Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 8173/BGDĐT-HTQT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xin ý kiến cho Dự thảo Nghị định quy định về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 8173/BGDĐT-HTQT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 8173/BGDĐT-HTQT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thị Nghĩa |
Ngày ban hành: | 17/09/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 8173/BGDĐT-HTQT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8173/BGDĐT-HTQT | Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2009 |
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6651/VPCP-KG ngày 13 tháng 11 năm 2006 về việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan xây dựng Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Đầu tư, Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng Dự thảo Nghị định nói trên.
Nghị định này sẽ thay thế cho các Nghị định của Chính phủ sau:
- Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6/3/2000 của Chính phủ quy định về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học (sau đây gọi là Nghị định số 06/2000/NĐ-CP);
- Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/05/2001 của Chính phủ quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định số 18/2001/NĐ-CP).
Nhằm hoàn thiện bản Dự thảo Nghị định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong thời hạn sớm nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng đề nghị Quý cơ quan đóng góp ý kiến cho Bản Dự thảo.
Để tiện cho việc theo dõi, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin tóm tắt một số mục tiêu và nguyên tắc chính trong việc xây dựng Dự thảo Nghị định như sau:
- Xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn 3 Luật là Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề và Luật Đầu tư về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
- Đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân đối với việc khẳng định tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục bằng Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục, không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài.
- Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế, theo đó “nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước có dự án đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Theo đó, nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục (Trừ trường hợp các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông hoạt động phi lợi nhuận).
- Tuân thủ quy định của Điều 22 Luật Đầu tư về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, theo đó cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác là những tổ chức kinh tế có hoạt động đầu tư sinh lợi nhưng không phải là doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Xác định rằng Doanh nghiệp mà nhà đầu tư đăng ký thành lập để thực hiện dự án đầu tư đầu tiên, về nguyên tắc có thể thực hiện nhiều dự án đầu tư khác mà không phải thành lập doanh nghiệp mới (khoản 2 Điều 50 Luật Đầu tư). Từ đó, quan niệm “một doanh nghiệp, một dự án đầu tư”, với cách đặt tên dễ gây nhầm lẫn hiện nay giữa doanh nghiệp và dự án đầu tư là chưa phù hợp.
- Khắc phục các bất cập pháp lý hiện nay liên quan đến hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó, bất cập lớn nhất là Giấy chứng nhận đầu tư không thay thế được cho Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục, không xác định được pháp nhân của cơ sở giáo dục tại Nghị định số 18/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4 tháng 5 năm 2001 quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
- Xây dựng thủ tục thành lập cơ sở giáo dục theo hướng có bao nhiêu bước thì có bấy nhiêu loại điều kiện, hồ sơ, quy trình với các cấp thẩm quyền tương ứng; chú trọng đảm bảo tính logic trong việc quy định điều kiện ở các giai đoạn khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
Văn bản góp ý xin gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Hợp tác Quốc tế), số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội trước ngày 24/9/2009, Fax: 04-3869-3243, kèm bản mềm (nếu có) qua địa chỉ: [email protected] và [email protected]
Xin trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |