Số 02.2014 (663) ngày 14/01/2014

 

SỐ 02 (663) - THÁNG 01/2014

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

 

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong số này:

LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG-PHỤ CẤP

 

LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG-PHỤ CẤP

 

1

01/2014/TT-BLĐTBXH

Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

 

* Trường hợp DN cho thuê lại lao động được chuyển trụ sở

Trang 2

ĐẦU TƯ

 

ĐẦU TƯ

 

2

01/2014/TT-BKHĐT

Thông tư 01/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ

 

* Hướng dẫn thẩm định đối với viện trợ phi dự án

Trang 2

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

3

01/2014/TT-NHNN

Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá

 

* Các trường hợp không được quản lý kho quỹ ngân hàng

Trang 3

4

04/2014/TT-BTC

Thông tư 04/2014/TT-BTC quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

 

* Quy định về thẩm tra quyết toán dự án sử dụng ngân sách Nhà nước

Trang 3

5

01/2014/TT-BTC

Thông tư 01/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số

 

* Chi hoa hồng đại lý xổ số tối đa bằng 15% giá trị vé đã bán

Trang 3

6

216/2013/TT-BTC

Thông tư 216/2013/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2011/TT-BTC ngày 16/03/2011 quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán

 

* Quỹ mở đóng phí giám sát tài sản theo giá thỏa thuận

Trang 4

7

39/2013/TT-NHNN

Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

* Nguyên tắc trích lập khoản dự phòng rủi ro

Trang 4

8

35/2013/TT-NHNN

Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền

 

* Đá quý có giá trị 300 triệu đồng phải khai báo hải quan

Trang 4

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

9

45/QĐ-TTg

Quyết định 45/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

 

* Năm 2020, cả nước có 12 trung tâm cứu hộ động vật

Trang 5

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

Y TẾ-SỨC KHỎE

 

10

68/QĐ-TTg

Quyết định 68/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

 

* Đến 2020, 100% cơ sở kinh doanh thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt

Trang 5

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

 

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

 

11

22/2013/TT-BTP

Thông tư 22/2013/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 28/03/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

 

* Các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài phải đến trung tâm tư vấn

Trang 5

TƯ PHÁP-HỘ TỊCH

 

TƯ PHÁP-HỘ TỊCH

 

12

719/2014/
UBTVQH13

Nghị quyết 719/2014/UBTVQH13 hướng dẫn thực hiện khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

* Quy định về bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam

Trang 6

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 12/2013, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS12/2013 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

 

Ü Lao động-Tiền lương-Phụ cấp:


TRƯỜNG HỢP DN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG ĐƯỢC CHUYỂN TRỤ SỞ

Theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động, doanh nghiệp (DN) cho thuê lại lao động được quyền chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện trước thời hạn khi có hỏa hoạn; sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại; giải tỏa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc trong các trường hợp bất khả kháng khác.

Khi chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, DN phải có văn bản thông báo gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, kèm theo giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn (trường hợp do hỏa hoạn; sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại) hoặc giấy tờ công nhận của cơ quan có thẩm quyền
 

 

(trường hợp do các nguyên nhân bất khả kháng khác).

Trước ngày 20/06 và 20/12 hàng năm, DN có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình, kết quả việc thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động về Vụ Pháp chế Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UBND cấp tỉnh nơi DN đặt trụ sở chính. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi DN đặt trụ sở chính có yêu cầu; trường hợp xảy ra tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động chết người đối với người lao động thuê lại trong quá trình cho thuê lại lao động hoặc DN cho thuê, bên thuê lại xảy ra tranh chấp lao động; đình công..., DN gửi báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động đến Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan, đơn vị có liên quan.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2014.
 

Ü Đầu tư:


HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH ĐỐI VỚI VIỆN TRỢ PHI DỰ ÁN

Ngày 09/01/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Theo quy định của Thông tư này, trường hợp viện trợ phi dự án có quy mô tương đương dưới 20.000 đô la Mỹ, cơ quan chủ quản không phải tiến hành tổ chức thẩm định mà chỉ căn cứ quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ của cấp có thẩm quyền để quyết định phê duyệt khoản viện trợ phi dự án này.

