Công văn 8145/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2018

thuộc tính Công văn 8145/BKHĐT-ĐTNN

Công văn 8145/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2018
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:8145/BKHĐT-ĐTNN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Văn Trung
Ngày ban hành:05/10/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

Số: 8145/BKHĐT-ĐTNN
V/v: Hướng dẫn xây dựng chương trình XTĐT năm 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017

 

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Thực hiện Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg), Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi đến quý cơ quan Hướng dẫn xây dựng Chương trình XTĐT năm 2018 (bao gồm các phụ lục mẫu biểu báo cáo kèm theo) như sau:

I. Tình hình thực hiện Chương trình XTĐT năm 2017 của Ủy ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương:

Tổng hợp đề xuất Chương trình XTĐT năm 2017 của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trên phạm vi cả nước có 996 hoạt động XTĐT (năm 2016 là 1.111 hoạt động) được phân theo 8 loại nội dung hoạt động theo quy định tại Quyết định 03/2014/QĐ-TTg. Các hoạt động được phân bổ đồng đều từ công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư, tài liệu XTĐT đến việc chuẩn bị dự án, hỗ trợ nhà đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư. Riêng các hoạt động nghiên cứu thị trường, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến đầu tư tại nước ngoài là 103 hoạt động của 32 địa phương tại 24 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm 10,4% số hoạt động XTĐT của cả nước năm 2017 giảm so với năm 2016 là 147 do 38 địa phương tổ chức tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ). Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan và Singapore vẫn là những đối tác chủ yếu, chiếm 59,2% các hoạt động XTĐT tại nước ngoài.

Từ đầu năm đến nay, các địa phương đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến đầu tư tại trong nước và nước ngoài nhằm thu hút đầu tư cho giai đoạn mới 2016-2020. Đặc biệt “Hội nghị xúc tiến đầu tư” trong nước đã được tổ chức tại nhiều địa phương nhằm quảng bá các chính sách mới và hỗ trợ doanh nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết Chính phủ số 19-2017/NQ-CP ngày 28/4/2017 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết Chính phủ số 35/NQ-CP ngày 16/5/2017 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Đánh giá về công tác thực hiện hoạt động XTĐT 2017:

a) Mặt được:

- Chương trình XTĐT hàng năm của các địa phương đã được xây dựng và triển khai đi vào nề nếp, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động XTĐT. Hầu hết các hoạt động phù hợp với: quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của ngành và địa phương; định hướng của Chính phủ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, có tác động thiết thực đến việc thu hút các nguồn đầu tư vào các lĩnh vực hoặc địa bàn và mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các địa phương đã bám sát các kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với: nội dung, thời gian tổ chức, địa bàn xúc tiến đầu tư ở nước ngoài để phù hợp với hoạt động XTĐT của cả nước.

- Hầu hết các địa phương quán triệt phương thức lồng ghép xúc tiến đầu tư với thương mại và du lịch; tích cực đăng ký tham gia các chương trình XTĐT liên ngành, liên vùng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao...

b) Những hạn chế, tồn tại:

Chương trình XTĐT của một số địa phương vẫn còn tồn tại một số hạn chế về công tác xây dựng và triển khai như sau:

- Một số các địa phương xây dựng chương trình chậm hơn so với thời hạn quy định tại công văn số 8209/BKHĐT-ĐTNN ngày 5/10/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Nhiều hoạt động XTĐT chưa xác định rõ mục tiêu, nội dung, tiến độ, đầu mối và kinh phí thực hiện;

- Hoạt động XTĐT của một số địa phương chưa được phân loại theo quy định của Quy chế XTĐT, chưa hiểu đúng nội dung đối với mỗi loại hoạt động XTĐT;

- Vẫn còn tình trạng dàn trải, đặc biệt là trong việc bố trí các hoạt động XTĐT ở nước ngoài.

- Nhiều địa phương không gửi báo cáo, đánh giá kết quả của các đoàn XTĐT tại nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Quyết định 03/2014/QĐ-TTg để tổng hợp, đánh giá chung.

II. Định hướng xây dựng Chương trình XTĐT năm 2018

1. Bối cảnh quốc tế:

Nhiều tổ chức tài chính quốc tế có uy tín như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đều có chung dự báo khá lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới các năm 2017 và 2018. Xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới đã bắt đầu từ quý IV/2016 có khả năng sẽ kéo dài đến năm 2018. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 được dự báo tăng lên mức 3,5%; cao hơn nhiều mức 3,1% năm 2016. Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt cao hơn vào năm 2018, là 3,6%. Sự phục hồi tăng trưởng kinh tế đang mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trên toàn cầu. Tổ chức Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo quy mô dòng vốn FDI toàn cầu năm 2017 tăng khoảng 5,0% so với năm 2016, đạt khoảng 1,80 nghìn tỉ USD và có khả năng tiếp tục tăng và đạt trên 1,85 nghìn tỉ USD năm 2018.

Khảo sát ý kiến của các cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài (IPA) trên khắp thế giới do UNCTAD thực hiện cho thấy Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia sẽ thu hút được nhiều vốn FDI năm 2017. Các nền kinh tế công nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục là địa điểm đầu tư tiềm năng của các công ty đa quốc gia. Các nước đang phát triển ở Châu Á được xếp theo thứ tự các địa điểm đầu tư tiềm năng là Indonesia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam. Dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia công nghiệp phát triển có khả năng đạt trên 1.000 tỉ USD năm 2017. Khu vực EU dự báo thu hút khoảng 560 tỉ USD. Xu hướng đầu tư vào khu vực Bắc Mỹ có thể vẫn tăng nhưng không chắc chắn do sự bất ổn về chính sách. Châu Á dự báo sẽ thu hút khoảng 515 tỉ USD trong năm 2017, tăng khoảng 15% so với năm 2016.

Đầu tư của các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển được dự báo sẽ tăng trong năm 2017 và 2018 nhờ lợi nhuận tăng từ cuối năm 2016. Các công ty đa quốc gia của các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư FDI toàn cầu, khoảng 72%. Các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển luôn xem các nước đang phát triển ở Châu Á là địa điểm đầu tư tiềm năng.

Dòng vốn FDI trên thế giới vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành chế tạo phương tiện vận tải, điện tử, sản phẩm hóa dầu, chế biến lương thực, thực phẩm và hóa chất. Đối với khu vực dịch vụ, các ngành viễn thông, tài chính, ngân hàng và thương mại là những ngành nhận được nhiều vốn FDI. Xu hướng đáng chú ý nhất là các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) đã đẩy mạnh đầu tư ra thế giới và trở thành các công ty đa quốc gia. Chính vì vậy, số lượng các công ty công nghệ trong top 100 công ty đa quốc gia của UNCTAD đã tăng gấp đôi. Hơn nữa, quy mô của các công ty này đang tăng nhanh so với các công ty đa quốc gia trong những lĩnh vực khác.

Các chính sách thúc đẩy tự do hóa đầu tư, ưu đãi đầu tư, khuyến khích và thúc đẩy đầu tư chiếm 79% các chính sách liên quan đến đầu tư FDI đã được các quốc gia ban hành trong năm 2016, so với 21% các chính sách hạn chế và kiểm soát đầu tư nước ngoài. Sự gia tăng tỉ trọng các chính sách hạn chế đầu tư trong năm 2016 phản ánh xu hướng bảo hộ thương mại và đầu tư đang nổi lên trên thế giới. (Thông tin cụ thể hơn về triển vọng FDI toàn cầu và xu hướng đầu tư của một số đối tác chủ yếu có thể tham khảo tại Phụ lục 4).

2. Định hướng xây dựng chương trình XTĐT năm 2018:

Năm 2018 là năm thứ 3 của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển để đáp ứng các mục tiêu kinh tế-xã hội của giai đoạn là rất lớn, trong khi khả năng đáp ứng của ngân sách địa phương rất hạn chế. Vì vậy, các địa phương cần xây dựng các chương trình, dự án thu hút đầu tư phải thực sự khả thi, hiệu quả để góp phần vào tăng trưởng của cả giai đoạn 2016-2020. Công tác xây dựng chương trình XTĐT năm 2018 của các địa phương cần tiếp tục bám sát vào các nội dung sau:

a) Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Chính phủ số 19-2017/NQ-CP ngày 28/4/2017 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết Chính phủ số 35/NQ-CP ngày 16/5/2017 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

b) Các hoạt động thuộc chương trình XTĐT cần bám sát các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực ưu tiên của Tỉnh Đảng bộ thời kỳ 2017-2020. Tránh xây dựng các hoạt động riêng lẻ, không có kết nối và tầm nhìn, gây lãng phí cho ngân sách.

c) Tiếp tục thực hiện định hướng xây dựng chương trình XTĐT theo ngành, lĩnh vực; đối tác đầu tư; các tiêu chí xây dựng nội dung hoạt động XTĐT đã được triển khai trong những năm qua (chi tiết tại Phụ lục 5). Đặc biệt chú trọng các ngành nghề đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0 như: công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới.... Ưu tiên xúc tiến đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao, ứng dụng công nghệ, phát triển bền vững. Các địa phương đặc biệt lưu ý chuẩn bị các dự án khả thi để thu hút làn sóng đầu tư từ Nhật bản, Hàn quốc.

d) Các nội dung, nguyên tắc và yêu cầu đối với hoạt động XTĐT quy định tại Quyết định 03/2014/QĐ-TTg;

đ) Tăng cường hỗ trợ các dự án được cấp phép, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư để đẩy mạnh giải ngân cho các dự án. Đặc biệt đối với các dự án gắn với giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp phép xây dựng...

e) Thường xuyên rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện các dự án được cấp chủ trương đầu tư tại các Hội nghị xúc tiến đầu tư của các địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

g) Đối với công tác xây dựng Danh mục dự án kêu gọi đầu tư: trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, tiếp tục rà soát, cập nhật danh mục dự án kêu gọi đầu tư để phù hợp với điều kiện mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

III. Tiến độ xây dựng Chương trình XTĐT năm 2018

Các nội dung quy trình, tiến độ và nhiệm vụ xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018 của các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo Quyết định 03/2014/QĐ-TTg. Cụ thể như sau:

- Đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và điều kiện của Bộ, ngành, địa phương mình, khẩn trương tiến hành xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018, gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Báo cáo Chương trình XTĐT 2018 của các Bộ, các địa phương, đề nghị gửi 01 bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (kèm theo file tới địa chỉ e-mail: xtdt_fia@mpi.gov.vn); Đối với các địa phương đề nghị gửi thêm 01 bản cho các Trung tâm XTĐT của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo:

+ Các tỉnh khu vực phía Bắc: gửi về Trung tâm XTĐT phía Bắc. Địa chỉ: 65 Văn Miếu, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04.37474140, fax: 04.37343769.

+ Các tỉnh khu vực miền Trung: gửi về Trung tâm XTĐT miền Trung. Địa chỉ: số 103 Lê Sát, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3797689, fax: 0511.3797679.

+ Các tỉnh khu vực phía Nam: gửi về Trung tâm XTĐT phía Nam. Địa chỉ: số 289 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.39306671, fax: 08.39305413.

Trên đây là nội dung hướng dẫn xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018. Đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư, Thông tư liên tịch số 90/2015/TTLT-BTC-BKHĐT ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư và đặc điểm cụ thể của từng Bộ, ngành, địa phương để xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 10 năm 2017./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý KCN&KKT, Trung tâm XTĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (để b/c);
- Vụ QL KKT;
- Lưu: VT, Cục ĐTNN (09b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Trung

 

 

PHỤ LỤC 1

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CỦA CẢ NƯỚC NĂM 2017

Phân theo loại hoạt động XTĐT

 

STT

Nội dung hoạt động

Khu vực phía Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực phía Nam

Cả nước

 

Số tỉnh

29 tỉnh

13 tỉnh

21 tỉnh

 

 

Tổng số hoạt động

509

285

202

996

1

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư

48

9,4%

26

9,1%

18

8,9%

92

9,2%

2

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư

56

11,0%

24

8,4%

21

10,4%

101

10,1%

3

Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư;

33

6,5%

20

7,0%

12

5,9%

65

6,5%

4

Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư

74

14,5%

51

17,9%

23

11,4%

148

14,9%

5

Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư

123

24,2%

65

22,8%

61

30,2%

249

25,0%

6

Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư

49

9,6%

18

6,3%

20

9,9%

87

8,7%

7

Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư

77

15,1%

30

10,5%

26

12,9%

133

13,4%

8

Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư

49

9,6%

51

17,9%

21

10,4%

121

12,1%

 

CÁC HOẠT ĐỘNG XTĐT TỔ CHỨC Ở NƯỚC NGOÀI NĂM 2017 PHÂN THEO ĐỐI TÁC

 

STT

Hoạt động XTĐT tại nước ngoài

Khu vực phía Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực phía Nam

Cả nước

1

Nhật Bản

11

24,4%

8

27,6%

4

13,8%

23

22,3%

2

Hàn Quốc

10

22,2%

5

17,2%

5

17,2%

20

19,4%

3

Singapore

7

15,6%

4

13,8%

4

13,8%

15

14,6%

4

Đài Loan

3

6,7%

0

0,0%

0

0,0%

3

2,9%

5

Malaysia

0

0,0%

0

0,0%

2

6,9%

2

1,9%

6

Lào

1

2,2%

0

0,0%

1

3,4%

2

19%

7

Mỹ

5

11,1%

2

6,9%

4

13,8%

11

10,7%

8

Úc

1

2,2%

0

0,0%

1

3,4%

2

1,9%

9

Ý

0

0,0%

1

3,4%

0

0,0%

1

1,0%

10

Thái Lan

0

0,0%

1

3,4%

0

0,0%

1

1,0%

11

Hong Kong

1

2,2%

2

6,9%

0

0,0%

3

2,9%

12

UAE

1

2,2%

0

0,0%

0

0,0%

1

1,0%

13

Israel

0

0,0%

0

0,0%

1

3,4%

1

1,0%

14

CHLB Đức

1

2,2%

2

6,9%

1

3,4%

4

3,9%

15

Pháp

1

2,2%

1

3,4%

0

0,0%

2

1,9%

16

Vương quốc Anh

0

0,0%

0

0,0%

2

6,9%

2

1,9%

17

Ấn Độ

1

2,2%

0

0,0%

1

3,4%

2

1,9%

18

Nga

0

0,0%

1

3,4%

0

0,0%

1

1,0%

19

Canada

1

2,2%

0

0,0%

1

3,4%

2

1,9%

20

Macao

0

0,0%

1

3,4%

0

0,0%

1

1,0%

21

Tây Ban Nha

0

0,0%

1

3,4%

0

0,0%

1

1,0%

22

Indonesia

1

2,2%

0

0,0%

0

0,0%

1

1,0%

23

Brazil

0

0,0%

0

0,0%

1

3,4%

1

1,0%

24

Mexico

0

0,0%

0

0,0%

1

3,4%

1

1,0%

 

Tổng cộng

45

98%

29

93%

29

93%

103

95%

 

PHỤ LỤC:

MẪU - TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư)

 

TÊN BỘ, UBND CẤP TỈNH, BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ

Hà nội, ngày…..tháng…..năm 201….

PHỤ LỤC 2:

TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2015

 

STT

Loại hoạt động xúc tiến đầu tư

Thời gian tổ chức

Đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện

Thời gian tổ chức thực hiện

Địa điểm tổ chức

Mục đích/ Nội dung của hoạt động

Ngành/ lĩnh vực kêu gọi đầu tư

Địa bàn/ tỉnh/ vùng kêu gọi đầu tư

Căn cứ triển khai hoạt động

Đơn vị phối hợp

Kinh phí (triệu đồng)

Trong nước

Nước ngoài

 

 

 

Tổ chức/ cơ quan trong nước

Tổ chức/ cơ quan nước ngoài

Doanh nghiệp

Ngân sách cấp

Chương trình XTĐT Quốc gia

Khác (… trợ)

Trong nước

Nước ngoài

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư

- Hoạt động 1...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư

- Hoạt động 1:…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư;

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Cột 1 Nêu rõ tên hoạt động XTĐT

Cột 2 Thời gian thực hiện hoạt động; trường hợp kéo dài sang năm tiếp theo cần ghi rõ tiến độ thực hiện

Cột 3 Đối với các sự kiện/ chương trình XTĐT đề nghị ghi rõ địa điểm tổ chức; đối với các hoạt động xây dựng nội dung XTĐT ghi rõ đơn vị thực hiện

Cột 4 Mô tả chi tiết về mục đích/ nội dung của hoạt động

Cột 5 Nêu rõ căn cứ để triển khai hoạt động (theo quyết định, chỉ thị của cấp nào...)

Cột 6 Thành phần dự kiến các cơ quan bộ ngành trong nước, quốc tế tham gia, phối hợp thực hiện hoạt động

Cột 8 Thành phần dự kiến mời doanh nghiệp trong nước, nước ngoài tham gia, phối hợp thực hiện hoạt động

Cột 10, 11, 12: Nêu rõ kinh phí dự kiến của hoạt động; 1 hoạt động có thể phối hợp sử dụng kinh phí từ 1 hoặc cả 3 nguồn kinh phí

 

PHỤ LỤC 3

MẪU BÁO CÁO CHƯƠNG TRÌNH XTĐT NĂM 2018

 

 

Phần thứ nhất. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư

- Kết quả đạt được

- Những hạn chế, bất cập

- Nguyên nhân của hạn chế, bất cập (khách quan/ chủ quan)

Phần thứ 2. Nội dung Chương trình XTĐT của địa phương/ đơn vị

- Quan điểm, định hướng, mục tiêu

- Chương trình XTĐT: phân theo 8 nội dung hoạt động XTĐT

- Giải pháp thực hiện

Phần thứ 3. Tổ chức thực hiện

Phần thứ 4. Phụ lục gửi kèm báo cáo

+ Chương trình XTĐT năm 2018 (theo mẫu Biểu thống kê quy định tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ);

+ Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của đơn vị;

+ Danh mục các dự án trọng điểm đang đàm phán, xúc tiến đầu tư trên địa bàn;

+ Các chính sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư của đơn vị.

 

PHỤ LỤC 4

XU HƯỚNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI VÀ ĐỊNH HƯỚNG XTĐT ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐỐI TÁC TRỌNG ĐIỂM

 

 

1. Về triển vọng kinh tế thế giới

a. Tăng trưởng kinh tế thế giới: Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố tháng 04/2017 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới đã bắt đầu từ quý IV/2016 có khả năng sẽ kéo dài đến năm 2018. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 được dự báo đạt 3,5% (điều chỉnh tăng 0,1% so với dự báo trước). Khả năng tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ đạt cao hơn vào năm 2018, là 3,6%.

Nguyên nhân là do nhiều quốc gia trên thế giới đồng thời lấy lại được đà tăng trưởng, đây là hệ quả của sự gia tăng nhu cầu đầu tư trên toàn cầu mạnh hơn sau hai năm 2015 và 2016 có nhu cầu đầu tư rất yếu. Thương mại toàn cầu cũng tăng trưởng cao hơn năm 2016. Giá nhiều hàng hóa trên thế giới đã ổn định hơn và tăng khoảng 20% so với đầu năm 2016 tạo điều kiện quan trọng cho các quốc gia xuất khẩu hàng hóa phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế.

b. Các hoạt động xuất nhập khẩu: Sản xuất tại khu vực công nghiệp chế tạo của nhiều quốc gia tăng lên là dấu hiệu cho thấy hoạt động thương mại trên thế giới sẽ tăng lên. Đồng thời, nhu cầu đầu tư trên toàn cầu tăng cũng thúc đẩy trao đổi ngoại thương toàn cầu. Khối lượng trao đổi hàng hóa trên thế giới dự báo tăng khoảng 3,8% năm 2017 và 3,9% năm 2018. IMF đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng xuất nhập khẩu do sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ thương mại tại nhiều quốc gia công nghiệp phát triển.

c. Tăng trưởng nhu cầu đầu tư: IMF (2017) dự báo tăng trưởng đầu tư toàn cầu cao hơn gấp 2 lần so với năm 2016 (chỉ tăng 1,9%), đạt 4,3% năm 2017 và 4,7% năm 2018. Đầu tư của nhóm các nước công nghiệp phát triển tăng 2,8% năm 2017 và 3,5% năm 2018, cao hơn mức 1,5% năm 2016. Đầu tư của nhóm các nước mới nổi và đang phát triển dự báo tăng 5,4% trong các năm 2017 và 2018. Tăng trưởng đầu tư của nhóm các nước mới nổi và đang phát triển cao hơn các nước công nghiệp phát triển là do Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và bất động sản.

2. Về xu hướng FDI toàn cầu

a. Dự báo triển vọng FDI toàn cầu:

Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2017 của UNCTAD, dòng vốn FDI trên thế giới được dự báo tăng khoảng 5,0%; từ gần 1,75 nghìn tỉ USD năm 2016 lên 1,80 nghìn tỉ USD năm 2017 và có khả năng đạt 1,85 nghìn tỉ USD vào năm 2018, mức cao nhất trong khoảng 10 năm gần đây. UNCTAD đã đưa ra một số nguyên nhân chính của xu hướng phục hồi này, cụ thể là:

- Khảo sát của UNCTAD cho thấy các giám đốc điều hành các tập đoàn lớn tin tưởng vào xu hướng phục hồi vững chắc của kinh tế thế giới hiện nay để thực hiện dự án đầu tư. Theo số liệu sơ bộ của UNCTAD, quy mô vốn FDI cam kết và giá trị các giao dịch M&A đã tăng lên so với cùng kỳ năm 2016.

- Tăng trưởng xuất khẩu là một chỉ báo cho thấy sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia tăng lên, đặc biệt là xuất khẩu của các chi nhánh tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

- Mặc dù tình trạng thu hẹp các hoạt động đầu tư diễn ra trong năm 2016 nhưng lợi nhuận của các công ty đa quốc gia tăng lên, từ khoảng 1.000 tỉ USD năm 2015 lên khoảng gần 1.400 tỉ USD năm 2016. Đây là cơ sở quan trọng cho phép các tập đoàn đa quốc gia tăng cường các hoạt động đầu tư, trong đó có đầu tư FDI và M&A.

- Sự gia tăng lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia đã nâng giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp này, dẫn đến giá trị và số lượng các giao dịch M&A tăng. Số liệu của UNCTAD cho thấy giá trị các giao dịch M&A (bao gồm cả các hoạt động bán lại cổ phần) trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 600 tỉ USD, cao hơn đến 35% cùng kỳ năm 2016.

- Các yếu tố liên quan đến thay đổi công nghệ và nền kinh tế kỹ thuật số đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến đầu tư FDI. Bên cạnh đó, giá các loại hàng hóa phục hồi cũng đóng góp cho sự gia tăng đầu tư FDI toàn cầu.

b. Triển vọng FDI của nhóm các nền kinh tế

Năm 2017, quy mô dòng vốn FDI đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển dự báo tăng khoảng 10,0%; trong đó:

- Châu Á dự báo sẽ thu hút khoảng 515 tỉ USD; tăng khoảng 15,0% so với năm 2016. Nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế khá cao của châu lục và các chính sách khuyến khích đầu tư FDI của các nền kinh tế có quy mô dân số lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Bên cạnh đó, các nền kinh tế công nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) và các nước đang phát triển ở khu vực nước ASEAN tiếp tục là địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia. Khảo sát ý kiến của các cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài (IPA) trên thế giới do UNCTAD thực hiện cho thấy Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia sẽ thu hút được nhiều vốn FDI. Ngoài ra, các nước đang phát triển ở Châu Á như Indonesia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam và Singapore là những quốc gia tiềm năng nhất để đầu tư FDI.

- Các khu vực khác như Châu Phi, Đông Âu và thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (Liên Xô trước đây) cũng được dự báo sẽ tăng thu hút vốn FDI do tăng trưởng kinh tế bắt đầu phục hồi và việc thực hiện các chính sách tư nhân hóa đang mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư.

- Khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ tiếp tục giảm thu hút vốn FDI do bất ổn kinh tế vĩ mô, bất ổn chính trị. UNCTAD dự báo khu vực chỉ thu hút khoảng 130 tỉ USD năm 2017.

Dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia công nghiệp phát triển có khả năng đạt trên 1.000 tỉ USD năm 2017. Khu vực EU dự báo thu hút khoảng 560 tỉ USD. Khu vực Bắc Mỹ có thể vẫn duy trì được thu hút vốn FDI nhưng sự bất ổn chính sách có thể ảnh hưởng đến xu hướng tăng hiện nay.

c. Khả năng thu hút FDI vào các ngành kinh tế:

Cơ cấu vốn đầu tư FDI theo ngành ổn định qua nhiều năm, khu vực công nghiệp chế tác và khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 26,0% và 6,0% tổng vốn FDI, khu vực dịch vụ chiếm gần 68,0%. Đối với khu vực công nghiệp chế tác, các ngành chế tạo phương tiện vận tải, điện tử, sản phẩm hóa dầu, chế biến lương thực, thực phẩm và hóa chất vẫn là những ngành nhận được nhiều vốn FDI. Đối với khu vực dịch vụ, các ngành viễn thông, tài chính, ngân hàng và thương mại vẫn là những ngành nhận được nhiều vốn FDI. Tuy nhiên, các khu vực và quốc gia có sự khác nhau đối với thu hút FDI vào các ngành kinh tế:

- Các nước công nghiệp: các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, xử lý dữ liệu, sản xuất phần mềm, sản xuất ô tô, dịch vụ kỹ thuật là những ngành thu hút được nhiều vốn FDI nhất.

- Các nước đang phát triển ở Châu Á: các ngành nông nghiệp, hóa chất và tiện ích.

- Các nước chuyển đổi: các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, xử lý dữ liệu, sản xuất phần mềm, nông nghiệp và khai khoáng.

- Khu vực Mỹ Latinh và Caribe: các ngành nông nghiệp, thông tin và viễn thông và tiện ích.

d. Các giao dịch M&A:

Mặc dù dòng vốn FDI toàn cầu suy giảm nhưng các hoạt động M&A lại gia tăng đáng kể, đạt 869 tỉ USD năm 2016, mức cao nhất kể từ năm 2007. Nguyên nhân là do các hoạt động đầu tư bằng mua cổ phần diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia đã công nghiệp. Đầu tư FDI tại các quốc gia đã công nghiệp hiện nay chủ yếu theo hình thức mua cổ phần, tức là M&A, chiếm khoảng 76% tổng vốn FDI của nhóm các quốc gia này, đạt 794 tỉ USD năm 2016. Đầu tư M&A tại các quốc gia đã công nghiệp diễn ra ở EU và Vương quốc Anh là chủ yếu với nhiều giao dịch đạt giá trị kỷ lục. Đầu tư M&A tại các quốc gia đã công nghiệp khác cũng tăng 20%, đạt 164 tỉ USD. Tuy nhiên, đầu tư M&A tại Mỹ giảm, đạt giá trị giao dịch 299 tỉ USD. Tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, giá trị các giao dịch đầu tư M&A giảm khoảng -14,0%; đạt giá trị 646 tỉ USD; mức thấp nhất kể từ năm 2010.

Các giao dịch đầu tư M&A đã gia tăng ở cả 03 ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhưng chủ yếu vẫn diễn ra ở các ngành công nghiệp lớn như điện tử, chế biến thực phẩm, khai thác dầu thô và khí đốt và thương mại. Năm 2016, các giao dịch đầu tư M&A trong ngành khai thác dầu thô và khí đốt tăng là do giá dầu thô phục hồi lên ngưỡng 50 USD/thùng. Một số giao dịch đầu tư M&A rất lớn đã diễn ra ở các ngành chế biến thực phẩm, điện tử, dược phẩm, tài chính, ngân hàng và khai thác dầu thô và khí đốt.

e. Xu hướng đầu tư của các công ty đa quốc gia:

Đầu tư của các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển được dự báo sẽ tăng trong năm 2017 và 2018 nhờ lợi nhuận tăng từ cuối năm 2016. Các công ty đa quốc gia của các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư FDI toàn cầu, khoảng 72,0%. Đầu tư của các công ty đa quốc gia có một số xu hướng đáng chú ý sau:

- Trong khoảng 5 năm gần đây, xu hướng đáng chú ý nhất là các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) đã đẩy mạnh đầu tư ra thế giới và trở thành các công ty đa quốc gia. Chính vì vậy, số lượng các công ty công nghệ trong top 100 công ty đa quốc gia của UNCTAD đã tăng gấp đôi. Hơn nữa, các công ty này đang tăng nhanh quy mô so với các công ty đa quốc gia trong những lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, giá trị tài sản của các công ty đa quốc gia công nghệ đã tăng 65%, doanh thu và nhân lực tăng 30%.

- Năm 2016 đã đánh dấu sự phục hồi của các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực khai thác năng lượng hóa thạch và tài nguyên thiên nhiên. Khảo sát của UNCTAD cho thấy các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên dự kiến sẽ dự kiến tăng đầu tư trong 2 năm tới.

- Các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ được đánh giá là lạc quan nhất, khoảng 2/3 các giám đốc điều hành các công ty trong lĩnh vực này dự kiến sẽ đầu tư ra thế giới trong những năm tới.

- Đầu tư của các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển luôn xem các nước đang phát triển ở Châu Á là địa điểm đầu tư tiềm năng. Sự mở cửa và điều chỉnh các chính sách phù hợp với các tiêu chuẩn Âu-Mỹ đang mở ra cơ hội cho các công ty đa quốc gia lớn, ví dụ như Boeing đã bắt đầu sản xuất và lắp ráp một số bộ phận máy bay tại Trung Quốc, đây là dự án đầu tiên mà công ty này thực hiện bên ngoài nước Mỹ.

3. Về các chính sách thu hút FDI trên thế giới

Các chính sách thúc đẩy tự do hóa đầu tư chiếm 79,0% các chính sách liên quan đến đầu tư FDI đã được các quốc gia ban hành trong năm 2016, có thể khái quát như sau:

- Các chính sách khuyến khích và thúc đẩy đầu tư: Cam-pu-chia cung cấp hệ thống đăng ký kinh doanh trực tuyến một cửa cho tất cả các dịch vụ liên quan đến đăng ký kinh doanh; Ai Cập đã thành lập Hội đồng tối cao về Đầu tư để cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện cho đầu tư; Ấn Độ đưa ra một mẫu điện tử mới (e-form) có tên gọi “Đơn giản hoá để hợp nhất công ty điện tử (SPICe)” nhằm đẩy nhanh và sắp xếp hợp lý quá trình thành lập doanh nghiệp; Myanmar đã sửa đổi Luật đầu tư để đơn giản hoá thủ tục phê duyệt cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong khi dành một số điều kiện đặc biệt về tiếp cận thị trường, thuê đất và hỗ trợ kỹ thuật dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Các chính sách ưu đãi đầu tư: Singapore sửa đổi Đạo luật khuyến khích mở rộng kinh tế để hỗ trợ các hoạt động đầu tư vào đổi mới, sáng tạo; Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp gói hỗ trợ đầu tư nước ngoài cho các hoạt động R&D với một số điều kiện phù hợp; Tunisia ban hành Luật đầu tư mới trong đó loại bỏ thuế lợi tức trong vòng 10 năm đối với các dự án đầu tư lớn và tạo sự linh hoạt cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuyển tiền ra khỏi đất nước; Singapore sửa đổi Đạo luật khuyến khích mở rộng kinh tế để hỗ trợ các hoạt động đổi mới, sáng tạo;

- Các chính sách tự do hóa đầu tư: Ấn Độ tiếp tục tự do hoá các lĩnh vực hưu trí và bảo hiểm. Philippines cho phép 100% sở hữu nước ngoài trong các công ty bảo hiểm, các công ty cho vay, các công ty tài chính. Thái Lan đã miễn cho các doanh nghiệp nước ngoài về yêu cầu giấy phép trong một số hoạt động ngân hàng và bảo hiểm nhất định. Argentina giảm bớt những hạn chế đối với việc mua bán và cho thuê đất nông thôn của các cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Myanmar đưa ra Luật nhà chung cư mới cho phép người nước ngoài sở hữu tới 40% toà nhà chung cư.

4. Về xu hướng FDI của các đối tác lớn của Việt Nam

4.1. FDI ra nước ngoài (OFDI) của Mỹ

Mỹ tiếp tục là quốc gia đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới với tổng vốn OFDI 2017 đạt gần 300 tỷ USD, giảm nhẹ so với các năm trước. Nguyên nhân một phần là do chính sách hướng vào thị trường nội địa của chính quyền Donald Trump, số liệu của Financial Times cho thấy dự án FDI đầu tư ra nước ngoài của Mỹ tháng 11/2016 (thời điểm tỉ phú Donald Trump thắng cử) đã giảm 45% so với số dự án được công bố tháng 10/2016 và số dự án trong tháng 1/2017 giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tính đến tháng 1/2017, số lượng dự án đầu tư FDI vào Mỹ tăng gần 40% so với tháng 12/2016 và tăng gần 35% so với tháng 1/2016.

Các doanh nghiệp Mỹ chủ yếu đầu tư vào các nước phát triển (chủ yếu là các nước thành viên của OECD), trong đó châu Âu tập trung khoảng gần 60%, châu Mỹ Latinh chiếm hơn 20%, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 15,0%, còn lại là các khu vực khác.

4.2. FDI ra nước ngoài của EU

Trong giai đoạn 2005-2016, vốn OFDI của EU sau khi đạt đỉnh ở mức 1.217 tỷ USD vào năm 2007 đã giảm nhanh xuống khoảng hơn 300 tỷ USD/năm. Nguồn vốn OFDI từ các nước EU đã hồi phục hơn với giá trị 530 tỷ USD vào năm 2015 và 475 tỷ USD vào năm 2016. Trong số các thành viên EU đầu tư ra nước ngoài, Hà Lan vẫn là nhà đầu tư có tỷ lệ dòng vốn OFDI ra nước ngoài lớn nhất châu Âu. Trong giai đoạn 2014-2016, Hà Lan chiếm 32% tổng dòng vốn OFDI của EU. Tiếp theo sau là Ireland (21%), Đức (17%), Tây Ban Nha (13%).

Mỹ là địa điểm đầu tư OFDI chủ yếu của EU, chiếm tỷ lệ 37%. Đầu tư của EU vào Nam Phi cũng khá cao, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore và Nhật Bản. Các quốc gia châu Á (ngoại trừ Trung Đông) chiếm 11,5% lượng vốn OFDI của châu Âu, các địa điểm chủ yếu đón nhận dòng vốn đầu tư này là Trung Quốc, Singapore và Hong Kong. Tính đến cuối năm 2015, ba địa điểm này chiếm hơn 50% lượng vốn OFDI của EU ở châu Á.

