà nước, nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt, góp phần thực hiện dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Mục tiêu của Chiến lược đến năm 2020 nhằm đáp ứng đầy đủ và có chất lượng

 

nhu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; có hướng nghiên cứu đề nghị chuyển đổi chức danh Trợ giúp viên pháp lý thành chức danh Luật sư nhà nước; nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý. 

Phấn đấu 100% nhu cầu tư vấn pháp luật, hòa giải của người thuộc diện trợ giúp pháp lý được đáp ứng ngay tại cơ sở; cử luật sư nhà nước, luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng để đại diện bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 100% các vụ án có đương sự, bị can, bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan; đại diện ngoài tố tụng cho trên 90% các vụ việc được yêu cầu. 

Việc phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo là một trong những nhiệm vụ then chốt để thực hiện được các mục tiêu nói trên, bởi vậy, quyết định nêu rõ chủ trương phát triển đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý chuyên nghiệp của nhà nước khoảng 1.500 người, đội ngũ cộng tác viên khoảng 20.000 người, bao gồm luật sư, luật gia và người làm công tác pháp luật khác; chú trọng phát triển các cộng tác viên trợ giúp pháp lý là phụ nữ và người dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ… 
 

80.000 CÁN BỘ, KỸ SƯ SẼ ĐƯỢC ĐÀO TẠO VỀ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ

Ngày 10/05/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 677/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.  

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm, trong đó 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 100% doanh nghiệp sản xuất chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ và tạo ra được công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm; 80.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa được đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới. 

Chương trình bao gồm 04 nội dung chính là: Xây dựng và thực hiện lộ trình nâng cao năng lực công nghệ quốc gia; Nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ và Tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện  

 

kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. 

Nhà nước sẽ xem xét, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm và đổi mới quy trình công nghệ, trong đó có chi phí chuyển giao công nghệ, mua thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng phòng thí nghiệm. 

Để đạt được các mục tiêu trên, Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện 04 nhóm giải pháp chính, đáng chú ý là các giải pháp: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ; Phối hợp và triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, dự án có liên quan đến đổi mới công nghệ… 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

NĂM 2011, BỔ SUNG CHO QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN 300 TỶ ĐỒNG

Với mục tiêu ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp để Hội Nông dân Việt Nam thực hiện được vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, là thành viên tích cực của chương trình về kinh tế - xã hội nông thôn, tham gia vào việc hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, ngày 10/05/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 673/QĐ-TTg về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020. 

Trong đó, Thủ tướng giao Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, trực tiếp thực hiện đầu tư, nâng cấp các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh và chuyển thành đơn vị sự nghiệp để trực tiếp tổ chức các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân; làm đầu mối tham gia với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội dạy nghề cho lao động nông thôn. 

 

Trên cơ sở tổ chức và hoạt động đã có, Hội tổ chức đổi mới Quỹ hỗ trợ nông dân thành tổ chức trực thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, có điều lệ hoạt động, có con dấu và tài khoản riêng. Trong năm 2011, ngân sách sẽ hỗ trợ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân 300 tỷ đồng; các năm sau, căn cứ và tình hình cụ thể, ngân sách sẽ hỗ trợ thêm. 

Hàng năm, trong từng chương trình, đề án, dự án của Chính phủ và địa phương liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thỏa thuận với Hội Nông dân cùng cấp xác định những nhiệm vụ cụ thể để phân bổ và trích lập dự toán giao cho Hội Nông dân cùng cấp thực hiện; báo cáo cơ quan chức năng bố trí dự toán ngân sách hàng năm của Hội Nông dân…
 

THÊM NHIỀU THỦ TỤC GÂY KHÓ CHO NHẬP KHẨU ÔTÔ

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 20/2011/TT-BCT ngày 12/05/2011, quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ôtô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống, chưa qua sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an toàn giao thông đường bộ. 

Theo đó, thương nhân nhập khẩu ôtô loại dưới 09 chỗ ngồi khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành phải nộp bổ sung 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân đối với Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ôtô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở ngước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải nộp 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu

 

sao y bản chính của thương nhân đối với Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp.

Giới kinh doanh ôtô nhập khẩu đánh giá quy định của Bộ Công Thương mặc dù không vi phạm cam kết WTO nhưng lại là một trong số hàng rào kỹ thuật tương đối hiệu quả để hạn chế nhập siêu, tác động trực tiếp đến khối doanh nghiệp kinh doanh xe nhập khẩu không chính thức. Bởi lẽ sẽ không hề đơn giản để doanh nghiệp có được các loại giấy tờ theo quy định tại thông tư này.  Và với quy định này, các nhà nhập khẩu xe chính hãng tại Việt Nam sẽ không phải bận tâm nhiều đến việc cạnh tranh với các nhà nhập khẩu độc lập như hiện tại. 

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26/06/2011.
 

TỪ 01/06, CHỈ ĐƯỢC NHẬP ĐIỆN THOẠI, MỸ PHẨM
VÀ RƯỢU QUA 03 CẢNG BIỂN

Ngày 06/05/2011, Bộ Công Thương đã ra Thông báo số 197/TB-BCT về việc nhập khẩu rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, chống việc nhập khẩu hàng giả, hàng kém chất lượng và tăng cường chống gian lận thương mại.

Theo đó, các mặt hàng rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động (trừ hành lý mang theo người của khách nhập cảnh) chỉ được làm thủ tục nhập khẩu, thông quan tại 03 cảng biển quốc tế là: Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp. HCM.

Cũng theo Thông báo này, ngoài các chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định hiện hành, thương nhân còn phải xuất trình thêm Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó. Các giấy tờ này được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

 

Theo ý kiến của một số doanh nghiệp trong ngành, quy định mới này sẽ khiến họ khó khăn hơn khi làm thủ tục nhập khẩu, vì trước đây, các mặt hàng này đều chủ yếu nhập khẩu qua đường bộ và đường hàng không, việc vận chuyển qua đường biển sẽ làm thủ tục kéo dài, thời gian vận chuyển về Việt Nam cũng lâu hơn, chất lượng cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khi nhập khẩu còn phải có giấy xác nhận của đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài như vậy chi phí sẽ cao lên, không loại trừ khả năng biến động về giá các mặt hàng này trong thời gian tới.

Một số chuyên gia nhận định, việc ban hành quy định này nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu theo chủ trương của Chính phủ, tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Thành Biên lý giải việc quy định này không nhằm mục đích hạn chế nhập siêu mà nhằm hạn chế gian lận thương mại...

Thời hạn thực hiện các hướng dẫn, thủ tục nêu trên kể từ ngày 01/06/2011.

BAN HÀNH 30 MẪU BIÊN BẢN, QUYẾT ĐỊNH TRONG
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Ngày 06/05/2011, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 19/2011/TT-BCT quy định về các mẫu biên bản, quyết định (sau đây gọi là mẫu ấn chỉ) sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường. 

Theo đó, Thông tư ban hành 30 mẫu ấn chỉ, trong đó có: Quyết định kiểm tra; Biên bản kiểm tra; Quyết định khám người theo thủ tục hành chính; Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính; Biên bản vi phạm hành chính; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Biên bản cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính… 

Các mẫu ấn chỉ được in sẵn theo mẫu thống nhất, bằng giấy trắng, chữ màu đen, mặt sau tráng mực cacbon, khổ giấy A4, chính giữa trang có phù hiệu Quản lý thị trường và hoa văn tia in mờ màu vàng nhạt; mỗi loại ấn chỉ được đóng thành quyển, gồm nhiều liên và in sẵn số nhảy.
 

 

Chỉ những công chức Quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát thị trường, thẩm tra xác minh vụ việc vi phạm hành chính, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được cấp phát ấn chỉ để sử dụng vào việc thiết lập hồ sơ vụ việc kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. 

Nghiêm cấm việc sử dụng ấn chỉ không đúng mẫu quy định để thiết lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính; đánh tráo ấn chỉ hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính; làm giả hoặc in, sao chụp ấn chỉ không đúng quy định; tự ý trao đổi, mua, bán, vay, mượn ấn chỉ được cấp phát; làm mất hoặc hư hỏng ấn chỉ được cấp phát. 

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2011; bãi bỏ Quyết định số 14/2006/QĐ-BTM này 22/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành quy định các mẫu ấn chỉ và việc sử dụng, quản lý ấn chỉ của Quản lý thị trường.

LÀM VIỆC ĐÚNG NGHỀ 14 NĂM ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ NGHỀ BẬC 5

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 15/2011/TT-BLĐTBXH ngày 10/05/2011, quy định tổ chức và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề của người lao động đối với những nghề đã có tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. 

Theo đó, mục đích của việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhằm công nhận những kỹ năng nghề của người lao động đã tích lũy được trong quá trình học tập, làm việc và khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao trình độ kỹ năng nghề của mình, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. 

Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cũng là để phát hiện những thiếu hụt về kỹ năng nghề của người lao động so với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được ban hành, từ đó đưa ra thông tin cho người lao động, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ sở dạy nghề để có biện pháp bổ sung những kỹ năng nghề còn thiếu hụt. 

Người lao động làm việc ở tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền đăng ký tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia. Tùy theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề, khi đăng ký, người lao động cần đáp ứng các điều kiện khác nhau, trong

 

đó, nghề bậc 1 cần có ít nhất 1 trong các điều kiện: Đã học hết chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp; Có thời gian làm việc đúng nghề ít nhất 01 năm. 

Nghề bậc 2 phải có ít nhất một trong các điều kiện: Đã học hết chương trình dạy nghề trình độ trung cấp hoặc trung cấp chuyên nghiệp; Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 và có thời gian làm việc đúng nghề ít nhất 02 năm kể từ khi có chứng chỉ đó; Có thời gian làm việc đúng nghề ít nhất 04 năm. 

Đối với người đăng ký tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 5 cần có một trong các điều kiện: Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 và 02 năm làm việc đúng nghề kể từ khi có chứng chỉ đó; Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3 và 05 năm làm việc đúng nghề kể từ khi có chứng chỉ đó; Có thời gian làm việc đúng nghề 14 năm… 

Cũng theo Thông tư này, việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho người lao động ở các trình độ kỹ năng bậc 4 và 5 được tổ chức 2 kỳ/năm vào tháng 04 và tháng 10; kỹ năng từ bậc 1 đến bậc 3 được tổ chức nhiều kỳ trong năm. 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/06/2011; bãi bỏ Quyết định số 69/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008.
 

HÀ NỘI: XÓA NHÀ SIÊU NHỎ, SIÊU MỎNG TỪ NGÀY 06/05

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ban hành Quy định xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng đang tồn tại dọc theo các tuyến đường giao thông và nguyên tắc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông mới trên địa bàn Thành phố. 

Theo đó, từ ngày 06/05/2011, UBND thành phố sẽ thực hiện việc xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng, hiện đang tồn tại dọc theo các tuyến đường giao thông trên địa bàn Thành phố, có diện tích dưới 15m2 và có kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m. 

Biện pháp xử lý, do UBND cấp huyện lựa chọn áp dụng trong Phương án xử lý được duyệt, bao gồm các hình thức: Cho phép chủ sử dụng đất thực hiện việc hợp thửa đất hoặc hợp khối nhà, đảm bảo các điều kiện về mặt bằng; Tổ chức thu hồi đất để thực hiện theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cho phép chủ sử dụng đất tổ chức khai thác, sử dụng thửa đất đúng mục đích và quy hoạch đã được phê duyệt. 

Đối với các trường hợp tồn tại từ 15/03/2005 đến nay, chủ đất có giấy tờ hợp pháp, thì UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn các chủ sử
 

 

dụng đất có nhu cầu thỏa thuận thực hiện việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để hợp thửa hoặc hợp khối nhà theo quy định. 

Đất chưa đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận, nhưng chủ đất đã sử dụng ổn định được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp, có nhu cầu hợp thửa đất hoặc hợp khối nhà thì UBND cấp huyện tiến hành việc kiểm tra, xét duyệt, thông báo, hướng dẫn các chủ sử dụng đất thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận hợp thửa đất, hợp khối nhà đó. 

Trường hợp không thực hiện được việc hợp thửa đất hoặc hợp khối nhà, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thu hồi đất để thực hiện theo quy hoạch; xem xét việc cho phép chủ sử dụng đất có nhu cầu được tổ chức khai thác, sử dụng thửa đất đúng mục đích, đúng quy hoạch đã được phê duyệt để làm dịch vụ công cộng và đưa vào Phương án xử lý.

Cũng theo Quyết định này, khi lập quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, UBND cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư các dự án tổng hợp, thống kê, xác định rõ ranh giới, diện tích các trường hợp thửa đất tiếp giáp và nằm ngoài chỉ giới mở đường nhưng không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng để làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư…  

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.