Số 01.2012 (562) ngày 03/01/2012

 

SỐ 01 (562) - THÁNG 01/2012

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong s này:

CHÍNH PHỦ

 

1

125/2011/NĐ-CP

Nghị định 125/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân

 

* Cơ chế tổ chức, quản lý của trường đào tạo, bồi dưỡng

Trang 2

2

2474/QĐ-TTg

Quyết định 2474/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

 

* Từng bước giải quyết chỗ ở cho thanh niên khu công nghiệp và trường học

Trang 2

3

2473/QĐ-TTg

Quyết định 2473/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"

 

* Dự kiến đến 2020, Việt Nam đón trên 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế

Trang 2

4

124/2011/NĐ-CP

Nghị định 124/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch

 

* Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho công trình cấp nước

Trang 3

5

123/2011/NĐ-CP

Nghị định 123/2011/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm

 

* Kinh doanh bảo hiểm phải có vốn pháp định tối thiểu 300 tỷ đồng

Trang 3

6

73/2011/QĐ-TTg

Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập...

 

* Tăng phụ cấp đặc thù cho công chức, viên chức ngành Y tế

Trang 3

7

2471/QĐ-TTg

Quyết định 2471/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030

 

* Đến 2020, phấn đấu cân bằng cán cân thương mại

Trang 4

BỘ TÀI CHÍNH

 

 

 

8

197/2011/TT-BTC

Thông tư 197/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng thuộc nhóm 2710...

 

* Tăng thuế nhập khẩu xăng dầu trở lại mức 4%

Trang 4

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

 

 

9

41/2011/TT-BLĐTBXH

Thông tư 41/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH...

 

* Doanh nghiệp được tự in thẻ an toàn lao động

Trang 4

BỘ TƯ PHÁP

 

 

 

10

25/2011/TT-BTP

Thông tư 25/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng...

 

* Hướng dẫn thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật

Trang 4

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 12/2011, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS12/2011 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

CƠ CHẾ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Ngày 30/12/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 125/2011/NĐ-CP quy định về trường của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

Theo đó, các trường này khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân thì thực hiện theo các quy định của pháp luật về giáo dục đối với chương trình giáo dục tương ứng.

Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên khi được thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, sĩ

 

quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, công nhân viên công an nhân dân thì tuân thủ các quy định có liên quan của Nghị định này.

Trường đào tạo, bồi dưỡng chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức và hoạt động của cơ quan cấp trên trực tiếp phù hợp với quy định của pháp luật; chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý Nhà nước và chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND các cấp nơi trường đặt trụ sở...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2012.
 

TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT CHỖ Ở CHO THANH NIÊN
KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TRƯỜNG HỌC

Ngày 30/12/2011, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 2474/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 góp phần bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người, nhằm mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cap đáp ứng

 

yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Cụ thể, trong giai đoạn này, Chiến lược hướng đến giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên; từng bước giải quyết chỗ ở cho thanh niên ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và trường học; từng bước nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc cho thanh niên; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ; hình thành đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

DỰ KIẾN ĐẾN 2020, VIỆT NAM ĐÓN NHẬN TRÊN 10
TRIỆU LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 trên quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển.

Chiến lược đưa ra mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch phải có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.

Mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch đạt 11,5 - 12%;

 

đến 2020, Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 - 5 sao; tạo ra khoảng 03 triệu việc làm trong đó 870.000 lao động trực tiếp làm du lịch.

Hệ thống sản phẩm du lịch được nâng cao về chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch xanh, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

MIỄN TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT
CHO CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Trong đó, đáng chú ý là Chính phủ đã bổ sung quy định miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với công trình cấp nước, gồm: Công trình khai thác, xử lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước; các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước.

Dự án đầu tư xây dựng cấp nước được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án cấp nước tại các đô thị; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng

 

và một phần chi phí đầu tư xây dựng công trình khi triển khai dự án cấp nước cho những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, dân tộc ít người, miền núi, hải đảo; ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi dự án đầu tư cấp nước; ưu tiên hỗ trợ lãi suất sau đầu tư các dự án cấp nước sử dụng vốn vay thương mại.

Cũng theo Nghị định này, giá nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch (bao gồm cả chi phí duy trì đầu nối) nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.

Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2012.

KINH DOANH BẢO HIỂM PHẢI CÓ VỐN PHÁP
ĐỊNH TỐI THIỂU 300 TỶ ĐỒNG

Ngày 28/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 123/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007.

Theo Nghị định này, mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp chỉ kinh doanh loại hình bảo hiểm sức khỏe là 300 tỷ đồng.

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng; mức vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 700 tỷ đồng; doanh nghiệp kinh doanh cả 03 loại hình tái bảo hiểm

 

nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe phải có vốn pháp định là 1.100 tỷ đồng.

Tổ chức Việt Nam thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) bảo hiểm, công ty TNHH môi giới bảo hiểm phải là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2.000 tỷ đồng trong trường hợp thành lập công ty TNHH một thành viên, và tổng tài sản tối thiểu tương đương 1.500 tỷ đồng trong trường hợp thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên; doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục trước năm xin nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập...

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2012.
 

TĂNG PHỤ CẤP ĐẶC THÙ CHO CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Cụ thể, chế độ phụ cấp thường trực, người lao động thường trực 24/24 giờ sẽ được hưởng mức phụ cấp 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt tăng thêm 45.000 đồng/người/phiên trực so với quy định trước đây. 

Đối với bệnh viện hạng II, người lao động thường trực 24/24 giờ sẽ được hưởng mức phụ cấp 90.000 đồng/người/phiên trực thay cho mức cũ là 35.000 đồng/người/phiên trực. Đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương là 65.000 đồng/người/phiên trực; trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y là 25.000 đồng/người/phiên trực (quy định tương ứng trước đây là 25.000 đồng và 10.000 đồng/người/phiên trực).

Về phụ cấp chống dịch, người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia

 

chống dịch; trực tiếp tham gia khám, chuẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám chữa bệnh truyền nhiễm được hưởng phụ cấp 150.000 đồng/ngày/người đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; 100.000 đồng/ngày/người đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và 75.000 đồng/ngày/người đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C.

Đặc biệt, chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật sẽ được tăng thêm rất nhiều so với quy định cũ, cụ thể, tùy loại phẫu thuật (loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III), mức phụ cấp cho người mổ chính, người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính sẽ lần lượt là 280.000 đồng, 125.000 đồng, 65.000 đồng, 50.000 đồng/người/phẫu thuật thay cho mức đang áp dụng là 70.000 đồng, 35.000 đồng, 25.000 đồng và 20.000 đồng/người/phẫu thuật...

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2012; bãi bỏ Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 và Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 22/07/2009.
 

ĐẾN 2020, PHẤN ĐẤU CÂN BẰNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

Ngày 28/12/2011, Thủ tướng đã ra Quyết định số 2471/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030 trên quan điểm phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, cân bằng cán cân thương mại.

Mục tiêu đến 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 03 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân đạt 11 - 12%/năm; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn xuất khẩu; giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát

 

nhập siêu dưới 10% kim ngạch nhập khẩu vào năm 2015.

Để đạt được mục tiêu đó, Thủ tướng chỉ đạo phải chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
 

TĂNG THUẾ NHẬP KHẨU XĂNG DẦU TRỞ LẠI MỨC 4%

Sau 10 tháng được miễn thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ bắt đầu phải đóng thuế trở lại với mức 4 - 5% là nội dung được đề cập trong Thông tư 197/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/12/2011 hướng dẫn thực hiện thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ.
 

 

Cụ thể, kể từ ngày 28/12/2011, các mặt hàng xăng động cơ nhập khẩu (bao gồm cả xăng pha chì, không pha chì, xăng máy bay…) được áp thuế suất 4%, thay vì 0% như hiện hành; thuế suất đối với dầu diesel lên mức 5% kể từ ngày 01/01/2012; một số loại nhiên liệu khác vẫn giữ thuế suất nhập khẩu là 0%.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/12/2011.

DOANH NGHIỆP ĐƯỢC TỰ IN THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Ngày 28/12/2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Theo đó, thẩm quyền in và phát hành thẻ an toàn lao động trước đây thuộc quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì nay được giao cho người sử dụng lao động in và quản lý; chỉ trừ trường hợp người sử dụng lao động không thể tự in được thẻ an toàn lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mới cung cấp theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm cấp thẻ an toàn lao động cho người lao

 

động (kể cả người lao động hành nghề tự do) làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động, vệ sinh lao động sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu.

Hàng năm, cơ sở sử dụng lao động cũng phải báo cáo danh sách người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan chủ quản để quản lý, theo dõi; tổng hợp và báo cáo định kỳ công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định.

Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2012.
 

HƯỚNG DẪN THỂ THỨC, KỸ THUẬT TRÌNH BÀY
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.

Theo đó, tùy theo nội dung văn bản có phạm vi điều chỉnh rộng hoặc hẹp có thể lựa chọn một trong các cách bố cục: Phần, chương, mục, điều, khoản hoặc ít cấp cấu trúc hơn nhưng phải có tiêu đề (là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, điều).

Việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục phải đảm bảo nguyên tắc: Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể; quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục; quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài; quy định phổ biến được trình 

 

bày trước quy định đặc thù...

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; từ ngữ được sử dụng phải là từ ngữ phổ thông; không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục; không sử dụng từ ngữ nước ngoài; văn bản phải sử dụng ngôn ngữ viết; cách diễn đạt phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu; từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2012 và thay thế các quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/05/2005.

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.