4.3. FDI ra nước ngoài của Nhật Bản

Năm 2011 đầu tư OFDI của Nhật Bản đã phục hồi mạnh, tăng gấp đôi năm 2010 và đạt mốc trước khủng hoảng 128,6 tỷ USD vào năm 2015 và đạt mức cao kỷ lục 145 tỷ USD năm 2016.

Theo Báo cáo JETRO (2016), đầu tư vào Mỹ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng OFDI của Nhật Bản, trong 3 năm gần đây. Các công ty Nhật Bản đầu tư chủ yếu vào các ngành như sản phẩm lương thực (14,9 tỷ USD), bán buôn bán lẻ (7,1 tỷ USD) và tài chính/bảo hiểm (4,6 tỷ USD), vốn OFDI của Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc giảm liên tục cả về số tuyệt đối và tương đối từ năm 2012 đến nay. Nếu năm 2012, vốn OFDI của Nhật Bản vào Trung Quốc đạt 12,6 tỷ USD, tương ứng 11,6% tổng OFDI ra thế giới của Nhật Bản thì đến năm 2015, các con số này chỉ là 8,8 tỷ USD và 6,8%.

Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào ASEAN nhưng không đồng đều, các công ty Nhật Bản tập trung đầu tư hơn vào Singapore, Malaysia, và Philippines.

4.4. FDI ra nước ngoài của Hàn Quốc

Quy mô OFDI của Hàn Quốc đã tăng đáng kể trong giai đoạn 1980-2016. Trong đó, vốn đăng ký đạt mức cao nhất vào năm 2016 (49,2 tỷ USD). Tính đến tháng 3 năm 2017, tổng số vốn đăng ký OFDI của Hàn Quốc đạt 508,3 tỷ USD và 363,6 tỷ USD vốn giải ngân. Tỷ lệ vốn giải ngân/đăng ký đạt gần 71,5%.

Các công ty đa quốc gia của Hàn Quốc (MNEs) cũng liên tục thành lập trụ sở và chi nhánh tại nhiều quốc gia thuộc khối APEC hay RCEP. Trong số 100 công ty đa quốc gia, các công ty trong lĩnh vực kỹ thuật số chiếm vị trí áp đảo, đặc biệt, công ty Samsung Electronics.

Nhìn chung cơ cấu đầu tư theo khu vực và theo nước của Hàn Quốc không có những biến động lớn từ năm 2000 đến nay. Mỹ cùng với bốn quốc gia khác là Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam và quần đảo Cayman đã thu hút một nửa lượng vốn đầu tư của Hàn Quốc trên thế giới.

4.5. FDI ra nước ngoài của Trung Quốc

Quy mô vốn OFDI của Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng kể từ năm 2010 đến nay. Năm 2016, OFDI của Trung Quốc đã tăng tới 44%, lên con số kỷ lục 183 tỷ USD. Với quy mô vốn OFDI bằng 1/8 vốn OFDI của thế giới, Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt qua Ireland, Hà Lan và Nhật để vươn lên vị trí thứ hai trong Top các quốc gia có vốn OFDI lớn nhất thế giới.

Do sự gần gũi về địa lý, Châu Á là địa điểm thu hút được nhiều nhất vốn OFDI của Trung Quốc. Tính theo vốn lũy kế, tỷ trọng vốn OFDI của Trung Quốc vào Châu Á tăng từ 65% năm 2010 lên 70% năm 2015. Trong khi đó, vốn OFDI của Trung Quốc vào Châu Âu và Mỹ Latinh giảm xuống 7,6% và 11,5%. Vốn OFDI của Trung Quốc vào khu vực Bắc Mỹ và Châu Đại Dương tăng nhẹ, khu vực Châu Phi gần như không thay đổi.

Các doanh nghiệp Trung Quốc thường ưu tiên đầu tư vào những trung tâm tài chính nơi có thuế rất thấp, hay hầu như là miễn thuế như Hong Kong, quần đảo Cayman hay British Virgins. Do đó nếu loại trừ Hong Kong, quần đảo Cayman hay British Virgins thì Top 10 điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư Trung Quốc là kết hợp cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Trong đó, Mỹ, Úc, Singapore, Anh và Nga là 5 điểm đến thu hút được nhiều nhất nguồn vốn OFDI từ Trung Quốc.

4.6. FDI ra nước ngoài của Đài Loan (Trung Quốc)

Đài Loan đứng thứ 20 trên thế giới về số vốn đầu tư ra nước ngoài với hơn 20 tỷ USD năm 2016. Trong khu vực Châu Á, Đài Loan đứng thứ 5 sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Theo Báo cáo của Ủy ban Đầu tư Đài Loan, trong 4 tháng đầu năm 2017, vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan là khoảng 4 tỷ USD (trong đó khoảng 2,4 tỷ đầu tư là vào Trung Quốc), chủ yếu tập trung vào các sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị.

Trong thời gian những năm 1990, Đài Loan đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc nhằm tận dụng giá lao động rẻ và giá đất thấp, tập trung vào các ngành thâm dụng lao động. Năm 2000, đầu tư vào Trung Quốc chiếm 34% tổng đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan. Đến năm 2010 tăng lên đến 84% tổng đầu tư OFDI của Đài Loan. Từ năm 2013 cho đến nay, chính quyền Đài Loan đã có điều chỉnh theo hướng giảm đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc. Năm 2016, đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc giảm còn khoảng 45,0%.

Đầu tư của Đài Loan vào các nước Châu Á khác đang có xu hướng tăng, từ mức 8% lên 34% tong đầu tư OFDI của Đài Loan. Đầu tư vào các khu vực và nền kinh tế khác trên thế giới của Đài Loan không nhiều. Nhìn chung, các công ty đa quốc gia của Đài Loan không đầu tư nhiều vào các nước công nghiệp. Đầu tư vào Mỹ chỉ chiếm khoảng 2% tổng đầu tư OFDI của Đài Loan.

4.7. FDI ra nước ngoài của Singapore

Những năm gần đây, các công ty Singapore đã hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, vốn OFDI Singapore sụt giảm liên tục chỉ còn khoảng 31,4 tỉ USD và 23,8 tỷ USD trong hai năm 2015 - 2016, dẫn đến quốc gia này đã tụt xuống vị trí 15 và 17 trong số 20 nền kinh tế có nguồn vốn FDI ra nước ngoài lớn nhất trên thế giới.

Châu Á luôn giữ vững vị trí là khu vực thu hút được nhiều nhất nguồn vốn OFDI từ Singapore, trong đó Trung Quốc là điểm đến quan trọng nhất của các nhà đầu tư Singapore. Trong Top 10 nước các doanh nghiệp Singapore đầu tư nhiều nhất, Châu Á chiếm tới 50%.

Khu vực ASEAN cũng là điểm đến chủ yếu của các nguồn vốn OFDI Singapore, chiếm tới hơn 1/3 tổng vốn OFDI Singapore vào Châu Á, trong đó Malaysia và Indonesia là những nước thu hút được nhiều nhất, chủ yếu vào các ngành tài chính - bảo hiểm và sản xuất chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, nếu tính theo vốn OFDI hàng năm, các nhà đầu tư Singapore đang có xu hướng chuyển dịch các luồng tài chính vào hai nước đang rất có tiềm năng là Ấn Độ (chiếm hơn 25% vốn OFDI Singapore năm 2015 so với chỉ 2,7% năm 2011) và Myanmar (5,2% năm 2015 so với chỉ 0% năm 2011).

4.8. FDI ra nước ngoài của Thái Lan

FDI ra nước ngoài của Thái Lan đạt mức kỷ lục 13,2 tỷ USD năm 2016, tương đương 0,9% vốn FDI toàn cầu, đưa Thái Lan vươn lên vị trí 26 trong tổng số các nước có đầu tư ra nước ngoài trên thế giới.

Các nước Singapore, Việt Nam, Myanmar và Indonesia chiếm tỷ trọng cao vốn OFDI của Thái Lan và đang có xu hướng tăng lên. Đây cũng là các nước nằm trong nhóm ưu tiên đầu tư hàng đầu theo chính sách của Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI). vốn OFDI Thái Lan vào các nước Singapore, Việt Nam, Myanmar và Indonesia năm 2016 lần lượt là 41%, 21%, 9% và 10%. Bên cạnh đại diện của BOI ở Singapore, Thái Lan cũng đang thực hiện kế hoạch mở các văn phòng đại diện BOI ở Myanmar và Việt Nam (2017) và Indonesia (2018) như là một phần chiến lược quốc gia về mở rộng đầu tư sang các nước ASEAN.

Tại khu vực Đông Á (Trung Quốc, Hồng Công và Nhật Bản), phần lớn các doanh nghiệp Thái Lan lựa chọn điểm đến đầu tư là Hồng Công.

5. Kiến nghị một số chính sách

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực, quy mô dân số lớn (trên 92 triệu người), thu nhập bình quân đầu người đạt 2.215 USD (năm 2016), tại các thành phố lớn đạt trên 5.000 USD, Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để thu hút vốn FDI của các nước công nghiệp như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU hoặc các nước trong khu vực Châu Á như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan vào các lĩnh vực sản xuất (khai khoáng, sản xuất thiết bị giao thông vận tải, nông nghiệp, thực phẩm, sản xuất phần mềm,...) cũng như phi sản xuất (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bán buôn, bán lẻ,...). Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và hạ tầng công nghệ thông tin tại Việt Nam khá phát triển, có điều kiện để thu hút FDI vào các ngành logistic (giao thông vận tải, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ phần mềm). Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế cần giải quyết như:

- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Hiện nay, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam còn thiếu minh bạch ảnh hưởng các các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam. Xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện chỉ đứng ở mức trung bình, thấp hơn nhiều các quốc gia trong khu vực. Chính vì vậy, Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các Nghị quyết 19/NQ-CP hàng năm và Nghị quyết 35/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh.

- Nâng cao chất lượng lao động: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ chỉ bằng 1/2 Trung Quốc nhưng Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng lao động có tay nghề cao, các kỹ sư có trình độ cao, dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh của họ. Do đó, việc đào tạo, dạy nghề cho người lao động sẽ vừa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, vừa là cơ sở để giải quyết việc làm cho nền kinh tế.

- Nâng cấp các dịch vụ hiện đại: Các các ngành phi sản xuất như tài chính - bảo hiểm, bán buôn - bán lẻ của Việt Nam còn kém phát triển, không đáp ứng được yêu cầu giao dịch thương mại, tài chính và bảo hiểm của các công ty nước ngoài, dẫn đến các dịch vụ này chủ yếu do các ngân hàng và tổ chức tài chính cung cấp, làm giảm sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư FDI với các doanh nghiệp nội địa. Giải pháp cần thực hiện là Chính phủ, các Bộ ngành cần có chiến lược cụ thể để phát triển các dịch vụ hiện đại, đáp ứng yêu cầu các hoạt động sản xuất kinh doanh ở phạm vi khu vực và toàn cầu không chỉ các doanh nghiệp FDI mà đối với cả các doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với bối cảnh hội nhập sâu vào kinh tế thế giới.

- Tăng cường hội nhập kinh tế thế giới về cả chiều rộng và chiều sâu: Tiếp tục đàm phán, thực hiện một loạt các FTA để mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp, tạo ra sự kết nối thể chế, kết nối về con người (nhân lực) và kết nối về hạ tầng giữa Việt Nam và các nền kinh tế trên thế giới. Đây là các nền tảng quan trọng đối với thu hút đầu tư của các MNC vào Việt Nam.

- Tham khảo kinh nghiệm quốc tế đối với các hoạt động xúc tiến đầu tư FDI: Các nước ASEAN 5 như Thái Lan, Indonesia đang tích cực xây dựng các chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả, xây dựng Ủy ban Đầu tư để theo dõi, quản lý nhiệm vụ này. Do đó, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm và kết hợp với các Ủy ban Đầu tư này thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả hơn.

- Tận dụng dòng vốn FDI để tham gia mạng sản xuất toàn cầu: Đến nay, hầu hết các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam nhằm sản xuất để cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia lớn trong khu vực và trên thế giới. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh sự tham gia vào các mạng sản xuất và các chuỗi giá trị toàn cầu thông qua liên kết với các doanh nghiệp Hàn Quốc.

 

PHỤ LỤC 5

ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI TÁC, NGÀNH NGHỀ LĨNH VỰC VÀ TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

 

 

I. Định hướng xây dựng chương trình XTĐT theo đối tác xúc tiến đầu tư:

1.1 Các đối tác xúc tiến đầu tư phải đảm các nguyên tắc:

- Nhà đầu tư phải có chiến lược, định hướng mở rộng thị trường và đầu tư lớn sang khu vực và Việt Nam.

- Cam kết, định hướng đầu tư lâu dài trong khu vực và Việt Nam

- Đầu tư vào lĩnh vực công hệ cao, tạo thêm giá trị gia tăng, sử dụng nhiều lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

- Góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, góp phần hoàn thiện giá trị cho cụm liên kết ngành, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm tiêu dùng trong nước, thay thế hàng nhập khẩu.

- Tạo nhiều việc làm trong dài hạn.

- Không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng.

1.2 Trên cơ sở đó chú trọng vào một số đối tác:

- Với đối tác Nhật Bản: cần thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản hướng tới 2020 tầm nhìn 2030 trong 6 lĩnh vực (chế biến nông thủy sản, máy nông nghiệp, điện tử, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, đóng tàu và công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng), hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Với Hàn Quốc: tập trung vào các lĩnh vực điện tử, sản xuất cơ khí, năng lượng, công nghiệp nặng và thiết bị công nghiệp, chế biến nông thủy sản... và một số lĩnh vực khác để đón đầu Hiệp định TPP và FTA Việt Nam-Hàn Quốc.

- Với đối tác Đài Loan: tranh thủ hiệu quả chính sách “Hướng Nam” của các doanh nghiệp Đài Loan, đặc biệt trong các ngành nghề Đài Loan có thể mạnh như: công nghệ ICT, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học...

- Riêng với Mỹ và EU: cần xây dựng chính sách xúc tiến đầu tư riêng, tiếp cận các công ty tài chính, tư vấn quốc tế và các Tập đoàn đa quốc gia, hướng tới các ngành dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục, phát triển năng lượng, cơ sở hạ tầng... (Chi tiết về xu hướng đầu tư và định hướng XTĐT của một số đối tác trọng điểm tại Phụ lục số 4 kèm theo).

II. Định hướng xây dựng chương trình XTĐT theo ngành, lĩnh vực:

2.1 Chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại.

2.2 Tăng cường xúc tiến các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính; đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương.

2.3 Cơ sở hạ tầng: giao thông, cảng biển, năng lượng trọng điểm theo các hình thức BOT, PPP có ý nghĩa lan tỏa đối với phát triển kinh tế-xã hội của vùng và tỉnh. Các dự án hạ tầng xã hội: bệnh viện, trường đại học, dạy nghề ...phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của ngành và địa phương.

2.4 Công nghiệp hỗ trợ: Tăng cường XTĐT vào các lĩnh vực quy định tại Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành Công nghiệp hỗ trợ như linh kiện phụ tùng, CNHT cho công nghiệp dệt may và da giày, CNHT cho công nghiệp công nghệ cao.

2.5 Nông nghiệp: xúc tiến đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao, ứng dụng công nghệ, phát triển bền vững. Cụ thể là: Chọn tạo nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao; Phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thủy sản; Nghiên cứu quy trình công nghệ trong sản xuất công nghệ cao; Tạo ra các loại vật tư máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; Bảo quản chế biến sản phẩm nông nghiệp; Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu long.

Chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 và Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư Quốc gia tại Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29/4/2014.

2.6 Đón đầu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP: chú trọng thu hút các dự án trong các ngành Việt Nam có ưu thế khi Việt Nam ký kết gia nhập Hiệp định TPP như: dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ và nông sản.

III. Tiêu chí xây dựng nội dung các hoạt động xúc tiến đầu tư

3.1 Đối với hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư:

- Hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư cần được tiến hành trước khi triển khai các hoạt động xúc tiến vào từng dự án hay cụm dự án đầu tư trọng điểm. Xác định rõ nhu cầu của từng đối tác để xác định phương thức, kênh liên lạc và hình thức tổ chức xúc tiến hiệu quả. Các hoạt động XTĐT chỉ triển khai trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cụ thể.

- Đối với các đoàn nghiên cứu, khảo sát, hội thảo tại nước ngoài chỉ tiến hành đối với các chương trình, dự án trọng điểm, được các đối tác nước ngoài thực sự quan tâm hợp tác đầu tư.

3.2 Đối với hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:

- Thường xuyên cập nhật các định hướng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ngành-lĩnh vực trên địa bàn của địa phương công khai trên các kênh thông tin điện tử của UBND tỉnh, Thành phố.

- Chú trọng cập nhật các thông tin chuyên đề về các ngành-lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư trên địa bàn.

3.3 Đối với hoạt động xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư:

- Đối với danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của địa phương đã được công bố phải tiến hành rà soát thực trạng các dự án kêu gọi (các dự án đã được thực hiện; các dự án đã có chủ đầu tư hay cấp chủ trương đầu tư; các dự án rút khỏi danh mục...). Danh mục dự án sau khi rà soát cần công khai trên các kênh thông tin, điện tử chính thức của địa phương.

- Đối với việc xây dựng mới danh mục dự án kêu gọi đầu tư cần lưu ý: chỉ đưa các dự án nằm trong quy hoạch, định hướng phát triển của địa phương, không đưa các dự án đã có chủ đầu tư hay cấp chủ trương đầu tư vào danh mục dự án kêu gọi.

- Danh mục dự án kêu gọi đầu tư phải phân biệt rõ giữa các dự án kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) với các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài (FDI) hay vốn đầu tư trong nước.

3.4 Đối với hoạt động xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:

- Các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư cần cập nhật thông tin thường xuyên. Chú trọng ấn phẩm chuyên đề vào các ngành, lĩnh vực mà địa phương ưu tiên phát triển, có thế mạnh.

- Khi xây dựng, soạn thảo các ấn phẩm, tài liệu cần cân nhắc hiệu quả sử dụng đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp sử dụng. Đổi mới hình thức, áp dụng công nghệ mới vào xây dựng ấn phẩm để tiết kiệm kinh phí như: sách điện tử, bài trình bày được cập nhật trên các trang điện tử...

3.5 Đối với hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tiết kiệm ngân sách cho các đoàn công tác nước ngoài, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư tại nước ngoài cần được các địa phương triển khai theo hướng:

- Hạn chế các đoàn công tác XTĐT chỉ mang tính tuyên truyền chung, chỉ tổ chức đoàn công tác xúc tiến khi đã xác định được các đối tác, dự án cụ thể.

- Tăng cường khả năng liên kết vùng giữa các tỉnh trong tổ chức các đoàn vận động XTĐT tại nước ngoài.

- Các địa phương chủ động liên hệ, kết nối, tham gia với các chương trình XTĐT của các Bộ, ngành để tiết giảm chi phí các đoàn XTĐT ở các thị trường trọng điểm.

- Các địa phương đăng tải thông tin kế hoạch tổ chức các chương trình vận động đầu tư trong nước và nước ngoài trên cổng thông tin điện tử để cộng đồng doanh nghiệp đăng ký tham gia.

3.6 Đối với hoạt động đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư:

- Kiện toàn tổ chức cán bộ làm công tác XTĐT, có kế hoạch đào tạo dài hạn cho các cán bộ làm công tác XTĐT. Ưu tiên tuyển dụng các cán bộ có năng lực và kinh nghiệm về nghiệp vụ, ngoại ngữ, khả năng phân tích tiếp cận thị trường.

- Tăng cường đào tạo cán bộ tại chỗ bằng cách mời các chuyên gia trong nước, quốc tế hỗ trợ thực hiện hoạt động XTĐT cụ thể, từng bước nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách làm XTĐT.

3.7 Đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư:

Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư là nội dung cơ bản của XTĐT tại chỗ. Xác định rõ đầu mối, cơ quan hỗ trợ nhà đầu tư ở địa phương; xây dựng mô hình tổ công tác liên ngành đối với các dự án trọng điểm; cán bộ chuyên trách đối với từng cộng đồng doanh nghiệp; hỗ trợ nhà đầu tư từ khâu tìm hiểu cơ hội đầu tư, luật pháp chính sách đến giải quyết các khó khăn cụ thể.

3.8 Đối với hoạt động hợp tác về xúc tiến đầu tư:

- Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng đối với xúc tiến đầu tư vào ngành, lĩnh vực mà vùng có thế mạnh.

- Kết nối, hợp tác với các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề để xây dựng kênh thông tin hiệu quả về môi trường đầu tư địa phương.

- Phối hợp với các Bộ, ngành TW trong việc hợp tác với các tổ chức, hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên xúc tiến đầu tư.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất