Tờ trình 8548/TTr-BKHĐT 2023 dự thảo Tờ trình đẩy nhanh tiến độ mục tiêu quốc gia

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Tờ trình 8548/TTr-BKHĐT

Tờ trình 8548/TTr-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự thảo Tờ trình của Chính phủ về các cơ chế đặc thù để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tưSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:8548/TTr-BKHĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Tờ trìnhNgười ký:Nguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành:15/10/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
 _______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 ____________________________

Số: 8548/TTr-BKHĐT

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2023

TỜ TRÌNH

Về dự thảo Tờ trình của Chính phủ về các cơ chế đặc thù để tháo gỡ một số
 khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục
 tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

Kính gửi:

- Chính phủ;

- Thủ tướng Chính phủ.

 Trên cơ sở ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27 ngày 13 tháng 10 năm 2023 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại văn bản số 7989/VPCP-QHĐP ngày 14 tháng 10 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ dự thảo Tờ trình về các cơ chế đặc thù để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ như sau:

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG TỜ TRÌNH

- Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 27 ngày 13 tháng 10 năm 2023 cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc trong triển khai 03 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.

- Kết quả làm việc của Đoàn Giám sát của Quốc hội khóa XV với Chính phủ và các địa phương về tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

- Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại văn bản số 7989/VPCP-QHĐP ngày 14 tháng 10 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về việc hồ sơ trình Quốc hội về các cơ chế đặc thù trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

II. VỀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỜ TRÌNH

1. Về nội dung của Tờ trình

 Dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội Khóa XV kết cấu thành 03 mục, trình Quốc hội 07 cơ chế đặc thù để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể như sau:

a) Về cơ chế phân bổ, giao dự chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:

- Quốc hội quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo tổng kinh phí của từng chương trình mục tiêu Quốc gia, không giao chi tiết đến từng dự án thành phần và lĩnh vực chi.

- Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao tổng số dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước hằng năm cho các địa phương theo từng chương trình mục tiêu quốc gia và danh mục các dự án thành phần của từng chương trình (không giao chi tiết vốn của từng dự án thành phần).

- Giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến từng dự án thành phần và lĩnh vực chi.

b) Về cơ chế giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất:

 Cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

- Đối với các địa phương chưa ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nội dung này: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Đối với các địa phương đã ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nội dung này: Trong quá trình triển khai thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được điều chỉnh trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại Kỳ họp gần nhất.

c) Về cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển sản xuất cộng đồng:

 Cho phép các địa phương được áp dụng cơ chế giao đối tượng ngoài nhà nước (chủ trì liên kết, hợp tác xã, người dân) tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa (bao gồm: vật tư, trang thiết bị, dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi, ...) phục vụ hoạt động của dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể như sau:

- Chủ trì liên kết, người dân được chủ động thực hiện việc mua sắm và tự quyết định phương thức mua sắm theo nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch phù hợp với Quyết định phê duyệt dự án, Hợp đồng ký kết với cơ quan nhà nước về thực hiện dự án.

- Trên cơ sở đề nghị của chủ trì liên kết, hợp tác xã, người dân (đại diện tổ, nhóm cộng đồng), cơ quan nhà nước quản lý dự án (cơ quan, đơn vị được giao dự toán, kế hoạch thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển suất) thực hiện thanh toán, quyết toán phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo tiến độ hỗ trợ quy định tại Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

- Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, quy trình, thủ tục thanh toán phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho chủ trì liên kết, người dân để thực hiện hoạt động phát triển sản xuất trong trường hợp nêu trên.

d) Về cơ chế quản lý, sử dụng tài sản sau khi kết thúc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất:

- Về cơ chế quản lý, sử dụng tài sản:

+ Đối với tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia: Cơ quan nhà nước quản lý dự án (cơ quan, đơn vị được giao dự toán, kế hoạch thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển suất) chịu trách nhiệm kiểm kê, đánh giá, thanh lý, thu hồi giá trị còn lại của tài sản của dự án. Trường hợp. người dân có nhu cầu tiếp tục sử dụng các tài sản của dự án, cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án xem xét, quyết định giao những tài sản này hỗ trợ cho người dân tiếp tục thực hiện phát triển sản xuất; tài sản đã chuyển giao không phải là tài sản công. Trường hợp có nhiều người dân tham gia dự án cùng có nhu cầu sử dụng tài sản, việc quyết định chuyển giao chỉ được thực hiện khi có sự thống nhất trong tổ, nhóm cộng đồng (bằng biên bản) về phương án quản lý, sử dụng tài sản.

+ Đối với tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Cơ quan nhà nước quản lý dự án và chủ trì liên kết tổ chức kiểm kê, đánh giá, thanh lý, thu hồi giá trị còn lại của tài sản dự án về ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ trì liên kết có nhu cầu tiếp tục sử dụng tài sản của dự án, chủ trì liên kết phải có trách nhiệm nộp lại ngân sách nhà nước phần giá trị còn lại của tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đê được tiếp nhận quyền sở hữu tài sản đó.

- về quy trình, thủ tục xác định giá trị còn lại của tài sản: Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết quy trình, thủ tục đặc thù trong xác định giá trị còn lại, thanh lý, thu hồi giá trị còn lại của tài sản được hình thành từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước theo nguyên tắc đơn giản, công khai, minh bạch, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện của địa phương, đặc biệt là địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

đ) Về cơ chế ủy thác vốn đầu tư công nguồn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội:

Bổ sung quy định sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách tự cân đối của địa phương ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội cho đê vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số thực hiện một số hoạt động phát triển sản xuất, tạo việc làm ổn định sinh kế trong triển khai nội dung, dự án thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

e) Về cơ chế giao danh mục dự án đầu tư công đối với các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, có sự tham gia của người dân:

- Giao danh mục dự án đầu tư công trung hạn: Địa phương được thực hiện phân bổ, giao tổng số vốn để thực hiện các dự án đầu tư theo cơ chế đặc thù; không bắt buộc giao danh mục dự án (tên dự án, quy mô, địa điểm, mức vốn) dự án cụ thế.

- Giao danh mục dự án đầu tư công hằng năm: Căn cứ tổng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn dự kiến thực hiện các dự án áp dụng theo cơ chế đặc thù, địa phương phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn hằng năm chi tiết đến từng dự án đầu tư công đảm bảo mức vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước lũy kế đến thời điểm giao vốn không vượt quá tổng số vốn thực hiện các dự án áp dụng theo cơ chế đặc thù đã giao trong kế hoạch trung hạn.

 (Dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật, không phức tạp theo cơ chế đặc thù đáp ứng các tiêu chỉ sau: (i) Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia; (ii) Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; (iii) Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng; (iv) Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện).

f) Về kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:

- Cho phép kéo dài thời hạn thực hiện, giải ngân đến hết 31 tháng 12 năm 2024 đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 chưa giải ngân hết (không bao gồm vốn kế hoạch năm 2022 được kéo dài thời hạn thực hiện, giải ngân sang năm 2023).

- Các địa phương được chủ động quyết định việc điều chỉnh vốn giữa các dự án thành phần, lĩnh vực chi trong kế hoạch vốn, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã được cấp có thẩm quyền giao (điều chỉnh từ vốn từ các nội dung, dự án không còn đối tượng hỗ trợ, hoặc không giải ngân được vốn để bổ sung vốn cho các nội dung, dự án có khả năng giải ngân vốn).

2. Về nội dung Báo cáo đánh giá tác động

 Trên sở cơ sở nội dung Tờ trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện dự thảo Báo cáo của Chính phủ đánh giá tác động (tích cực, tiêu cực và giải pháp xử lý tiêu cực) đối với các cơ chế đặc thù.

 (Dự thảo Tờ trình, Báo cáo đánh giá tác động được trình kèm theo)

 III. KIẾN NGHỊ

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kính trình Chính phủ thông qua dự thảo Tờ trình, Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ về việc về việc đề xuất cơ chế đặc thù tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (dự thảo Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo đánh giá tác động chính sách trình kèm theo).

2. Sau khi Chính phủ thông qua Tờ trình, Báo cáo, kính trình Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội khóa XV.

 Trên đây là Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự thảo Tờ trình của Chính phủ về các cơ chế đặc thù để tháo gỡ, khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Các Phó TTgCP (để b/c);

- Các cơ quan: VPCP, BTC, BTP, UBDT, BLĐTB&XH, BNN&PTNT, NHNN, NHCSXH;

- Bộ KHcWT: Lãnh đạo Bộ; các đơn vị KTNN, KTĐPLT, TH, KTDN, GSTĐĐT;

- Lưu: VP, Vụ TCTT.

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Chí Dũng

CHÍNH PHỦ
 __________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 ___________________________

Số:               /TTr-CP

Hà Nội, ngày    tháng 10 năm 2023

DỰ THẢO

TỜ TRÌNH

Về các cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ
 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

Kính gửi: Quốc hội khóa XV.

Trên cơ sở kết quả làm việc của Đoàn Giám sát của Quốc hội khóa XV với Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; kết luận của ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 27, ngày 13 tháng 10 năm 2023; đề xuất, kiến nghị của địa phương trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, Chính phủ báo cáo Quốc hội về các cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2Ọ21-2025. Cụ thể như sau:

I. CĂN CỨ, CƠ SỞ, SỰ CẦN THIẾT

1. Căn cứ, cơ sở đề xuất

- Kết luận của ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 27 ngày 13 tháng 10 năm 2023 cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc trong triển khai 03 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2Ọ23 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới.

- Kết quả làm việc của Đoàn Giám sát của Quốc hội khóa XV với Chính phủ và các địa phương về tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -203 0;

- Kết quả các Hội nghị của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình MỤC TIÊU QUỐC GIA với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong thời gian qua.

- Báo cáo đánh giá triển khai thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Kiến nghị của cử tri và đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp Quốc hội.

2. Sự cần thiết

 Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung triển khai thực hiện các chương trình MỤC TIÊU QUỐC GIA. Đến nay, đã đạt được một số kết quả bước đầu: Hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã cơ bản được ban hành đầy đủ; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 là 4,03%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 là 21,02%; tỷ lệ hộ nghèo trên 74 huyện nghèo là 38,62%; cả nước có 73,65% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 1.331 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 40,8% đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; có 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 05 tỉnh[1] đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, kết quả triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế, tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương được giao còn rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu do một số khó khăn, vướng mắc cần phải được kịp thời tháo gỡ về: (1) Phân bổ, giao dự toán ngân sách trung ương (chi thường xuyên) hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; (2) Quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; (3) Cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển sản xuất cộng đồng; (4) Quản lý, sử dụng tài sản (nếu có) sau khi kết thúc dự án... Những khó khăn, vướng mắc nêu trên liên quan đến các quy định của một số Luật có liên quan,- vượt thẩm quyền của Chính phủ và cần phải báo cáo Quốc hội.

Trước thực trạng đó, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định một số giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ. Các giải pháp này nếu được thông qua sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là giải ngân vốn sự nghiệp.

II. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI

1. Thực hiện kế hoạch giám của Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã tích cực phối hợp với Đoàn Giám sát của Quốc hội khóa XV để đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đã có các báo cáo số 100/BC-CP ngày 1 tháng 4 năm 2023; số 388/BC-CP ngày 16 tháng 8 năm 2023, số 445/BC- CP ngày 12 tháng 9 năm 2023, Tờ trình số 444/TTr-CP ngày 12 tháng 9 năm 2023 báo cáo Đoàn Giám sát, trình ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.

2. Thực hiện kết luận của ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV tại Phiên phiên họp thứ 27, ngày 13 tháng 10 năm 2023, Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các các cơ quan có liên, quan xây dựng hồ sơ trình Quốc hội; Lãnh đạo Chính phủ đã chủ trì cuộc họp ngày 16 tháng 10 năm 2023 với các bộ, cơ quan: Tài chính, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động, Thương Binh và Xã hội, ủy Ban dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội để cho ý kiến và thống nhất với Họ sơ trình Quốc hội, trong đó đã rà soát, đánh giá kỹ lưỡng các tác động và thuyết minh làm rõ, bổ sung các tiêu chí, điều kiện triển khai cụ thể đối với từng cơ chế đặc thù đề xuất với Quốc hội.

III. NỘI DUNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ ĐỀ XUẤT ĐƯA VÀO NGHỊ QUYẾT

1. Về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

a) Quy định hiện hành:

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và tại các Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương hằng năm, Quốc hội quyết nghị phân bổ dự toán chi thường xuyên thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến lĩnh vực chi sự nghiệp.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết chi thường xuyên theo dự án thành phần, lĩnh vực chi sự nghiệp.

b) Thực trạng áp dụng và kiến nghị của các địa phương:

Việc giao chi tiết dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết theo lĩnh vực sự nghiệp chi sẽ góp phần quản lý việc phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng lĩnh vực chi đã được Quốc hội thông qua.

Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện, nhiều nội dung dự toán được xây dựng theo nguyên tắc, tiêu chí ban hành từ đầu giai đoạn không còn phù hợp với thực tiễn tại địa phương, một số nội dung không còn đối tượng chi hoặc chưa có hướng dẫn chi trong năm được giao dự toán. Điều này dẫn đến nhiều nội dung chi không giải ngân được vốn đã được cấp có thẩm quyền giao (kết quả giải ngân vốn sự nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 13%); trong khi đó có nhiều nội dung có đối tượng chi nhưng không được giao kinh phí thực hiện.

Trước thực trạng đó, các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương kiến nghị Trung ương giao tổng số dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương cho các địa phương theo từng chương trình và phân cấp cho địa phương chủ động phân bổ chi tiết đến từng dự án thành phần, lĩnh vực chi để tạo sự chủ động, linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện.

c) Đề xuất giải pháp xử lý kiến nghị của các địa phương:

 Chính phủ đề xuất cơ chế giao dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương hằng năm cho các địa phương như sau:

- Quốc hội quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo tổng kinh phí của từng chương trình mục tiêu quốc gia, không giao chi .tiết đến từng dự án thành phần và lĩnh vực chi.

- Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao tổng số dự toán,chi.thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước hằng năm cho các địa phương theo từng chương trình mục tiêu quốc gia và danh mục các dự án thành phần của từng chương trình (không giao chi tiết vốn của từng dự án thành phần).

- Giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến từng dự án thành phần và lĩnh vực chi.

2. Về cơ chế giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất

a) Quy định hiện hành:

- Tại khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật) quy định những hành vi bị nghiêm cấm “4. Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của ủy ban nhân dân, vãn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này.

- Tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định: “1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; ”, “2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; ”, “4. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. ”,

- Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, “1. “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. ”

- Tại Nghị, định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ), Chính phủ phân cấp cho địa phương quyết định trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, tiêu chí lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định các nội dung chính sách này theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

b) Thực trạng áp dụng và kiến nghị của các địa phương:

 Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, đến nay có 44/52 địa phương[2] [3] đã có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, tiêu chí lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Tuy .nhiên, nhiều địa phương phản ánh mất nhiều.thời gian hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; làm chậm tiến độ triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất tại địa phương.

 Bên cạnh đó, các địa phương phản ánh, do lần đầu xây dựng, ban hành quy định về trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, nên trong quá trình triển khai thực hiện còn phát sinh một số vướng mắc cần điều chỉnh. Quy trình điều chỉnh cũng sẽ mất nhiều thời gian, làm chậm quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, làm chậm tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp .của các chương trình mục tiêu quốc gia.

 Trước thực trạng đó, hầu hết các địa phương đề xuất, kiến nghị giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình trong thực hiện hoạt động, hỗ trợ phát triển sản xuất (bao gồm cả ban hành mới và điều chỉnh các quy định đã ban hành).

c) Đề xuất giải pháp giải xử lý kiến nghị của địa phương

 Chính phủ đề xuất bổ sung quy định:

 Cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

- Đối với các địa phương chưa ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nội dung này. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc giao ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Đối với các địa phương đã ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nội dung này. Trong quá trình triển khai thực hiện, ủy ban nhân dân cấp tỉnh được điều chỉnh trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại Kỳ họp gần nhất.

3. Về cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển sản xuất cộng đồng

a) Quy định hiện hành:

Tại điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu năm 2013, dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì phải thực hiện đấu thầu.

Tuy nhiên, Luật Đấu thầu chưa quy định rõ về đối tượng, quy trình, phương pháp đấu thầu mua sắm khi nhà nước giao đối tượng ngoài nhà nước (chủ trì liên kết, hợp tác xã, tổ, nhóm cộng đồng) tự thực hiện .việc mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

b) Thực trạng áp dụng và kiến nghị của các địa phương:

 Qua quá trình tổ. chức thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất, các địa phương phản ánh:

- Trong trường hợp giao đối tượng ngoài nhà nước mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương chưa hướng dẫn được việc mua sắm hàng hóa theo hình thức đấu thầu để các đối .tượng này triển khai thực hiện do chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền, quy trình thực hiện của các đối tượng nêu trên trong các quy định hiện hành.

- Bên cạnh đó, các hàng hóa (như: vật tư, trang thiết bị, dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi,...) cho thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất còn được đầu tư từ vốn tự có của chủ trì liên kết, người dân. Việc bắt buộc phải áp dụng quy định về đấu thầu với các tài sản này sẽ làm hạn chế việc thu hút các đối tượng chủ trì liên kết tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, .tạo việc làm, sinh kế cho người dân thuộc đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia.

 Trước thực trạng đó, nhiều địa phương kiến nghị cho phép giao các đối tượng ngoài nhà nước (chủ trì liên kết, hợp tác xã, tổ, nhóm cộng đồng) được tự quyết định phương thức mua sắm hàng hóa (không bắt buộc phải thực hiện đấu thầu mua sắm theo các hình thức đấu thầu tại Luật Đấu thầu)', cơ quan nhà nước sẽ thanh toán phần hỗ trợ sau khi có hóa đơn, chứng từ chứng minh việc mua sắm theo đúng nội dung Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Đề xuất giải pháp xử lý kiến nghị của các địa phương:

Cho phép các địa phương được áp dụng cơ chế giao đối tượng ngoài nhà nước (chủ trì liên kết, hợp tác xã, người dân) tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa (bao gồm: vật tư, trang thiết bị, dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi,...) phục vụ hoạt động của dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể như sau:

-  Chủ trì liên kết, người dân được chủ động thực hiện việc mua sắm và tự quyết định phương thức mua sắm theo nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với Quyết định phê duyệt dự án, Hợp đồng ký kết với cơ quan nhà nước về thực hiện dự án.

- Trên cơ sở đề nghị của chủ trì liên kết, hợp tác xã, người dân (đại diện tổ, nhóm cộng đồng), cơ quan nhà nước quản lý dự án (cơ quan, đơn vị được giao dự toán, kế hoạch thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển suất) thực hiện thanh toán, quyết toán phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo tiến độ hỗ trợ quy định tại Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

- Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, quy trình, thủ tục thanh toán phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho chủ trì liên kết, người dân để thực hiện hoạt động phát triển sản xuất trong trường hợp nêu trên.

4. Về cơ chế quản lý, sử dụng tài sản sau khi kết thúc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

a) Quy định hiện hành:

 Điều 100 Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 quy định chi tiết việc quản lý tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm tài sản phục vụ hoạt động của dự án và tài sản là kết quả của dự án).

b) Thực trạng áp dụng và kiến nghị của các địa phương:

Tài sản hình thành từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nên phải quản lý theo quy định đối với tài sản công. Tuy nhiên, do các dự án nêu trên có sự tham gia đóng góp của các đối tượng ngoài nhà nước, vì vậy các địa phương gặp khó khăn trong việc hạch toán giá trị từ ngân sách nhà nước hỗ trợ để mua sắm tài sản phục vụ hoạt động của dự án, giá trị của tài sản là kết quả của dự án và việc quản lý, xử lý tài sản khi kết thúc vòng đời dự án’ hỗ trợ.

Trước thực trạng đó, hầu hết các địa phương đề nghị thực hiện cơ chế chuyển giao quyền quản lý, sử dụng và sở hữu tài sản này cho các đối tượng chủ trì liên kết, người dân; quy định tài sản hình thành khi. kết thúc vòng đời của dự án không phải là tài sản công.

c) Đề xuất giải pháp xử lý kiến nghị của địa phương:

 Chính phủ đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương như sau:

- Về cơ chế quản lý, sử dụng tài sản:

+ Đối với tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia: Cơ quan nhà nước quản lý dự án (cơ quan, đơn vị được giao dự toán, kế hoạch thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển suất) chịu trách nhiệm kiểm kê, đánh giá, thanh lý, thu hồi giá trị còn lại của tài sản của dự án. Trường hợp, người dân có nhu cầu tiếp tục sử dụng các tài sản của dự án, cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. xem xét, quyết định giạo những tài sản này hỗ trợ cho người dân tiếp tục thực hiện phát triển sản xuất; tài sản đã chuyển giao không phải là tài sản công. Trường hợp có nhiều người dân tham gia dự án cùng có nhu cầu sử dụng tài sản, việc quyết định chuyển giao chỉ được thực hiện khi có sự thống nhất trong tổ, nhóm cộng đồng (bằng biên bản) về phương án quản lý, sử dụng tài sản.

+ Đối với tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Cơ quan nhà nước quản lý dự án và chủ trì liên kết tổ chức kiểm kê, đánh giá, thanh lý, thu hồi giá trị còn lại của tài sản dự án về ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ trì liên kết có nhu cầu tiếp tục sử. dụng tải sản của dự án, chủ trì liên kết phải có trách nhiệm nộp lại ngân sách nhà nước phần giá trị còn lại của tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để được tiếp nhận quyền sở hữu tài sản đó.

- Về quy trình, thủ tục xác định giá trị còn lại của tài sản: Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết quy trình, thủ tục đặc thù trong xác định giá trị còn lại, thanh lý, thu hồi giá trị còn lại của tài sản được hình thành từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước theo nguyên tắc đơn giản, công khai, minh bạch, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện của địa phương, đặc biệt là địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

5. Về cơ chế ủy thác vốn đầu tư công nguồn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội

a) Quy định hiện hành:

- Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công chưa quy định cụ thể việc bố trí vốn đầu tư công nguồn tự cân đối của ngân sách địa phương để ủy thác qua ngân hàng chính sách.

- Quốc hội mới quyết nghị cho phép Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh “quyết định bổ trí vốn đầu tư công để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm thông qua việc giao ủy ban nhân dân Thành phố ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm. Hội đồng nhân dân Thành phố quy định tiêu chí, điều kiện, mức, nội dung, hình thức và thời gian hỗ trợ. ” tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội.

b) Thực trạng áp dụng và kiến nghị của các địa phương:

 Qua tổng hợp báo cáo, nhiều địa phương chưa có đủ cơ sở pháp lý để sử dụng vốn đầu tư công để ủy thác qua hệ thống các ngân hàng chính sách hỗ trợ các đối tượng người dân thuộc đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm. Do vậy, các địa phương này kiến nghị Trung ương bổ sung quy định sử dụng vốn đầu tư công nguồn tự cân đối của ngân sách địa phương ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng của địa phương (tương tự cơ chế Quốc hội đã quyết nghị áp dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh).

c) Đề xuất giải pháp xử lý kiến nghị của địa phương:

Chính phủ kiến nghị bổ sung quy định sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách tự cân đối của địa phương ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội cho để vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số thực hiện một số hoạt động phát triển sản xuất, tạo việc làm, ổn định sinh kế trong triển khai nội dung, dự án thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

6. Về cơ chế giao danh mục dự án đầu tư công đối với các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, có sự tham gia của người dân

a) Quy định hiện hành

Quy định hiện hành của Luật Đầu tư công năm 2019 quy định phải thực hiện việc lập và giao danh mục dự án đầu tư công trung hạn (Điều 62); việc phân bổ vốn đầu tư công hằng năm phải trên cơ sở danh mục dự án đầu tư công trung hạn (Điều 50).

b) Thực trạng áp dụng và kiến nghị của các địa phương

 Các địa phương đã áp dụng cơ chế đặc thù phản ánh gặp khó khăn trong việc lập, giao danh mục dự án, công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, có sự tham gia của người dân trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn do các công trình dự án này chỉ được xác định cụ thể, chính xác (về tên dự án, quy mô đầu tư dự án, hình thức thực hiện) khi có sự thống nhất giữa chính quyền xã và người dân trên địa bàn (xác định được nguồn lực đóng góp của người dân).

 Để thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư công, các địa phương chỉ dự kiến tên dự án, tổng mức đầu tư, chưa xác định được chính xác quy mô, vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và khả năng đối ứng, tham, gia của người dân. Do vậy, trong quá trình thực hiện hằng năm, sau khi xác. định rõ được phần đóng góp của người dân để xác định phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, phải thực hiện các quy trình điều chỉnh trung hạn để đủ điều kiện phân bổ vốn hằng năm. Quy trình này làm chậm quá trình triển khai thực hiện và không khuyến khích các địa phương áp dụng cơ chế đặc thù,.trao quyền cho người dân tham gia vào quá trình' đầu tư, xây dựng các công trình.

c) Giải pháp xử lý kiến nghị của địa phương

 Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép:

- Giao danh mục dự án đầu tư công trung hạn: Địa phương được thực hiện phân bổ, giao tổng số vốn để thực hiện các dự án đầu tư theo cơ chế đặc thù; không bắt buộc giao danh mục dự án (tên dự án, quy mô, địa điểm, mức vốn) dự án cụ thể.

- Giao danh mục dự án đầu tư công hằng năm'. Căn cứ tổng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn dự kiến thực hiện các dự án áp dụng theo cơ chế đặc thù, địa phương phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn hằng năm chi tiết đến từng dự án đầu tư công đảm bảo mức vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước lũy kế đến thời điểm giao vốn không vượt quá tổng số vốn thực hiện các dự án áp dụng theo cơ chế đặc thù đã giao trong kế hoạch trung hạn.

 (Dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật, không phức tạp theo cơ chế đặc thù đáp ứng các tiêu chí sau: (i) Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia; (ii) Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; (iii) Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng; (iv) Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện).

7. Về kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

a) Tình hình giải ngân vốn chương trình trong 9 tháng đầu năm 2023 và kiến nghị của các địa phương:

 Đến 30 tháng 9 năm 2023, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã giải ngân được khoảng 19.090 tỷ đồng vốn của 03 chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm vốn năm 2022 được kéo dài sang năm 2023), đạt 32% kế hoạch, trong đó: vốn đầu tư phát triển khoảng 16.660 tỷ đồng, đạt 48% (dự kiến hết năm 2023 giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 95%); vốn sự nghiệp khoảng 3.800 tỷ đồng, đạt khoảng 13%. Việc chậm giải ngân vốn do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là các nguyên nhân chủ quan, dẫn đến khả năng thực hiện giải ngân vốn năm 2023 khó đạt được 95% kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, trường hợp không được kéo dài nguồn vốn thực hiện năm 2023 sang năm 2024 sẽ dẫn đến việc hủy dự toán năm 2023, ảnh hưởng đến quyền lợi của một số đối tượng yếu thế, đối tượng thụ hưởng của các chương trình mục tiêu quốc gia, gây dư luận trong xã hội. và áp lực trong việc bố trí nguồn lực trong 02 năm còn lại của chương trình.

 Trên cơ sở đó, các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương kiến nghị Trung ương cho phép kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn ngân sách nhà nước thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết trong năm 2023 sang thực hiện năm 2024.

b) Đề xuất giải pháp xử lý kiến nghị của địa phương:

 Trên cơ sở đánh giá về những khó khăn vướng mắc và kết quả giải ngân vốn nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong 9 tháng đầu năm 2023, để đảm bảo kỷ cương tài chính ngân sách, Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép:

- Cho phép kéo dài thời hạn thực hiện, giải ngân đến hết 31 tháng 12 năm 2024 đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 chưa giải ngân hết (không bao gồm vốn kế hoạch năm 2022 được kéo dài thời hạn thực hiện, giải ngân sang năm 2023).

- Các địa phương được chủ động quyết định việc điều chỉnh vốn giữa các dự án thành phần, lĩnh vực chi trong kế hoạch vốn, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã được cấp có thẩm quyền giao (điều chỉnh từ vốn từ các nội dung, dự án không còn đối tượng hỗ trợ, hoặc không giải ngân được vốn để bổ sung vốn cho các nội dung, dự án cổ khả năng giải ngân von).

Trên đây là Tờ trình của Chính phủ về cơ chế đặc thù để tháo gỡ, khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Chính phủ kính trình Quốc hội xem xét, quyết nghị./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- CTQH Vương Đình Huệ (b/c);

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (b/c);

- Các Phó Chủ tịch Quốc hội (b/c);

- Hội đồng Dân tộc, UB Về các vấn đề xã hội, UB Tài chính, ngân sách, UB Kinh tế và các UB của Quốc hội;

- Tổng Thư ký Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Các bộ, cơ quan Trung ương;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (50);

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg; các Vụ: KTTH, QHĐP, TH;

- Lưu: VT, QHĐP.

TM. CHÍNH PHỦ

TUQ. THỦ TƯỚNG

BỘ TRƯỞNG

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Nguyễn Chí Dũng

CHÍNH PHỦ
 __________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 ___________________________

DỰ THẢO

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
 của các cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ
 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

 (Kèm theo Tờ trình số........................... /TTr-CP ngày... tháng 10 năm 2023 của Chính phủ)

Chính phủ báo cáo đánh giá tác động của các cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. VỀ CƠ CHẾ PHÂN BỔ, GIAO DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG HẰNG NĂM THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

1. Tổng hợp khó khăn, vướng mắc từ kiến nghị của các địa phương

- Tại các Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương hằng năm (như: Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2023), Quốc hội quyết nghị phân bổ dự toán chi thường xuyên thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến lĩnh vực chi sự nghiệp. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết chi thường xuyên theo dự án thành phần, lĩnh vực chi sự nghiệp.

- Quá trình triển khai thực hiện, mặc dù việc giao chi tiết dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết theo lĩnh vực sự nghiệp chi góp phần quản lý việc phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng lĩnh vực chi đã được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, việc giao chi tiết, này không tạo được sự chủ động, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm của địa phương trong phân bổ, sử dụng nguồn lực; các địa phương không được chủ động, linh hoạt điều chỉnh từ nội dung chi không còn đối tượng chi, không giải ngân được cho nội dung có đối tượng, còn thiếu nguồn lực hoặc dự án đang có hiệu quả cao tại địa phương cho phù hợp với điều kiện thực tế. Điều này dẫn đến kết quả giải ngân vốn sự nghiệp của 03 chương trình mục tiêu quốc gia trong 9 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt khoảng 13%.

 Trước thực trạng đó, các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương kiến nghị Trung ương giao dự toán chi ngân sách trung ương cho các địa phương theo từng chương trình, phân cấp cho địa phương quyết định việc phân bổ chi tiết đến dự án thành phần, lĩnh vực chi để tạo sự chủ động, linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Giải pháp xử lý kiến nghị của các địa phương

 Chính phủ đề xuất cơ chế giao dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương hằng năm cho các địa phương như sau:

- Quốc hội quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo tổng kinh phí của từng chương trình mục tiêu quốc gia, không giao chi tiết đến từng dự án thành phần và lĩnh vực chi.

- Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao tổng số dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước hằng năm cho các địa phương theo từng chương trình mục tiêu quốc gia và danh mục các dự án thành phần của từng chương trình (không giao chi tiết vốn của từng dự án thành phần).

- Giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến từng dự án thành phần và lĩnh vực chi.

3. Dự kiến tác động của chính sách

a) Tác động tích cực:

- Quốc hội quyết định tổng số, không giao chi tiết theo lĩnh vực chi, phân cấp cho cấp tỉnh việc giao chi tiết, căn cứ tổng vốn ngân sách trung ương được giao và điều kiện thực tế, quyết định việc phân bổ chi tiết kinh phí sự nghiệp hằng năm các chương trình mục tiêu quốc gia theo danh mục nhiệm vụ định hướng của trung ương. Hiện nay, cơ chế này đã được Quốc hội cho phép áp dụng trong phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cơ chế này nếu áp dung chung cho cả 03 chương trình mục tiêu quốc gia sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước trong dự toán các năm 2024, 2025 phù hợp với phạm vi, đối tượng và điều kiện tổ chức thực hiện của từng địa phương; đồng thời kịp thời tháo gỡ, khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn sự nghiệp .như tình trạng giải ngân vốn sự nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023.

- Bên cạnh đó, việc phân cấp cho cấp tỉnh quyết định chi tiết việc sử dụng kinh phí sự nghiệp cũng là giải pháp giúp các địa phương có thể thực hiện được cơ chế lồng ghép nguồn vốn theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 của Quốc hội.

b) Tác động tiêu cực và giải pháp xử lý tác động tiêu cực:

- Tại Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, mức bố trí kinh phí sự nghiệp chi tiết theo từng dự án thành phần. Do vậy, việc giao địa phương quyết định chi tiết việc phân bổ, sử dụng vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương có thể ảnh hưởng tới việc theo dõi, giám sát kết quả thực hiện các dự án thành phần của các bộ, cơ quan trung ương được giao chủ trì; ảnh hưởng đến việc đảm bảo kết quả mục tiêu, nhiệm vụ của một số dự án thành phần của từng chương trình.

- Để khắc phục được tình trạng này, bên cạnh việc Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, danh mục nhiệm vụ để định hướng việc thực hiện tại các địa phương, các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần cũng phải kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của từng dự án thành phần.

II. VỀ CƠ CHẾ GIAO ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, TIÊU CHÍ, MẪU HỒ SƠ LỰA CHỌN DỰ ÁN, MÔ HÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

1. Tổng hợp khó khăn, vướng mắc từ kiến nghị của các địa phương

- Tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ), Chính phủ phân cấp cho địa phương quyết định trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, tiêu chí lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Thực hiện theo quy định phân cấp này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định các nội dung chính sách này theo thẩm quyền quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, đến nay có 44/52 địa phương[1] đã có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, tiêu chí lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, nhiều địa phương phản ánh gặp khó khăn, lúng túng, mất nhiều thời gian hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Tại một số địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho rằng việc ban hành quy định trình tự, thủ tục là nội dung điều hành của ủy ban nhân dân cấp tỉnh nên không xem xét thông qua. Việc chậm trễ ban hành các quy định về trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, tiêu chí lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã làm chậm tiến độ triển khai thực hiện các hoạt động hỗ .trợ phát triển sản xuất tại địa phương.

- Bên cạnh đó, các địa phương phản ánh, do lần đầu xây dựng, ban hành quy định về trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, nên trong quá trình triển khai thực hiện còn phát sinh một số vướng mắc cần điều chỉnh. Quy trình điều chỉnh cũng sẽ mất nhiều thời gian, làm chậm quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, làm chậm tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trước thực trạng đó, hầu hết các địa phương tiếp tục đề xuất, kiến nghị giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất (bao gồm cả ban hành mới và điều chỉnh các quy định đã ban hành).

2. Giải pháp giải xử lý kiến nghị của địa phương

 Chính phủ đề xuất bổ sung quy định:

 Cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

- Đối với các địa phương chưa ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nội dung này: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc giao ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Đối với các địa phương đã ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nội dung này. Trong quá trình triển khai thực hiện, ủy ban nhân dân cấp tỉnh được điều chỉnh trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại Kỳ họp gần nhất.

3. Dự kiến tác động của chính sách

a) Tác động tích cực:

Dự kiến giải pháp chính sách nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương khẩn trương hoàn thành quy định theo phân cấp đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp của các chương trình, trong đó:

- 08 địa phương chưa ban hành quy định này rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục ban hành quy định về trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất.

- Các địa phương đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định có thể rút ngắn thời gian, quy trình ban hành quy định điều chỉnh, bổ sung để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

b) Tác động tiêu cực và giải pháp xử lý tác động tiêu cực:

- Việc giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các thủ tục hành chính không phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

- Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đề xuất ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi ban hành chính sách phải báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm giám sát quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách này đảm bảo đúng mục tiêu, mục đích và đạt hiệu quả.

             III.VỀ CƠ CHẾ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỘNG ĐỒNG

1. Tổng hợp khó khăn, vướng mắc từ kiến nghị của các địa phương

 Qua quá trình tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất, các địa phương phản ánh:

- Trong trường hợp giao đối tượng ngoài nhà nước mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương chưa hướng dẫn được việc mua sắm hàng hóa theo hình thức đấu thầu để các đối tượng này triển khai thực hiện do chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền, quy trình thực hiện của các đối tượng nêu trên trong các quy định hiện hành.

- Bên Cạnh đó, các hàng hóa (như: vật tư, trang thiết bị, dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi, ...) cho thực.hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất còn được đầu tư từ vốn tự có của chủ trì liên kết, người dân. Việc bắt buộc phải áp dụng quy định về đấu thầu với các tài sản này sẽ làm hạn chế việc thu hút các đối tượng chủ trì liên kết tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, sinh kế cho người dân thuộc đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia.

 Trước thực trạng đó, nhiều địa phương kiến nghị cho phép giao các đối tượng ngoài nhà nước (chủ trì liên kết, hợp tác xã, tổ, nhóm cộng đồng) được tự quyết định phương thức mua sắm hàng hóa (không bắt buộc phải thực hiện đấu thầu mua sắm theo các hình thức đấu thầu tại Luật Đấu thầu); cơ quan nhà nước sẽ thanh toán phần hỗ trợ sau khi có hóa đơn, chứng từ chứng minh việc mua sắm theo đúng nội dung Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Giải pháp xử lý kiến nghị của các địa phương

 Cho phép các địa phương được áp dụng cơ chế giao đối tượng ngoài nhà nước (chủ trì liên kết, hợp tác xã, người dân) tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa (bao gồm: vật tư, trang thiết bị, dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi,...) phục vụ hoạt động của dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể như sau:

- Chủ trì liên kết, người dân được chủ động thực hiện việc mua sắm và tự quyết định phương thức mua sắm theo nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với Quyết định phê duyệt dự án, Hợp đồng ký kết với cơ quan nhà nước về thực hiện dự án.

- Trên cơ sở đề nghị của chủ trì liên kết, hợp tác xã, người dân (đại diện tổ, nhóm cộng đồng), cơ quan nhà nước quản lý dự án (cơ quan, đơn vị được giao dự toán, kế hoạch thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển suất) thực hiện thanh toán, quyết toán phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo tiến độ hỗ trợ quy định tại Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

- Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, quy trình, thủ tục thanh toán phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho chủ trì liên kết, người dân để thực hiện hoạt động phát triển sản xuất trong trường hợp nêu trên.

3. Dự kiến tác động của chính sách

a) Tác động tích cực:

- Bổ sung, làm rõ quy định đặc thù về sử dụng ngân sách nhà nước trong thực hiện một số chính sách hỗ trợ một số đối tượng cụ thể của các chương trình mục tiêu quốc gia chưa được quy định cụ thể tại Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước. Qua đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý, để các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; khắc phục và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp năm 2023 và các năm tiếp theo.

- Cơ chế giao chủ trì liên kết, người dân tự quyết định phương thức mua sắm hàng hóa trong thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sẽ tạo cơ chế thu hút sự tham gia của đối tượng ngoài nhà nước vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn huyện, nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng nông thôn. Qua đó đạt hiệu quả cao trong thực hiện các mục tiêu về đảm bảo thu nhập ổn định, bền vững theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư từng chương trình mục tiêu quốc gia.

b) Tác động tiêu cực và giải pháp khắc phục:

- Việc giao chủ trì liên kết, người dân tự thực hiện, tự quyết định phương thức mua sắm có thể dẫn đến tình trạng lợi dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước để thu lợi cho doanh nghiệp, cá nhân, làm thất thoát ngân sách nhà nước.

- Để hạn chế được tối đa tác động tiêu cực, đòi hỏi cơ quan nhà nước phải thực hiện tốt công đoạn xác định mục tiêu, yêu cầu đối với dự án; giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện dự án.

IV. VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN SAU KHI KẾT THÚC DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

1. Tổng hợp khó khăn, vướng mắc từ kiến nghị của các địa phương

 Tài sản hình thành từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nên phải quản lý theo quy định đối với tài sản công. Tuy nhiên, do các dự án nêu trên có sự tham gia đóng góp của các đối tượng ngoài nhà nước, vì vậy các địa phương gặp khó khăn trong việc hạch toán giá trị từ ngân sách nhà nước hỗ trợ để mua sắm tài sản phục vụ hoạt động của dự án, giá trị của tài sản là kết quả của dự án và việc quản lý, xử lý tài sản khi kết thúc vòng đời dự án hỗ trợ.

 Trước thực trạng đó, hầu hết các địa phương đề nghị thực hiện cơ chế chuyển giao quyền quản lý, sử dụng và sở hữu tài sản này cho các đối tượng chủ trì liên kết, người dân; quy định tài sản hình thành khi kết thúc vòng đời của dự án không phải là tài sản công.

2. Giải pháp xử lý kiến nghị của địa phương

 Chính phủ đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương như sau:

- Về cơ chế quản lý, sử dụng tài sản:

+ Đối với tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia: Cơ quan nhà nước quản lý dự án (cơ quan, đơn vị được giao dự toán, kế hoạch thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển Suất) chịu trách nhiệm kiểm kê, đánh giá, thanh lý, thu hồi giá trị còn lại của tài sản của dự án. Trường hợp, người dân có nhu cầu tiếp tục sử dụng các tài sản của dự án, cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án xem xét, quyết định giao những tài sản này hỗ trợ cho người dân tiếp tục thực hiện phát triển sản xuất; tài sản đã chuyển giao không phải là tài sản công. Trường hợp có nhiều người dân tham gia dự án cùng có nhu cầu sử dụng tài sản, việc quyết định chuyển giao chỉ được thực hiện khi có sự thống nhất trong, tổ, nhóm cộng đồng (bằng biên bản) về phương án quản lý, sử dụng tài sản.

+ Đối với tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Cơ quan nhà nước quản lý dự án và chủ trì liên kết tổ chức kiểm kê, đánh giá, thanh lý, thu hồi giá trị còn lại của tài sản dự án về ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ trì liên kết có nhu cầu tiếp tục sử dụng tài sản của dự án, chủ trì liên kết phải có trách nhiệm nộp lại ngân sách nhà nước phàn giá trị còn lại của tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để được tiếp nhận quyền sở hữu tài sản đó.

- Về quy trình, thủ tục xác định giá trị còn lại của tài sản: Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết quy trình, thủ tục đặc thù trong xác định giá trị còn lại, thanh lý, thu hồi giá trị còn lại của tài sản được hình thành từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước theo nguyên tắc đơn giản, công khai, mình bạch, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện của địa phương, đặc biệt là địa phương vùng. đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

3. Dự kiến tác động của chính sách

a) Tác động tích cực:

- Giải pháp chính sách đảm bảo cơ sở pháp lý rõ ràng, đồng bộ cho các địa phương thực hiện việc quản lý, giám sát quá trình sử dụng các tài sản công được hình thành trong quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất. Việc quy định rõ trách nhiệm trong và sau hỗ trợ dự án phát triển sản xuất sẽ đảm bảo việc quản lý tài sản công đúng mục tiêu, mục đích, hạn chế thất thoát ngân sách nhà nước.

- Chính sách chuyển giao tài sản sau khi kết thúc dự án để hỗ trợ đối tượng người dân sẽ đảm bảo tiếp nối được chính sách hỗ trợ của nhà nước tới đối tượng hộ nghèo, hộ đồng dân tộc thiểu số, hộ dân vùng nông thôn tiếp tục duy trì hoạt động phát triển sản xuất. Đây được xem là chính sách hỗ trợ an sinh, tạo sinh kế

ổn định của nhà nước cho các đối tượng yếu thế.

- Chính sách cho phép được tiếp tục sử dụng phần vốn thu hồi được từ thanh lý tài sản sau khi kết thúc dự án sẽ tạo thêm nguồn lực cho các địa phương thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.

b) Tác động tiêu cực: Việc nhà nước hỗ trợ, chuyển giao tài sản công cho đối tượng hộ gia đình sau khi kết thúc dự án có thể không đạt được kỳ vọng trong duy trì các hoạt động phát triển sản xuất trong trường hợp người dân không có ý thức, mong muốn thoát nghèo, chủ động tạo sinh kế, việc làm, thu nhập ổn định.

V. VỀ CƠ CHẾ ỦY THÁC VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN TỰ CÂN ĐỐI CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1. Tổng hợp kiến nghị của các địa phương

 Qua tổng hợp báo cáo, nhiều địa phương chưa, có đủ cơ sở pháp lý để sử dụng vốn đầu tư công để ủy thác qua hệ thống các ngân hàng chính sách hỗ trợ các đối tượng người dần thuộc đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm do Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước chưa quy định cơ chế sử dụng vốn đầu tư công ngân sách địa phương để ủy thác cho vay.

 Để có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, nhiều địa phương kiến nghị Trung ương bổ sung quy định sử dụng vốn đầu tư công nguồn tự cân đối của ngân sách địa phương ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng của địa phương (tương tự cơ chế Quốc hội đã quyết nghị áp dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh).

2. Đề xuất giải pháp xử lý kiến nghị của địa phương

 Chính phủ kiến nghị bổ sung quy định sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách tự cân đối của địa phương ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội cho để vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số thực hiện một số hoạt động phát triển sản xuất, tạo việc làm, ổn định sinh kế trong triển khai nội dung, dự án thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

3. Dự kiến tác động của chính sách

a) Tác động tích cực:

 Giải pháp đề xuất là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương có nguồn lực có thể thực hiện một số chính sách hỗ trợ có thu hồi vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Thông qua đó, để thực hiện cơ chế hỗ trợ cho vay có thu hồi vốn, thay thế dần hình thức hỗ trợ cho không. Việc thực hiện chính sách sẽ giúp Nhà nước vẫn bảo toàn được nguồn vốn ngân sách nhà nước, đồng thời, tạo tác động lan tỏa nhiều hơn tới các đối tượng cần hỗ trợ, khắc phục tâm lý ỷ lại, không chủ động vươn lên thoát nghèo của một bộ phận nhỏ đối tượng hộ nghèo.

b) Tác động tiêu cực: Không có.

VI. VỀ CƠ CHẾ GIAO DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN QUY MÔ NHỎ, KỸ THUẬT KHÔNG PHỨC TẠP, CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN

1. Tổng hợp khó khăn, vướng mắc từ kiến nghị của các địa phương

 Các địa phương đã áp dụng cơ chế đặc thù phản ánh gặp khó khăn trong việc lập, giao danh mục dự án, công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, có sự tham gia của người dân trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn do các công trình dự án này chỉ được xác định cụ thể, chính xác (về tên dự án, quy mô đầu tư dự án, hình thức thực hiện) khi có sự thống nhất giữa chính quyền xã và người dân trên địa bàn (xác định được nguồn lực đóng góp của người dân).

 Để thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư công, các địa phương chỉ dự kiến tên dự án, tổng mức đầu tư, chưa xác định được chính xác quy mô, vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và khả năng đối ứng, tham gia của người dân. Do vậy, trong quá trình thực hiện hằng năm, sau khi xác định rõ được phần đóng góp của người dân để xác định phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, phải thực hiện các quy trình điều chỉnh trung hạn để đủ điều kiện phân bổ vốn hằng năm. Quy trình này làm chậm quá trình triển khai thực hiện và không khuyến khích các địa phương áp dụng cơ chế đặc thù, trao quyền cho người dân tham gia vào quá trình đầu tư, xây dựng các công trình.

2. Giải pháp xử lý kiến nghị của địa phương

 Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép:

- Giao danh mục dự án đầu tư công trung hạn: Địa phương được thực hiện phân bổ, giao tổng số vốn để thực hiện các dự án đầu tư theo cơ chế đặc thù; không bắt buộc giao danh mục dự án (tên dự án, quy mô, địa điểm, mức vốn) dự án cụ thể.

- Giao danh mục dự án đầu tư công hằng năm: Căn cứ tổng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn dự kiến thực hiện các dự án áp dụng theo cơ chế đặc thù, địa phương phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn hằng năm chi tiết đến từng dự án đầu tư công đảm bảo mức vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước lũy kế đến thời điểm giao vốn không vượt quá tổng số vốn thực hiện các dự án áp dụng theo cơ chế đặc thù đã gieo trong kế hoạch trung hạn.

 (Dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật, không phức tạp theo cơ chế đặc thù đáp ứng các tiêu chí sau: (i) Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia; (ii) Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; (iii) Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng; (iv) Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện).

3. Dự kiến tác động của chính sách

a) Tác động tích cực:

 Giải pháp xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với các loại danh mục dự án áp dụng cơ chế đặc thù sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện cơ chế đặc thù trong các năm còn lại của giai đoạn. Qua đó sẽ khuyến khích các địa phương tăng cường phân cấp, trao quyền trong thực hiện các công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp phù hợp với năng lực quản lý của cấp cơ sở và gắn liền với nhu cầu của chính người dân tại địa bàn nông thôn, vùng miền núi.

b) Tác động tiêu cực và giải pháp xử lý:

- Tác động tiêu cực: Việc không giao danh mục dự án đầu tư công trung hạn chưa đảm bảo theo quy định Luật Đầu tư công, có thể dẫn đến tình trạng tùy tiện trong phân bố, sử dụng vốn đầu tư công hằng năm.

- Giải pháp xử lý tác động tiêu cực: Để hạn chế các tác động tiêu cực có thể xảy rạ, đòi hỏi công tác quản lý, tổ chức thực hiện việc xây dựng, giao danh mục dự án công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, có sự tham gia của người dân phải thực hiện công khai, minh bạch, đúng mục tiêu, mục đích, chủ trương đầu tư từng chương trình mục tiêu quốc gia.

VII. VỀ KÉO DÀI THỜI GIAN THỰC HIỆN, GIẢI NGÂN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

1. Tình hình giải ngân vốn chương trình trong 9 tháng đầu năm 2023 và kiến nghị của các địa phương

 Đến 30 tháng 9 năm 2023, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã giải ngân được khoảng 19.090 tỷ đồng vốn của 03 chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm vốn năm 2022 được kéo dài sang năm 2023), đạt 32% kế hoạch, trong đó: vốn đầu tư phát triển khoảng 16.660 tỷ đồng, đạt 48% (dự kiến hết năm 2023 giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 95%); vốn sự nghiệp khoảng 3.800 tỷ đồng, đạt khoảng 13%. Việc chậm giải ngân vốn do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là các nguyên nhân chủ quan, dẫn đến khả năng thực hiện giải ngân vốn năm 2023 khó đạt được 95% kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, trường hợp không được kéo dài nguồn vốn thực hiện năm 2023 sang năm 2024 sẽ dẫn đến việc hủy dự toán năm 2023, ảnh hưởng đến quyền lợi của một số đối tượng yếu thế, đối tượng thụ hưởng của các chương trình mục tiêu quốc gia, gây dư luận trong xã hội và áp lực trong việc bố trí nguồn lực trong 02 năm còn lại của chương trình.

 Trên cơ sở đó, các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương kiến nghị Trung ương cho phép kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn ngân sách nhà nước thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc già chưa giải ngân hết trong năm 2023 sang thực hiện năm 2024.

2. Đề xuất giải pháp xử lý kiến nghị của địa phương

 Trên cơ sở đánh giá về những khó khăn vướng mắc và kết quả giải ngân vốn nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong 9 tháng đầu năm 2023, Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép:

- Cho phép kéo dài thời hạn thực hiện, giải ngân đến hết 31 tháng 12 năm 2024 đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 chưa giải ngân hết (không bao gồm von kế hoạch năm 2022 được kéo dài thời hạn thực hiện, giải ngân sang năm 2023).

- Các địa phương được chủ động quyết định việc điều chỉnh vốn giữa các dự án thành phần, lĩnh vực chi trong kế hoạch vốn, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã được cấp có thẩm quyền giao (điều chỉnh từ vốn từ các nội dung, dự án không còn đối tượng hỗ trợ, hoặc không giải ngân được vốn để bổ sung vốn cho các nội dung, dự án có khả năng giải ngân vốn).

3. Dự kiến tác động của chính sách

a) Tác động tích cực:

- Giải pháp cho kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo đủ nguồn lực cho các địa phương thực hiện các mục tiêu, hoạt động của từng chương trình ngay sau khi các vướng mắc về thể chế được xử lý.

- Giải pháp cho phép điều chỉnh, vốn từ nội dung, dự án không còn đối tượng, không hiệu quả sang dự án có đối tượng nhưng chưa đủ nguồn lực, dự án, nội dung có khả năng giải ngân vốn nhanh sẽ góp phần tháo gỡ, khắc phục tình trạng giải ngân vốn, đặc biệt là giải ngân vốn sự nghiệp thấp trong 9 tháng đầu năm 2023.

b) Tác động tiêu cực và giải pháp xử lý tác động tiêu cực:

- Tác động tiêu cực: Việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn có thể tạo nên tâm lý thiếu quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn ngay trong năm 2023, dẫn đến tỷ lệ vốn kéo dài, dồn áp lực thực hiện lớn trong năm 2024.

- Giải pháp xử lý tác động tiêu cực: Để hạn chế tác động tiêu cực, cần phải tăng cường trách nhiệm của các địa phương, đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu trong cảm kết giải ngân đến hết năm 2023 phải đạt tối thiểu 95% vốn đầu tư, trên 50% vốn sự nghiệp.

 Trên đây là Báo cáo của Chính phủ về đánh giá tác động về các cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.


[1] Bao gồm các địa phương: Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương

[2] Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục

tiêu quốc gia.

[4] Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi