Số 18.2005 (221) ngày 13/05/2005

 CHÍNH PHỦ


Chính sách về thể dục thể thao
(SMS: 200723 - Không gửi qua fax)
- Ngày 10/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 xoá các "xã trắng" về thể dục thể thao và đưa việc tập luyện thể dục thể thao trở thành thói quen hàng ngày của đa số nhân dân.
Cụ thể là đến năm 2010, đạt tỷ lệ 23 - 25% dân số nước ta tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Số cán bộ hướng dẫn viên, cộng tác viên thể dục thể thao ở cấp xã trong cả nước được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ về thể dục thể thao đạt trên 90%. Số lượng xã, phường, thị trấn xây dựng được các địa điểm tập luyện thể dục thể thao đạt trên 80%...
Chương trình được thực hiện trong 2 giai đoạn: Giai đoạn I: 2005 - 2006 (2 năm): Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là hoàn tất toàn bộ công tác chuẩn bị điều kiện để thực hiện Chương trình và chỉ đạo thực hiện các mô hình xã, phường, thị trấn thí điểm. Giai đoạn II: 2007 - 2010 (4 năm): Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả của giai đoạn I, tổ chức nhân rộng các mô hình xã, phường điểm về thể dục thể thao ở cấp xã trong phạm vi cả nước...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Kiểm dịch động thực vật
(SMS: 200722)
- Ngày 9/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 99/2005/QĐ-TTg về thành lập Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tế và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (gọi tắt là SPS).
Văn phòng này được thành lập để giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hóa theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh dịch tế và kiểm dịch động thực vật; yêu cầu các thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh dịch tế và kiểm dịch động thực vật...
Văn phòng SPS Việt Nam có các điểm hỗ trợ kỹ thuật đặt tại các cơ quanchức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y, Cục bảo vệ thực vật), Bộ Y tế (Cục an toàn vệ sinh thực phẩm), Bộ Thuỷ sản (Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản, Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản), Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) và Bộ Thương mại để làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, giải đáp và thông báo về tiêu chuẩn, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Phát triển kinh tế - xã hội
(SMS: 200720)
- Ngày 06/5/2005, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 06/2005/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2005.
Nghị quyết đề mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 là phải đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm cao hơn giai đoạn 2001 - 2005, tạo được động lực mạnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng; bảo đảm phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế; có bước cải thiện rõ rệt về chất lượng giáo dục, đào tạo; chú trọng phát triển hạ tầng và đầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực xã hội; triển khai mạnh, có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo; tiếp tục giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia...
Công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 phải được đổi mới cả về tư duy và phương pháp xây dựng, trên cơ sở đánh giá đầy đủ và xác đáng những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005; phải chỉ rõ, cụ thể những khuyết điểm, yếu kém làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế, tìm ra nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đề ra được giải pháp đột phá nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010...


Điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
(SMS: 200721 - Không gửi qua fax)
- Theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ban hành ngày 04/5/2005, Chính phủ quy định: 01 tổ chức hoặc 01 cá nhân có thể xin cấp giấy phép khai thác thuỷ sản cho nhiều tàu cá, nhưng mỗi giấy phép chỉ ghi tên 01 tàu cá và chỉ có giá trị sử dụng cho tàu cá đó. Thời hạn của giấy phép không quá 12 tháng... Điều kiện cấp giấy phép như sau: có giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật; Có sổ danh bạ thuyền viên; Thuyền trưởng, máy trưởng phải cớ bằng...
Bên cạnh đó, Nghị đinh cũng quy định những ngành nghề sau không cần giấy phép: sản xuất, kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản; nuôi trồng thuỷ sản; đóng mới, cải hoán tàu cá; Kinh doanh nguyên liệu thuỷ sản dùng cho chế biến thực phẩm; Chế biến thuỷ sản...
Tuy nhiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành, nghề nêu trên phải đảm bảo các điều kiện của pháp luật quy định, như: đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá phải có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành vỏ tàu và 01 về động lực...; Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường...

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ TÀI CHÍNH


Giá dịch vụ hàng không
(SMS: 200719 - Không gửi qua fax)
- Ngày 12/5/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 35/2005/TT-BTC hướng dẫn về quản lý giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không không thuộc danh mục phí và lệ phí.
Theo đó, giá dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay đối với các chuyến bay quốc tế (không phân biệt tàu bay của hãng hàng không Việt Nam hay nước ngoài): được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý, đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và tạo tích lũy cho đơn vị, phù hợp với chất lượng dịch vụ và mức giá trung bình của cùng loại dịch vụ trong Khu vực...
Giá dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay đối với các chuyến bay nội địa: được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý; có lợi nhuận hợp lý; phù hợp với chất lượng dịch vụ và giá cả thị trường trong nước; có tính đến quan hệ tổng hòa giữa giá trong nước và quốc tế của cùng loại dịch vụ; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH


Chế độ điều dưỡng
(SMS: 200718)
- Ngày 09/5/2005, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 17/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ điều dưỡng đối với người có công với cách mạng.
Theo đó, đối tượng được điều dưỡng mỗi năm một lần bao gồm: Người hoạt động trước cách mạng, cách mạng năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31/12/1993) và bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang an dưỡng tại gia đình; Người có công giúp đỡ cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được tặng Bằng "có công với nước" đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng...
Đối tượng được điều dưỡng luân phiên: Thân nhân liệt sĩ (kể cả thân nhân của 2 liệt sĩ) đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng  hàng tháng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến già yếu cô đơn  không nơi nương tựa, đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng...
Thời gian điều dưỡng tập trung 10 ngày là: 800.000 đồng/người, bao gồm: Tiền ăn sáng và 2 bữa chính: 500.000 đồng; Thuốc bổ và thuốc bệnh thông thường: 50.000 đồng; Quà tặng đối tượng khi về gia đình: 50.000 đồng...

Mức chi điều dưỡng tại gia đình:
600.000 đồng/01 người...
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG


Giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư
(SMS: 200715 - Không gửi qua fax)
- Ngày 06/5/2005, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông đã ban hành Thông tư số 01/2005/TT-BBCVT hướng dẫn về cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư và đăng ký làm đại lý chuyển phát thư cho tổ chức chuyển phát nước ngoài, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Theo đó, hồ sơ cấp giấy phép (bao gồm cả việc cấp lại giấy phép mới sau khi giấy phép cũ hết hạn) bao gồm các giấy tờ sau: Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Đề án cung cấp dịch vụ gồm các nội dung chủ yếu sau: Loại dịch vụ dự kiến cung cấp; Địa bàn dự kiến cung cấp dịch vụ...; Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; bảng giá cước; mẫu hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ hoặc chứng từ, vận đơn; Quy định về nguyên tắc và mức bồi thường...
Trước khi hết hạn giấy phép 06 tháng, doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới tới Bộ Bưu chính, Viễn thông...
Những thay đổi liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp (người đứng đầu doanh nghiệp: tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc; chỉ tiêu chất lượng dịch vụ; giá, cước dịch vụ; hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ; các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại và các thay đổi  khác) phải được thông báo bằng văn bản cho Bộ Bưu chính, Viễn thông trong thời hạn 07 ngày trước ngày sự thay đổi đó có hiệu lực...

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định hoạt động chuyển phát thư của các cá nhân trên cơ sở tự thoả thuận với người gửi và không nhận thù lao với số lượng tối đa không quá 50 thư trong một lần chuyển phát không phải xin giấy phép...
 

 BỘ XÂY DỰNG


Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng
(SMS: 200717)
- Theo Thông tư số 09/2005/TT-BXD ban hành ngày 06/5/2005, Bộ Xây dưng hướng dẫn: trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian có hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ và được đền bù phần hiện trạng công trình đã có trước khi xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ công trình xây dựng phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế...
Trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng, thì hồ sơ xin giấy phép xây dựng còn phải có ảnh chụp hiện trạng công trình cũ và các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng và biện pháp phá dỡ (nếu có)...
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng
(SMS: 200716 - Không gửi qua fax)
- Ngày 06/5/2005, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 08/2005/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP.
Theo đó, đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác trong nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình phải xác định rõ tính độc lập khi vận hành, khai thác...
Các công trình không phải lập dự án mà chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt, bao gồm: Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo; Công trình xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng; Công trình hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội...
Đối với dự án chỉ có mua sắm dây chuyền thiết bị công nghệ, không có xây dựng chỉ có lắp đặt, thì nhà thầu thi công xây dựng công trình lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán lắp đặt thiết bị để trình người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt. Nếu việc lắp đặt thiết bị làm thay đổi kết cấu và kiến trúc công trình xây dựng đã được duyệt thì chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng theo quy định...

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.