Công văn 585/CV-NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh

thuộc tính Công văn 585/CV-NHNN7

Công văn 585/CV-NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:585/CV-NHNN7
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Dương Thu Hương
Ngày ban hành:06/07/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp
 

tải Công văn 585/CV-NHNN7

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 585/CV-NHNN7
NGÀY 6 THÁNG 7 NĂM 1998 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN BÁN NGOẠI TỆ
CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ BÊN NƯỚC NGOÀI THAM GIA HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

 

Kính gửi: Tổng giám đốc, Giám đốc Ngân hàng

Thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ

 

Ngày 23/01/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/1998/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có Điều 15 quy định về việc cân đối ngoại tệ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp), Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các Ngân hàng Thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp như sau:

1. Doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu, thực hiện công trình kết cấu hạ tầng các công trình quan trọng (thuộc Danh mục do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố hàng năm) có nhu cầu chuyển đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ có công văn yêu cầu và Giấy phép đầu tư gửi Ngân hàng Nhà nước để được cấp Giấy xác nhận quyền được ưu tiên chuyển đổi ngoại tệ (Mẫu số 01). Xác nhận này của Ngân hàng Nhà nước có giá trị suốt thời gian hoạt động của dự án.

Đối với một số trường hợp đặc biệt, xác nhận của Ngân hàng Nhà nước được cấp hàng năm (đối với các doanh nghiệp thực hiện công trình quan trọng theo tiêu chuẩn định lượng như: nộp ngân sách trên 100 tỷ đồng; sử dụng từ 5000 lao động trở lên - Mẫu số 2) hoặc xác nhận được quyền chuyển đổi theo tỷ lệ nhất định so với tổng nhu cầu ngoại tệ (đối với dự án chỉ có một hoặc một số sản phẩm thuộc Danh mục hàng thay thế hàng nhập khẩu - Mẫu số 3).

Khi có xác nhận của Ngân hàng Nhà nước, doanh nghiệp được trực tiếp liên hệ với Ngân hàng Thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ để mua số ngoại tệ cần thiết phục vụ cho nhu cầu chi, trả ngoại tệ hợp lý theo đúng quy định về quản lý ngoại hối hiện hành.

2. Khi bán và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo yêu cầu của doanh nghiệp, Ngân hàng Thương mại yêu cầu doanh nghiệp xuất trình văn bản xác nhận quyền chuyển đổi ngoại tệ, Giấy phép đầu tư và chịu trách nhiệm kiểm tra các tài liệu cần thiết nêu dưới đây, tuỳ theo từng mục đích sử dụng ngoại tệ của doanh nghiệp:

- Bán ngoại tệ để doanh nghiệp nhập khẩu nguyên, vật liệu thiết yếu, phụ tùng thay thế máy móc, thiết bị đồng bộ phục vụ sản xuất: Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại, Hợp đồng thương mại; báo cáo thu chi ngoại tệ (Mẫu số 04, Thông tư 02/TT-NH7); các chứng từ chứng minh việc giao hàng hoặc việc thực hiện Hợp đồng thương mại;

- Bán ngoại tệ để doanh nghiệp thanh toán tiền dịch vụ với nước ngoài: Hợp đồng dịch vụ với nước ngoài và các chứng từ chứng minh Hợp đồng dịch vụ đã thực hiện;

- Bán ngoại tệ để doanh nghiệp trả gốc, lãi phí khoản vay bằng ngoại tệ: Hợp đồng vay ngoại tệ, Giấy nhận nợ, lịch trả nợ; Đối với khoản vay nước ngoài trung - dài hạn (của doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) phải có xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về đăng ký khoản vay;

- Bán ngoại tệ để Nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp về nước: Bản sao báo cáo năm tài chính có xác nhận của Kiểm toán, Biên bản của Hội đồng Quản trị (hoặc Ban Quản lý dự án đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc phân chia lợi nhuận (hoặc chia doanh thu), văn bản của Cơ quan Thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam;

- Bán ngoại tệ để Nhà đầu tư chuyển ra nước ngoài vốn pháp định, vốn tái đầu tư hoặc vốn thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Bản sao có công chứng báo cáo thanh lý doanh nghiệp hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh (được chuẩn y của cơ quan cấp giấy phép đầu tư), văn bản của Cơ quan Thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;

- Bán ngoại tệ cho doanh nghiệp (hoặc cho nhân viên nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp) để chuyển tiền lương và thu nhập hợp pháp của nhân viên nước ngoài khi có nhu cầu đi công tác hoặc chuyển tiền về nước: Xác nhận của cơ quan Thuế có thẩm quyền việc nhân viên nước ngoài đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo Luật định, Văn bản xác nhận của doanh nghiệp về số tiền được chuyển về nước (tổng thu nhập hợp pháp trừ số tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính và số tiền đã chi tiêu tại Việt Nam).

Các trường hợp mua và sử dụng ngoại tệ ngoài các mục đích nêu trên phải có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước.

