Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 159/KH-UBND Hà Nội 2018 thực hiện Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2018-2020
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 159/KH-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 159/KH-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Nguyễn Đức Chung |
Ngày ban hành: | 13/08/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư |
tải Kế hoạch 159/KH-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 159/KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI ĐẦU TƯ CÔNG GIAI ĐOẠN 2018-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
I. BỐI CẢNH TÌNH HÌNH
Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội đã được xây dựng và trình HĐND Thành phố thông qua tại các Nghị quyết: số 18/NQ-HĐND ngày 06/12/2016, số 02/NQ-HĐND ngày 03/7/2017 và số 15/NQ-HĐND ngày 04/12/2017 trong bối cảnh tỷ lệ điều tiết ngân sách giai đoạn 2017-2020 của thành phố Hà Nội giảm từ 42% (giai đoạn 2011-2016) xuống còn 35%, nguồn vốn đầu tư công chỉ đáp ứng được 36,4% nhu cầu vốn đầu tư công cấp Thành phố trong 5 năm 2016-2020.
Nhằm tối ưu hóa hiệu quả vốn đầu tư trong điều kiện khả năng đáp ứng nguồn vốn thiếu hụt lớn so với nhu cầu, kế hoạch trung hạn 5 năm 2016-2020 của Thành phố đã được lập trên cơ sở căn cứ các quy định của Luật Đầu tư công, hướng dẫn của Trung ương và định hướng đầu tư, nguyên tắc và thứ tự ưu tiên bố trí vốn, nguồn vốn, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo hàng dọc, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu pháp lệnh của Thành phố; đồng thời, Thành phố chủ trương bố trí vốn tập trung, đáp ứng nhu cầu vốn triển khai dự án theo tiến độ, thời gian thực hiện thi công xây dựng ngắn nhất có thể (dự án nhóm C thực hiện từ 1-2 năm/quy định 3 năm, dự án nhóm B thực hiện 2-3 năm/quy định 5-8 năm) nhằm tiết giảm kinh phí dự phòng của từng dự án do thời gian thực hiện được rút ngắn, sớm đưa các công trình vào khai thác sử dụng.
Thực hiện Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn Thành phố theo Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ như sau:
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Mục tiêu tổng quát
Thực hiện theo định hướng cơ cấu lại đầu tư công tại Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ; chuyển đổi và hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư công và chất lượng thể chế quản lý đầu tư công; thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ công. Phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hàng năm đến 2020 trên 90%, đến 2025 trên 92%.
b) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công trong tất cả các khâu của quy trình quản lý đầu tư công, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của đầu tư công.
c) Xác định rõ vai trò và định hướng đầu tư công theo nguồn vốn và các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025. Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước của Thành phố bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 11,5-12,0%, giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 10,0-10,5% GRDP.
d) Tiếp tục đẩy mạnh thu hút tối đa, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, mở rộng các hình thức đầu tư. Tổng vốn đầu tư xã hội cần huy động giai đoạn 2016-2020 khoảng 1,7-1,75 triệu tỷ đồng (tương đương mức tăng hàng năm khoảng 10-11,2%).
(Một số chỉ tiêu cụ thể tại Phụ lục I kèm theo)
3. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể
3.1. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện ngay trong giai đoạn 2018-2020
3.1.1 Nhiệm vụ
Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ đã được duyệt tại các Nghị quyết của HĐND Thành phố: số 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội; số 18/NQ-HĐND ngày 06/12/2016; số 02/NQ-HĐND ngày 03/7/2017 và Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 04/12/2017 về hoàn thiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn và điều chỉnh, bổ sung danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2016-2020; Phương án sử dụng, trả nợ vốn vay lại nguồn vốn ODA của dự án Hỗ trợ chủ đầu tư quản lý dự thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
3.1.2. Giải pháp
(1) Nghiêm túc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về đầu tư công.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các sở, ngành, quận, huyện trong việc bố trí vốn cho từng dự án cụ thể. Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành dự án theo tiến độ đã được quy định.
(2) Huy động tối đa nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển theo Luật đầu tư công
Cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm chi đầu tư phát triển không thấp hơn 50%. Đẩy mạnh việc khai thác các nguồn thu trên địa bàn để tăng khả năng tập trung ngân sách cho đầu tư phát triển, quan tâm các nguồn thu từ bán đấu giá, đấu thầu cho thuê nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước mà Thành phố hiện đang quản lý; đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thuế,
………………….
(2) Cơ cấu lại vốn đầu tư, trong đó vốn đầu tư khu vực nhà nước chiếm khoảng 27,0-27,5%; vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước khoảng 61,5-62,0%; vốn đầu tư nước ngoài khoảng 10,5-11,0%.
