Dự thảo Nghị định sửa đổi một số Nghị định về điều kiện đầu tư
thuộc tính Nghị định
Lĩnh vực: | Đầu tư, Thương mại-Quảng cáo |
Loại dự thảo: | Nghị định |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Công Thương |
Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
CHÍNH PHỦ
DỰ THẢO 3 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Chương I
LĨNH VỰC SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ BÀO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ
Điều 1. Bổ sung khoản 4 Điều 6 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô như sau:
“4.Trong quá trình sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp phải đảm bảo các quy định bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.”
Điều 2. Bãi bỏ khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 7; điểm e, điểm h khoản 2 Điều 8 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Chương II
LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực
1. Khoản 2 Điều 29 được sửa đổi như sau:
“2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm.
Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành nhà máy điện theo quy định.”
2. Bổ sung Điều....Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực
“Tổ chức hoạt động phát điện phải đảm bảo các quy định bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.”
3. Điều....Khoản 2 Điều 30 được sửa đổi như sau:
“2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền tải điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.”
4. Điều.....Khoản 2 Điều 31 được sửa đổi như sau:
“2.Người trực tiếp quản lý kỹ thuật vận hànhphải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm.
Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.”
5. Điều ......Khoản 5 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực được sửa đổi như sau:
“Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động bán buôn điện phải đáp ứng điều kiện:
Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tựvà có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.
Đơn vị đáp ứng được điều kiện về bán buôn điện được phép hoạt động xuất nhập khẩu điện.”
6. Điều ......Điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 03 năm.”
7. Điều.....Khoản 3 Điều 38 Nghị định 137 được sửa đổi tại khoản 7 Điều 6 Nghị định 08 được sửa đổi như sau:
3. Công trình điện bao gồm:
- Nhà máy điện: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn);
- Công trình đường dây và trạm biến áp.
4. Bảng phân hạng về quy mô của công trình điện áp dụng trong hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực:
| Thủy điện, điện gió, điện mặt trời | Nhiệt điện | Đường dây và trạm biến áp |
Hạng 1 | Không giới hạn quy mô công suất | Không giới hạn quy mô công suất | Không giới hạn quy mô cấp điện áp |
Hạng 2 | Đến 300 MW | Đến 300 MW | Đến 220 kV |
Hạng 3 | Đến 100 MW |
| Đến 110 kV |
Hạng 4 | Đến 30 MW |
| Đến 35 kV |
8. Tên Điều 39 Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực được sửa đổi như sau
“Điều 39. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện, điện gió, điện mặt trời.”
9. Điều.....Khoản 3 Điều 39 Nghị định 137 được sửa đổi tại điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định 08 được sửa đổi như sau:
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án nhà máy điện (thủy điện, điện gió, điện mặt trời) có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình phù hợp theo quy định của pháp luật về xây dựng.”
10. Điều.....Khoản 3 Điều 40 Nghị định 137 được sửa đổi tại điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 08 được sửa đổi như sau
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, nhiệt điện, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình phù hợp theo quy định của pháp luật về xây dựng.”
11. Điều.....Khoản 3 Điều 41 Nghị định 137 ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực được sửa đổi tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 08 được sửa đổi như sau
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, tự động hóa, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình phù hợp theo quy định của pháp luật về xây dựng.”
12. Điều....Tên Điều 42 Nghị định 137 ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực được sửa đổi như sau:
“Điều 42. Điều 42. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện, điện gió, điện mặt trời.”
13. Điều.....Khoản 3 Điều 42 Nghị định 137 ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực được sửa đổi tại điểm b khoản 11 Điều 6 Nghị định 08 được sửa đổi như sau
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực và đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy điện (thủy điện, điện gió, điện mặt trời) có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp theo quy định của pháp luật về xây dựng.”
14. Điều.....Khoản 3 Điều 43 Nghị định 137 được sửa đổi tại điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định 08 được sửa đổi như sau
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, nhiệt điện, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp theo quy định của pháp luật về xây dựng.”
15. Điều.....Khoản 3 Điều 44 Nghị định 137 được sửa đổi tại điểm b khoản 13 Điều 6 Nghị định 08 được sửa đổi như sau
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, tự động hóa, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp theo quy định của pháp luật về xây dựng.”
Điều 4. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực
1. Bãi bỏ khoản 5, khoản 6 Điều 29.
2. Bãi bỏ khoản 5 Điều 39.
3. Bãi bỏ khoản 5 Điều 40.
4. Bãi bỏ khoản 5 Điều 41.
5. Bãi bỏ khoản 5 Điều 42.
6. Bãi bỏ khoản 5 Điều 43.
7. Bãi bỏ khoản 5 Điều 44.
Chương III
LĨNH VỰC HÓA CHẤT
Điều 5. Điểm i khoản 1 Điều 15 Nghị định 38 ngày 06 tháng 5 năm 2014 về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học đã được sửa đổi tại Điều 9 Nghị định 77 được sửa đổi như sau:
“i.Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất”
Điều 6. Điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 38 ngày 06 tháng 5 năm 2014 về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học được sửa đổi như sau:
“1.Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật.”
Điều 7.Điểm d Điều 13 Nghị định 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“d) Giấy tờ, tài liệu đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm h, i Khoản 1 Điều 15 Nghị định này”
Điều 8. Bổ sung Điều 19a Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
“Điều 19a. Yêu cầu chung trong sản xuất hóa chất bảng 1, bảng 2, bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF
1. Có hệ thống xử lý khí thải và chất thải hóa chất tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường và đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về khí thải công nghiệp, về ngưỡng chất thải nguy hại, về chất thải rắn;
2. Có phương tiện vận chuyển hóa chất từ cơ sở sản xuất đến nơi giao hàng phù hợp với loại hóa chất mà cơ sở sản xuất. Trường hợp không có phương tiện vận chuyển thì phải có hợp đồng với cơ sở có đủ năng lực thực hiện việc vận chuyển hóa chất;
3. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.
Đảm bảo các quy định điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.”
Điều 9. Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học được sửa đổi như sau:
“a) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật;
b)Đáp ứng yêu cầu về nhân lực quy định tại Điểm h, i Khoản 1 Điều 15 Nghị định này.”
Điều 10. Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học được sửa đổi như sau:
“a) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có hoạt động mua bán với các tổ chức là thành viên của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.”
Điều 11.Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học như sau:
“c. Thủ tướng Chính phủ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất bảng 1;
Bộ Công Thương Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất bảng 2, bảng 3.”
Điều 12.Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học được sửa đổi như sau:
“a) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật;
b)Đáp ứng yêu cầu về nhân lực quy định tại Điểm h, i Khoản 1 Điều 15 Nghị định này.”
Điều 13.Bãi bỏ một số điều, khoản Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP và Nghị định 77/2016/NĐ-CP như sau:
1. Bãi bỏ một số điều khoản Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
a) Bãi bỏ điểm b, e, g khoản 1 Điều 15;
b) Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 16;
c) Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 17;
d) Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 20;
2. Bãi bỏ điểm đ, khoản 1 Điều 15 Nghị định 38 đã được sửa đổi tại Điều 9 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Điều 14. Sửa đổi một số điều khoản Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất
1. Điểm a khoản 1 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Điểm a khoản 2 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;”
Điều 15. Bãi bỏ một số điều, khoản Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất
1. Bãi bỏ điểm c khoản 1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 9;
2. Bãi bỏ điểm b khoản 1; điểm c khoản 2 Điều 11
3. Bãi bỏ một số hóa chất sau đây tại Phụ lục I “Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp (kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ):
19 ( mã CAS 108-44-1), 20 (mã CAS 106-49-0), 90 (mã CAS 13597-99-4), 93 (mã CAS 36355-01-8), 123 (mã CAS 98-51-1), 159 (mã CAS 75-45-6), 175 (mã CAS 95-57-8), 179 (mã CAS 95-69-2) 178 (mã CAS 95-74-9), 180 (mã CAS 95-79-4), 181(mã CAS 75-88-7), 191 (mã CAS 126-75-0), 201 (mã CAS 53-70-3), 216 (mã CAS 99-30-9), 247 (mã CAS 110-96-3), 265 (mã CAS 2524-03-0), 289 ( mã CAS 556-52-5), 291 (mã CAS 55283-68-6), 296 (mã CAS 51-79-6), 324 (mã CAS 100-41-4), 351 (mã CAS 48122-14-1), 352 (mã CAS 57110-29-9), 354 (mã CAS 25550-51-0), 443 (mã CAS 12057-74-8), 490 (mã CAS 926-56-7), 550 (mã CAS 29790-52-1), 558 (mã CAS 1836-75-5), 563 (mã CAS 88-72-2), 564 (mã CAS 99-08-1), 565 (mã CAS 99-99-0), 588 (mã CAS 7783-41-7), 592 (mã CAS 19624-22-7), 605 (mã CAS 1885-14-9), 606 (mã CAS 103-71-9), 611 (mã CAS 98-13-5), 662 (mã CAS 7440-28-0), 666 (mã CAS 68956-56-9), 688 (mã CAS 148-79-8), 690 (mã CAS 59669-26-0), 707 (mã CAS 76-02-8), 706 (mã CAS 102-82-9), 716 (mã CAS 115-32-2), 717 (mã CAS 1330-78-5), 743 (mã CAS 100-42-5), 744 (mã CAS 593-60-2).
Chương IV
LĨNH VỰC KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Mục 1. Sửa đổi, bãi bỏ một số điều khoản của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Điều 16. Sửa đổi một số điều khoản Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
1. Điều 26 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
a) Điểm c khoản 2 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gồm thực phẩm, phế thải phải được để riêng biệt. Đối với cơ sở sản xuất, sản phẩm bảo quản trong kho thành phẩm phải được sắp xếp riêng biệt theo lô và có bảng ghi các thông tin về: Tên sản phẩm, lô hàng, ngày sản xuất, ca sản xuất”.
b) Điểm đ khoản 2 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm. Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên”.
c) Điểm c, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Tường nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh; trần nhà phẳng, không bị dột, thấm nước, rạn nứt, dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;
d) Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước;
đ) Cửa ra vào và cửa sổ bảo đảm ngăn ngừa được côn trùng, vật nuôi xâm nhập;”
d) Điểm a, b, c khoản 9 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; bảo đảm gió không được thổi từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy tại khu vực vệ sinh”.
b) Thông gió của nhà vệ sinh không được hướng sang khu vực sản xuất.
c) Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động”.
e) Bổ sung khoản 10, 11, 12 Điều 26 như sau:
“10. Khu vực sản xuất, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh thực phẩm phải vệ sinh sạch sẽ;
11. Có khu vực lưu mẫu riêng, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu;
12. Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trọng quá trình chờ xử lý”.
2. Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“1. Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm”.
3. Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau
a) Điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“a) Có đủ trang thiết bị rửa, khử trùng trước khi sản xuất thực phẩm”.
b) Điểm b khoản 3 Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“b) Được chế tạo bằng vật liệu không độc, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm”.
4. Khoản 1, 2, 3 Điều 28 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“1. Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức theo một trong các trường hợp sau:
a) Chủ cơ sở xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
b) Đơn vị được Bộ Công Thương chỉ định cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức;
c) Sở Công Thương hoặc Ban quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức.
2. Đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được xét nghiệm và có kết quả âm tính với tác nhân gây dịch bệnh tiêu chảy này và vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn tại các cơ sở y tế từ cấp huyện và tương đương trở lên.
3. Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh như Lao tiến triển, tiêu chảy cấp tính, bệnh tả, lỵ, thương hàn không được tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm”.
5. Khoản 4 Điều 29 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 10 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm; tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất”.
6. Khoản 7, 8 Điều 30 được sửa đổi như sau:
“7. Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước;
8. Tường nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh; trần nhà phẳng, không bị dột, thấm nước, rạn nứt, dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;”
7. Khoản 1 Điều 31 được sửa đổi như sau:
“1. Trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và của nhà sản xuất.”
8. Khoản 1 Điều 33 được sửa đổi như sau:
“1.Điều kiện an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm phải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 29 của Nghị định này”.
7. Điểm a khoản 8 Điều 34 được sửa đổi như sau:
“Đối với kho chứa sữa tươi nguyên liệu: Tại các trạm thu mua trung gian phải có hệ thống làm lạnh, có thiết bị, dụng cụ, hóa chất để kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu, lưu mẫu sữa thu mua; bồn bảo quản sữa tươi nguyên liệu phải có lớp cách nhiệt, mặt trong bằng các loại vật liệu không bị thôi nhiễm, đảm bảo luôn duy trì ở nhiệt độ 4°C đến 6°C; thời gian bảo quản sữa tươi nguyên liệu tính từ khi vắt sữa tới khi chế biến không quá 48 giờ; bồn chứa phải được vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi sử dụng cho lần tiếp theo”.
9. Bổ sung khoản 10 Điều 35 Nghị định 77/2016/NĐ-CP như sau:
“10. Tuân thủ các quy định Điều 27 Nghị định 77/2016/NĐ-CP.”
10. Điều 36 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
a) Điểm d khoản 3 Điều 36 được sửa đổi như sau:
“d) Khu vực lên men:
- Trường hợp thực hiện quá trình nhân giống nấm men tại nơi sản xuất: Khu vực nhân giống phải đảm bảo vô trùng, có trang bị hệ thống diệt khuẩn, có chế độ kiểm soát các thiết bị để đảm bảo chất lượng men giống;
- Trường hợp không thực hiện giai đoạn nhân giống nấm men tại nơi sản xuất thì phải có các trang thiết bị đảm bảo an toàn tránh nhiễm khuẩn trong quá trình tiếp giống”.
b) Điểm a khoản 7 Điều 36 được sửa đổi như sau:
“a) Chất thải rắn: Bã hèm bia phải được thu dọn sạch sẽ, định kỳ không quá 48 giờ/lần;”
11. Khoản 8 Điều 37 được sửa đổi như sau:
“Thiết bị chiết rót: Phải được che chắn để ngăn ngừa các tác nhân gây hại trong suốt quá trình vận hành, phải có quy trình vệ sinh và diệt khuẩn”.
12. Điểm khoản 6 Điều 38 được sửa đổi như sau:
“a) Đối với chất thải rắn: Bã dầu sau ép, trích ly phải được thu gom vào khu vực riêng, có diện tích phù hợp với công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất, được thu dọn sạch sẽ định kỳ không quá 48 giờ/lần để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất; ”
13. Điểm b khoản 9 Điều 38 được sửa đổi như sau:
“b) Giai đoạn chiết hoặc rót dầu thực vật
Quá trình chiết hoặc rót phải được giám sát bởi thiết bị hoặc người lao động để đảm bảo định lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm”.
14. Khoản 4 Điều 39 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“4. Thiết bị chiết rót phải được che chắn để ngăn ngừa các tác nhân gây hại trong suốt quá trình vận hành, phải có quy trình vệ sinh và diệt khuẩn”.
Điều 17. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
1. Bãi bỏ điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 24.
2. Bãi bỏ điểm a và điểm b khoản 1; điểm d khoản 2, điểm a khoản 5; điểm a khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 26.
3. Bãi bỏ điểm b khoản 2, điểm c khoản 3; điểm a khoản 4 Điều 27.
4. Bãi bỏ khoản 5 Điều 29.
5. Bãi bỏ khoản 1, 2 Điều 30.
6. Bãi bỏ khoản 2 Điều 32.
7. Bãi bỏ điểm đ khoản 5; điểm c khoản 8; điểm b và điểm d khoản 9; khoản 10; khoản 11 Điều 34.
8. Bãi bỏ khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 8 Điều 35.
9. Bãi bỏ điểm b khoản 3; điểm đ khoản 5; điểm a và điểm b khoản 8; điểm a, điểm b khoản 9 Điều 36;
10. Bãi bỏ điểm a và điểm b khoản 4; khoản 5; khoản 7; khoản 10 Điều 37;
11. Bãi bỏ điểm b và điểm đ khoản 4; điểm c khoản 7; điểm a khoản 8; điểm c khoản 9; khoản 11 Điều 38;
12. Bãi bỏ khoản 3, khoản 5 và khoản 7 Điều 39.
Mục 2. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều18. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm. Ban hành kèm theo Nghị định này các mẫu sau:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số … tại Phụ lục …
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số … (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số … (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số … và Mẫu số … (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận
Trường hợp đề nghị cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng
Đơn đề nghị theo Mẫu số … tại Phụ lục… ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm.
4. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
5. Trường hợp đề nghị cấp lại do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở (bản sao có xác nhận của cơ sở)”.
Điều 19. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận như sau:
1. Trường hợp cấp lần đầu
a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
b) Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.
c) Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
d) Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu số ..., Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Mẫu số ... hoặc gộp cả hai Mẫu số ... và Mẫu số ... đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh thực phẩm theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu số ... tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định tại điểm c khoản này. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị;
Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;
Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản.
đ) Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 05a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số ... (đối với cơ sở kinh doanh), Mẫu số ... (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực
Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp cơ sở thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp cơ sở thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trường hợp chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm có tăng, giảm về cơ sở kinh doanh, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này đối với cơ sở được tăng, giảm đó.
7. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ thì việc thẩm định điều kiện cơ sở thực hiện theo các quy định đối với ngành, lĩnh vực tương ứng”.
Chương V
LĨNH VỰC THAN, KHOÁNG SẢN
Điều 20. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu than và khoáng sản
1. Là thương nhân theo quy định của Luật thương mại;
2. Than, khoáng sản đã qua chế biến và đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương đương tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
3. Than, khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp:
a) Được khai thác hoặc tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải có Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, còn hiệu lực;
b) Được nhập khẩu hợp pháp (Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu);
c) Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
4. Riêng đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu than, ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu tại khoản 1,2,3 Điều này, thương nhân còn phải sở hữu hoặc thuê địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, phương tiện bốc rót, kho bãi, bến cảng, phương tiện cân, đo khối lượng than để phục vụ hoạt động kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành.”
5. Đối với khoáng sản xuất khẩu trong thành phần chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng ngoài việc đảm bảo các điều kiện nêu tại khoản 1 và 2 Điều này phải có giấy phép xuất khẩu vật liệu phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.
Điều 21. Bãi bỏ Điều 1 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Chương VI
LĨNH VỰC KINH DOANH KHÍ
Điều 22. Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 về kinh doanh khí được sửa đổi như sau:
“2. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.”
Điều 23. Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 về kinh doanh khí được sửa đổi như sau:
“3. Bản sao Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa đối với thương nhân có bồn chứa.”
Điều 24. Bổ sung khoản 4 Điều 60 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 về kinh doanh khí như sau:
“4. Đối với thương nhân phân phối khí, thương nhân là tổng đại lý đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện theo Nghị định 19/2017/NĐ-CP thực hiện quyền và nghĩa vụ như đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.”
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 25. Hiệu lực thi hành và thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, CN (2b). | TM. CHÍNH PHỦ
|
Phụ lục
(Ban hành kèm theo Nghị định số /2019/NĐ-CP ngày …tháng …năm 2019 sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương)
Mẫu số 01a | Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm |
Mẫu số 01b | Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm |
Mẫu số 02a | Bản thuyết minh về cơ sở vật chất (đối với cơ sở sản xuất) |
Mẫu số 02b | Bản thuyết minh về cơ sở vật chất (đối với cơ sở kinh doanh) |
Mẫu số 03a | Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) |
Mẫu số 03b | Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở kinh doanh) |
Mẫu số 04 | Báo cáo kết quả khắc phục |
Mẫu số 05a | Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) |
Mẫu số 05b | Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sở kinh doanh) |
Mẫu số 05c | Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) |