Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 420/TB-VPCP 2023 kết luận thực hiện Đề án đầu tư đường sắt Bắc - Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 420/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 420/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Nguyễn Sỹ Hiệp |
Ngày ban hành: | 18/10/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Giao thông |
tải Thông báo 420/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 420/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2023 |
THÔNG BÁO
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia
_________
Ngày 12 tháng 10 năm 2023, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia theo Quyết định số 1143/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ (Ban Chỉ đạo) để công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (Đề án). Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Trưởng ban Thường trực, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Phó Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh và lãnh đạo các bộ, cơ quan là Ủy viên Ban Chỉ đạo, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Tổ Tư vấn giúp việc cho Ban Chỉ đạo và Bộ Giao thông vận tải - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.
Sau khi nghe Bộ Giao thông vận tải - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo về quá trình xây dựng và nội dung Đề án, ý kiến phát biểu của các đồng chí dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo đã kết luận như sau:
Việc đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được nghiên cứu 18 năm qua với một số quan điểm khác nhau. Nay xây dựng, hoàn thiện Đề án rất thuận lợi do Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 49-KL/TW ngày 28 tháng 02 năm 2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đã xác định rõ mục tiêu «phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao», với giải pháp «xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao... hiện đại, đồng bộ, khả thi, hiệu quả, có tầm nhìn chiến lược dài hạn, phát huy được các lợi thế tiềm năng của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới», khẳng định đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là trục «xương sống»; và phân công nhiệm vụ cho Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh hoàn thiện Đề án trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023 (dự kiến ngày 01 tháng 12 năm 2023). Đề án này là triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị liên quan đến phát triển đường sắt tốc độ cao, làm cơ sở để hoàn thiện lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Biểu dương, đánh giá cao Bộ Giao thông vận tải đã chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ tài liệu, báo cáo phục vụ Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Để Đề án đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ trình Bộ Chính trị, yêu cầu Bộ Giao thông vận tải:
1. Thể hiện đầy đủ quan điểm, mục tiêu liên quan đến phát triển đường sắt tốc độ cao trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị vào Đề án.
2. Huy động các chuyên gia (kể cả chuyên gia quốc tế nếu cần thiết) về kỹ thuật, kinh tế; tổ chức các hội nghị chuyên đề để góp ý hoàn thiện Đề án, trong đó lưu ý các vấn đề sau đây:
- Luận giải sự phù hợp về định hướng, quan điểm, mục tiêu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị; chứng minh để khẳng định một đất nước phát triển, có công nghiệp phát triển, thu nhập cao thì tất yếu phải có đường sắt tốc độ cao; việc đầu tư đường sắt tốc độ cao liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc nên không thể chậm trễ mà cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ thực hiện.
- Khẳng định quan điểm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thực tiễn đã chứng minh hạ tầng giao thông vận tải phát triển đến đâu, không gian phát triển mới về đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch được hình thành, quỹ đất được khai thác hiệu quả. Trong khi đường sắt - phương thức vận tải quan trọng, nhiều ưu thế, vận tải khối lượng lớn, nhanh, an toàn so với các phương thức vận tải khác; do đó, phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục «xương sống» theo Kết luận của Bộ Chính trị.
- Làm rõ hiệu quả đầu tư, tính khả thi và các giải pháp về: nguồn lực; chính sách, pháp luật phát triển đường sắt tốc độ cao; phát triển công nghiệp đường sắt; đào tạo nguồn nhân lực; cơ chế để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, nhận chuyển giao, từng bước làm chủ công nghệ...
- Lựa chọn kịch bản đầu tư cần bảo đảm khai thác với tốc độ cao, hiện đại, đồng bộ trên cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu vận tải, yêu cầu thị trường, mức độ an toàn, khả năng tái cơ cấu vận tải, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, hiện trạng hệ thống đường sắt, so sánh vận tải đường sắt với các phương thức vận tải khác... để đề xuất kịch bản đầu tư đường sắt tốc độ cao hiệu quả, có tầm nhìn chiến lược dài hạn.
- Nghiên cứu phương án sửa đổi Luật Đường sắt trong đó có cơ chế thực hiện đầu tư đường sắt tốc độ cao hoặc Nghị quyết riêng của Quốc hội về đường sắt tốc độ cao, bao gồm đầy đủ các nội dung về hình thức đầu tư, phương án huy động vốn, thủ tục chuẩn bị, thực hiện đầu tư, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị...
- Về mô hình quản lý và tổ chức khai thác: Không nên thành lập tổ chức mới mà tận dụng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để tái cơ cấu, hình thành doanh nghiệp nhà nước có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu. Bảo đảm công tác quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, kêu gọi, thu hút doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phương tiện, khai thác vận tải đường sắt tốc độ cao khi đủ điều kiện vào thời điểm thích hợp.
3. Khẩn trương hoàn thiện Đề án (bao gồm cả dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị và dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị) theo yêu cầu nêu trên, bảo đảm tầm vĩ mô, đầy đủ, đồng bộ các nội dung (cơ sở chính trị; mục tiêu; phân tích cụ thể về kỹ thuật, công nghệ, tài chính; cơ chế, chính sách; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan...); trình bày khoa học, theo đúng yêu cầu của đề án báo cáo Bộ Chính trị. Kịp thời gửi Đề án đến các Thành viên Ban Chỉ đạo và Thành viên Tổ Tư vấn giúp việc cho Ban Chỉ đạo để cho ý kiến. Đồng thời lấy ý kiến các cơ quan của Đảng, Quốc hội, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương có liên quan và tiếp thu, giải trình đầy đủ trước khi trình Thường trực Chính phủ theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ (Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022).
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giao thông vận tải và các bộ, cơ quan, doanh nghiệp liên quan biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |