Nhượng quyền thương mại (SMS: 19386) - Ngày 31/3/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Theo đó, điều kiện đối với Bên nhượng quyền như sau: Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại; Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền... Trường hợp Bên nhượng quyền chuyển giao cho Bên nhận quyền quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp và các nội dung của quyền thương mại thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây: Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại; Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam; Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại; Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền... Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Phòng chống thiên tai (SMS: 19373) - Theo Chỉ thị số 13/2006/CT-TTg ra ngày 31/3/2006 về công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai năm 2006, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: cần hoàn thành kế hoạch tu bổ đê điều trước mùa mưa lũ; kiểm tra, đánh giá chất lượng từng tuyến đê để có biện pháp xử lý kịp thời các sự cố về đê, kè, cống và các công trình phòng, chống lụt bão... Xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể trong việc di dời, bảo vệ dân ở vùng ngập sâu, vùng bãi sông, ven biển và các vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn; có biện phám đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền khi có bão, áp thấp nhiệt đới đang hoạt động... Chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác theo quy định để phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lũ, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân; đồng thời phải quan tâm, hỗ trợ, kiên quyết không được để người dân nào ở vùng thiên tai bị đói...
Xử lý việc nhập lậu gia cầm (SMS: 201523) - Ngày 31/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra Công điện số 516/CĐ-TTg về việc nhập lậu gia cầm tại các tỉnh biên giới và các tỉnh lân cận. Thủ tướng chỉ đạo: có biện pháp xử lý kiên quyết, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật đối với các chủ hàng, người tham gia và phương tiện vận chuyển nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm. Tịch thu, tiêu huỷ toàn bộ, không bồi thường các sản phẩm đã nhập lậu... Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đến tận cơ sở và vận động quần chúng nhân dân để mọi người hiểu rõ nguy cơ, tác hại của dịch bệnh cúm gia cầm đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là những người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm nhập lậu từ các nước đang có dịch và tích cực hợp tác với các lực lượng phòng, chống buôn lậu, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới...
Phòng, chống dịch bệnh (SMS: 201525) - Ngày 31/3/2006, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 67/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại cuộc họp giao ban về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người. Chính phủ yêu cầu cần: tổ chức kiểm soát chặt chẽ về thú ý đối với việc lưu thông, vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm; nghiêm cấm vịệc buôn bán, giểt mổ gia cầm sống ở các chợ nội thành, nội thị, khu đông dân cư và những nơi không được phép. UBND các tỉnh biên giới và các tỉnh phụ cận phối hợp với các Bộ, ngành chức năng tập trung chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn việc nhập lậu gia cầm, sản phầm gia cầm và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của chính quyền và các cấp uỷ đảng... Chủ động sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để tiêu huỷ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu; chi bồi dưỡng, trang bị bảo hộ cho lực lượng tham gia phòng, chống buôn lậu và áp dụng theo mức quy định như đối với những người tham gia phòng, chống dịch cúm gia cầm trong thời gian có dịch...
Quản lý động vật, thực vật (SMS: 201524) - Ngày 30/3/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Chính phủ quy định: thực vật, động vật rưùng quý hiếm chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế. Việc khai thác không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó trong tự nhiên... Khi vận chuyển ra ngoài địa bản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có Giấy phép vận chuyển đặc biệt của cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh... Trong mọi trường hợp động vật rừng đe doạ xâm hại tài sản hoặc tính mạng của nhân dân; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải áp dụng trước các biện pháp xua đuổi, không gây tổn thương đến động vật rừng. Trường hợp nguy hiểm, sau khi áp dụng các biện pháp xua đuổi không có kết quả phải báo cáo chủ thịch UBND huyện, thị xã hoặc chủ tịch thành phố trực thuộc tỉnh xem xét, quyết định cho phép được bẫy, bắn tự vệ... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu xe cũ (SMS: 201518) - Theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ban hành ngày 31/3/2006 hướng dẫn việc nhập khẩu ôtô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, liên bộ: Bộ Thương mại - Bộ Giao thông vận tải - Bộ Tài chính - Bộ Công an hướng dẫn: một chiếc xe phải được đăng ký ít nhất là 6 tháng và đã chạy được quãng đường tối thiểu 10.000 km, tính từ thời điểm xe về đến cảng Việt Nam... Năm sản xuất ô tô được xác định theo thứ tự ưu tiên theo số nhận dạng ô tô, khung ô tô, các tài liệu kỹ thuật và phần mềm nhận dạng, năm sản xuất được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc giấy hủy đăng ký xe đang lưu hành ở nước ngoài. Đối với các trường hợp đặc biệt khác thì cơ quan kiểm tra chất lượng thành lập Hội đồng giám định để quyết định. Trong trường hợp cơ quan kiểm tra có nghi vấn về số khung và số máy sẽ trưng cầu giám định của công an và kết luận của công an là cơ sở để giải quyết các thủ tục... Trường hợp cơ quan kiểm tra chất lượng có nghi vấn về số khung, số máy của chiếc xe nhập khẩu thì sẽ trưng cầu giám định tại cơ quan công an. Kết luận của cơ quan này là cơ sở để giải quyết các thủ tục kiểm tra chất lượng nhập khẩu theo quy định... Cấm nhập khẩu ô tô các loại có tay lái nghịch, xe cứu thương đã qua sử dụng; cấm tháo rời ô tô khi vận chuyển và khi nhập khẩu; cấm nhập khẩu ô tô các loại đã thay đổi kết cấu, chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu; cấm nhập khẩu ô tô bị đục, sửa số khung, số máy trong mọi trường hợp... Người nhập khẩu ôtô cũ phải đảm bảo các hồ sơ hải quan, có giấy xác nhận (giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận lưu hành, giấy hủy chứng nhận đăng ký hoặc giấy hủy chứng nhận lưu hành) do giám đốc doanh nghiệp ký tên đóng dấu. Trong thời gian quá 3 ngày làm việc (kể từ ngày cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa), người nhập khẩu phải nộp hồ sơ xin đăng kiểm và thông báo địa điểm để cơ quan đăng kiểm thực hiện kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường... Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2006.
|
Thuế nhập khẩu xăng dầu (SMS: 201522) - Ngày 05/4/2006, Bộ trưởng Tài chính đã ban hành Quyết định số 23/2006/QĐ-BTC về việc ban hành mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Bộ trưởng quyết định: điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng, dầu: xăng động cơ có và không pha chì loại cao cấp, thông dụng; xăng máy bay; dầu nhẹ khác;... đều được giảm thuế nhập khẩu từ 5% xuống còn 0%... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu từ ngày 7/4/2006.
Định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia (SMS: 201521) - Ngày 03/4/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 21/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế xây dựng, ban hành và quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Theo đó, quá trình xây dựng, ban hành định mức bảo quản phải đáp ứng yêu cầu chung về kết cấu của các loại định mức, tính tiên tiến, thống nhất và tính kế thừa của định mức. Đảm bảo sự tập trung thống nhất trong quản lý của Bộ Tài chính, và quyền chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các Bộ, ngành, đơn vị dự trữ quốc gia trong việc xây dựng, ban hành định mức bảo quản, tổ chức thực hiện quản lý định mức bảo quản. Tùy theo tính chất, đặc điểm quy trình, quy phạm bảo quản từng mặt hàng cụ thể mà quyết định vận dụng một hoặc đồng thời hai phương pháp sau: Phương pháp thống kê tổng hợp: Dựa vào số liệu thống kê hàng năm hoặc trong các kỳ báo cáo; dựa vào kinh nghiệm hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức bảo quản; Phương pháp phân tích thực nghiệm: Dựa trên cơ sở triển khai khảo sát, thực nghiệm tại hiện trường bảo quản của đơn vị dự trữ quốc gia để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức bảo quản, kết hợp với kết quả trong phòng thí nghiệm để xây dựng định mức bảo quản. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|