Dự thảo Thông tư hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư nước ngoài

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Lĩnh vực: Đầu tư Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Kế hoạch và Đầu tưTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BKHOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /TT-BKHĐT

Hà Nội, ngàythángnăm 2021

 

THÔNG TƯ
hướng dẫn về công tác
giám sát,đánh giá đầu tư đối với
hoạt động đầu tư nước ngoài tại
ViệtNam

 

Căn cứ Luật Đầu tư s61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dựánquan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dn thi hành một số điều Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài;

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn về công tácgiám sát,đánh giá đầu tư đi với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

 

Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về công tácgiám sát, đánh giáđầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đầu tư theo pháp luật đu tư;

b) Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1.Dự án có vốn đầu tư nước ngoàilà dự án:

a) Do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Dự án Hợp đồnghợp tác kinh doanh có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài quy định tạiKhoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư.

2.Kiểm tra việc thực hiện công tác quảnnhà nước về đầu tư nước ngoàilà hoạt động được thực hiện định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương đối với Cơ quan đăng ký đầu tư về:

a) Công tác cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Công tác quản lý sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.Nghị định số 29/2021/NĐ-CPNghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

Điều3. Nguyên tắcgiám sát, đánh giáhoạt động đầu tư nước ngoài

1. Đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định pháp luật.

2. Không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi đối tượng, thời gian và nội dung kiểm tra; phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá.

3. Kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh.

4. Công khai, minh bạch, không gây cản trở, ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức kinh tế, dự án có vn đầu tư nước ngoài đang trong quá trìnhgiám sát, đánh giá.

Điều4. Thẩm quyềngiám sát, đánh giáhoạt động đầu tư nước ngoài

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a)Giám sát, đánh giáviệc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài;

b) Giám sátđánh giá tổng thể dự án có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Kiểm tra các dự án có vốn đầu tư nước ngoàithuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trươngđầu tưcủa Thủ tướng Chính phủ;dự án có quy mô lớn, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; các dự án khác theochỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành:

a) Chủ trìgiám sát, đánh giátình hình thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngànhđối với dự án có vốn đầu tư nước ngoàicó liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.

Các Bộ quản lý chuyên ngành được ủy quyền cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương chủ trìgiám sát, đánh giáchuyên sâu về lĩnh vực quản lý ngành.Các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quảgiám sát, đánh giádự án đầu tư trên địa bàn về các Bộ quản lý chuyên ngành và Cơ quan đăng ký đầu tư trên địa bàn.

b) Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành thuộc thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư(hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)của các Bộ quản lý chuyên ngành sẽ chịu sựgiám sát, đánh giácủa các cơ quan này theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Các Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm gửi báo cáo thực hiện giám sát, đánh giá cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo định kỳ hàng năm vào thờiđiểm trước ngày 20 tháng 02 của năm sau năm báo cáo.

c) Tổ chức thực hiệngiám sát, đánh giátổng thể hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

a) Tổ chức thực hiện giám sátđánh giá tổng thể về hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi quản lý của địa phương;

b) Trực tiếp hoặc giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnhgiám sát,đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

4. Cơ quan đăng ký đầu tưgiám sát, đánh giácác tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư.

5. Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế tự thực hiệngiám sát, đánh giádự án theo quy định tạiĐiều 70, điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 74 và khoản 2 Điều 96 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.

 

 

Chương II

GIÁM SÁTHOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Mục 1.

THEO DÕI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

Điều5. Nội dungvà cách thứctheo dõi

1. Cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo dõicác nội dung quy định tại khoản 1 Điều 71, khoản 1 Điều 72 Nghị định 29/2021/NĐ-CP.

2.Cách thức tiến hành theo dõi:

a. Theo dõi thường xuyên

b. Theo dõi chuyên đề.

Điều6. Theo dõi thường xuyên.

a)Cơ quan quản lý nhà nước,cơ quan đăng ký đầu tư phân công trách nhiệm cho các đơn vị,cá nhântrực thuộc có trách nhiệm thường xuyêntheo dõi,nắm tình hình về cáctổ chức kinh tế,dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong phạm vi được phân công.

b)Đơn vị, cá nhân theo dõi thu thập các văn bản, tài liệu, thông tin đnghiên cứu, xem xét, phát hiện vấn đề liên quan.Trường hợp cần thiết, có thể đề nghị tổ chức kinh tế, chủ đầu tư dự án cung cấp văn bản, tài liệu phục vụ việc theo dõi.

c)Định kỳ (6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuấttheo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đăng ký đầu tư,đơn vị, cá nhân theo dõibáo cáo cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi bằng văn bản về tình hình triển khai, hoạt động, các vướng mắc củatổ chức kinh tế vàdự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc địa bàn, lĩnh vực được phân công.Trường hợp phát hiện tổ chức kinh tế, dự án có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi xem xét, quyết định.

d)Đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;

đ) Lập và lưu trữ hồ sơ quản lý dự án.

Điều7. Theo dõi chuyên đề

1.Căn cứnhu cầu quản lý nhà nước và thông qua công tác nắm tình hình, nghiên cứu báo cáo, tài liệu có liên quan, cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi xây dựng chương trình, kế hoạch theo dõi đối với một số tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; thông báo cho tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài biết về nội dung, mốc thờiđiểm theo dõi, thời gian theo dõi.

2. Cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi lập kế hoạch theo dõi cụ thể theo chuyên đề đối với các đối tượng đã được xác định theo kế hoạch; quyết định lập tổ giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ giám sát; có văn bản đề nghị tổ chức kinh tế, dự án được theo dõi chun bị, gửi báo cáo và tài liệu phục vụ việc theo dõi.

3. Yêu cầu tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức cuộc họp để tổ giám sát nghe báo cáo giải trình; các thành viên dự họp trao đi, thảo luận nội dung báo cáo.Tổgiám sát trao đổi, đề xuất, yêu cầu đối với tổ chức kinh tế, dự áncó vốn đầu tư nước ngoàiđược theo dõi về những vấn đề cần thiết.

4. Tổ giám sát báo cáo bằng văn bản với cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi về kết quả theo dõi đối với tổ chức kinh tế, dự áncó vốn đầu tư nước ngoàiđược theo dõi. Báo cáo gồm các nội dung quy định tại Điều5Thông tư này.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi xem xét, đánh giá báo cáo của Tổ giám sát; thông báo bằng văn bản kết quả theo dõi cho tổ chức kinh tế, dự áncó vốn đầu tư nước ngoàiđược theo dõi về ưuđiểm, thiếu sót, khuyếtđiểm (nếu có) và những yêu cầu cần thiết.

6. Người theo dõi lưu kết quả của Tổ giám sát vào hồ sơ quản lý dự án.

 

Mục 2.
KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

Điều8. Nội dung kiểm tra tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tiến độ góp vốnđiều lệ, vốn đầu tư; tình hình góp vốn pháp định (đối với ngành có quy định vốn pháp định); tổng vốn đầu tư thực tế so với tổng vốn đầu tư đăng ký.

2. Tiến độ triển khai dự án; việc thực hiện cácmục tiêu đầu tư của dự án; việc thực hiện và chuyển giao công nghệ theo cam kết của dự án (Nội dung công nghệ, hiệu quả chuyn giao công nghệ, việc lắp đặt máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của dự án đầu tư); việc thực hiện các cam kết và đáp ứngđiều kiện đầu tư,điều kiện tiếp cận thị trường,điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư của nhà đầu tư khi dự án đi vào hoạt động.

3. Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước...).

4. Việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động, quản lý ngoại hối, môi trường, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy và các quy định về pháp luật chuyên ngành khác.

5. Tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

a) Trị giá tài sản góp vốn của các bên (giá trị quyền sử dụng đất; giá trị tài sản máy móc, thiết bị; quyền sở hữu trí tuệ,...).

b) Việc sử dụng đúngmục đích về nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cđịnh thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu.

c) Kiểm tra kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị cổ phiếu tại thời Điểm trước khi lên sàn chứng khoán trong một số trường hợp đặc biệt có dấu hiệu nâng khống giá trị doanh nghiệp.

d) Các giao dịch với công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty có quan hệ liên kết.

đ) Tình hình thực hiện cáckhoản nợ (vay ngân hàng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp,...).

e) Trích lập, sử dụng các quỹ dự phòng, khấu hao tài sản cố định, hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

g) Việc chia lợi nhuận đối với phần vốn góp của nhà nước trong tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

h) Tình hình bảo toàn vốn góp của tổ chức kinh tế, dự án có vốn nhà nước (bao gồm đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và tiếp nhận đối tác vào góp vốn liên doanh, liên kế trong tổ chức kinh tế).

6. Các nội dung khác liên quan tới triển khai thực hiện dự án đầu tư, gồm:

a) Việc chấp hành quy định về giám sát, đánh giá đầu tư và về chế độ báo cáo, thống kê theo quy định;

b) Các nội dung khác liên quan đến dự án đầu tư;

c) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.

7. Đối với các dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngoài các nội dung được quy định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này, nội dung kiểm tra còn bao gồm việc thực hiện các nội dung quy định tại quyết địnhhoặcchấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

8. Tùymục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra và theo tính chất, đặcđiểm của dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nội dung kiểm tra có thể bao gồm toàn bộ hay một phần các nội dung quy định tại Điều này.

a)Việcthực hiện quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

b) Tiến độ thực hiện dự án, gồm tiến độ thực hiện vốn đầu tư và tiến độ thực hiện mục tiêu dự án;

c) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường hoặc ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, điều kiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và việc thực hiện các cam kết của nhà đầu tư (nếu có);

d) Việc chấp hành quy định về giám sát, đánh giá đầu tư và chế độ báo cáo thống kê theo quy định;

đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.

 

Điều9. Nội dung kiểm tracủa cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư

a)Việc thực hiện các quy định của pháp luật vềcấp, điều chỉnh, thu hồiquyết địnhhoặcchấp thuận chủ trương đầu tư,Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo các quy định của pháp luật.

b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch có liên quan theo pháp luật về quy hoạch;

c)Việc quy định ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án đầu tư;

d) Việc giám sát, đánh giá và hỗ trợ đầu tư sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

đ)Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, bàn giao đất.

e)Việc thực hiện trách nhiệmgiám sát,đánh giá và hỗ trợ đầu tư sau khi cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

g)Việc thực hiện chức năng cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo quy định.

h)Việc xử lý các vướng mắc, khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài.

Điều 10. Hình thức kiểm tra

1. Kiểm tra định kỳ.

Kiểm tra định kỳ được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hàng năm được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều4Thông tư này phê duyệt.

2. Kiểm tra đột xuất.

Kiểm tra độtxuất được thực hiện theo từng vụ việc, trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở đề nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư hoặc trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài.

3. Kiểm tra chuyên ngành.

Kiểm tra chuyên ngành được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của cơ quan quản lýnhà nướcchuyên ngành nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.

Điều 11. Cách thức kiểm tra

1.Tùy theo nội dung và tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra bằng các cách thức sau đây:

a)Thông qua Hệ thống thông tinquốc gia vềđầu tư;

b)Thông quabáo cáo;

c)Tổ chức đoàn kiểm tra, đoàn công tác;

2.Căn cứ nhiệm vụ cụ thể, một cuộc kiểm tra có thể được thực hiện theo một cách thức hoặc kết hợp các cách thức kiểm tra nêu trên để đạt hiệu quả cao nhất.

Điều 12. Lập,điều chỉnh và thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ

1.Kế hoạch kiểm tra được xây dựng thành văn bản riêng hoặc đưa vào nội dung của chương trình công tác của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều4Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì kiểm tra có thể trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền đểđiều chỉnh kế hoạch kiểm tra.

2.Nội dungkế hoạch kiểm trabao gồm nội dung:thời gian, địađiểm, đối tượng kiểm tra, hình thức kiểm tra, nội dung kiểm tra, đơn vị phối hợp kiểm tra,...Kế hoạch kiểm tra cho năm tiếp theo được gửi về cơ quan tổng hợp kế hoạch kiểm tra quy định tạikhoản 3, khoản 4Điều này trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.

3.Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp kế hoạch kiểm tra hàng năm đối với các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài của các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên phạm vi cả nước. Trường hợp có sự trùng lặp về kế hoạch kiểm tra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các cơ quan có kế hoạch kiểm tra trùng lặp đểđiều chỉnh kế hoạch kiểm tra.

4.Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp kế hoạch kiểm tra hàng năm đối với các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp có sự trùng lặp về kế hoạch kiểm tra,SởKế hoạch và Đầu tư thông báo cho các cơ quan có kế hoạch kiểm tra trùng lặp đểđiều chỉnh kế hoạch kiểm tra.

5.Kế hoạch kiểm tra được công bvà thông báo công khai trên trang tin điện tử của Cơ quan tổng hợp, Cơ quan chủ trì kiểm tra và trênHệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

Điều 13. Kiểm tra thông quaHệ thống thông tinquốc giavềđầu tư

1.Kiểm tra thông qua Hệ thống thông tinquốc giavề đầu tưđược tiến hành thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.

2.Nội dung kiểm tra bao gồm:

a)Nội dung quy định trênquyết địnhchấp thuậnchủ trương đầu tư,Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b)Việc thực hiện quy định về báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước;

c)Việc thực hiện quy định về cập nhật thông tin, báo cáo của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư.

Điều 14. Kiểm tra thông qua báo cáo

1.Kiểm tra thông qua báo cáo được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của người có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra.

2.Nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo cáo phải bảo đảm đúng yêu cầu của người có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra.

3.Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra xem xét báo cáo, xử lý thông tin, yêu cầu thẩm định thông tin và có báo cáo kết quả kiểm tra.

4.Thời gian cho cơ quan được kiểm tra chuẩn bị báo cáotối thiểu là 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệucủa người có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian cho cơ quan được kiểm tra chuẩn bị báo cáo do người có thẩm quyền kiểm tra quyết định.

Điều15. Tổ chức đoàn kiểm tra

1.Kiểm tra thông qua tổ chức đoàn kiểm tra được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra liên ngành hoặc kiểm tra theo chuyên ngành đối với hoạt động đầu tư.Trường hợp trong cùng một năm có từ 02 cuộc kiểm tra chuyên ngành đi với một dự án thì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành.

2.Thành lập đoàn kiểm tra.

a)Đơn vị được giao nhiệm vụxây dựngĐề cương triển khai kiểm tra và trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, trong đó nêu rõ tên đối tượng được kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra (trưởng đoàn, phó trưởng đoàn, các thành viên), phạm vi, hình thức, nội dung và thời gian kiểm tra, trách nhiệm của đoàn kiểm tra, của đơn vị kiểm tra và các đơn vị có liên quan.

c)Trưởng đoàn kiểm tra trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc Thủ trưởng đơn vị được ủy quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra chitiết, gồm:

- Mục đích, yêu cầu kiểm tra;

- Nội dung kiểm tra;

- Thời gian và địa Điểm kiểm tra;

- Thành phần Đoàn kiểm tra;

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn kiểm tra;

- Chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra;

- Dự trù kinh phí cho Đoàn kiểm tra.

d)Đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho đối tượng được kiểm tra và các cơ quan liên quan (nếu có) về việc kiểm tra (thời gian, địađiểm, nội dung kiểm tra; các tài liệu cần chuẩn bị để phục vụ công tác kiểm tra).

Mu báo cáo cần chuẩn bị để phục vụ công tác kiểm tra được ban hành tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này để các đơn vị chủ trì kiểm tra tham khảo áp dụng. Tùy theomục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra và theo tính chất, đặcđiểm, lĩnh vực, ngành nghề của dự án có vốn đầu tư nước ngoài được kiểm tra, Mu báo cáo gửi cho đối tượng được kiểm tra có thể được lược bớt các nội dung không phù hợp hoặc bổ sung các nội dung khác cần thiết cho việc kiểm tra.

Thời gian thực hiện việckiểm tra do Trưởng đoàn quyết định, nhưng phải sau ít nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan, đơn vị được kiểm tra nhận được văn bản thông báo kiểm tra hoặc sau ít nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Đoàn.Thời gian chuẩn bị tài liệu của đối tượng kiểm tra tối thiểu là 30 ngày kể tngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu.

Trường hợp kiểm tra đột xuất, đoàn kiểm tra phải có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho cơ quan được kiểm tra chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn kiểm tra được ấn định thời gian kiểm tra đột xuất.

3.Thời gian kiểm tracủa Đoàn kiểm tra do người ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra quyết định; tuy nhiênthời gian thực hiện kiểm tra tại hiện trường của Đoàn kiểm tra tối đa là 30 ngàykể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Trong trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, địa bàn rộng thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngàylàm việcktừ ngày bắt đầu kiểm tra. Thời gian kiểm tra đối với mi tổ chức kinh tế, dự án không quá 03 ngày làm việc. Trong trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp thì có thkéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.

4.Tổ chức kiểm tra.

a)Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo kế hoạch kiểm tra chitiết.

b)Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin, tài liệu (nếu cần); kiểm tra kết quả thực hiện để làm cơ sở cho báo cáo kết quả kiểm tra.

c)Đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập Biên bản kiểm tra. Biên bản kiểm tra được hoàn thành vào ngày kết thúc kiểm tra tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra. Biên bản này phải có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc thành viên được ủy quyền, phân công (trong trường hợp tiến hành kiểm tra nhiều vấn đề, liên ngành) và đại diện có thẩm quyền của đơn vị được kiểm tra để làm cơ sở lập Báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra sau này.

d)Khi kết thúc kiểm tra tại nơi được kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đại diện có thẩm quyền của đơn vị được kiểm tra biết và bàn giao tài liệu, trang thiết bị sử dụng trong quá trình kiểm tra.

Điều16. Kinh phí

Kinh phí cho công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được cân đối, bố trí trong Ngân sách nhà nước cấp hàng năm và được thực hiện theo quy định tại cácĐiều88,Điều89,Điều 90 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.

Điều17. Báo cáo kết quả kiểm tra

1.Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả kiểm tra.

2.Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra phải được gửi lấy ý kiến của các cơ quan tham gia kiểm tra (trong trường hợp kiểm tra liên ngành) hoặc của các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra (trong trường hợp thành lập Đoàn kiểm tra), trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định. Cơ quan hoặc thành viên được lấy ý kiến phải có văn bản trả lời trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra. Quá thời hạn nêu trên, nếu cơ quan chủ trì kiểm tra không nhận được ý kiến phản hồi thì được xem đồng ý với nội dung dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.

3.Nội dung báo cáo bao gồm các vấn đề sau đây:

a)Căn cứ tiến hành kiểm tra;

b)Hình thức kiểm tra;

c)Thời gian, địađiểm kiểm tra;

d)Thành phần tham gia kiểm tra;

đ) Tên đơn vị được kiểm tra;

e)Nội dung kiểm tra;

g)Những mặt được và những tồn tại của cơ quan, đơn vị được kiểm tra; nguyên nhân của những tn tại,yếu kém;

h)Ý kiến của các cơ quan tham gia kiểm tra hoặc thành viên đoàn kiểm tra;

i)Kiến nghị của cơ quan, đơn vị được kiểm tra;

k) Kết luận xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền việc xử lý, khắc phục những sai trái, yếu kém trong thực hiện. Trong đó nêu rõ những ý kiến đã tiếp thu của các cơ quan tham gia kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoặc của đơn vị được kiểm tra; cơ sở của việc tiếp thu các ý kiến này; những kiến nghị về hướng xử lý đối với các vấn đề tồn tại;

l) Các vấn đề khác (nếu có).

4.Báo cáo kết quả kiểm tra chính thức được gửi tới cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định kiểm tra để xem xét, xử lý và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp tình hình kiểm tra.

5.Tùy theo đặcđiểm, tình hình của việc kiểm tra, Báo cáo kết quả kiểm tra sẽ được công bố công khai theo một hoặc một số hình thức sau:

a)Công bố tại cuộc họp với các thành phần bao gồm: Người ra quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

b)Thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.

c)Đưa lên trang điện tử của cơ quan quản lý nhà nước.

d)Niêm yết tại trụ sở của đối tượng được kiểm tra.

đ) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều18. Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm tra

1.Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị kiểm tra:

a)Thông báo cho cơ quan được kiểm tra về thời gian, nội dung kiểm tra, gửi báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan được kiểm tra; báo cáo cơ quan có thẩm quyền về kết quả kiểm tra và đề xuất phương án xử lý (nhắc nhở, chấn chỉnh; xử phạt vi phạm hành chính; đình chỉ hoạt động dự án có vốn đầu tư nước ngoài; thu hồi hoặc đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,...);

b)Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thẩm quyền trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ việc kiểm tra.

c)Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời đi với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chính sách, pháp luật về đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan;

d)Trường hợp phát hiện chính sách, pháp luật có quy định không phù hợp, thiếu khả thi thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét,sửa đổi.

đ) Khen thưởng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức, thực hiện tốt chính sách, pháp luật về đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan;

2.Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được kiểm tra:

a)Phối hợp và tạođiều kiện cho cơ quan kiểm tra trong quá trình kiểm tra; cử người có thẩm quyền và những người có liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra;

b)Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra;

c)Báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu trung thực; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của báo cáo, thông tin và tài liệu cung cấp;

d)Chấp hành quyết định của cơ quan kiểm tra;

đ) Có quyền kiến nghị, giải trình về kết luận của cơ quan kiểm tra, người có thẩm quyền;

e)Chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chính sách, pháp luật về đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều19. Xử lý kết quả kiểm tra

1.Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cótrách nhiệm xử lý kết quả kiểm tra khi nhận được báo cáo kết quả kiểm tra.Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2.Thời hạn xem xét, xử lý kết quả kiểm tra tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ thờiđiểm nhận được báo cáo kết quả kiểm tra.

3.Cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm trễ hoặc gây khó khăn cho các cơ quan trong quá trình kiểm tra và việc xử lý kết quả kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4.Việc xử lý kết quả kiểm tra phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

 

ChươngIII

ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

Điều 20. Nội dung đánh giá kết thúc

1.Tiến độ góp vốnđiều lệ của tổ chức kinh tế, vốn pháp định (đối với ngành nghề yêu cu phải có vốn pháp định), góp vốn đầu tư của dự án; việc huy đng và sử dụng vốn huy động theo quy định của pháp luật; việc thanh toán trong quá trình thực hiện dự án.

2.Tiến độ thực hiện dự án so với tiến độ được quy định tạivăn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tiến độ trong Hồ sơ xin cấp, Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nộp cơ quan nhà nước.

3.Việc sử dụng đất, sử dụng lao động của dự án; việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

4.Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước,...).

5.Đánh giá kết quả thực hiện cácmục tiêu, các nguồn lực đã huy động, tiến độ thực hiện, lợi ích dự án.

6.Đề xuất và kiến nghị.

Điều 21. Nội dung đánh giá tác động

1.Đánh giá việc thực hiện Mục tiêu đầu tư (sự tuân thủ quy hoạch, phù hợp với nội dung Văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan).

2.Đánh giá mức độ hoàn thành (theo nội dung và tiến độ đã đăng ký; nội dung và tiến độ được quy định tại Văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

3.Đánh giá hiệu quả đầu tư (sử dụng lao động, đất đai; nộp ngân sách nhà nước; suất đầu tư; chuyn giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, kinh doanh) trên cơ sở so sánh chi phí và kết quả thực tế đạt được trong quá trình khai thác, vận hành.

4.Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất, về chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệkinh nghiệm, knăng quản lý, kinh doanh.

5.Đánh giá việc thực hiện chế độ báo cáo đối với các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

6.Đề xuất và kiến nghị.

Điều 22. Nội dung đánh giá đột xuất

1.Sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với Mục tiêu đầu tư;

2.Mức độ hoàn thành khối lượng công việc so với quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

3.Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân;

4. Ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự kiến đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành Mục tiêu của dự án;

5.Đề xuất và kiến nghị.

 

ChươngIV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Điều24. Tổ chức thực hiện

1.Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và các cơ quan đăng ký đầu tư tổ chức triển khai công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định của Thông tư này.

2.Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành, các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan đăng ký đầu tư hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Thông tư này.

3.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, xửlý.

 

 Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- T
òaán nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Website của Chính phủ; Công báo;
- Các Sở KH&ĐT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT;
- Cục Kiểm tra văn bản-B
Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục ĐTNN(
)

BỘ TRƯỞNG





Nguyễn Chí Dũng

 


PHỤ LỤC

Mẫu số 1:

CƠ QUAN CHỦ TRÌ...
Đoàn Kiểm tra ...
-------

 

………..,ngày ... tháng... năm...

KẾ HOẠCH KIỂM TRA

……………………………….(nêu nội dung hoạt động kiểm tra)

- Căn cứ…….(kế hoạch kiểm tra);

- Căn cứ Quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra……………

Dự kiến các nội dung kế hoạch làm việc như sau:

1. Danh sách thành viên:

1.Ông (bà)……………………………., Trưởng đoàn;

2.Ông (bà)……………………………., Phó trưởng đoàn (nếu có);

3.Ông (bà)……………………………., thành viên;

4.Ông (bà)……………………………., thành viên;

5. ……………………

2. Mục đích, yêu cầu kiểm tra:

- ………………………

- ………………………

3. Nội dung làm việc:

3.1. Nội dung làm việc với Cơ quan cấp GCNĐKĐT:

- Các nội dung quy định tại Điều9Thông tư này.

- Đánh giá về tình hình triển khai thực hiện, tiến độ thực hiện dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý thời gian qua.

- Ý kiến về xử lý dự án, trong thời gian tới.

3.2. Nội dung làm việc về tình hình triển khai, báo cáo thực hiện dự án của tổ chức kinh tế:

- Các nội dung quy định tại Điều8Thông tư này.

- Khả năng triển khai dự án trong thời gian tới;

-………………….(các nội dung khác theo đặc Điểm của Đoàn kiểm tra)

4. Chương trình làm việc:

TT

Tên cơ quan/Tổ chức kinh tế/dự án

Thời gian làm việc

 

1.

 

 

2.

 

 

3.

 

 

4.

 

 

5.

 

 

 

4.Phân công nhiệm vụ:

4.1.Trách nhiệm chungcủa các thành viên Đoàn kiểm tra (theo Quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra).

4.2.Trách nhiệm cụ thểcủa các thành viên về công tác chuẩn bị, nhiệm vụ khi kiểm tra, trách nhiệm tổng hợp báo cáo.

5.Dự trù kinh phí và công tác hậu cần:

- Kinh phí đi lại, ăn ở trong quá trình công tác được thực hiện theo Quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra.

- Kinh phí đi lại bằng máy bay (nếu có).

- Kinh phí đi lại khác.

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 


Mẫu số 2:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

(Mu Báo cáo chun bị cho làm việc với Đoàn Kiểm tra)

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ, DỰ ÁN:

1.Tên tổ chức kinh tế:

Điện thoại liên hệ:                                            Mobile:

2.Số GPĐT/GCNĐT/GCNĐKĐT/GCNĐKDN:                                          ngày cấp:

Các lần Điều chỉnh (nếu có):                   ngày cấp:

Tóm tắt nội dung Điều chỉnh:

Yêu cầu:Sao kèm theocác GPĐT/GCNĐT/GCNĐKĐT/GCNĐKDN Điều chỉnh.

3.Chủ đầu tư (ghi rõ tên từng nhà đầu tư tham gia, tên nước /vùng lãnh thổ):

4.Trụ sở chính:

5.Tên dự án:

6.Mục tiêu hoạt động dự án:

7.Vốn đầu tư dự án:

- Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD):

- Tổng vốn góp của các nhà đầu tư (USD):

Trong đó:

+ Nhà đầu tư……:góp…..USD, bằng tiền mặt…..USD, bằng .... USD, tỷ trọng trong tổng vốn góp;

+ Nhà đầu tư…..:góp……USD, bằng tiền mặt…..USD, bằng .... USD, tỷ trọng trong tổng vốn góp;

- Tiến độ góp vốn cam kết:

- Quy định ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án đầu tư và việc thực hiện các Điều kiện hưởng ưu đãi.

8.Thời hạn hoạt động: ... năm

9.Địa Điểm thực hiện:

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

1.Thực hiện các thủ tc hành chính:

- Mã số thuế: (ngày cấp)

- Thủ tục xây dựng:  Giấy phép xây dựng số:    (cấp ngày);

2.Thực hiện vốn đầu tư (USD):

2.1.Thực hiện góp vốn của từng nhà đầu tư:

TT

Tên nhà đầu tư

Vốn góp theo GCNĐKĐT (USD)

Vốn đã góp (USD)

Tng

Chi Tiết

Ngày góp, số chứng từ

1

 

 

 

-Tin mặt:

-Đất:

- …………..

 

2

 

 

 

 

 

 

Tng

………..

……….

 

 

2.2.Vốn huy động đã thực hiện, bao gồm: vốn vay (vay tại nước ngoài, vay công ty mẹ, vay tại tổ chức tín dụng Việt Nam) và vốn huy động khác (phát hành cổ phiếu, trái phiếu, từ khách hàng,...):

TT

Tên nhà cho vay (thuộc nước)

Vn vay (USD)

Ngày vay:

Số chứng từ:

1

 

 

 

2

 

 

 

 

Tng

…………..

 

3. Tình hình triển khai từng Mục tiêu/ hạng Mục công việc, chi phí đầu tư dự án:

TT

Công việc, hạng Mục đầu tư

Tiến độ cam kết theo HS /GCNĐKĐT

Tiến đtriển khai thực tế

Tng chi phí dự kiến

Chi phí đã thực hiện

 

 

(từ../../.... đến../../....)

 

USD

USD

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Tng

 

 

 

 

- Nhận xét việc triển khai dự án đã theo tiến độ cam kết chưa, nếu chậm, giải trình lý do:

4. Sử dụng đất:

4.1. Đất được giao và tình hình sử dụng:

TT

Tổng diện tích được chấp thuận về nguyên tắc khi cấp phép

Diện tích đã có quyết định cho thuê đất

Diện tích đất đã sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng

 

(ha)

Vị trí

(ha)

(ha)

(ha)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:(Sao kèm theo các văn bản, quyết định liên quan đến đất của dự án)

4.2.Giải trình, nêu các ý kiến liên quan về việc cho thuê và sử dụng đất, việc thực hiện tiến độ sử dụng đất, nếu chậm, nêu rõ nguyên nhân:……………………………………………………….………………………………………………………………………………………………….

5. Công suất thiết kế, tình hình sản xuất(đối với các dự án sản xuất):

Đơn vị tính:

 

Năm trước kế tiếp

Năm trước

Dự kiến năm báo cáo

Công suất thiết kế

 

 

 

Sản lượng sản xuất, tổng số

Trong đó: -

                -

 

 

 

Sản lượng tiêu thụ, tổng số

Trong đó: -

                -

 

 

 

6. Tình hình kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước:

Đơn vị tính:

TT

Nội dung

Năm trước kế tiếp

 

Năm trước

Lũy kế(từ khi thành lập)

1

Lợi nhuận trước thuế/ (l)

 

 

 

 

2

Nộp thuế, NSNN (tổng số phải nộp)

……..

 

……..

……..

2.1

- Thuếthu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

2.2

- Thuếxuất nhập khẩu

 

 

 

 

2.3

- ThuếVAT

 

 

 

 

2.4

- Thuếthu nhập cá nhân

 

 

 

 

2.5

- Tin thuê đất, mặt nước sông, biển

 

 

 

 

2.6

- Thuế, nộp NS khác (ghi tên thuế)

 

 

 

 

2.7

Thuếtài nguyên

 

 

 

 

...

- ………..

 

 

 

 

3.

Nộp thuế, NSNN (tổng số đã nộp)

 

 

 

 

4.

Nộp thuế, NSNN (tổng số còn nợ đọng, quá hạn)

 

 

 

 

5.

Vn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế/dự án

 

 

 

 

 

Tng

 

 

 

 

6. Lao động (người):

 

Tổng số

Người VN

Người nước ngoài

Slượng

Quốc tịch

CóGP lao động

Lao động phthông

 

 

 

 

 

Lao động kỹ thuật

 

 

 

 

 

Cán bộ Điều hành

 

 

 

 

 

Lao động theo thời vụ

 

 

 

 

 

Tổng số:

…….

…….

…….

 

…….

7. Tình hình cung cấp, định mức và tiêu thụ thực tế than, điện, nguyên liệui với các dự án khoáng sản, dự án sản xuất):

- Tình hình khai thác, cung cấp nguyên liệu chính (đá vôi, sét…):

- Tiêu hao nhiệt năng:              kcal/đơn vị sản phẩm

- Tiêu hao điện năng:                kwh/đơn vị sản phẩm

-Về đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện: Đã đầu tư và đưa công trình vào hoạt động (vào tháng... năm…,giá trị đầu tư: …;công sut phát điện); Nếu chưa, khi nào thực hiện đầu tư;

8. Tình hình chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường:

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (số, ngày tháng quyết định, cơ quan cấp) hoặc Cam kết bảo vệ môi trường

- Mục tiêu, công suất đăng ký theo GCNĐKĐT.

- Mục tiêu, công suất thiết kế đã được cơ quan quản lý môi trường phê duyệt/xác nhận.

- Các hạng Mục đầu tư xử lý chất thải, chi phí: ....

-Tình hình xử lý chất thải:

TT

Loại chất thải

Đa Điểm xả thải

Lượng xả thải

Nng độ

I

Chất thải rn

 

 

 

1

....

 

 

 

2

....

 

 

 

II

Chất thải lỏng

 

 

 

1

....

 

 

 

2

....

 

 

 

III

Chất thải khí

 

 

 

1

....

 

 

 

2

....

 

 

 

- Đánh giá việc đáp ứng các Điều kiện về xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

III. Đánh giá chung về hoạt động của tổ chức kinh tế:

1.Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án (đến nay và tương lai):

2.Kế hoạch trin khai dự án trong thời gian tới, nêu công việc, tiến độ thời gian:

3.Những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất xi măng, kiến nghị của tổ chức kinh tế liên quan đến chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý của nhà nước.

 
Người lập biểu

Ngày…..tháng….năm….
Tổng giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi