Số 06.2006 (260) ngày 17/02/2006

 CHÍNH PHỦ


Xử lý tài sản chìm đắm ở biển
(SMS: 201443)
- Theo Nghị định số 18/2006/NĐ-CP ban hành ngày 10/02/2006, Chính phủ quy định: chủ tài sản chìm đắm, người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản chìm đắm, người tìm thấy, cứu hoặc tham gia cứu được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển, dạt vào bờ biển phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải hoặc UBND cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm...
Đối với tài sản chìm đắm là di sản văn hoá dưới nước thì việc trục vớt thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá. Đối với tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng, an ninh và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự, cơ quan quân sự địa phương xây dựng phương án trình Bộ Quốc phòng phê duyệt, quyết định việc tổ chức trục vớt.
Trong trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, sau khi trục vớt và bán đấu giá tài sản, nếu số tiền thu được không đủ bù đắp chi phí và chủ sở hữu không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì số tiền còn thiếu được sử dụng từ phí bảo đảm hàng hải để bù đắp chi phí thiếu hụt đó; nếu chi phí trục vớt tài sản chìm đắm vượt quá khả năng chi trả của nguồn thu phí bảo đảm hàng hải thì sẽ được ngân sách nhà nước cấp bổ sung.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Phát triển tài sản trí tuệ
(SMS: 201442)
- Ngày 08/02/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg về việc ban hành "Quy chế quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp".
Nội dung quản lý Chương trình bao gồm: Quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động chung như thông tin tuyên truyền, hội nghị, sơ kết, tổng kết, nghiên cứu tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm, thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ... Quản lý các dự án, gồm: các hoạt động liên quan đến việc đề xuất, tuyển chọn dự án; tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án; giao thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; nghiệm thu kết quả, phân tích, đánh giá, tổ chức áp dụng, khai thác các kết quả và quản lý kinh phí, phương tiện để thực hiện dự án.
Cơ quan thường trực Chương trình có nhiệm vụ quản lý các hoạt động chung và các dự án Trung ương trực tiếp quản lý do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định. Cơ quan quản lý dự án ở địa phương do Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định, có nhiệm vụ quản lý các dự án do Trung ương ủy quyền. Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án chịu trách nhiệm trực tiếp trước Cơ quan thường trực Chương trình và Cơ quan quản lý dự án ở địa phương đối với mọi hoạt động của dự án.
Quyết định nêu rõ tiêu chí tuyển chọn, phân loại dự án, đăng ký chủ trì thực hiện dự án, điều kiện đối với chủ trì thực hiện dự án; cơ chế, thủ tục tuyển chọn; trách nhiệm của các tổ chức cá nhân tham gia tổ chức và thực hiện Chương trình...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Đào tạo cán bộ, công chức
(SMS: 201441)
- Ngày 08/02/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010.
Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý hành chính nhà nước, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số theo tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm, phấn đấu đến năm 2010 đạt: về văn hoá : 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, trong đó 60% tốt nghiệp trung học phổ thông.
Về chuyên môn nghiệp vụ: 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử và công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh quy định, trong đó 50% có trình trung cấp trở lên...
Về lý luận chính trị: 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử và công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ sơ cấp trở lên, trong đó 40% có trình độ trung cấp...
Về quản lý hành chính nhà nước: 100% cán bộ chủ chốt được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Đào tạo lao động ở nước ngoài
(SMS: 201444)
- Ngày 07/02/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015.
Đề án nhằm mục tiêu: phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề cho thị trường lao động nước ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động...
Cụ thể, sẽ hình thành một số trường dạy nghề nòng cốt để dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm đạt mục tiêu hàng năm đưa trên 10.000 lao động đã được đào tạo nghề đi làm việc ở nước ngoài. Đến năm 2010, tỷ trọng lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề đạt 70%; trong đó, lao động lành nghề và trình độ cao trở lên đạt 30%. Đến năm 2015, 100% lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề, trong đó 40% có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao...
Cũng theo Đề án này, các cơ sở dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được hưởng chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, ưu đãi về tín dụng...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Phát triển viễn thông và Internet
(SMS: 201440)
- Ngày 07/02/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010.
Mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với dung lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả.

Viễn thông và Internet trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP ngày càng tăng, tạo nhiều việc làm cho xã hội. Tốc độ tăng trưởng đạt 1,5 - 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; đến năm 2010, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông và Internet đạt khoảng 55 nghìn tỷ đồng (3,5 tỷ USD).
Cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet với chất lượng tốt, giá cước hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ...
Phấn đấu đạt chỉ tiêu cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ viễn thông và Internet hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cước tương đương hoặc thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Thực hiện phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet đến tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng cao. Đến năm 2010, mật độ điện thoại đạt từ 32 đến 42 máy/100 dân (trong đó mật độ điện thoại cố định là 14 đến 16 máy/100 dân); mật độ thuê bao Internet đạt từ 8 đến 12 thuê bao/100 dân (trong đó có 30% là thuê bao băng rộng); tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 25% đến 35% dân số...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
(SMS: 201439)
- Ngày 06/02/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đaÌ€o taÌ£o, bôÌ€i dưỡng Chủ tiÌ£ch HôÌ£i đôÌ€ng nhân dân, Chủ tiÌ£ch Ủy ban nhân dân xã, phươÌ€ng, thiÌ£ trấn giai đoaÌ£n 2006 - 2010.
Đề án này trang biÌ£ các kiến thức vêÌ€ quản lý nhaÌ€ nước, phương pháp vaÌ€ kỹ năng quản lý, điêÌ€u haÌ€nh nhăÌ€m nâng cao năng lưÌ£c của Chủ tiÌ£ch HĐND, Chủ tiÌ£ch UBND xã, phươÌ€ng, thiÌ£ trấn trong viêÌ£c tổ chức thưÌ£c hiêÌ£n các nhiêÌ£m vuÌ£, quyêÌ€n haÌ£n vaÌ€ trách nhiêÌ£m đươÌ£c giao trong quá triÌ€nh xây dưÌ£ng nêÌ€n haÌ€nh chính chuyên nghiêÌ£p, hiêÌ£n đaÌ£i.
NôÌ£i dung đaÌ€o taÌ£o, bôÌ€i dưỡng gôÌ€m 3 phâÌ€n: 1/Những kiến thức cơ bản vêÌ€ nhaÌ€ nước, pháp luâÌ£t vaÌ€ đaÌ£o đức cán bôÌ£, công chức; 2/ Quản lý nhaÌ€ nước trên các lĩnh vưÌ£c thuôÌ£c phaÌ£m vi, thẩm quyêÌ€n của HĐND và UBND xã, phươÌ€ng, thiÌ£ trấn; NhiêÌ£m vuÌ£, quyêÌ€n haÌ£n của Chủ tiÌ£ch HĐND, Chủ tiÌ£ch UBND trên các lĩnh vưÌ£c; 3/Các kỹ năng vaÌ€ phương pháp quản lý điêÌ€u haÌ€nh của Chủ tiÌ£ch HĐND, Chủ tiÌ£ch UBND xã, phươÌ€ng, thiÌ£ trấn; Kiến thức tin hoÌ£c; Tiếng dân tôÌ£c (đối với các xã có đôÌ€ng baÌ€o dân tôÌ£c thiểu số sinh sống).
ThơÌ€i gian đaÌ€o taÌ£o, bôÌ€i dưỡng đối với các đối tươÌ£ng đã đươÌ£c đaÌ€o taÌ£o triÌ€nh đôÌ£ đaÌ£i hoÌ£c vaÌ€ trung cấp haÌ€nh chính laÌ€ 2 tháng. ThơÌ€i gian đaÌ€o taÌ£o, bôÌ€i dưỡng đối với các đối tươÌ£ng chưa qua đaÌ€o taÌ£o, bôÌ€i dưỡng quản lý haÌ€nh chính nhaÌ€ nước laÌ€ 3 tháng.

Quyết định này có hiêu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ TÀI CHÍNH


Xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn
(SMS: 201438)
- Ngày 09/02/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2006/TT-BTC hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn sau khi xuất kho dự trữ quốc gia.
Trong trường hợp xuất hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia khẩn cấp khi đến cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia làm thủ tục nhận hàng, người nhận hàng phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị và chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân đội, công an. Cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia phải thu giấy giới thiệu của người nhận hàng, lập biên bản giao hàng trong đó ghi rõ số chứng minh thư người nhận hàng, tên đơn vị nhận hàng, số lượng hàng, số biển kiểm soát xe ô tô chở hàng, kèm theo các tài liệu, hồ sơ cho đơn vị nhận hàng...
Hàng cứu hộ, cứu nạn sau khi tiếp nhận từ kho dự trữ quốc gia, đơn vị phải làm ngay thủ tục nhập kho, thực hiện đăng ký tài sản, mở sổ sách theo dõi đầy đủ cả về số lượng, chất lượng và chủng loại...
Các đơn vị liên quan đến việc điều chuyển hàng tự chịu chi phí vận chuyển, bố trí phương tiện vận tải, điểm kho để bảo quản hàng đảm bảo an toàn cả về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng...
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi linh kiện điện tử
(SMS: 201436)
- Ngày 08/02/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 08/2006/QĐ-BTC về việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng linh kiện phụ tùng điện tử.
Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu với nhiều linh kiện quan trọng dùng trong lắp ráp các sản phẩm điện tử nhập khẩu từ khu vực ngoài ASEAN đã giảm khá mạnh so với trước. Chẳng hạn màn hình phẳng ti vi giảm xuống còn 5% (quy định trước đây là 15%), máy biến thế dùng cho ti vi: 3% (trước đây: 5%), loa: 10% (trước đây: 20%), cuộn lái tia: 10% (trước đây: 15%), tụ điện: 0%...

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 TỔNG CỤC THUẾ


Quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2005
(SMS: 201437)
- Theo Công văn số 560/TCT-TNCN ra ngày 14/02/2006, Tổng cục Thuế hướng dẫn: đối với cá nhân vãng lai có thu nhập tại đơn vị thuộc diện chịu thuế đã thực hiện khấu trừ thuế 10% thì sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập...
Đối với trường hợp cá nhân hưởng lương tại đơn vị nhưng trong năm chỉ làm việc một số tháng và các trường hợp cá nhân trong năm có thu nhập ở nhiều nơi thuộc diện phải quyết toán thuế trực tiếp tại cơ quan thuế thì đơn vị cấp Biên lai thuế thu nhập để xác nhận số thu nhập đã chi trả, số tiền thuế đã khấu trừ (nếu có) để cá nhân làm căn cứ kê khai quyết toán với quan thuế...
Đối với cá nhân là lao động tự do không thuộc cơ quan tổ chức quản lý lao động nào, trong năm có phát sinh thu nhập đã được cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ thuế 10%...

Tại nơi ký hợp đồng lao động, lương và các khoản thu nhập chịu thuế khác tổng hợp hàng tháng có thể chưa đến mức chịu thuế (dưới 5 triệu đồng/tháng) nhưng có phát sinh các khoản thu nhập ở nơi khác (nơi không ký hợp đồng lao động) mà cơ quan chi trả thu nhập chưa thực hiện khấu trừ 10%...