(3) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, trọng tâm là:
- Hoàn thành các trục hướng tâm, khép kín các đường giao thông vành đai; Xây dựng Vành đai 4; Hoàn thành 2 dự án đường sắt đô thị: Tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội và Tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
- Đầu tư các dự án bảo vệ môi trường: Hoàn thành dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá; Một số dự án xử lý rác thải; Cải tạo sông Nhuệ, sông Tích, sông Đáy, sông Tô Lịch.
- Xây dựng mới, hoặc đầu tư nâng công suất bệnh viện nhằm giảm tải bệnh viện: Xây dựng các cụm trung tâm bệnh viện chất lượng cao ở ngoại thành; phát triển các cơ sở y tế chuyên sâu đạt tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; xây dựng thêm một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa; phát triển mạng lưới y tế dự phòng.
- Xây dựng trường học giải quyết vấn đề thiếu trường, lớp học và đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; các trường đào tạo nghề đạt chuẩn nghề cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025, có 75% số trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đạt chuẩn quốc gia.
3.2.2. Giải pháp
(1) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thành phố Hà Nội làm căn cứ xây dựng các chương trình và kế hoạch đầu tư công trung hạn.
(2) Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế theo cơ chế thị trường:
a) Mở rộng các hình thức đầu tư, tiếp tục rà soát để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, ổn định chính sách và pháp luật, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách giá và phí các dịch vụ công theo nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường. Nâng cao chất lượng dịch vụ giao thông đô thị. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. Nâng cao hiệu quả và quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
b) Vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố: bảo đảm đầu tư tập trung, hiệu quả, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải trước đây. Ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư theo hình thức PPP có phần Nhà nước tham gia trong dự án. Ngân sách Thành phố chỉ tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu của Thành phố, các dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
c) Nguồn vốn trong nước ngoài ngân sách tập trung cho các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ, thương mại; du lịch, khách sạn; nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia súc gia cầm và chế biến nông sản; công viên cây xanh; khu vui chơi giải trí; cấp nước sạch; bến bãi đỗ xe; nhà ở và kinh doanh bất động sản khác; xã hội hóa y tế, giáo dục, thể dục thể thao, môi trường, xử lý rác thải, chất thải, nghĩa trang.
d) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Khuyến khích việc thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), tập trung đầu tư vào các lĩnh vực nhằm giải quyết ùn tắc giao thông và môi trường dân sinh bức xúc. Ưu tiên đầu tư 03 dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2025, gồm Tuyến số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình), Tuyến số 5 Văn Cao - Hòa Lạc và Tuyến số 3 (đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai).
đ) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): định hướng thu hút các dự án chất lượng, sản phẩm giá trị gia tăng có tính cạnh tranh cao từ các tập đoàn quy mô lớn, xuyên quốc gia; khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển nông nghiệp, thực phẩm sạch an toàn; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ tài chính, ngân hàng...nhằm huy động có hiệu quả nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế xã hội Thủ đô theo mô hình tăng trưởng bền vững.
e) Nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu, hiệu quả đầu tư, kế hoạch trả nợ và những tác động của vay vốn đến ổn định kinh tế vĩ mô, không vay vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng với bất cứ giá nào. Ưu tiên sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật (ODA) cho thực hiện các lĩnh vực: xây dựng chính sách, phát triển thể chế và tăng cường năng lực quản lý dự án, quản lý hạ tầng đô thị; hỗ trợ phát triển KT - XH cho vùng đồng bào dân tộc, nghèo của Hà Nội; chuẩn bị các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA và các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có kết hợp ODA... Tập trung nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư cho các chương trình, dự án có nguồn thu và có khả năng trả nợ chắc chắn (các công trình điện, hệ thống thông tin liên lạc viễn thông, các công trình sản xuất có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao, ...); những dự án đầu tư thúc đẩy khu vực tư nhân.
(3) Xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư, lựa chọn đầu tư hàng năm cho các lĩnh vực huy động nguồn vốn ngoài ngân sách; Tăng cường công tác cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện quy trình xử lý các hồ sơ thủ tục liên quan đến đầu tư ngoài ngân sách, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất; Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án; Tăng cường công tác theo dõi, tổng hợp thường xuyên, giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho các dự án; Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu các dự án đầu tư ngoài ngân sách, cập nhật thường xuyên thông tin các dự án.
(4) Phân bổ vốn đầu tư công hợp lý, kết hợp hài hòa giữa ngành, lĩnh vực đáp ứng định hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giải quyết vấn đề bất cập mất cân đối giữa các ngành, lĩnh vực, quận, huyện. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
(5) Công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra trong quá trình đầu tư; chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư công. Trong đó, đặc biệt đề cao vai trò tham gia giám sát của cộng đồng dân cư trong các vùng ảnh hưởng của dự án, nâng cao trách nhiệm giải trình của chủ đầu tư và các bên liên quan đến dự án. Xác định rõ trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư công.
(6) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu theo hướng công khai, minh bạch. Đẩy mạnh đấu thầu qua mạng theo lộ trình của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(Một số nhiệm vụ, giải pháp được cụ thể hóa tại Phụ lục II kèm theo)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện thực hiện rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 trong trường hợp cần thiết; nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trình Ủy ban nhân dân Thành phố và Hội đồng nhân dân Thành phố theo quy định.
b) Chủ trì nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi các nội dung, quy định còn vướng mắc của pháp luật về đầu tư công, về đấu thầu; hoàn thiện các quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
c) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Hà Nội tổng hợp báo cáo tình hình giải ngân các dự án đầu tư công hàng tháng, quý và hàng năm theo quy định.
d) Theo dõi, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện Kế hoạch; trong đó kết hợp chặt chẽ giữa việc thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại đầu tư công với thực hiện Kế hoạch hành động số 60/KH-UBND ngày 09/3/2017 về việc thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 30/12/2016 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW của Hội nghị Trung ương khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Tổ chức đánh giá sơ kết giữa kỳ vào Quý IV năm 2020 và cuối kỳ vào Quý IV năm 2025.
2. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan tham mưu cân đối nguồn lực đảm bảo cho chi đầu tư phát triển.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND Thành phố kịp thời phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Thành phố theo quy định.
3. Các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã:
a) Căn cứ mục tiêu, giải pháp của Kế hoạch được phê duyệt, cụ thể hóa thành các kế hoạch, nhiệm vụ của các sở, ngành, quận, huyện, trong đó quy định lộ trình thực hiện từ nay đến hết năm 2025; tổ chức triển khai thực hiện đến các đơn vị cơ sở thuộc cơ quan, đơn vị phụ trách.
b) Báo cáo, cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ công tác theo dõi, đánh giá việc thực hiện cơ cấu lại đầu tư công theo yêu cầu, bảo đảm tính chính xác và đúng thời gian quy định.
c) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tính chính xác của các thông tin, số liệu báo cáo thuộc sở, ngành, quận, huyện.
d) Cung cấp đầy đủ, kịp thời chủ trương, giải pháp và tình hình triển khai thực hiện cơ cấu lại đầu tư công cho các phương tiện thông tin truyền thông để quán triệt, tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và toàn dân, bảo đảm thực hiện thành công và có hiệu quả nhiệm vụ cơ cấu lại đầu tư công./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC I
CHỈ TIÊU TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 13/8/2018 của UBND Thành phố)
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị | 2011-2015 | KH 2016-2020 | Định hướng đến 2025 | Chủ trì |
1 | Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hàng năm | % | 88 | >90 | >92 | Các sở, ngành, các BQL DA, UBND quận, huyện TX; Sở KH&ĐT tổng hợp BC |
2 | Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội trong GRDP | % | 41,8 | 41,4-41,8 | 37,5-38,0 | Sở KH&ĐT tổng hợp BC |
3 | Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước bình quân trong GRDP | % | 20,8 | 11,5-12,0 | 10,0-10,5 | Sở KH&ĐT tổng hợp BC |
4 | Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn | % | 11,3 | 10,0-11,2 | 9,0-9,5 | Sở KH&ĐT tổng hợp BC |
5 | Cơ cấu vốn đầu tư xã hội | % | 100 | 100 | 100 | Sở KH&ĐT tổng hợp BC |
Vốn khu vực nhà nước | % | 49,87 | 28,35 | 27,0-27,5 | ||
- Vốn ngân sách nhà nước | % | 33,62 | 12,94 | 12,0-12,5 | ||
- Vốn vay | % | 9,42 | 8,82 | 8,8-9,2 | ||
- Vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước | % | 6,07 | 5,88 | 5,5-5,8 | ||
- Vốn huy động khác | % | 0,77 | 0,71 | 0,5-0,7 | ||
Vốn khu vực ngoài nhà nước | % | 39,03 | 60,65 | 61,5-62,0 | ||
- Vốn của tổ chức doanh nghiệp | % | 29,91 | 50,65 | 50,5-51,0 | ||
- Vốn của dân cư | % | 9,12 | 10,0 | 11,0-11,5 | ||
Vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài | % | 11,09 | 11,0 | 10,5-11,0 | ||
6 | Cơ cấu chi ngân sách địa phương | % | 100 | 100 | 100 | Sở Tài chính tổng hợp BC |
- Chi đầu tư phát triển | % | 46,59 | 50,0 | >50 | ||
- Chi thường xuyên | % | 53,32 | 48,0 | |||
- Chi khác | % | 0,09 | 2,0 |
PHỤ LỤC SỐ II
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 13/8/2018 của UBND Thành phố)
TT | Nội dung | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Hoàn thành |
I | Các Chương trình, Đề án | |||
1. | Hoàn thiện, trình ban hành quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án đầu tư vốn ngân sách nhà nước, các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách nhà nước. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, Ngành | Quý III/2018 |
2. | Xây dựng Hệ thống thông tin dữ liệu dự án đầu tư công tập trung, thống nhất trên toàn Thành phố. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã | 2018-2019 |
3. | Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã | 2020 |
4. | Xây dựng Đề án xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch năm 2018-2020, định hướng đến năm 2025. | Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch | Các Sở, Ngành | Quý III/2018 |
5. | Xây dựng Chiến lược xúc tiến đầu tư, phát triển thương mại, du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. | Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch | Các Sở, Ngành | Quý III/2018 |
6. | Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội hàng năm. | Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch | Các Sở, Ngành | Hàng năm |
II | Các nhiệm vụ cụ thể | |||
7. | Đẩy mạnh việc khai thác các nguồn thu trên địa bàn. | Cục Thuế Hà Nội, Hải quan Hà Nội | Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã | Hàng năm |
8. | Đẩy mạnh các nguồn thu từ bán đấu giá, đấu thầu cho thuê nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước mà Thành phố hiện đang quản lý. | Sở Tài chính | Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã | Hàng năm |
9. | Sử dụng có hiệu quả các quỹ có nguồn gốc ngân sách phục vụ các dự án trên địa bàn. | Các quỹ trên địa bàn TP | Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã | Hàng năm |
10. | Tham mưu điều hành chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, đảm bảo cân đối ngân sách; rà soát các nguồn lực để thực hiện các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa, chương trình mục tiêu Thành phố. | Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, Ngành và UBND quận, huyện, thị xã | Hàng năm |
11. | Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đẩy mạnh XHH đầu tư các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, dịch vụ công trên địa bàn. | Các Sở, Ngành và UBND quận, huyện, Thị xã. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo | Hàng năm | |
12. | Rà soát quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất, xác định địa điểm và lập danh mục dự án đấu giá đất. | Sở Tài nguyên môi trường | Các quận, huyện, thị xã | Hàng năm |
13. | Rà soát, tổng hợp danh mục, đề xuất đầu tư các dự án theo hình thức PPP. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, Ngành và UBND quận, huyện, Thị xã | Hàng năm |
14. | Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư có nguồn gốc ngân sách. | Thanh tra Thành phố | Các Sở, Ngành và UBND quận, huyện, Thị xã | Hàng năm |
15. | Xây dựng và thực hiện cơ chế để tăng cường giám sát cộng đồng với các hoạt động đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc ngân sách, triển khai ngay công tác giám sát cộng đồng ở tất cả các quận, huyện, xã, phường, định kỳ tổng kết, rút kinh nghiệm. | Ủy ban mặt trận Tổ Quốc | Các Sở, Ngành và UBND quận, huyện, Thị xã | |
16. | Đẩy nhanh tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm. | Các Ban QLDA thành phố Hà Nội; UBND các quận, huyện, Thị xã; Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo | Các Sở, Ngành | Hàng năm |
17. | Đẩy mạnh đấu thầu qua mạng theo lộ trình của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. | Các Sở, Ngành và UBND quận, huyện, Thị xã; Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo | Theo lộ trình | |
18. | Đơn giản hóa thủ tục hành chính. | Các Sở, Ngành và UBND quận, huyện, Thị xã | Hàng năm | |
19. | Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. | Các Sở, Ngành và UBND quận, huyện, Thị xã. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo | Hàng năm | |
20. | Rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 trong trường hợp cần thiết. | Các Sở, Ngành và UBND quận, huyện, Thị xã. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo | Hàng năm | |
21. | Rà soát, đề xuất sửa đổi các nội dung, quy định còn vướng mắc của pháp luật về đầu tư công, về đấu thầu; hoàn thiện các quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). | Các Sở, Ngành và UBND quận, huyện, Thị xã. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo | ||
22. | Tổng hợp kịp thời tình hình thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư công hàng tháng, quý và hàng năm. | Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo | Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước HN, các sở, ngành và quận, huyện, thị xã | Hàng tháng, quý, năm |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây