Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nội dung này được quy định tại Nghị định 44/2025/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 44/2025/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Nghị định 44/2025/NĐ-CPcó hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2025. Các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2025.
Khoản 3 Điều luật này quy định về việc bãi bỏ các Nghị định dưới đây khi Nghị định 44/2025/NĐ-CP có hiệu lực:
(1) Nghị định 51/2016/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(2) Nghị định 52/2016/NĐ-CP quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(3) Nghị định 53/2016/NĐ-CP quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước;
(4) Nghị định 21/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 51/2016/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định 52/2016/NĐ-CP quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(5) Nghị định 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
(6) Nghị định 87/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
(7) Nghị định 64/2023/NĐ-CP bổ sung Nghị định 87/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung Nghị định 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
(8) Nghị định 121/2016/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 - 2020;
(9) Nghị định 74/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 121/2016/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 - 2020;
(10) Nghị định 82/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi Nghị định 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Nghị định 74/2020/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội;
(11) Nghị định 79/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Nghị định 74/2020/NĐ-CP và Nghị định 82/2021/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Tổng cục Thuế ngày 28/02/2025 đã có Thông báo 275/TB-TCT về việc thay đổi tên cơ quan của Tổng cục Thuế.
Theo đó, căn cứ Quyết định 381/QĐ-BTC ngày 26/02/2025 của Bộ Tài chính uy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế. Tổng cục Thuế thông báo về việc thay đổi tên cơ quan tại Thông báo 275/TB-TCT.
Cụ thể, Tổng cục Thuế sẽ chính thức đổi tên thành Cục Thuế có trụ sở chính tại 1A, Nguyễn Công Trứ, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Thời gian có hiệu lực từ ngày 01/3/2025. Các giao dịch hành chính, tài chính và văn bản gửi đến Tổng cục Thuế vui lòng sử dụng tên mới của cơ quan.
Đề nghị các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan cập nhật thông tin theo nội dung trên để thuận tiện trong quá trình làm việc.
Cục Thuế là một trong 35 đơn vị trực thuộc Bộ Tài Chính từ 01/3/2025, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2025/NĐ-CP. Cục Thuế bao gồm 20 Chi cục Thuế khu vực trên cả nước.
Bộ Tài chính đã ra Quyết định 381/QĐ-BTC ngày 26/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Cục Thuế.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 381/QĐ-BTC năm 2025 về cơ cấu tổ chức sau đây:
Chi cục Thuế tại địa phương được tổ chức theo 20 khu vực. Chi cục Thuế khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được cấp mã cơ quan quản lý thu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chi cục Thuế khu vực I có không quá 19 phòng, Chi cục Thuế khu vực II có không quá 16 phòng. Các Chi cục Thuế khu vực còn lại có bình quân không quá 13 phòng.
Danh sách 20 Chi cục Thuế trên cả nước từ ngày 01/3/2025 được quy định cụ thể về tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của các Chi cục Thuế khu vực tại Phụ lục kèm theo Quyết định 381/QĐ-BTC :
STT | Tên đơn vị | Địa bàn quản lý | Trụ sở chính |
1 | Chi cục Thuế khu vực I | Hà Nội, Hòa Bình | Hà Nội |
2 | Chi cục Thuế khu vực II | Thành phố Hồ Chí Minh | Thành phố Hồ Chí Minh |
3 | Chi cục Thuế khu vực III | Hải Phòng, Quảng Ninh | Hải Phòng |
4 | Chi cục Thuế khu vực IV | Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình | Hưng Yên |
5 | Chi cục Thuế khu vực V | Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình | Hải Dương |
6 | Chi cục Thuế khu vực VI | Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng | Bắc Giang |
7 | Chi cục Thuế khu vực VII | Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang | Thái Nguyên |
8 | Chi cục Thuế khu vực VIII | Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai | Phú Thọ |
9 | Chi cục Thuế khu vực IX | Sơn La, Điện Biên, Lai Châu | Sơn La |
10 | Chi cục Thuế khu vực X | Thanh Hóa, Nghệ An | Nghệ An |
11 | Chi cục Thuế khu vực XI | Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị | Hà Tĩnh |
12 | Chi cục Thuế khu vực XII | Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi | Đà Nẵng |
13 | Chi cục Thuế khu vực XIII | Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng | Khánh Hòa |
14 | Chi cục Thuế khu vực XIV | Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông | Đắk Lắk |
15 | Chi cục Thuế khu vực XV | Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu | Bà Rịa - Vũng Tàu |
16 | Chi cục Thuế khu vực XVI | Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh | Bình Dương |
17 | Chi cục Thuế khu vực XVII | Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long | Long An |
18 | Chi cục Thuế khu vực XVIII | Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng | Bến Tre |
19 | Chi cục Thuế khu vực XIX | An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang | Cần Thơ |
20 | Chi cục Thuế khu vực XX | Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu | Kiên Giang |
Nội dung này được nêu tại Nghị định 49/2025/NĐ-CP quy định ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh ban hành và có hiệu lực ngày 28/02/2025.
Theo Điều 3 Nghị định 49/2025/NĐ-CP, việc áp dụng ngưỡng tiền thuế nợ và thời gian nợ trong các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau:
(1) Cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên và số tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.
(2) Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có số tiền thuế nợ từ 500 triệu đồng trở lên và số tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.
(3) Cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có số tiền thuế nợ quá thời hạn nộp theo quy định và sau thời gian 30 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
(4) Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam có số tiền thuế nợ quá thời hạn nộp theo quy định mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 49/2025, sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người nộp thuế tại (1), (2), (3) về việc sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh bằng phương thức điện tử hoặc thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện tạm hoãn xuất cảnh.
Trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cơ quan quản lý thuế ban hành ngay thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo của cơ quan quản lý thuế.
Thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được gửi đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh bằng việc truyền nhận dữ liệu số giữa hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Trường hợp không thực hiện được bằng phương thức điện tử thì cơ quan quản lý thuế gửi thông báo tạm hoãn xuất cảnh, huỷ bỏ tạm hoãn xuất cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh bằng văn bản giấy.
Điều này được quy định tại Nghị định 37/2025/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành ngày 26/02/2025.
Điều 3 Nghị định 37/2025/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm từ 23 xuống còn 18 đơn vị gồm:
Từ 01/3/2025 (Điều 3 Nghị định 37/2025/NĐ-CP) | Trước 01/3/2025 (Điều 3 Nghị định 86/2022/NĐ-CP) |
1- Vụ Giáo dục Mầm non; 2- Vụ Giáo dục Phổ thông; (hiện hành là 3- Vụ Giáo dục Đại học; 4- Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh; 5- Vụ Học sinh, sinh viên; 6- Vụ Pháp chế; 7- Vụ Tổ chức cán bộ; 8- Vụ Kế hoạch - Tài chính; 9- Văn phòng; 10- Thanh tra; 11- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục; 12- Cục Quản lý chất lượng; 13- Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; 14- Cục Hợp tác quốc tế; 15- Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên; 16- Báo Giáo dục và Thời đại; 17- Tạp chí Giáo dục; 18- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
| 1- Vụ Giáo dục Mầm non. 2- Vụ Giáo dục Tiểu học. 3- Vụ Giáo dục Trung học. 4- Vụ Giáo dục Đại học. 5- Vụ Giáo dục thể chất. 6- Vụ Giáo dục dân tộc. 7- Vụ Giáo dục thường xuyên. 8- Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh. 9- Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên. 10- Vụ Tổ chức cán bộ. 11- Vụ Kế hoạch - Tài chính. 12- Vụ Cơ sở vật chất. 13- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. 14- Vụ Pháp chế. 15- Văn phòng. 16- Thanh tra. 17- Cục Quản lý chất lượng. 18- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục. 19- Cục Công nghệ thông tin. 20- Cục Hợp tác quốc tế. 21- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 22- Báo Giáo dục và Thời đại. 23- Tạp chí Giáo dục. |
Từ 01/3/2025, cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục Đào tạo quy định các đơn vị từ 01 đến 15 là các tổ chức thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ 16 đến 18 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Vụ Giáo dục thường xuyên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật cho đến khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Thời hạn hoàn thành trước ngày 31/3/2025.
Nghị định Nghị định 37/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025; thay thế Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đây là quy định mới tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, số 64/2025/QH15 được thông qua ngày 19/02/2025.
Theo đó, tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) gồm 14 loại văn bản pháp luật và không còn 02 loại văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã là:
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã.
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo đó, hệ thống VBQPPL từ 01/4/2025 gồm:
(1) Hiến pháp.
(2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
(5) Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
(10) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
(11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(12) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
(13) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
(14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Luật 2025 cũng thay đổi 01 hình thức từ Quyết định Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành sang hình thức Thông tư. Bên cạn đó, khoản 5 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 đã bổ sung thêm hình thức văn bản quy phạm pháp luật Chính phủ được ban hành là Nghị quyết.
Lộ trình này được Ban Chấp hành Trung ương nêu tại Kết luận 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, Kết luận 127-KL/TW ban hành ngày 28/02/2025đã nêu nội dung và tiến độ của việc xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Cụ thể, giao Đảng uỷ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, trong đó:
(1) Đối với cấp tỉnh: Ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.
(2) Đối với cấp xã: Cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
(3) Làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã (giữa bộ, ngành Trung ương, các sở chuyên ngành và đơn vị, cá nhân phụ trách theo lĩnh vực), bảo đảm hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.
- Đảng uỷ Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ cụ thể như sau:
- Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đẳng chậm nhất ngày 09/3/2025.
- Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.
- Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.
- Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.
Nội dung được đề cập tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, được Quốc hội thông qua ngày 19/02/2025.
Theo quy định, đại biểu Hội đồng nhân dân, các cá nhân được bầu vào cơ quan này phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo năng lực, phẩm chất và trách nhiệm đối với Nhân dân. Cụ thể:
(1) Tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.- Chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tuân thủ pháp luật và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Cư trú hoặc công tác tại đơn vị hành chính mà mình là đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân và được Nhân dân tín nhiệm.
(2) Nhiệm kỳ và quyền giám sát đối với Hội đồng nhân dân
- Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân là 05 năm, tính từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của khóa sau.
- Trước khi nhiệm kỳ cũ kết thúc 45 ngày, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong. Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ chỉ được thực hiện theo quyết định của Quốc hội trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân và ban hành quy chế làm việc mẫu.
- Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Nghị định 41/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ mới thành lập - Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Điều 3 Nghị định 41/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Dân tộc và Tôn giáo gồm:
(1) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(2) Vụ Tổ chức cán bộ.
(3) Vụ Pháp chế.
(4) Vụ Hợp tác quốc tế.
(5) Thanh tra.
(6) Văn phòng.
(7) Ban Tôn giáo Chính phủ.
(8) Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc, tôn giáo.
(9) Vụ Chính sách.
(10) Trung tâm Chuyển đổi số.
(11) Học viện Dân tộc.
(12) Báo Dân tộc và Phát triển.
(13) Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo.
Các đơn vị từ (1) đến (9) các đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
Các đơn vị từ (10 đến (13) là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Ban Tôn giáo Chính phủ là tổ chức cấp cục, cơ cấu tổ chức gồm 07 đơn vị cấp phòng; Văn phòng bộ, Thanh tra bộ có đơn vị cấp phòng theo quy định.
Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc, tôn giáo có 02 bộ phận đóng trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk và thành phố Cần Thơ.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ theo quy định.
Nghị định 41/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025.
Nghị định 41/2025/NĐ-CP thay thế Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc; bãi bỏ khoản 14 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.
Thông tin trên được quy định tại Nghị định 45/2025/NĐ-CP về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện
Theo Nghị định 45/2025/NĐ-CP, mỗi sở chuyên môn cấp tỉnh sẽ có bình quân 3 Phó Giám đốc. Quy định này được nêu rõ trong Điều 6 của Nghị định về tổ chức, chức năng và số lượng cấp phó của các tổ chức thuộc sở.
Cụ thể về các quy định liên quan như sau:
(1) Người đứng đầu Sở
Người đứng đầu sở, hay còn gọi là Giám đốc Sở, sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân và Chủ tịch UBND cấp tỉnh về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của sở.
(2) Cấp phó của Giám đốc sở
Các Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc sở. Các Phó Giám đốc sở giúp Giám đốc sở thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm về các công việc được phân công. Trong trường hợp Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sẽ được ủy quyền thay Giám đốc điều hành hoạt động của sở.
(3) Số lượng Phó Giám đốc
Bình quân, mỗi Sở có 3 Phó Giám đốc, tuy nhiên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định số lượng Phó Giám đốc cụ thể tùy vào số lượng sở và nhu cầu thực tế của tỉnh. Đặc biệt, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ có thêm không quá 10 Phó Giám đốc ngoài số lượng Phó Giám đốc bình quân theo quy định.
Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!
Trung tâm luật việt nam - Công ty CP truyền thông quốc tế INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà IC, 82 phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Hotline: 0938 36 1919
Tại TP.HCM: Tầng 3, Tòa nhà PLS, 607-609 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh - Tel: 028. 39950724
Email: [email protected]
Lưu ý:
* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính chất tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn bản.
* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi hủy bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.