Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Sự ra đời của Nghị định 116/2017/NĐ-CP được ví như một hàng rào phi thuế quan đối với ngành ô tô; khiến ngành ô tô trong nước gặp nhiều khó khăn hơn bởi hàng loạt các yêu cầu, điều kiện mới.
Tuy nhiên, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 116, trong đó chính thức nới lỏng các điều kiện đối với ô tô nhập khẩu cũng như với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Cụ thể:
- Với ô tô nhập khẩu: Bãi bỏ quy định về Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại được quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 116;
- Với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô:
- Bãi bỏ quy định phải có người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô có trình độ đại học trở lên, thuộc ngành cơ khí, ô tô và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô tối thiểu 05 năm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 116;
- Bãi bỏ quy định phải có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 116;
- Bãi bỏ quy định phải đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 116…
Nghị định 17 được ban hành ngày 05/02/2020, các quy định nêu trên liên quan đến điều kiện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô được áp dụng cùng ngày.
Ngày 14/02/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn việc cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở (căn hộ du lịch Condotel, biệt thự du lịch) tại Công văn 703/BTNMT-TCQLĐĐ.
Về việc cấp Giấy chứng nhận, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn dựa trên cơ sở các quy định đã có.
Trường hợp các dự án có công trình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch đủ điều kiện được chuyển nhượng, việc chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ) cho bên nhận chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 22 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Về trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được quy định tại Điều 70, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT; khoản 8 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
Bộ cũng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành rà soát các dự án đầu tư đã được phê duyệt và việc thực hiện giao đất, cho thuê đất của từng dự án để xác định mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và không làm thay đổi quy mô, mục tiêu, quy hoạch của dự án.
Thông tư 92/2019/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 72/2014/TT-BTC về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.
Theo đó, điều kiện về hàng hóa được hoàn thuế GTGT được bổ sung như sau: Hàng hóa mua tại doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT, chưa qua sử dụng, còn nguyên đai, nguyên kiện khi mua hàng, có hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được lập trong thời gian tối đa 60 ngày tính đến ngày người nước ngoài xuất cảnh.
Trước đây, Thông tư 72/2014/TT-BTC quy định hàng hóa được hoàn thuế giá trị gia tăng chỉ cần là hàng hóa mua tại Việt Nam, có hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được lập trong thời gian tối đa 60 ngày tính đến ngày người nước ngoài xuất cảnh.
Ngoài ra, theo Thông tư này, doanh nghiệp muốn được lựa chọn để bán hàng hoàn thuế GTGT phải cam kết tham gia vào Hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.
Thông tư có hiệu lực từ 01/7/2020.
Việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh liên quan đến dịch bệnh do nCoV gây ra mới đây đã được Bộ Y tế hướng dẫn tại Công văn 505/BYT-BH ban hành ngày 06/02/2020.
Theo Công văn này, trường hợp được miễn chi phí khám chữa bệnh đối với người áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, bao gồm:
- Ca bệnh nghi ngờ nhiễm nCoV;
- Ca bệnh có thể nhiễm nCoV;
- Ca bệnh xác định nhiễm nCoV.
Đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, đang trong thời gian cách ly mà mắc phải các bệnh khác phải khám, điều trị hoặc đang điều trị bệnh khác mà bị áp dụng biện pháp cách ly y tế thì:
- Người có thẻ BHYT được quỹ BHYT thanh toán chi phí điều trị các bệnh khác trong phạm vi quyền lợi như đối với trường hợp cấp cứu, trừ chi phí đã được miễn. Nếu điều trị tại nơi không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT thì được quỹ BHYT thanh toán trực tiếp;
- Người không có thẻ BHYT thì phải tự thanh toán chi phí điều trị bệnh khác.
Trường hợp người bệnh tự đi khám chữa bệnh được kết luận không phải áp dụng biện pháp cách ly y tế thì:
- Người có thẻ BHYT được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về BHYT;
- Người không có thẻ BHYT tự thanh toán chi phí.
Ngày 30/6/2019, Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (gọi tắt là Hiệp định EVFTA) chính thức được ký kết, mở ra những cơ hội mới cho hai bên.
EVFTA là một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, ngoài xóa bỏ rào cản thuế quan sẽ kèm theo những điều khoản rộng hơn nhằm mang lại lợi ích cho môi trường kinh doanh, người lao động hay các vấn đề khác giữa hai bên. Cụ thể:
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Đối với xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu).
Tiếp đó, sau 07 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu.
Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu).
Với 1,7% dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam sẽ áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO…
Đây là nội dung trong Công văn hỏa tốc số 159/KCB-NV vừa được Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) gửi đến các bệnh viện, Sở Y tế trong cả nước về chấn chỉnh công tác quản lý người bệnh nghi ngờ và người nhiễm CoViD-19.
Cụ thể, Công văn nhấn mạnh các bệnh viện cần:
- Nghiêm túc quản lý tất cả các người bệnh thuộc cả 03 nhóm trường hợp (bệnh nghi ngờ; có thể; xác định);
- Kết hợp với chính quyền địa phương và cơ quan công an trên địa bàn để quản lý chặt chẽ người bệnh;
- Tuyệt đối không để người bệnh ra khỏi khu vực cách ly y tế khi chưa được phép xuất viện và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi để người bệnh ra khỏi khu vực cách ly y tế;
- Tuyệt đối quản lý chặt chẽ các mẫu bệnh phẩm của người bệnh, không để mất, phát tán và cho người không thuộc trách nhiệm tiếp cận với mẫu bệnh phẩm của các nhóm trường hợp bệnh;
- Trường hợp chuyển tuyến, cơ sở khám, chữa bệnh phải bố trí phương tiện, nhân viên y tế hoặc xin hỗ trợ cấp cứu của bệnh viện tuyến trên bảo đảm an toàn cho người bệnh…
Công văn này vừa được ban hành ngày 15/02/2020.
Để chủ động đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục vụ phòng chống và điều trị dịch COVID-19, ngày 12/02/2020, Cục Quản lý Dược Bộ Y tế đã ban hành Công văn khẩn 1377/QLD-CL về việc sản xuất thuốc phục vụ phòng, điều trị dịch Covid-19.
Tại Công văn này, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở sản xuất thuốc trong nước thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Rà soát lại toàn bộ điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, nhân lực… sản xuất thuốc; chủ động bảo trì, bảo dưỡng nhà xưởng, thiết bị, máy móc sản xuất… nhằm đảm bảo duy trì điều kiện, năng lực sản xuất, đặc biệt là thuốc thuộc Danh mục thuốc phòng chống dịch Covid-19;
- Rà soát kế hoạch sản xuất, số lượng hàng dự trữ, cập nhật nhu cầu thị trường và tình hình cung ứng nguyên liệu sản xuất; điều chỉnh kế hoạch sản xuất nhằm duy trì cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng, chữa bệnh kể cả trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh xảy ra; đảm bảo bình ổn giá thuốc.
Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona tại Quyết định 343/QĐ-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 07/02/2020.
Theo Quyết định này, cần thực hiện sử dụng khẩu trang theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trong đó khuyến cáo người khỏe mạnh, không có các triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp thì không cần thiết phải đeo khẩu trang hoặc có thể sử dụng khẩu trang vải để bảo vệ sức khỏe.
Đối với các trường học, xí nghiệp, công sở hay ngoài cộng đồng, cần triển khai các biện pháp phòng, chống dịch như hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính; vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên…
Biện pháp đóng cửa trường học, công sở, nhà máy, xí nghiệp, công trường sẽ do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố quyết định dựa trên cơ sở tình hình dịch cụ thể của từng nơi, có cân nhắc tính hiệu quả làm giảm lây truyền bệnh tại cộng đồng.
Hạn chế tập trung đông người, đặc biệt tại các lễ hội, tạm dừng các lễ hội chưa khai mạc…
Đây là nhiệm vụ được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Nghị quyết 11/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2020.
Dưới sự tác động tiêu cực của dịch bệnh nCoV tới sản xuất, kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được yêu cầu chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới để ổn định sản xuất, kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trong khi đó, Bộ Tài chính được yêu cầu không tăng giá điện và các dịch vụ công khi chưa đáp ứng được yêu cầu điều hành ổn định giá theo chỉ tiêu đã được Quốc hội đề ra; tập trung cân đối nguồn lực để thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội gắn với cải cách hành chính, tinh giản biên chế…
Cũng tại Nghị quyết này, Chính phủ thống nhất đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; cơ bản thống nhất thông qua các chính sách của Đề nghị xây dựng Luật Cảnh sát cơ động do Bộ Công an đề xuất.
Nghị quyết này được ban hành ngày 14/02/2020.
Đây là hình thức xử lý kỷ luật cao nhất đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khi có vi phạm được đề cập tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 12/02/2020.
Điều 29 Nghị định nêu rõ, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi bị xử lý vi phạm hành chính;
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra; đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra.
Ngoài buộc thôi việc, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức còn có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương (áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý), giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) hoặc cách chức.
Nghị định có hiệu lực từ 31/3/2020. Riêng quy định nêu trên và một số điều khoản khác sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!
Trung tâm luật việt nam - Công ty CP truyền thông quốc tế INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà IC, 82 phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Hotline: 0938 36 1919
Tại TP.HCM: Tầng 3, Tòa nhà PLS, 607-609 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh - Tel: 028. 39950724
Email: [email protected]
Lưu ý:
* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính chất tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn bản.
* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi hủy bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.