Dịch vụ chi hộ là gì? Quy định về dịch vụ chi hộ theo Thông tư số 15/2024/TT-NHNN

Dịch vụ chi hộ đang ngày càng trở thành một giải pháp tài chính hữu ích và thiết yếu cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong quá trình hoạt động. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung Dịch vụ chi hộ là gì? Quy định về dịch vụ chi hộ theo Thông tư số 15/2024/TT-NHNN.

1. Dịch vụ chi hộ là gì?

Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư số 15/2024/TT-NHNN, dịch vụ chi hộ được giải thích như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

6. Dịch vụ chi hộ là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên trả tiền thay mặt bên trả tiền để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả tiền. Dịch vụ chi hộ bao gồm dịch vụ chi hộ qua tài khoản thanh toán của khách hàng và dịch vụ chi hộ không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.”

Như vậy, dịch vụ chi hộ  chi hộ là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên trả tiền thay mặt bên trả tiền để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả tiền.

Dịch vụ chi hộ bao gồm:
- Dịch vụ chi hộ qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
- Dịch vụ chi hộ không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

2. Quy định về dịch vụ chi hộ theo Thông tư số 15/2024/TT-NHNN

Quy định về dịch vụ chi hộ tại Thông tư số 15/2024/TT-NHNN đã được rà soát chỉnh sửa, bổ sung. Do loại hình dịch vụ này rất đa dạng nên tại Điều 11 Thông tư số 15/2024/TT-NHNN vẫn kế thừa một số nội dung như tại Điều 10 Thông tư 46/2014/TT-NHNN và bổ sung một số nội điểm mới, cụ thể: 

- Bổ sung quy định về các nguyên tắc và trách nhiệm giữa các bên liên quan trong thực hiện hợp đồng chi hộ (tại khoản 2 Điều 11)

Theo đó, mở rộng quyền hạn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp dịch vụ chi hộ có thể ủy quyền cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ký hợp đồng dịch vụ chi hộ hoặc thỏa thuận với bên thụ hưởng trong trường hợp có sự tham gia hỗ trợ chi hộ của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Lưu ý: Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ hỗ trợ chi hộ.
Quy định về dịch vụ chi hộ theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN (Ảnh minh họa)
Quy định về dịch vụ chi hộ theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN (Ảnh minh họa)


- Bổ sung thêm trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ chi hộ trong việc thiết lập quy trình nội bộ về việc thực hiện dịch vụ chi hộ cho khách hàng (tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 15/2024/TT-NHNN) 

Nội dung quy trình cần đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên, đồng thời chú trọng đến tính an toàn và chặt chẽ trong quá trình thực hiện dịch vụ chi hộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quy trình nội bộ của đơn vị mình.

Bên cạnh đó, bên thụ hưởng vẫn có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu cần thiết cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện chi hộ theo đúng nội dung thỏa thuận giữa hai bên và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

3. Dịch vụ chi hộ qua doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

Cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng đối với Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích là một nội dung mới tại Thông tư số 15/2024/TT-NHNN, trong đó, tại  khoản 3 Điều 14 đã hướng dẫn chi tiết về dịch vụ chi hộ qua doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

- Để thực hiện dịch vụ chi hộ, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện theo đúng yêu cầu của bên trả tiền trong văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích với bên trả tiền.

- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích cần ban hành quy định nội bộ để thực hiện dịch vụ chi hộ cho khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc cho câu hỏi ​Dịch vụ chi hộ là gì? Quy định về dịch vụ chi hộ theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.