Số 17.2014 (678) ngày 13/05/2014

SỐ 17 (678) - THÁNG 05/2014

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

 

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong số này:

DOANH NGHIỆP

 

DOANH NGHIỆP

1

646/QĐ-TTg

Quyết định 646/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam

 

* Phương án cổ phần hóa Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Trang 2

2

644/QĐ-TTg

Quyết định 644/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn"

 

* Hỗ trợ DN nhỏ và vừa xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Trang 2

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

3

39/2014/NĐ-CP

Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính

 

* Quy định điều kiện hoạt động của công ty tài chính

Trang 2

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

4

04/CT-BYT

Chỉ thị 04/CT-BYT về việc triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn năm 2014

 

* Chỉ thị của Bộ Y tế về phòng, chống thiên tai năm 2014

Trang 3

GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ

 

GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO-DẠY NGHỀ

 

5

14/2014/TT-BGDĐT

Thông tư 14/2014/TT-BGDĐT quy định xét tặng Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học

 

* Giải thưởng "Tài năng khoa học trẻ VN" cho giảng viên trẻ

Trang 3

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

6

649/QĐ-TTg

Quyết định 649/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

 

* Năm 2050, Thành phố Huế là một trong 6 đô thị cấp quốc gia

Trang 4

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

7

37/2014/NĐ-CP

Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

 

* Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện

Trang 4

CÔNG NGHIỆP

 

CÔNG NGHIỆP

 

8

38/2014/NĐ-CP

Nghị định 38/2014/NĐ-CP về việc quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

 

* Điều kiện sản xuất hóa chất độc Bảng 1

Trang 4

9

31/2014/QĐ-TTg

Quyết định 31/2014/QĐ-TTg  về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam

 

* Nhiều ưu đãi đối với dự án phát điện sử dụng chất thải rắn

Trang 5

TƯ PHÁP-HỘ TỊCH

 

TƯ PHÁP-HỘ TỊCH

 

10

13/2014/TT-BTP

Thông tư 13/2014/TT-BTP hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

 

* Hướng dẫn pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

Trang 5

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 04/2014, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS04/2014 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

 

Ü Doanh nghiệp:


PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

Ngày 06/05/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 646/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam, trong đó quy định Tập đoàn Dệt May Việt Nam sau cổ phần sẽ kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trước khi chuyển đổi; được tiếp tục kinh doanh các ngành, nghề hiện Tập đoàn Dệt May đang thực hiện và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam được cổ phần hóa theo hình thức kết hợp vừa bán một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ của Tập đoàn là 5.000 tỷ đồng tương ứng 500 triệu cổ phần (mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng); cổ phần Nhà nước chiếm 51%; bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp chiếm 0,46%; bán cho nhà đầu tư chiến lược chiếm 24% và bán đấu giá công khai chiếm 24,4% vốn điều lệ.

Tổng số lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần là 4.741 người,
 

 

trong khi đó, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 4.766 người. Bộ Công Thương có trách nhiệm thực hiện chế độ đối với người lao động không chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần theo đúng chế độ Nhà nước quy định.

Cũng theo Quyết định này, sau khi cổ phần hóa, Tập đoàn sẽ tiếp tục kế thừa chính sách về Chương trình cây bông; hưởng các cơ chế tài chính đối với các viện nghiên cứu, trường đào tạo trong ngành dệt may; được tiếp tục sử dụng nguồn tiền từ chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của các văn bản hiện hành. Đặc biệt, Tập đoàn còn được căn cứ vào tình hình thị trường khi có điều kiện thuận lợi, bán tiếp phần vốn Nhà nước để giảm xuống mức dưới 51% vốn điều lệ.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

HỖ TRỢ DN NHỎ VÀ VỪA XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

Nhằm nâng cao vai trò và năng lực của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, các hiệp hội DN, hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ các DN trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; xúc tiến và hỗ trợ xây dựng được ít nhất 02 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và hướng tới xuất khẩu, sao cho đến năm 2018, tỷ lệ DN kinh doanh trong một số chuỗi sản phẩm nông nghiệp tăng ít nhất 5% so với năm 2013..., ngày 05/05/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 644/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ DN nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông thôn”.

Đề án bao gồm các nội dung chính về hình thành và phát triển một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp điển hình; nâng cao năng lực quản lý cho các DN nằm trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; liên kết và phát triển DN trong các khu, cụm, vườn ươm trong chuỗi giá trị nông nghiệp từ sản xuất đến phân phối và
 

 

tiêu dùng; xúc tiến phát triển sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các DN; hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các DN trong chuỗi giá trị và nâng cao khả năng hỗ trợ DN nhỏ và vừa của các tổ chức hỗ trợ DN và hiệp hội ngành hàng trong chuỗi giá trị...

Ngân sách thực hiện Đề án được chi từ ngân sách của các chương trình, đề án theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013, Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010; trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ khoảng 31,5 tỷ đồng và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam huy động từ DN và các nguồn khác khoảng 13,5 tỷ đồng.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng:


QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

Công ty tài chính được thực hiện các hoạt động ngân hàng nếu các hoạt động này được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động; có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ; đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng… là một trong những điều kiện hoạt động của công ty tài chính quy định tại Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.

Ngoài các điều kiện nêu trên, khi thực hiện hoạt động bao thanh toán, công ty tài chính còn phải có quy định nội bộ về quy trình, thủ tục, nguyên tắc nhận biết khách hàng để giám sát chặt chẽ, bảo đảm ngăn ngừa việc bị lạm dụng cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác. Trong trường hợp công ty tài chính được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được bổ sung hoạt động bao thanh toán nếu hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm đề nghị bổ sung; có thời gian hoạt động tối thiểu, phương án hoạt động bao thanh toán do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định; tuân thủ các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro liên tục trong tất cả các quý của năm liền kề trước năm đề nghị
 

 

được bổ sung hoạt động; tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định của NHNN; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời hạn 01 năm liền kề tính từ thời điểm đề nghị bổ sung hoạt động trở về trước.

Khi phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức, công ty tài chính phải có thời gian hoạt động tối thiểu, có kết quả hoạt động, kinh doanh do NHNN quy định; phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua.

Khi vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài, công ty tài chính không thuộc các trường hợp NHNN áp dụng các biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện hoạt động đi vay trên thị trường liên ngân hàng và không có các khoản nợ quá hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/06/2014.
 

Ü Tài nguyên-Môi trường:

CHỈ THỊ CỦA BỘ Y TẾ
VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2014

Ngày 06/05/2014, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn năm 2014, trong đó yêu cầu:

Giám đốc Sở Y tế cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ cần phải xây dựng kế hoạch triển khai công tác y tế trong phòng, chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2014, đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển trong phòng, chống và khắc phục lụt, bão, chống dịch, bệnh; nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhanh trong thiên tai, thảm họa; lương thực, thực phẩm dinh dưỡng; có phương án sơ tán, di dời cơ sở y tế khi xảy ra ngập, lụt, sập đổ để nhanh chóng thu dung cấp cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống khẩn cấp; đảm bảo cho các cơ sở y tế hoạt động an toàn tuyệt đối, không để người bệnh, nhân viên y tế bị ảnh hưởng bởi lũ, bão…
 

 

Đặc biệt, Sở Y tế cấp tỉnh phải thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ); trong đó đặc biệt lưu ý tới “Phương tiện tại chỗ” - cần chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão dự trữ, không để tình trạng khi có bão, lũ… xảy ra mới lập tức đề nghị Bộ Y tế cấp thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế hỗ trợ cho địa phương/đơn vị như những năm trước đây.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cần căn cứ vào tình hình sức khoẻ, mô hình bệnh tật của cộng đồng các vùng có nguy cơ cao xảy ra bão, lũ, thiên tai, thảm họa để lên kế hoạch đảm bảo đủ cán bộ chuyên môn, dự trù cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị, sản phẩm dinh dưỡng kịp thời chăm sóc bảo vệ sức khỏe phục vụ nhân dân trong bão, lũ, thiên tai, thảm họa…

 

Ü Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề:

GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VN”
CHO GIẢNG VIÊN TRẺ

Ngày 05/05/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 14/2014/TT-BGDĐT ban hành kèm theo Quy định xét tặng Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” (VN) dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học.

Theo đó, Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ VN” nhằm biểu dương thành tích xuất sắc của giảng viên trẻ trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phát hiện, bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học. Giải thưởng được tổ chức 02 năm/lần.

Các đề tài khoa học và công nghệ các cấp của giảng viên trẻ tham gia xét tặng Giải thưởng được phân loại theo 06 lĩnh vực khoa học và công nghệ: 1/ Khoa học Tự nhiên (N1): Toán học và thống kê, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học, Khoa học tự nhiên khác; 2/ Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ (N2): Kỹ thuật dân dụng, Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật vật liệu và luyện kim, Kỹ thuật y học, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ sinh học môi trường, Công nghệ sinh học công nghiệp, Công nghệ nano, Kỹ thuật thực phẩm và đồ uống, Khoa học kỹ thuật và công nghệ khác; 3/ Khoa học Y, Dược (N3): Y học cơ sở, Y học lâm sàng, Dược học, Công nghệ sinh học trong y học, Khoa học y,
 

 

dược khác; 4/ Khoa học Nông nghiệp (N4): Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Khoa học nông nghiệp khác; 5/ Khoa học Xã hội (N5): Tâm lý học, Kinh tế và kinh doanh, Khoa học giáo dục, Xã hội học, Pháp luật, Khoa học chính trị, Địa lý kinh tế và xã hội, Thông tin đại chúng và truyền thông, Khoa học xã hội khác.

Để được xét thưởng, các giảng viên trẻ cần chuẩn bị hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng bao gồm: 1/ Đơn tham gia xét tặng Giải thưởng của chủ nhiệm đề tài (Phụ lục II);  2/ Báo cáo tổng kết đề tài (Phụ lục I) kèm theo các tài liệu khoa học liên quan (nếu có): 09 bản/01 đề tài; 3/ Công văn và danh mục đề tài gửi tham gia xét tặng Giải thưởng của cơ sở giáo dục đại học (Phụ lục III); 4/ Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài (Phụ lục I - mẫu 3); 5/ Đĩa CD lưu nội dung báo cáo tổng kết đề tài và thông tin về giảng viên trẻ thực hiện đề tài; 6/ Hồ sơ nghiệm thu đề tài (bản photo): Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu, Biên bản nghiệm thu, bản nhận xét của phản biện, các phiếu đánh giá nghiệm thu đề tài; 7/ Các minh chứng về kết quả nghiên cứu và sản phẩm của đề tài.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/06/2014.

 

Ü Chính sách kinh tế-xã hội:

NĂM 2050, THÀNH PHỐ HUẾ
LÀ MỘT TRONG 6 ĐÔ THỊ CẤP QUỐC GIA

Nhằm xây dựng Thành phố Huế và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị trở thành khu vực đô thị trung tâm của đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai, sao cho đến năm 2050, phát triển Thành phố Huế thành một trong 06 đô thị cấp quốc gia trong hệ thống đô thị Việt Nam, là một trong 03 thành phố di sản của Đông Dương với tư cách là “Thành phố Festival, trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc của châu Á”..., ngày 06/05/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 649/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch bao gồm Thành phố Huế hiện có (70,99 km2) và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi của các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và một phần huyện Phú Vang (thị trấn Thuận An và
 

 

các xã lân cận) với diện tích khoảng 348,54 km2.

Dự tính, Thành phố được phát triển theo mô hình cụm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm và 04 đô thị phụ trợ; các đô thị được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai, bố trí dải cây xanh giữa các đô thị để hạn chế phát triển lan tỏa của các đô thị và phòng tránh lũ lụt; tạo lập cụm đô thị di sản - văn hóa - cảnh quan thân thiện với môi trường. Trong đó, đất xây dựng đô thị khoảng 12.190 ha với chỉ tiêu 210 m2/người; diện tích đất ở khoảng 4.520 ha, chỉ tiêu khoảng 77,8 m2/người; đất dân dụng (nhà ở, công cộng, cây xanh...) khoảng 6.496 ha, đất ngoài dân dụng là 5.694 ha và đất tự nhiên, dự trữ là 22.664 ha...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
 

Ü Cơ cấu tổ chức:


TỔ CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN

Theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí, việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.

Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (bao gồm: Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng
 

 

Y tế; Thanh tra huyện; Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND (hoặc Văn phòng UBND nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân), UBND cấp huyện còn có thể tổ chức một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính như: Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị (ở các quận; thị xã, thành phố thuộc tỉnh); Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng (ở các huyện) hoặc Phòng Dân tộc.

Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan chuyên môn do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, phải đảm bảo số lượng phó trưởng phòng cơ quan chuyên môn tối đa không quá 03 người.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/06/2014.

 

Ü Công nghiệp:


ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT HÓA CHẤT ĐỘC BẢNG 1

Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất các hóa chất độc (Bảng 1) như các chất khí gây bỏng chứa lưu huỳnh, các hợp chất Lewisite (chứa Arsen), hơi cay Nitơ... và một số tiền chất khác trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh và phải đáp ứng một số điều kiện nhất định là nội dung quy định tại Nghị định số 38/2014/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 06/05/2014 về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn sản xuất các hóa chất Bảng 1 phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về hóa chất do cơ quan có thẩm quyền cấp; có văn bản cam kết sản xuất hóa chất Bảng 1 không vi phạm quy định của pháp luật; có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ và kho chứa phù hợp để sản xuất hóa chất đạt tiêu chuẩn chất lượng; có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực với hoạt động thử nghiệm theo
 

 

quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng; có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động và có phương tiện vận chuyển hóa chất từ nơi sản xuất đến nơi giao hàng... Đặc biệt, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành cơ sở hóa chất phải có trình độ chuyên môn về hóa chất.

Tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu các hóa chất độc Bảng 1, nếu chưa đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên phải bổ sung điều kiện trong vòng 01 năm kể từ ngày 01/07/2014. Trường hợp không bổ sung đủ điều kiện phải tạm dừng hoạt động cho đến khi đáp ứng đủ điều kiện.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2014 và thay thế Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005.
 

NHIỀU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DỰ ÁN PHÁT ĐIỆN
SỬ DỤNG CHẤT THẢI RẮN

Theo Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam, các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn được hưởng nhiều ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, đất đai…

Cụ thể, các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án, hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được để phục vụ sản xuất của dự án; được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như quy định đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành…

Đồng thời, đối với các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn và công trình đường dây, trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cũng theo quy định như đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi
 

 

đầu tư.

Ngoài được ưu đãi về vốn đầu tư, thuế và đất đai, các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn còn được hỗ trợ giá điện. Theo đó, bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn với giá mua điện tại điểm giao nhận điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 2.114 đồng/kWh đối với các dự án phát điện đốt chất thải rắn trực tiếp và 1.532 đồng/kWh đối với các dự án phát điện đốt khí thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải rắn.

Các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn áp dụng giá bán điện nêu trên không được áp dụng cơ chế hỗ trợ giá cho sản lượng điện của dự án theo quy định khác; giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20/06/2014.

 

Ü Tư pháp-Hộ tịch:


HƯỚNG DẪN PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Ngày 29/04/2014, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 13/2014/TT-BTP hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (QPPL), quy định căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, tổ chức pháp chế có trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành kế hoạch chung để thực hiện pháp điển của Bộ, cơ quan ngang Bộ và phân công đơn vị thực hiện.

Cơ quan được phân công chủ trì thực hiện pháp điển phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện pháp điển đối với mỗi đề mục. Kế hoạch thực hiện pháp điển phải xác định cụ thể cơ quan thực hiện pháp điển đối với từng văn bản trong đề mục.

 

Cũng theo Thông tư này, việc xác định cơ quan có thẩm quyền thực hiện pháp điển đối với QPPL trong văn bản QPPL được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Pháp điển. Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản không đồng thời là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản đó hoặc có sự chuyển giao chức năng, nhiệm vụ từ cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản sang cơ quan khác thì các cơ quan này được phối hợp với Bộ Tư pháp thống nhất cơ quan thực hiện pháp điển theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Pháp điển.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2014.

 

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.