Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 7207/BGTVT-KHĐT năm 2018 đánh giá giữa kỳ kế hoạch đầu tư công và lập kế hoạch năm 2019
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 7207/BGTVT-KHĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 7207/BGTVT-KHĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Ngọc Đông |
Ngày ban hành: | 04/07/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư |
tải Công văn 7207/BGTVT-KHĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 7207/BGTVT-KHĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2018 |
Kính gửi: | - Các vụ: Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Quản lý doanh nghiệp, Đối tác công - tư; |
Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) có văn bản hướng dẫn số 4028/BKHĐT-TH ngày 14/6/2018 về khung hướng dẫn đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2016-2020 và lập kế hoạch đầu tư công năm 2019; Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiên cứu kỹ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ (TTgCP) và văn bản hướng dẫn số 4028/BKHĐT-TH ngày 14/6/2018 của Bộ KH&ĐT nêu trên để xây dựng báo cáo đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2016-2020 và lập kế hoạch đầu tư công năm 2019 của Bộ. Trong đó lưu ý một số nội dung sau:
A. VỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. Các Chủ đầu tư/ Ban QLĐA triển khai thực hiện
1. Đánh giá tình hình thực hiện (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ)
a. Kết quả đạt được
- Tổng số vốn NSTW (bao gồm cả TPCP) được giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (tính đến thời điểm báo cáo), trong phân loại chi tiết theo nguồn vốn, ngành, lĩnh vực, chương trình.
- Tổng số dự án có trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, phân theo nguồn vốn, ngành, lĩnh vực, chương trình; theo nhóm A, B, C; Số dự án đầu tư theo hình thức PPP; Số dự án dự kiến hoàn thành (hoặc đã hoàn thành) trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn; Số dự án khởi công mới trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn (trong đó, số dự án vừa khởi công mới vừa hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020);
- Số vốn đã bố trí kế hoạch; số vốn đã giải ngân thực tế các năm 2016, 2017, ước giải ngân năm 2018, nhu cầu còn lại 02 năm 2019, 2020 (phân theo từng năm).
b. Đánh giá:
- Nguồn lực đầu tư huy động, nguồn ngân sách nhà nước so với kế hoạch đề ra; Công tác tổ chức thực hiện, các giải pháp thực hiện; Kết quả đạt được so với mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, mặt tích cực;
- Những mặt còn hạn chế; khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân và kiến nghị hướng giải quyết (bao gồm cả sửa đổi, bổ sung các quy định tại Luật Đầu tư công và các Nghị định hướng dẫn).
2. Đánh giá 02 năm còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn:
- Dự kiến khả năng giải ngân của từng dự án thuộc từng nguồn vốn, ngành, lĩnh vực, chương trình phân theo từng năm 2019, 2020.
- Tổng hợp kế hoạch giải ngân nguồn vốn NSTW (bao gồm cả TPCP) của từng năm 2019, 2020 (riêng năm 2019, phù hợp với hướng dẫn nêu tại mục 2 Phụ lục III kèm theo văn bản số 4028/BKHĐT-TH ngày 14/6/2018 của Bộ KH&ĐT). Biểu mẫu1 báo cáo đề nghị các đơn vị lấy tại Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&ĐT theo địa chỉ: http://wmv.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=40073&idcm=131.
- Các đơn vị lập thêm phụ biểu về khả năng giải ngân thực tiễn của 02 năm 2019, 2020; số vốn dự kiến giải ngân sau năm 2020 trên cơ sở tiến độ thực hiện của từng dự án Tổng hợp; nhu cầu cần bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Lưu ý: Biểu báo cáo sử dụng như mẫu biểu ở trên.
II. Các cơ quan đơn vị tham mưu
Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, giao cho các đơn vị tham mưu
1. Vụ Đối tác công - tư: Chủ trì tổng hợp các nội dung liên quan đến tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức PPP và gửi Vụ Kế hoạch - Đầu tư để tổng hợp thành báo cáo chung của Bộ.
2. Vụ Kế hoạch - Đầu tư: Chủ trì các nội dung liên quan đến tình hình thực hiện các dự án từ nguồn vốn NSNN (bao gồm cả vốn TPCP). Chủ trì, phối hợp với Vụ Đối tác công - tư xây dựng báo cáo chung của Bộ.
B. VỀ LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2019
I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2018
1. Tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2018 theo từng nguồn vốn: ngân sách nhà nước (NSNN), trái phiếu Chính phủ (TPCP), vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN.
- Các kết quả đạt được, các khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2018, trong đó làm rõ nguyên nhân của các khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế này.
- Các giải pháp, kiến nghị để tiếp tục triển khai kế hoạch trong các tháng cuối năm 2018.
Báo cáo chi tiết thông tin, số liệu thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2018 theo Biểu mẫu số 16.b kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BKHĐT ngày 25/4/2017 của Bộ KH&ĐT.
- Các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án thực hiện báo cáo tình hình thực hiện giải ngân, đánh giá, Vụ Kế hoạch - Đầu tư tổng hợp chung tình hình thực hiện nguồn vốn NSNN, TPCP, vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
- Các Tổng công ty thực hiện đánh giá tình hình thực hiện nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước;
- Vụ Quản lý doanh nghiệp tổng hợp tình hình thực hiện nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Vụ Tài chính tổng hợp tình hình thực hiện nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
2. Vụ Đối tác công - tư: tổng hợp đánh giá tình hình huy động, kết quả đạt được, các khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế khi thực hiện các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác phục vụ cho đầu tư phát triển.
II. Lập kế hoạch đầu tư công năm 2019
1. Một số nguyên tắc, tiêu chí bố trí kế hoạch trong lập kế hoạch đầu tư công năm 2019
a. Các nguyên tắc chung:
- Xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên trong kế hoạch đầu tư công năm 2019 phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua và khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư năm 2019; phù hợp với khả năng thực hiện và tiến độ giải ngân của từng dự án trong năm 2019. Đối với các dự án khởi công mới, chỉ bố trí vốn kế hoạch năm 2019 cho các dự án thật sự cần thiết đáp ứng đủ các điều kiện: (1) Đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; (2) Đến ngày 31/10/2018 có quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công; (3) Không bố trí vốn kế hoạch đầu tư công cho các dự án không thực hiện trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2019 cho từng dự án phải phù hợp và không được vượt quá số vốn còn lại của kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch sau khi trừ đi số vốn đã bố trí trong kế hoạch năm 2016, 2017, 2018. Phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm 2019.
- Việc phân bổ vốn phải bảo đảm theo thứ tự ưu tiên sau: (1) Ưu tiên bố trí vốn để thu hồi các khoản vốn ứng trước; thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; (2) Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; (3) Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; (4) Dự án khởi công mới có đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
- Không bố trí kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2019 cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, không được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.
b. Về lập kế hoạch vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
+ Lập kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các Nghị định hướng dẫn thi hành, trong đó làm rõ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài được phân bổ theo tính chất (chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp) và vốn đối ứng của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Đối với các chương trình, dự án hỗn hợp cả cấp phát và cho vay lại phải làm rõ mức vốn cho từng phần.
+ Trong điều kiện nguồn vốn ODA giảm, với mức độ ưu đãi thấp hơn trước, cần phải rà soát chặt chẽ, thận trọng kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo các nguyên tắc sau: (1) Các chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch năm 2019 phải phù hợp với định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2016-2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia. Kiên quyết loại bỏ các dự án không thật sự cần thiết, kém hiệu quả; không đề xuất ký kết các hiệp định vay mới cho chi thường xuyên; (2) Bố trí kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cân đối trong NSNN cho các dự án bảo đảm theo tiến độ đã ký kết với nhà tài trợ, khả năng đáp ứng nguồn vốn đối ứng, tiến độ giải phóng mặt bằng theo quy định của Luật Đất đai, năng lực của chủ đầu tư chương trình, dự án. Ưu tiên bố trí đủ kế hoạch vốn năm 2019 cho các dự án kết thúc hiệp định trong năm kế hoạch; (3) Không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước; (4) Đối với các chương trình, dự án ô, cần phân định rõ trách nhiệm và hạn mức giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài giữa bộ chủ quản trung ương và địa phương theo đúng nhiệm vụ chi ngân sách từng cấp. Trong đó lưu ý đối với các dự án Ô có cơ cấu hỗn hợp (bao gồm dự án thành phần ở trung ương do các bộ, ngành là cơ quan chủ quản quản lý, thực hiện và dự án thành phần ở địa phương do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản quản lý, thực hiện), cơ quan chủ quản dự án Ô (bộ, ngành) rà soát, phân khai nguồn vốn nước ngoài theo tiến độ; cơ quan chủ quản dự án thành phần/địa phương căn cứ mức vốn được phân khai cân đối dự toán năm 2019 vào ngân sách địa phương phù hợp với kế hoạch trung hạn vốn nước ngoài được giao.
c. Về lập kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2019
Căn cứ vào khả năng từng nguồn thu cụ thể, lập kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2019 theo từng nguồn thu cụ thể và các nội dung sau đây: (1) Dự kiến kế hoạch từng nguồn thu cụ thể để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, trong đó tính toán, dự kiến đầy đủ các khoản thu theo quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 7 Điều 3 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; (2) Trên cơ sở dự kiến kế hoạch các khoản thu chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2019, các bộ, ngành và địa phương dự kiến số vốn để lại cho đầu tư và dự kiến phương án phân bổ chi tiết theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các mục tiêu, nhiệm vụ quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội, quy định của Chính phủ, TTgCP (nếu có) đối với từng nguồn thu cụ thể; (3) Dự kiến phương án phân bổ cụ thể đối với từng nguồn vốn theo các nguyên tắc đã quy định và phù hợp với khả năng thu năm 2019 và kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 đã trình cấp có thẩm quyền.
d. Về lập kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2019: (1) Dự kiến kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước từ các khoản vốn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để đầu tư các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách xã hội theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm và Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước; (2) Dự kiến kế hoạch năm 2019 để hoàn trả các khoản vốn vay đến hạn hoàn trả vốn. Các địa phương không sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn trả vốn trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay khác của ngân sách địa phương.
e. Về lập kế hoạch năm 2019 chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu
+ Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia:
Đề xuất nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2019, trong đó dự kiến theo cơ cấu nguồn vốn, theo từng dự án, nội dung thành phần theo quy định tại Điều 5 Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của TTgCP. Việc lập kế hoạch các chương trình mục tiêu quốc gia theo nguyên tắc: (1) Lập kế hoạch đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia phải đảm bảo phù hợp với chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội và các Quyết định phê duyệt đầu tư từng chương trình (Quyết định số: 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016; số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của TTgCP), các Quyết định của TTgCP phê duyệt nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương từng chương trình (Quyết định số: 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/12/2016; số 12/2018/QĐ-TTg ngày 22/4/2018) và hướng dẫn của các bộ là chủ chương trình, cơ quan chủ trì dự án thành phần thuộc chương trình; (2) Thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; (3) Kế hoạch vốn đầu tư năm 2019 các chương trình mục tiêu quốc gia phải phù hợp với Kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
+ Đối với các chương trình mục tiêu: Đề xuất nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu năm 2019, trong đó dự kiến vốn theo cơ cấu nguồn, theo từng dự án thành phần thuộc chương trình và nhu cầu hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Việc lập kế hoạch đầu tư các chương trình mục tiêu theo các nguyên tắc sau: (1) Phải phù hợp với chủ trương đầu tư của Chính phủ và quyết định phê duyệt đầu tư chương trình của TTgCP; (2) Dự kiến kế hoạch đầu tư năm 2019 cho các chương trình mục tiêu phải phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 quy định tại Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
+ Phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu căn cứ các Quyết định của TTgCP về phê duyệt chương trình, về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn của từng chương trình, khả năng cân đối chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2019, tập trung ưu tiên bố trí vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia.
g. Về lập kế hoạch đầu tư năm 2019 của các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP): Lập kế hoạch đầu tư công năm 2019 cho các dự án PPP theo đúng trình tự quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, trong đó đối với từng dự án xác định rõ các phần vốn như sau: (1) Phần vốn nhà nước hỗ trợ chuẩn bị đầu tư dự án theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ; (2) Phần vốn nhà nước đóng góp vào phần tham gia của nhà nước (vốn ngân sách trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương tự cân đối) để thực hiện dự án; (3) Phần vốn nhà đầu tư góp và huy động.
2. Dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2019
- Vụ Kế hoạch - Đầu tư dự kiến khả năng cân đối từng nguồn vốn đầu tư công; đánh giá chung các thuận lợi và các khó khăn, vướng mắc; tổng hợp chung nhu cầu kế hoạch đầu tư công năm 2019 của cả Bộ cho tất cả các nguồn vốn; tổng hợp các đề xuất, kiến nghị và các giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2019 của Bộ.
- Vụ Đối tác công - tư dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác ngoài nguồn vốn đầu tư công; đánh giá các thuận lợi và các khó khăn, vướng mắc trong việc cân đối và huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác ngoài nguồn vốn đầu tư công và tổng hợp kế hoạch đầu tư công năm 2019 các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
- Vụ Quản lý doanh nghiệp tổng hợp kế hoạch đầu tư công năm 2019 nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Vụ Tài chính tổng hợp kế hoạch đầu tư công năm 2019 nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
- Các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty căn cứ hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 4028/BKHĐT-TH ngày 14/6/2018, căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2018, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020, khả năng cân đối nguồn vốn trong năm 2019; khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án trong năm 2019 để xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2019 cho từng nguồn vốn, báo cáo theo các biểu mẫu quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BKHĐT ngày 25/4/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án gửi kèm kế hoạch các Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản.
C. YÊU CẦU VỀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ của mình và phân giao nhiệm vụ nêu trên, khẩn trương thực hiện, đảm bảo bám sát mục tiêu, nhiệm vụ trong Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24/05/2018 của TTgCP và nội dung hướng dẫn của Bộ KH&ĐT tại văn bản số 4028/BKHĐT-TH ngày 14/6/2018. Các Báo cáo xây dựng kế hoạch gửi về Bộ qua Vụ Kế hoạch - Đầu tư và các Vụ được giao nhiệm vụ chủ trì tổng hợp các nội dung cụ thể trước ngày 15/7/2018; Riêng các nội dung giao các Vụ chủ trì tổng hợp, đề nghị Vụ chủ trì gửi Vụ KHĐT trước ngày 20/7/2018 để tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.
(Đề nghị các cơ quan, đơn vị tham khảo nội dung Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24/5/2018 trên trang WEB của Chính phủ: chinhphu.vn; nội dung văn bản số 4028/BKHĐT-TH ngày 14/6/2018 trên trang WEB của Bộ KH&ĐT: http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=40073&idcm=131)
Yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện đảm bảo tiến độ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
1 Tệp file: C_DTC_bieumaugiuaky_bonganhdiaphuong.