3. Các doanh nghiệp không thuộc đối tượng được ưu tiên chuyển đổi ngoại tệ nói tại điểm 1 có nhu cầu mua ngoại tệ phải gửi hồ sơ xin mua ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm 15, Thông tư số 02/TT-NH7. Căn cứ vào khả năng ngoại tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét và có văn bản trả lời đối với từng trường hợp. Các Ngân hàng Thương mại căn cứ vào văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và các tài liệu nêu tại điểm 2 Công văn này để bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp nói tại điểm 3 này.

Trong vòng 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp có ngoại tệ bán cho Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ, nếu có nhu cầu hợp lý (sử dụng ngoại tệ vào các mục đích nêu tại điểm 2 nói trên) thì được trực tiếp liên hệ với Ngân hàng Thương mại đó để mua lại lượng ngoại tệ tối đa bằng số ngoại tệ đã bán cho Ngân hàng. Trường hợp mua ngoại tệ ở một Ngân hàng khác, doanh nghiệp phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc bán ngoại tệ trước đây (Ngân hàng đã mua ngoại tệ chỉ được cấp 01 bản gốc xác nhận thời điểm và số lượng ngoại tệ đã mua của doanh nghiệp). Khi bán ngoại tệ, Ngân hàng lưu lại văn bản xác nhận làm chứng từ gốc.

4. Ngân hàng thương mại thực hiện bán ngoại tệ cho doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau:

- Doanh nghiệp nằm trong Danh mục được ưu tiên chuyển đổi ngoại tệ nói tại điểm 1;

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (du lịch, khách sạn, văn phòng cho thuê, vận tải công cộng, trường học, y tế văn hoá, cho thuê thiết bị...);

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ xuất khẩu sản phẩm được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ một phần nhu cầu ngoại tệ nếu có khó khăn trong 3 năm đầu kể từ khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng và doanh nghiệp có thể thoả thuận mua, bán ngoại tệ bằng cách thực hiện các giao dịch trao ngay (spot) hoặc giao dịch có kỳ hạn (foward) theo đúng các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về giao dịch ngoại tệ.

5. Khi thực hiện việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo yêu cầu của doanh nghiệp và cá nhân người nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, các Ngân hàng Thương mại phải kiểm tra các chứng từ liên quan theo quy định tại điểm 2 của văn bản này.

Các Ngân hàng Thương mại bán ngoại tệ cho doanh nghiệp để thanh toán trực tiếp cho nước ngoài, không được chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp. Riêng trường hợp bán ngoại tệ để sử dụng vào các nội dung nêu dưới đây thì phải thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ:

- Chuyển vốn đầu tư, vốn tái đầu tư của Nhà đầu tư ra nước ngoài; - Chuyển lợi nhuận và các thu nhập hợp pháp của Nhà đầu tư ra nước ngoài;

- Chuyển trả nợ gốc, lãi, phí của khoản vay nước ngoài.

Thời hạn tính từ khi doanh nghiệp mua ngoại tệ chuyển vào tài khoản này đến khi chuyển ra thanh toán cho nước ngoài tối đa không quá 5 ngày làm việc.

6. Hàng quý, chậm nhất vào ngày 5 tháng đầu quý sau, các Ngân hàng Thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn tình hình bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh (theo Mẫu số 8 quy định tại Thông tư 02/TT-NH7 ngày 28/6/1997).

Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc liên quan đến Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại cần báo cáo về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) để giải quyết.

 

Mẫu số 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /CV-QLNH2

(V/v: mua ngoại tệ) Hà Nội, ngày... tháng... năm 1998

 

Kính gửi: CÔNG TY

 

Ngân hàng Nhà nước nhận được Công văn số...... của quý Công ty về việc chuyển đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến như sau:

Căn cứ Danh mục hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu, công trình kết cấu hạ tầng và các công trình quan trọng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, công ty (hoặc sản phẩm của Công ty) nằm trong Danh mục......, do đó:

1. Công ty được trực tiếp liên hệ với các Ngân hàng Thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam để mua số ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của Việt Nam;

2. Công ty phải sử dụng số ngoại tệ được mua đúng mục đích;

3. Hàng năm, vào trước ngày 25/12, yêu cầu Công ty gửi báo cáo doanh số thu chi đã thực hiện năm trước và của năm kế hoạch (theo mẫu số 4 tại Thông tư 02/TT-NH7) cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) 47-49 Lý Thái Tổ, Hà Nội;

4. Văn bản này có hiệu lực suốt thời gian hoạt động của dự án. Ngân hàng Nhà nước thông báo để quý Công ty biết và thực hiện.

 

Nơi nhận: T/L. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

- Như trên; VỤ TRƯỞNG VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

- Lưu Vụ QLNH.