Đối với viện trợ phi dự án có quy mô tương đương từ 20.000 đô la Mỹ trở lên, việc thẩm định văn kiện viện trợ phi dự án thực hiện theo quy định của pháp luật, với các nội dung thẩm định chính như: Tính hợp lý của dự án về bối cảnh và sự cần thiết; mục tiêu của dự án so với chính sách ưu tiên ở cấp quốc gia và cấp Bộ, ngành và địa phương; kết quả hoặc sản phẩm đầu ra dự kiến so với mục tiêu đề ra của dự án; quy mô và mức độ đảm bảo vốn của dự án, cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với dự án; thời gian thực hiện; các giải pháp thực hiện
 

 

và các yếu tố cần thiết để đảm bảo phát huy tác động của dự án sau khi kết thúc…

Hồ sơ thẩm định bao gồm: Tờ trình đề nghị thẩm định văn kiện chương trình, dự án của cơ quan chủ quản (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) hoặc của chủ dự án (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản); quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ của cấp có thẩm quyền; văn kiện chương trình, dự án; bản dịch bằng tiếng Việt (đối với các tài liệu bằng tiếng nước ngoài); ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan, nhà tài trợ (nếu có) trong quá trình lập văn kiện chương trình, dự án và các tài liệu chứng minh năng lực tài chính, phương án trả nợ và các tài liệu khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (đối với các chương trình, dự án thuộc đối tượng vay lại).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/02/2014.

 

Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng:


CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC QUẢN LÝ KHO QUỸ NGÂN HÀNG

Không được bố trí vợ, chồng, bố, mẹ, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (kể cả anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng) của Giám đốc, Phó Giám đốc làm thủ quỹ, thủ kho tiền hoặc bố trí những người có quan hệ vợ chồng, bố mẹ, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột cùng tham gia giữ chìa khóa cửa kho tiền; cùng tham gia kiểm kê, kiểm đếm tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá hoặc cùng công tác trên 01 xe hay 01 đoàn xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá là nội dung quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định chi tiết về quản lý kho tiền và quầy giao dịch. Theo đó, những người có nhiệm vụ vào quầy giao dịch tiền mặt hoặc kho tiền phải mặc bảo hộ lao động hoặc trang phục giao dịch không có túi. Hết giờ làm việc, phải khóa cửa quầy giao dịch và các cửa thuộc khu vực kho tiền; ngoài lực lượng bảo vệ, nhân viên trực điều khiển thiết bị an toàn kho tiền đã được phân công
 

 

(nếu có), không ai được tự ý ở lại một mình tại nơi làm việc trong trụ sở kiêm kho tiền. Trường hợp có yêu cầu làm việc ngoài giờ, ít nhất phải có 02 người, được Giám đốc cho phép bằng văn bản và thông báo cho bộ phận bảo vệ biết.

Mỗi năm 02 lần, vào lúc 0 giờ ngày 01/01 và ngày 01/07, Hội đồng kiểm kê có trách nhiệm kiểm tra toàn diện công tác đảm bảo an toàn kho quỹ và tổng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. Đồng thời, tiến hành kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành và các tài sản khác bảo quản trong kho tiền mỗi tháng 01 lần vào lúc 0 giờ ngày 01 hàng tháng. Riêng đối với tiền mặt thuộc Quỹ tiền mặt của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Quỹ nghiệp vụ phát hành của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và các giấy tờ có giá, tài sản quỹ khác, việc kiểm kê được thực hiện vào cuối giờ làm việc hàng ngày.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2014.

 

QUY ĐỊNH VỀ THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN
SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Ngày 02/01/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BTC quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, với các nội dung như: Xem xét tính pháp lý của hợp đồng kiểm toán; đối chiếu nội dung báo cáo kết quả kiểm toán của dự án đối với nội dung kiểm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định; xem xét những ý kiến mà chủ đầu tư không thống nhất với báo cáo kiểm toán của nhà thầu kiểm toán; kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, việc chấp hành kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra và nhận xét, kiến nghị về quá trình quản lý đầu tư, thực hiện dự án...

Riêng đối với những dự án không thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán, cán bộ thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ pháp lý, nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư của dự án; chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản (nếu có); thẩm tra xác định

 

giá trị tài sản; công nợ, vật tư thiết bị tồn đọng... Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán quyết định việc kiểm tra thực tế tại Ban quản lý dự án và hiện trường xây dựng công trình trong quá trình thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Cơ quan thẩm tra quyết toán, cán bộ trực tiếp thẩm tra quyết toán không chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng do chủ đầu tư và nhà thầu đã nghiệm thu đưa vào báo cáo quyết toán hay đơn giá dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đơn giá trúng thầu đã được người quyết định trúng thầu quyết định, chủ đầu tư và nhà thầu đã thống nhất ghi trong hợp đồng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/02/2014.
 


CHI HOA HỒNG ĐẠI LÝ XỔ SỐ TỐI ĐA BẰNG 15% GIÁ TRỊ VÉ ĐÃ BÁN

Đây là một trong những nội dung chính quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp (DN) kinh doanh xổ số.

Cụ thể, mức chi hoa hồng đại lý do DN kinh doanh xổ số quyết định trong từng thời kỳ, được ghi cụ thể tại hợp đồng đại lý xổ số nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không vượt quá 15% doanh thu bán vé xổ số có thuế của DN (giá trị vé xổ số đã bán); mức phí ủy quyền cho đại lý xổ số trả thưởng cho khách hàng trúng thưởng tối đa không quá 0,2% tổng giá trị giải thưởng mà đại lý xổ số đã thanh toán theo ủy quyền; mức đóng góp hoạt động của Hội đồng Xổ số kiến thiết khu vực tối đa là 60 triệu đồng/năm/công ty/hội đồng (tương đương 05 triệu đồng/tháng)...

 

Cũng theo Thông tư này, DN kinh doanh xổ số được chi hỗ trợ cho công tác phòng chống số đề, làm vé số giả với tổng mức chi tối đa trong năm tài chính không vượt quá 1% tổng doanh thu bán vé có thuế của các DN kinh doanh xổ số đang hoạt động kinh doanh tại khu vực miền Bắc, miền Trung và kinh doanh loại hình sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán hoặc 0,1% tổng doanh thu bán vé có thuế của DN kinh doanh xổ số đang hoạt động kinh doanh tại khu vực miền Nam. Trong đó, mức chi đối với các vụ án đã đưa ra xét xử tối đa là 20 triệu đồng/vụ án; đối với các vụ xử phạt vi phạm hành chính, tối đa bằng 50% số tiền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không vượt quá 05 triệu đồng/vụ án.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2014.


QUỸ MỞ ĐÓNG PHÍ GIÁM SÁT TÀI SẢN THEO GIÁ THỎA THUẬN

Ngày 31/12/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 216/2013/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 38/2011/TT-BTC ngày 16/03/2011 quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán.

Theo đó, thay vì quy định đối tượng phải nộp phí dịch vụ bảo quản, giám sát tài sản là công ty đầu tư chứng khoán, Quỹ đầu tư chứng khoán như trước đây, Thông tư này chỉ rõ, đối tượng nộp phí bao gồm Quỹ đóng, Quỹ thành viên và công ty đầu tư chứng khoán. Mức thu phí đối với dịch vụ bảo quản, giám sát tài sản của các đối tượng này vẫn được giữ nguyên, tối đa bằng 0,15% giá trị tài sản giám sát. Đặc biệt, Thông tư đã bổ sung quy định dịch vụ bảo quản, giám sát tài sản của Quỹ mở

 

thực hiện thu theo giá thỏa thuận.

Ngoài nội dung nêu trên, các nội dung khác vẫn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2011/TT-BTC ngày 16/03/2011, cụ thể như: Mức thu phí bảo lãnh phát hành là từ 0,5% - 2% tổng giá trị bảo lãnh phát hành đối với cổ phiếu; phí quản lý quỹ đầu tư tối đa bằng 2% giá trị tài sản ròng của quỹ hoặc giá trị tài sản ròng của danh mục/năm; phí đại diện người sở hữu trái phiếu tối đa bằng 0,1% tổng giá trị trái phiếu phát hành…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2014.
 


NGUYÊN TẮC TRÍCH LẬP KHOẢN DỰ PHÒNG RỦI RO

Theo Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của NHNN Việt Nam, hàng năm, NHNN trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu, chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro sao cho số dư dự phòng rủi ro sau thời điểm trích lập không vượt quá số dự phòng rủi ro cần phải trích lập.

Khoản dự phòng rủi ro này được sử dụng chung để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và tổ chức bảo hiểm (nếu có). Trường hợp không đủ, việc xử lý phần còn thiếu sẽ được thực hiện theo quy định tại Chế độ tài chính hiện hành của NHNN.

 

NHNN được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với các khoản tổn thất về tiền, vàng và các tài sản khác gửi tại ngân hàng nước ngoài do nguyên nhân bất khả kháng; tổn thất do giảm giá chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và tổn thất do những nguyên nhân khách quan như đối tác phát hành chứng khoán bị thiên tai, giải thể...; các khoản tổn thất về khoản phải thu trong quá trình hoạt động có đủ bằng chứng tin cậy là không còn đối tượng để thu hoặc đối tượng phải thu không còn khả năng thanh toán; các khoản tổn thất trong khi thực hiện hoạt động thanh toán như sự cố kỹ thuật mạng thanh toán, công nghệ và các khoản tổn thất về tiền, vàng, tài sản quý, giấy tờ có giá phát sinh trong hoạt động ngân quỹ...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014.


ĐÁ QUÝ CÓ GIÁ TRỊ 300 TRIỆU ĐỒNG PHẢI KHAI BÁO HẢI QUAN

Ngày 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, quy định kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng có giá trị 300 triệu đồng phải khai báo hải quan.

Trong đó, kim loại quý (trừ vàng) bao gồm: Bạc, bạch kim; đồ mỹ nghệ, đồ trang sức bằng bạc, bạch kim; các loại hợp kim có bạc, bạch kim; đá quý gồm: Kim cương, ruby, saphia và ê-mơ-rốt. Đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng, mức giá trị phải khai báo hải quan được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thông tư cũng quy định, trường hợp khách hàng có mức độ rủi ro cao, không có ảnh hưởng chính trị; không có quan hệ ngân hàng đại lý với ngân hàng đối tác
 

 

nước ngoài hoặc không thực hiện các giao dịch liên quan tới công nghệ mới..., ngoài việc phải áp dụng một số biện pháp nhận biết theo quy định của pháp luật, đối tượng báo cáo còn phải áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường như: Giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng có rủi ro cao; cập nhật thông tin định kỳ ít nhất 06 tháng/lần hoặc khi đối tượng báo cáo biết thông tin về khác hàng đã có sự thay đổi và thu thập bổ sung các thông tin về mức thu nhập trung bình hàng tháng trong 06 tháng gần nhất của khách hàng; tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của cơ quan, tổ chức hoặc chủ cơ sở nơi làm việc hoặc có thu nhập chính... (đối với khách hàng là cá nhân); ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo doanh thu chính; báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất (đối với khách hàng là tổ chức)...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2014.
 

Ü Tài nguyên-Môi trường:


NĂM 2020, CẢ NƯỚC CÓ 12 TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT

Nhằm mục tiêu đến năm 2020, bảo tồn và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả được 0,57 triệu ha diện tích rừng nguyên sinh tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ; bảo vệ và phát triển bền vững khoảng 60.000 ha diện tích rừng ngập mặn tự nhiên; xây dựng kế hoạch phát triển 12 trạm/trung tâm cứu hộ động vật trên phạm vi cả nước và 03 ngân hàng gen tại vùng đồng bằng sông Hồng..., ngày 08/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 45/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch được thực hiện trên 08 vùng địa lý trong phạm vi cả nước theo 04 đối tượng: Hệ sinh thái tự nhiên; khu bảo tồn; cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học với các nội dung chính như: Thành lập và đưa vào hoạt động 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích khoảng 506 ha ở vùng Đông Bắc; nâng cấp, thành lập 01 trung tâm cứu hộ động vật, 01 vườn cây thuốc khu vực Tây Bắc và 02 trung tâm cứu hộ động vật, 01 vườn thực vật, 01 vườn động vật,
 

 

01 vườn cây thuốc, 03 ngân hàng gen ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; phát triển bền vững 30.000 ha hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên, hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Phú Quốc...

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan có trách nhiệm điều tra, nghiên cứu xác định các tiêu chí phân vùng sinh thái trên phạm vi cả nước; xác định các vùng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện Quy hoạch, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Ü Y tế-Sức khỏe:

ĐẾN 2020, 100% CƠ SỞ KINH DOANH THUỐC
ĐẠT TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH TỐT

Đây là một trong những mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Nhằm mục tiêu đến năm 2020, 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn tốt; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ; 50% bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương có bộ phận dược lâm sàng và 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng..., Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp về xây dựng pháp luật, cơ chế
 

 

chính sách; giải pháp về thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện tổ chức; về đầu tư; khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo...

Cụ thể như: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện đại; khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng điểm nhằm phát triển công nghiệp dược; đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, biên giới, hải đảo; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
 

Ü Hôn nhân gia đình:

CÁC TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
PHẢI ĐẾN TRUNG TÂM TƯ VẤN

Ngày 31/12/2013, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Thông tư quy định, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó, người nước ngoài kết hôn lần thứ ba hoặc đã kết hôn và ly hôn với vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam; 02 bên chưa hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước hoặc 02 bên chênh lệch nhau từ 20 tuổi trở lên, phải có Giấy xác nhận đã được tư vấn, hỗ trợ do Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cung cấp.

Trường hợp công dân Việt Nam thông thạo ngôn ngữ người nước ngoài sử dụng
 

 

hoặc người nước ngoài thông thạo tiếng Việt, đồng thời kết quả phỏng vấn tại Sở Tư pháp cho thấy 02 bên có sự hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau, hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân gia đình của mỗi nước, thì không phải bổ sung Giấy xác nhận của Trung tâm.

Cũng theo Thông tư này, việc thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phải đảm bảo một số điều kiện nhất định như: Địa điểm hoạt động có thể độc lập với địa điểm mở lớp tư vấn, hỗ trợ, nhưng phải bảo đảm về diện tích, tiện nghi làm việc, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương; phải có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chuyên trách...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/02/2014.

 

Ü Tư pháp-Hộ tịch:

QUY ĐỊNH VỀ BỔ NHIỆM ĐẠI SỨ ĐẶC MỆNH
TOÀN QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Ngày 06/01/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 719/2014/UBTVQH13 hướng dẫn thực hiện khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta do Chủ tịch nước quyết định căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền; tờ trình này trước khi được đưa ra thảo luận phải được thẩm tra bởi Ủy ban đối ngoại của vụ Quốc hội.

Cũng theo Nghị quyết này, từ ngày 01/01/2014, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,

 

cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) được thực hiện theo trình tự sau: Chánh án TANDTC trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán TANDTC; sau khi tờ trình được thẩm tra bởi Ủy ban Tư pháp, Quốc hội thảo luận và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị; căn cứ vào Nghị quyết này, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức Thẩm phán TANDTC.

Riêng đối với Thẩm phán TANDTC, Thẩm phán tòa án quân sự và các tòa án khác đã được bổ nhiệm trước ngày 01/01/2014, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến hết nhiệm kỳ, trừ trường hợp luật mới có quy định khác.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
 

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.