Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 7274/BKHĐT-TH 2021 xem xét sửa đổi Luật Đầu tư công
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 7274/BKHĐT-TH
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 7274/BKHĐT-TH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Chí Dũng |
Ngày ban hành: | 22/10/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư |
tải Công văn 7274/BKHĐT-TH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7274/BKHĐT-TH | Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2021 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được công văn số 277/BDN ngày 30/8/2021 của Ban Dân nguyện - Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng gửi tới Quốc hội sau kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời kiến nghị như sau:
1. Nội dung kiến nghị (số 02 tại văn bản số 277/BDN): Cử tri đề nghị nghiên cứu trình, xem xét sửa đổi Luật Đầu tư công theo hướng phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài cho người đứng đầu các bộ, ngành trung ương và địa phương.
Trả lời:
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ xem xét phân cấp phê duyệt/điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư nhóm B và nhóm C (đang tiến hành thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều 17, 25 và 33 Luật Đầu tư công thuộc phạm vi của “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Hải quan, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự”). Theo đó: (i) Phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cho người đứng đầu cơ quan chủ quản đối với dự án đầu tư nhóm B và nhóm C sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; dự án đầu tư nhóm B và nhóm C sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại; dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư; (ii) Bổ sung vào cuối khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư công quy định Thủ tướng Chính phủ thông báo dự kiến bổ sung kế hoạch trung hạn vốn ngân sách trung ương (vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài) cho Bộ, cơ quan trung ương, địa phương sau khi phê duyệt Đề xuất dự án đầu tư nhóm B và C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi làm căn cứ thực hiện thủ tục thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
2. Nội dung 02 kiến nghị (số 03 và số 05 tại văn bản số 277/BDN):
Nội dung kiến nghị số 03: Theo Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, các dự án nhóm A do địa phương quản lý thì Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư; theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 thì thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án nhóm A do địa phương quản lý thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 chưa quy định đối với các dự án chuyển tiếp thì cấp nào sẽ thực hiện điều chỉnh quyết định đầu tư. Đề nghị quy định rõ nội dung này.
Nội dung kiến nghị số 05: Tại Điều 89 Luật Đầu tư công quy định đối với dự án khởi công mới thực hiện trong 02 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp, tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Tuy nhiên, Luật lại không quy định mức trần cụ thể đối với từng nguồn vốn đầu tư công (vốn ngân sách Trung ương trong nước, vốn ODA và vốn vay ưu đãi, vốn ngân sách địa phương, vốn từ nguồn thu hợp pháp để lại để đầu tư), dẫn đến trường hợp phê duyệt số giá trị tổng mức đầu tư thực hiện giai đoạn sau vượt quá 20% tổng số một nguồn vốn đầu tư công cụ thể nhưng vẫn nằm trong giới hạn 20% tổng số tất cả các nguồn vốn. Điều này có thể dẫn đến một số hệ lụy như tạo áp lực cân đối giai đoạn sau, kéo dài thời gian bố trí vốn thực hiện dự án trong trường hợp phần giá trị chuyển sang giai đoạn sau để thực hiện tập trung vào một nguồn vốn đầu tư công cụ thể, đặc biệt là vốn ngân sách Trung ương trong nước; chưa tính đến tính chất đặc thù của từng nguồn vốn được bố trí theo cơ chế dự án (ODA, nguồn thu hợp pháp khác). Cử tri đề nghị nghiên cứu trình sửa đổi nội dung này theo hướng quy định cụ thể áp dụng cho từng nguồn vốn trong Khoản 2 Điều 89 của Luật Đầu tư công.
Trả lời:
Tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đã giao các bộ, cơ quan trung ương rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan để kịp thời tháo gõ khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Căn cứ chỉ đạo của Quốc hội trong quá trình triển khai, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương rà soát, tổng hợp các vướng mắc để đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Nội dung kiến nghị (số 04 tại văn bản số 277/BDN): Tại Điều 55 Luật Đầu tư công về trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn quy định: Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn kèm theo dự kiến tổng mức vốn làm cơ sở cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương xây dựng dự kiến kế hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Tuy nhiên, quy trình này bao gồm rất nhiều quy trình thành phần, dẫn đến việc khó đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, đặc biệt đối với các địa phương (Luật quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 02 lần (theo quy định tại khoản 5 và khoản 10 Điều 55) để xin ý kiến về dự kiến kế hoạch trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Chính phủ). Cử tri đề nghị nghiên cứu trình sửa đổi quy định này cho phù hợp.
Trả lời:
Tại khoản 2 Điều 30 của Luật Ngân sách nhà nước quy định Hội đồng nhân dân các cấp quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình: (i) Tổng số; chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; dự phòng ngân sách; (ii) Dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; (iii) Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới trực tiếp, gồm bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu.
Tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 19 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định trách nhiệm quyền hạn của Hội đồng nhân dân: (i) Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền; (ii) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án của tỉnh theo quy định của pháp luật.
Do đó, việc xin ý kiến Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Đầu tư công là phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
4. Nội dung kiến nghị (số 06 tại văn bản số 277/BDN): Tại khoản 2 Điều 52 Luật Đầu tư công quy định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 6 năm, nhóm B không quá 4 năm, nhóm C không quá 3 năm. Tại khoản 3 Điều 54 Luật Đầu tư công quy định vốn thực hiện dự án được bố trí để giải phóng mặt bằng, lập thiết kế, dự toán các bước của dự án, thi công... theo quyết định phê duyệt dự án. Tuy nhiên, các dự án nhóm B và nhóm C, thời gian bố trí vốn thực hiện bao gồm cả thời gian giải phóng mặt bằng, dẫn đến áp lực về tiến độ, đặc biệt đối với dự án nhóm B có quy mô, tổng mức đầu tư lớn. Trình tự, thủ tục lập thiết kế, dự toán các bước của dự án, đấu thầu đối với nhiều dự án cần nhiều thời gian và cần chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo thuận lợi cho công tác triển khai thực hiện, thi công dự án sau này. Cử tri đề nghị nghiên cứu trình, sửa đổi nội dung này theo hướng quy định bố trí vốn cho các dự án theo 3 giai đoạn: (1) chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư; (2) chuẩn bị thực hiện dự án để giải phóng mặt bằng, lập thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công), lập dự toán của dự án; (3) thực hiện dự án để tổ chức thi công. Đồng thời, quy định chỉ bố trí vốn thực hiện dự án khi đã hoàn thành giai đoạn (1) và (2), nhằm rút ngắn thời gian bố trí vốn cho giai đoạn thực hiện dự án và tăng hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng giải ngân không hết kế hoạch vốn được bố trí.
Trả lời:
Việc quy định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tránh dàn trải, sớm hoàn thành các dự án đưa vào khai thác, sử dụng.
Luật Đầu tư công chưa có quy định về tách riêng việc bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với dự án nhóm B, C. Hiện nay, căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5318/VPCP-NN ngày 04/8/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án thí điểm việc tách riêng công tác hỗ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư. Trong quá trình xây dựng Đề án, sẽ nghiên cứu các cơ chế, chính sách thí điểm và xem xét đối tượng áp dụng thí điểm của Đề án, làm cơ sở kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan (nếu cần thiết) nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
5. Nội dung kiến nghị (số 07 tại văn bản số 277/BDN): Cử tri đề nghị nghiên cứu trình quy định rõ trong Luật Đầu tư công các nội dung về công tác bàn giao quản lý khai thác các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn Ngân sách địa phương để triển khai đầu tư xây dựng trên quốc lộ, đường thủy nội địa trung ương.... do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 9 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước "Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường hợp sau: (i) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương; (ii) Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới; (iii) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng".
Thời gian vừa qua, một số địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư một số công trình hạ tầng của trung ương (đường quốc lộ, đường cao tốc, đường thủy nội địa) trên địa bàn địa phương như: đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội được giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và đề xuất dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh triển khai dự án cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh triển khai dự án cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đầu tư QL10...
Việc bàn giao quản lý, khai thác các dự án công trình sau đầu tư không thuộc phạm vi quản lý, quy định của Luật Đầu tư công.
Theo quy định tại Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23/4/2019 của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, “Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này giữa Bộ Giao thông vận tải và bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan” (Khoản 2 Điều 20).
Hiện nay, tại văn bản số 7394/VPCP-KTTH ngày 07/9/2020 Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi một số quy định pháp lý có liên quan đến quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, trong đó có Luật Ngân sách nhà nước. Theo đó, trong trường hợp cần thiết, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội có ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều chỉnh các quy định phù hợp.
6. Nội dung kiến nghị (số 08 tại văn bản số 277/BDN): Cử tri đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư công theo hướng tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn hợp pháp như PPP, ODA...; tránh áp lực cho nguồn vốn đầu tư công do đặc thù các dự án giao thông cần nhu cầu nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Trả lời:
Phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Theo đó, Luật Đầu tư công không quy định về việc tạo điều kiện hoặc không tạo điều kiện cho thu hút các nguồn vốn hợp pháp khác như PPP, ODA... Việc thu hút các nguồn vốn hợp pháp như PPP, ODA,... để giảm áp lực cho ngân sách nhà nước khi thực hiện các dự án giao thông đã được thực hiện trong thời gian vừa qua, thể hiện trong các quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn trung hạn và khi xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án,...
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ xem xét phân cấp phê duyệt/điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư nhóm B và Nhóm C nhằm đơn giản quy trình thủ tục các chương trình, dự án ODA (đang tiến hành thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều 17, 25 và 33 Luật Đầu tư công thuộc phạm vi của “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Hải quan, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự”). Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Tờ trình số 6184/TTr-BKHĐT ngày 15/9/2021 trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025”. Đề án này được phê duyệt là sở để các bộ, ngành và địa phương huy động và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021 -2025 và làm căn cứ để các nhà tài trợ sử dụng trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng các chương trình hợp tác phát triển với Việt Nam ở cấp khu vực, quốc gia, cấp bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trân trọng gửi Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |