Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nội dung này được quy định tại Nghị định 44/2025/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 44/2025/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Nghị định 44/2025/NĐ-CPcó hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2025. Các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2025.
Khoản 3 Điều luật này quy định về việc bãi bỏ các Nghị định dưới đây khi Nghị định 44/2025/NĐ-CP có hiệu lực:
(1) Nghị định 51/2016/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(2) Nghị định 52/2016/NĐ-CP quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(3) Nghị định 53/2016/NĐ-CP quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước;
(4) Nghị định 21/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 51/2016/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định 52/2016/NĐ-CP quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(5) Nghị định 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
(6) Nghị định 87/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
(7) Nghị định 64/2023/NĐ-CP bổ sung Nghị định 87/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung Nghị định 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
(8) Nghị định 121/2016/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 - 2020;
(9) Nghị định 74/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 121/2016/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 - 2020;
(10) Nghị định 82/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi Nghị định 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Nghị định 74/2020/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội;
(11) Nghị định 79/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Nghị định 74/2020/NĐ-CP và Nghị định 82/2021/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Công văn 93/CT-TCCB của Cục Thuế về việc công tác tổ chức cán bộ được ban hành ngày 10/3/2025.
Theo đó, Cục Thuế đề nghị các Chi cục Thuế khu vực triển khai một số nội dung trong công tác tổ chức cán bộ, trong đó có việc đề xuất nhân sự Phó Trưởng phòng thuộc Chi cục Thuế khu vực, Phó Đội trưởng Đội Thuế liên huyện theo các nguyên tắc, tiêu chí được hướng dẫn tại Công văn 06/CT-TCCB ngày 05/3/2025 để đảm bảo tính ổn định, kế thừa.
Để việc bố trí, sắp xếp đối với cấp phó vừa đảm bảo tính ổn định, kế thừa theo các nguyên tắc, tiêu chí được hướng dẫn; vừa hài hòa số lượng lãnh đạo tại các đơn vị, tại Công văn 93/CT-TCCB, Cục Thuế đề nghị các Chi cục Thuế khu vực thực hiện một số nội dung như sau:
(1) Đối với địa bàn được sáp nhập:
- Bố trí, sắp xếp Phó Trưởng phòng thuộc Cục Thuế (cũ) tại địa bàn được sáp nhập sang các Phòng thuộc Chi cục Thuế khu vực đặt tại trụ sở chính nếu cá nhân có đơn đăng ký thì điều chuyển, đảm bảo nguyên tắc đã được hướng dẫn tại Công văn số 06/CT-TCCB ngày 05/3/2025.
- Đối với các Phó Trưởng phòng còn lại: Giao tập thể Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực bàn bạc để thống nhất phương án bố trí một số Phó Trưởng phòng đến các Đội Thuế liên huyện thuộc địa bàn sau khi đã bố trí đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các Phòng Thanh tra, kiểm tra; Phòng Quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp; tại Bộ phận một cửa.
(2) Đối với địa bàn đặt trụ sở chính: Việc bố trí, sắp xếp Phó Trưởng phòng thuộc Cục Thuế (cũ); Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế (cũ) tiếp tục thực hiện theo các nguyên tắc, tiêu chí được hướng dẫn tại Công văn số 06/CT-TCCB ngày 05/3/2025.
(3) Ngay khi Cục Thuế có quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng thuộc Chi cục Thuế khu vực, Đội trưởng Đội Thuế cấp huyện; Chi cục Thuế khu vực thống nhất trong tập thể Lãnh đạo Chi cục Thuế để trình báo cáo Cục Thuế phương án nhân sự Phó Trưởng phòng thuộc Chi cục Thuế khu vực; Phó Đội trưởng Đội Thuế cấp huyện (bao gồm cả phương án bố trí đối với các đồng chí Trưởng phòng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong bộ máy cũ không được bố trí cấp trưởng trong bộ máy mới) để Cục Thuế xem xét, bổ nhiệm.
Nội dung này quy định tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP (ban hành và có hiệu lực từ 15/3/2025) đã sửa đổi, bổ sung Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP về đối tượng áp dụng chính sách nghỉ hưu trước tuổi trong quá trình tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, 04 nhóm đối tượng mới được bổ sung vào diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
Nhóm đối tượng đầu tiên được bổ sung là cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sắp xếp nhân sự lãnh đạo, quản lý.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và lực lượng vũ trang
Nhóm thứ hai bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước trước ngày 15/1/2019.
- Lực lượng vũ trang có thời gian còn đủ 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu.
Những đối tượng này không chịu tác động trực tiếp từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng cần được tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ.
3. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ
Nhóm đối tượng thứ ba là những người làm việc trong chỉ tiêu biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Những cá nhân này chịu tác động trực tiếp từ việc sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.
4. Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm hoặc có thời gian công tác còn từ 2,5 năm đến 5 năm đến tuổi nghỉ hưu
Nhóm thứ tư bao gồm:
- Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm.
- Cán bộ đủ điều kiện tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, nhưng thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội chỉ còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến tuổi nghỉ hưu.
- Cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy, còn 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu và có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng.
Những cán bộ thuộc nhóm này cần có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền để được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi.
Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp áp dụng chính sách nghỉ hưu trước tuổi bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, cụ thể:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
(2) Cán bộ, công chức cấp xã;
(3) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức;
(4) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
(5) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
(6) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Đây là nội dung tại Công văn 1456/BYT-VPB1 ngày 13/3/2025 về trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ngãi sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, cử tri tỉnh Quảng Ngãi đã có kiến nghị như sau: Đề nghị nghiên cứu xây dựng Bảng lương đặc thù cho ngành y tế, trong đó cần phải lượng hóa được các yếu tố đặc thù ngành (thời gian đào tạo, bồi dưỡng để hành nghề nhiều hơn so với các ngành khác, áp lực công việc cao, môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm,...).
Cần bổ sung phụ cấp thâm niên nghề cho cán bộ, viên chức ngành y tế, nâng mức lương khởi điểm cho Bác sĩ, Thạc sĩ mới ra trường; nâng mức tiền trực cho y, bác sĩ, cán bộ y tế.
Theo đó, tại Công văn 1456/BYT-VPB1, Bộ Y tế có trả lời kiến nghị về việc xây dựng bảng lương và nâng mức lương khởi điểm cho Bác sĩ, Thạc sĩ mới ra trường như sau:
Thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Bộ Y tế đã báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, Bộ Nội vụ đề xuất các chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh.
Khi xây dựng bảng lương chuyên môn nghiệp vụ, Bộ Y tế đã có Công văn 1731/BYT-TCCB ngày 05/4/2024 gửi Bộ Nội vụ đề xuất:
(1) Bổ sung thêm đối tượng bác sĩ chính (hạng II), bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II), dược sĩ chính (hạng II) vào Nhóm 3;
(2) Bổ sung thêm đối tượng bác sĩ (hạng III), bác sĩ y học dự phòng (hạng III), dược sĩ (hạng III) vào Nhóm 5.
Do các đối tượng này có thời gian đào tạo dài, điểm đầu vào thường cao hơn so với các trường khác và thực tập chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian học với cường độ cao, tiếp xúc nhiều với nguồn lây bệnh, môi trường độc hại, nguy hiểm.
Yêu cầu khối lượng học tập bằng tín chỉ của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương bậc 7; yêu cầu khối lượng học tập bằng tín chỉ của bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính, dược sĩ chính đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương bậc 8 theo quy định tại Quyết định 1982/QĐ-TTg ban hành phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung này chưa được xem xét.
Thực hiện Kết luận 83-KL/TW về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đề xuất nội dung này sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước và Bộ Nội vụ.
Bên cạnh đó, về chế độ trực và phụ cấp cho cán bộ y tế, hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng Nghị định quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù trong đó có chế độ trực đối với viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập; chế độ phụ cấp chống dịch và chế độ hỗ trợ nhân viên y tế thôn, bản, tổ dân phố; dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6/2025.
Ngày 11/3/2025, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 223/BNV-TCBC về việc phạm vi và đối tượng áp dụng tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cụ thể, trong quá trình thực hiện Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, một số Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan có văn bản gửi Bộ Nội vụ xin ý kiến về phạm vi, đối tượng áp dụng Nghị định 178/2024/NĐ-CP. Về vấn đề này, tại Công văn 223/BNV-TCBC, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương tại Kết luận 121-KL/TW; Kết luận 126-KL/TW và Chính phủ tại Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18; Công văn 31/CV-BCĐTKNQ182 về việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW.
Hiện nay, căn cứ Thông báo 75-TB/TW của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024/NĐ-CP, trình Chính phủ ban hành, làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương thống nhất thực hiện.
Trước đó, tại Thông báo 75-TB/TW ngày 07/3/2025, Bộ Chính trị đã cơ bản đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng Nghị định 178/2024/NĐ-CP để xử lý một số bất cập về chính sách.
Đây là nội dung được Bộ Chính trị đề cập đến Kết luận 128-KL/TW về chủ trương công tác cán bộ ban hành ngày 07/3/2025.
Tại Kết luận 128-KL/TW, Bộ Chính trị kết luận một số nội dung như sau:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận 121-KL/TW; Kết luận 126-KL/TW, và Kết luận 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
- Kể từ ngày 07/3/2025 cho đến khi hoàn thành việc thực hiện đề án không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện và sáp nhập, hợp nhất một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; thực hiện sắp xếp, tinh gọn các cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; thống nhất chủ trương:
(1) Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương: Tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức này và các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
(2) Đối với cấp tỉnh: Tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, cho chủ trương kiện toàn chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố;
Kiện toàn, bổ sung cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 và lãnh đạo cấp trường, cấp phó Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
(3) Đối với cấp huyện, cấp xã: Tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức vụ lãnh đạo, quản lý và kiện toàn, bổ sung cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, bí thư, phó bí thư cấp huyện, cấp xã.
Trường hợp đặc biệt, thật sự cần thiết phải kiện toàn, bổ sung đối với một số chức danh được thực hiện như sau:
- Chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; kiện toàn, bổ sung ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương thì các cấp ủy, tổ chức đảng báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét từng trường hợp để cho chủ trương thực hiện quy trình kiện toàn, bổ sung nhân sự.
- Chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện thì ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh báo cáo, xin ý kiến Ban Tổ chức Trung ương trước khi thực hiện quy trình kiện toàn, bổ sung nhân sự theo quy định.
- Chức danh bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã thì giao ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng, toàn diện trước khi quyết định và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị về quyết định của mình.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị 01/CT-UBND của UBND TP Hà Nội về cá thể hóa trách nhiệm của người để xảy ra tình trạng chậm trễ giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.
Tại Chỉ thị 01/CT-UBND Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo để tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả.
Một trong những yêu cầu quan trọng trong chỉ thị này là việc cá thể hóa trách nhiệm trong giải quyết TTHC.
Cụ thể, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC. Nếu có sự chậm trễ hoặc phiền hà trong công việc giải quyết thủ tục hành chính, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, kể cả khi lỗi này là do cấp dưới thực hiện.
Đối với công chức, viên chức trực tiếp giải quyết TTHC, phải tuân thủ đúng quy định pháp luật và các quy trình đã được công bố. Mỗi công chức, viên chức sẽ chịu trách nhiệm cá nhân trong từng hồ sơ, thủ tục được giao xử lý và không được tự ý kéo dài thời gian giải quyết nếu không có lý do chính đáng.
Đặc biệt, một trong những điểm mới được quy định rõ ràng là việc xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với các công chức, viên chức vi phạm.
Nếu có sự chậm trễ, phiền hà, hoặc hành vi sách nhiễu, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới, thậm chí có thể bị miễn nhiệm hoặc cách chức. Công chức, viên chức vi phạm có thể bị xử lý với các hình thức từ phê bình, cảnh cáo, đình chỉ công tác cho đến buộc thôi việc.
Đây là một giải pháp mạnh mẽ nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực trong công tác giải quyết thủ tục hành chính tại Hà Nội.
Để đảm bảo việc triển khai hiệu quả, thành phố cũng yêu cầu tăng cường công tác giám sát và kiểm tra. Các cơ quan, đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất, đồng thời khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia giám sát thông qua các kênh trực tuyến.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học, ban hành ngày 07/3/2025.
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 13 tại Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định về việc quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy như sau:
- Giáo viên tham gia dạy phụ đạo cho học sinh hoặc dạy thêm cho học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt theo kế hoạch giáo dục của nhà trường, thì 01 tiết dạy trực tiếp được quy đổi tối đa không quá 1,5 tiết định mức.
- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào quy mô tổ chức của lớp phụ đạo hoặc lớp học thêm, năng lực của học sinh trong lớp phụ đạo hoặc lớp học thêm để xác định cụ thể việc quy đổi tiết dạy theo quy định tại khoản này sau khi có ý kiến thống nhất của Hội đồng trường.
Đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh tham gia Hội khỏe Phù đổng, bồi dưỡng học sinh tham gia Hội thao Giáo dục Quốc phòng và An ninh, hướng dẫn học sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường thì 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) được quy đổi tối đa không quá 02 tiết định mức.
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào quy mô, cấp của kỳ thi để xác định cụ thể việc quy đổi tiết dạy theo quy định tại khoản này sau khi có ý kiến thống nhất của Hội đồng trường.
Giáo viên dạy môn chuyên tại các lớp chuyên trong trường chuyên thì 01 tiết dạy môn chuyên được quy đổi bằng 03 tiết định mức.
Giáo viên được phân công làm ban giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường theo kế hoạch (các cuộc thi hoặc hội thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì 01 tiết tham gia chấm trực tiếp được tính bằng 01 tiết định mức.
Khoản 1, khoản 2 Điều 13 còn quy định về việc quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 01 tiết định mức đối với các hoạt động chuyên mô; quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 1,5 tiết định mức đối với hoạt động chuyên môn sau:\
Đây là nội dung được Chính phủ giao Bộ Tài chính tại Nghị quyết 46/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2025
Tại Nghị quyết 46/NQ-CP, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện các phương án liên quan đến cơ chế tài chính, đặc biệt là việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế thu nhập đặc thù.
Theo chỉ đạo tại văn bản số 873/VPCP-KTTH, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan và địa phương liên quan để hoàn thiện phương án phát hành trái phiếu chính phủ trong quý I năm 2025.
Mục đích là bổ sung nguồn lực cho các dự án hạ tầng trọng điểm, đồng thời triển khai các giải pháp phát hành trái phiếu doanh nghiệp an toàn, hiệu quả và minh bạch. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần chuẩn bị để nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi trong năm 2025.
Đặc biệt, việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế thu nhập đặc thù sẽ được đưa ra xem xét và tổng hợp để đề xuất cấp có thẩm quyền trước ngày 10/3/2025.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần rà soát các chính sách tài chính và xây dựng các quy định hỗ trợ đầu tư để thu hút các dự án công nghệ cao, tạo đà cho phát triển kinh tế trong nước. Tất cả các công việc này đều nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cần tập trung triển khai các nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đối với 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước để bảo đảm hoạt động liên tục.
Nghiên cứu đề xuất việc giao chỉ tiêu tăng trưởng năm 2025 cho một số tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 của cả nước đạt 8% trở lên, trình Chính phủ trước ngày 10/03/2025.
Đồng thời rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị định số 62/2024/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê; triển khai hiệu quả Quỹ hỗ trợ đầu tư, quy định về hậu kiểm trong thực hiện thủ tục đầu tư để thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, sớm đưa dự án vào khai thác. Nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực kinh tế tư nhân, báo cáo Chính phủ trong tháng 3 năm 2025.
Nội dung này được nêu tại Quyết định 571/QĐ-TTg về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp.
Theo Quyết định 571/QĐ-TTg năm 2025, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quá trình tổ chức thực hiện, bảo đảm theo đúng quy định của Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Trong đó, Ban Chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên bao gồm Bộ trưởng các Bộ.
Lãnh đạo Bộ Công an, được giao nhiệm vụ ban hành hướng dẫn thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu, thay đổi địa chỉ cư trú của công dân do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Căn cước công dân và định danh điện tử; việc rà soát, cung cấp số liệu về nhân khẩu thực tế tại ĐVHC các cấp và hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực lý lịch tư pháp.
Có nghĩa, khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Công an sẽ có hướng dẫn thay đổi địa chỉ cư trú của công dân do thay đổi địa giới và tên gọi của các tỉnh sau sáp nhập với CCCD, định danh điện tử.
Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!
Trung tâm luật việt nam - Công ty CP truyền thông quốc tế INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà IC, 82 phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Hotline: 0938 36 1919
Tại TP.HCM: Tầng 3, Tòa nhà PLS, 607-609 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh - Tel: 028. 39950724
Email: [email protected]
Lưu ý:
* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính chất tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn bản.
* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi hủy bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.