Chính sách kinh tế - xã hội (SMS: 201389) - Ngày 16/01/2006, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạc kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006. Chính phủ đưa ra 6 nhóm giải pháp chính: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, duy trì tốc độ tăng tưởng cao, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế; huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư phát triển; điều hành chính sách tài chính, tiền tệ; Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá xã hội và chấn chỉnh bộ máy hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Những giải pháp cụ thể bao gồm: Đẩy mạnh việc xây dựng thể chế, hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế - xã hội; xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường; nâng cao chất lượng phát triển và sức cạnh tranhcủa nền kinh tế; thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và quản lý đô thị; phát triển mạnh các ngành dịch vụ; huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển; nâng cao hiệu quả và chấn chỉnh đổi mới công tác quản lý đầu tư phát triển...
Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước (SMS: 19101) - Theo Nghị định số 07/2006/NĐ-CP ban hành ngày 10/01/2006, Chính phủ quy định: Ngân hàng Nhà nước được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% tổng trừ đi các khoản chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Khoản này được sử dụng để bù đắp: các khoản tổn thất hoặc coi như tổn thất về hoạt động tín dụng; dịch vụ thanh toán và ngân quỹ do nguyên nhân khách quan; phần chênh lệch tổn thất sau khi tập thể hoặc cá nhân bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp nguồn dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các khoản tổn thất, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính trình Thủ tướng biện pháp xử lý phần còn thiếu... Ngân hàng nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định từ các nguồn vốn: ngân sách nhà nước cấp; khấu hao tài sản cố định được để lại theo quy định; trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác... Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 5000 tỷ đồng. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chính sách phát triển kinh tế-xã hội (SMS: 19106) - Ngày 10/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010. Mục tiêu tổng quát của Chương trình là tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
Khấu trừ thuế GTGT (SMS: 201388) - Theo Công văn số 340/BTC-TCT ra ngày 10/01/2006, Bộ Tài chính hướng dẫn: thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong tháng nhưng chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau, nhưng thời gian tối đa là 3 tháng kể từ thời điểm kê khai của tháng phát sinh...
Thu tiền thuê đất (SMS: 201387) - Ngày 30/12/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, đơn giá thuê đất một năm được tính bằng 0,5% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ; trong trường hợp cho thuê đất xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê lại thì giá đất xác định đơn giá thuê đất là giá đất ở... Đối với đất thuộc đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông, khu dân cư tập trung có khả năng sinh lợi đặc biệt, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ; căn cứ vào thực tế ở địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định ban hành đơn giá thuê đất cao hơn 0,5% giá đất nhưng tối đa không quá 04 lần, tức đơn giá thuê đất cao nhất bằng 2% giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành... Đối với đất ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, thì căn cứ vào điều kiện và yêu cầu khuyến khích đầu tư của từng địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định ban hành đơn giá thuê đất thấp hơn 0,5% giá đất, nhưng mức đơn giá cho thuê đất thấp nhất bằng 0,25% giá đất... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chuẩn mực kiểm toán (đợt 7) (SMS: 201386) - Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, nâng cao chất lượng của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, ngày 29/12/2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 101/2005/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố bốn chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 7). Bốn chuẩn mực kiểm toán có số hiệu và tên gọi như sau: Chuẩn mực 260: trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán. Chuẩn mực 330: thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro. Chuẩn mực 505: thông tin xác nhận từ bên ngoài. Chuẩn mực 545: kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý. Các chuẩn mực kiểm toán trên áp dụng đối với dịch vụ kiểm toán độc lập báo cáo tài chính. Dịch vụ kiểm toán các thông tin tài chính khác và dịch vụ liên quan của công ty kiểm toán được áp dụng theo quy định cụ thể của từng chuẩn mực. Quyết định nêu rõ, kiểm toán viên và các công ty kiểm toán hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có trách nhiệm triển khai và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực mới ban hành... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chuẩn mực kế toán (đợt 5) (SMS: 201385) - Ngày 28/12/2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5). Bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam này có số hiệu và tên gọi như sau: Chuẩn mực số 11 - "Hợp nhất kinh doanh"; Chuẩn mực số 18 - "Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng"; Chuẩn mực số 19 - "Hợp đồng bảo hiểm"; Chuẩn mực số 30 - "Lãi trên cổ phiếu". Bốn chuẩn mực này được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
Hướng dẫn thực hiện quy định về mức lương tối thiểu (SMS: 201391) - Theo Công văn số 190/LĐTBXH-TL ra ngày 17/01/2006 về việc triển khai thực hiện Nghị định 03/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn: sau khi tăng mức lương tối thiểu theo Nghi định 03/2006/NĐ-CP, các chế độ không được xoá bỏ hoặc cắt giảm là các chế độ đã được pháp luật lao động quy định như: tiền lương trả khi khi làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; tiền lương hoặc phụ cấp trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại...; còn đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thoả thuận trọng hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp...
|