Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2007 (SMS: 20752) - Theo Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP ra ngày 06/02/2007, Chính phủ quyết nghị các vấn đề sau: việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá bảo đảm công khai, sát thị trường, rút ngắn thời gian và khắc phục tình trạng khép kín. Doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã đa dạng nguồn huy động vốn để ổn định sản xuất, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả và nâng cao thu nhập cho người lao động. Cần tạo cơ sở pháp lý và ổn định nguồn kinh phí cho việc giải quyết lao động dôi dư, góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời bảo đảm chính sách cho người lao động... Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát huy tối đa hiệu quả, tiềm năng, nguồn lực về đất đai để phát triển kinh tế - xã hội; từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ và phân bố lại lao động ở khu vực nông thôn, nông nghiệp. Đồng thời hạn chế sự tập trung ruộng đất quá mức, bảo đảm phát triển bền vững, ổn định chính trị, xã hội khu vực nông thôn... Cần tập trung thanh tra về sử dụng vốn của các dự án lớn, công trình trọng điểm; thực hiện quy hoạch và sử dụng đất đai; tình hình chấp hành chính sách, pháp luật về thuế, quản lý và sử dụng ngân sách... nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết dứt điểm cơ bản các vụ việc khiếu nại tồn đọng, tổ chức tốt công tác tiếp dân và xử lý kịp thời, hạn chế khiếu kiện đông người, vượt cấp về Trung ương, góp phần bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, nhất là trong thời gian tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII...
Quy định về quân nhân chuyên nghiệp (SMS: 20747) - Ngày 01/02/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, khi quân nhân chuyên nghiệp được giao giữ chức vụ chỉ huy, mọi quân nhân thuộc quyền đều phải phục tùng mệnh lệnh và chịu sự quản lý điều hành của người chỉ huy... Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của quân nhân chuyên nghiệp là 06 năm hoặc cho đến 50 tuổi, tùy theo từng chức danh... Quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu còn độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị thì chuyển sang phục vụ ở ngạch dự bị, theo các quy định đối với lực lượng dự bị động viên... Khi phục vụ tại ngũ, bố, mẹ, vợ, con của quân nhân chuyên nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như đối với bố, mẹ, vợ, con của sĩ quan tại ngũ... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Quy định về sự phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ (SMS: 20746) - Ngày 01/02/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 54/CP. Theo đó, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng các chế độ sau: từ năm thứ hai trở đi được đi phép; Khoản phụ cấp thêm từ tháng thứ 19 và tháng thứ 25 trở đi; Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác; Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội; Được ưu tiên mua vé đi lại bằng các phương tiện giao thông thuộc các thành phần kinh tế; Được ưu đãi về bưu phí... Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, gia đình được trợ cấp như sau: đối với dự bị hạng 1: đang hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với mức tiền lương tối thiểu; không hưởng tiền lương, tiền công: 0,1...; Đối với quân nhân dự bị hạng 2: đang hưởng tiền lương, tiền công: 0,025; không hưởng tiền lương, tiền công: 0,05... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII (SMS: 20750) - Theo Chỉ thị số 02/2007/CT-TTg ra ngày 31/01/2007, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: UBND các cấp chuẩn bị các phương tiện vật chất phục vụ bầu cử, có biện pháp giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tổ chức phòng, chống cháy, nổ tại các địa điểm bỏ phiếu, bảo đảm cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm... Đối với các đơn vị bầu cử còn khuyết đại biểu và các đơn vị hành chính mới chia tách, sáp nhập hoặc đơn vị hành chính thay đổi cấp có số lượng đại biểu HĐND chưa đủ theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu HĐND thì tổ chức bầu cử bổ sung đại biểu HĐND các cấp cùng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội... Bộ Văn hoá-Thông tin và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương, địa phương tổ chức tuyên truyền kịp thời, sâu rộng trong cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội; Bộ Giao thông vận tải, Bộ Bưu chính, Viễn thông chỉ đạo và có kế hoạch triển khai cụ thể nhằm bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc thông suốt trong quá trình chuẩn bị và tổ chức cuộc bầu cử; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có phương án triển khai lực lượng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong suốt quá trình chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử, đặc biệt chú trọng những địa bàn trọng điểm, khu vực trọng yếu về an ninh, quốc phòng...
Hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài (SMS: 20753) - Ngày 29/01/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Theo đó, việc tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng thực hiện theo nguyên tắc sau: Việc tiếp nhận đối với nạn nhân do phía nước ngoài trao trả phải qua xác minh của Bộ Công an (hoặc Công an tỉnh biên giới do Bộ Công an uỷ quyền). Đối với nạn nhân được giải cứu và nạn nhân trở về qua biên giới mà không do nước ngoài trao trả thì phải được Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh xác minh... Sau khi tiếp nhận nạn nhân trở về, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm tiến hành các thủ tục làm rõ nhân thân, lai lịch, lý do bị mua bán; lập hồ sơ cá nhân của từng nạn nhân để quản lý, thống kê, theo dõi. Trong thời hạn tối đa 03 ngày, kể từ ngày tiếp nhận nạn nhân, cơ quan tiếp nhận phải tiến hành giải quyết việc hỗ trợ nạn nhân như sau: Nạn nhân có nguyện vọng trở về gia đình thì thông báo cho gia đình, chính quyền nơi người đó cư trú và hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn đường để họ tự trở về; Riêng đối với nạn nhân là trẻ em, cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm thông báo cho thân nhân nhận hoặc bố trí người đưa về nơi thân nhân cư trú; trường hợp trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa thì phối hợp với các cơ quan liên quan làm thủ tục chuyển sang cơ sở bảo trợ xã hội quản lý, nuôi dưỡng... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|