 

Mẫu số 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /CV-QLNH2

(V/v: mua ngoại tệ) Hà Nội, ngày... tháng... năm 1998

 

Kính gửi: CÔNG TY

 

Ngân hàng Nhà nước nhận được Công văn số...... của quý Công ty về việc chuyển đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến như sau:

Căn cứ Danh mục hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu, công trình kết cấu hạ tầng và các công trình quan trọng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố và xác nhận của cơ quan...... tại văn bản số....., Công ty nằm trong Danh mục các công trình quan trọng. Do đó:

1. Công ty được trực tiếp liên hệ với các Ngân hàng Thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam để mua số ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của Việt Nam;

2. Công ty phải sử dụng số ngoại tệ được mua đúng mục đích;

3. Hàng năm, vào trước ngày 25/12, yêu cầu Công ty gửi báo cáo doanh số thu chi đã thực hiện năm trước và của năm kế hoạch (theo mẫu số 4 tại Thông tư 02/TT-NH7) cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) 47-49 Lý Thái Tổ, Hà Nội;

4. Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày......... đến ngày....... Ngân hàng Nhà nước thông báo để quý Công ty biết và thực hiện.

 

Nơi nhận: T/L. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

- Như trên; VỤ TRƯỞNG VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

- Lưu Vụ QLNH.

 

Mẫu số 3

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /CV-QLNH2

(V/v: mua ngoại tệ) Hà Nội, ngày... tháng... năm 1998

 

Kính gửi: CÔNG TY

 

Ngân hàng Nhà nước nhận được Công văn số...... của Công ty về việc chuyển đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến như sau:

Căn cứ Danh mục hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu, sản phẩm ....... của Quý Công ty nằm trong Danh mục hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu, do đó:

1. Công ty được trực tiếp liên hệ với các Ngân hàng Thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam để:

1.1. Mua 100% nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu thiết yếu, phụ tùng thay thế máy móc thiết bị đồng bộ phục vụ cho sản xuất sản phẩm nằm trong Danh mục;

1.2. Riêng việc nhu cầu ngoại tệ để trả nợ vay, chuyển lợi nhuận của Nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài, chỉ đáp ứng (%) nhu cầu ngoại tệ hàng năm sử dụng cho mục đích này.

2. Công ty phải sử dụng số ngoại tệ được mua đúng mục đích và theo đúng các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của Việt Nam;

3. Hàng năm, vào trước ngày 25/12, yêu cầu Công ty gửi báo cáo doanh số thu chi ngoại tệ đã thực hiện năm trước và của năm kế hoạch (theo mẫu số 4 tại Thông tư 02/TT-NH7) cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) 47-49 Lý Thái Tổ, Hà Nội.

4. Văn bản này có hiệu lực trong suốt thời gian hoạt động của Công ty.

Ngân hàng Nhà nước thông báo để Công ty biết và thực hiện.

 

Nơi nhận: T/L. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

- Như trên; VỤ TRƯỞNG VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

- Lưu Vụ QLNH.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

STATE BANK OF VIETNAM
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
---------
No. 585/CV-NHNN7
Re: Guidance on the sale of foreign currency to enterprises with foreign invested capital and foreign parties to business cooperation contract
Hanoi, July 06, 1998
 

To:
General Managers and Managers of Commercial Banks Authorised to conduct foreign exchange transactions
On 23 January, 1998, the Government issued the Decree No.10/1998/ND-CP on some incentive measures to encourage and secure foreign direct investment in Vietnam. With regards to Article 15 of the Decree which stipulates on the foreign currency balance for enterprises with foreign invested capital and foreign parties to a business cooperation contract (hereinafter called enterprises), the State Bank of Vietnam provides the guidelines on the sale of foreign currency by foreign currency authorised commercial banks to enterprises as follows:
1. Enterprises producing basic import, substitute goods, constructing infrastructure projects and other important projects (in the List announced by the Ministry of Planning & Investment each year), which need to exchange Vietnamese Dong into foreign currency shall submit a request in writing, together with the Investment License to the State Bank for the granting of Confirmation of priority to have the right to convert to foreign currency (Form No. 1). This Confirmation by the State Bank shall be valid for the whole operation duration of the project.
For some special cases, the Confirmation by the State Bank shall be granted every year (for enterprises constructing important projects by quantitative targets like: contribution to the Budget more than VND 100 billions; using more than 5,000 workers- Form No. 2) or the Confirmation shall state that enterprises concerned have the right to convert a certain ratio of foreign currency in proportionate to the foreign currency requirement (for projects that only have one or a few products included in the List of import substitution products- Form 3)
Upon receiving the Confirmation by the State Bank, enterprises shall have the right to contact commercial banks authorised to conduct foreign currency transaction to buy the necessary amount of foreign currency to cover the reasonable foreign currency expenditures in accordance with the current foreign exchange control regulation.
2. With regards to the sale and repatriation of foreign currency as requested by the customers, commercial banks shall request enterprises to present the written document confirming the right of foreign currency conversion and the Investment License and shall be responsible for checking following necessary documents, depending on the purpose of the usage of foreign currency by enterprises:
+ For sale of foreign currency to enterprises for import of raw materials, basic materials, spare-parts and completed equipments for production: written import permit by the Ministry of Trade, commercial contract, report of foreign currency income and expenditures (Form 4, Circular No. 02/TT-NH7); documents evidencing the delivery of goods or the completion of the commercial contract.
+ For sale of foreign currency to enterprises for payment of services to foreign party: service contract with foreign party and document evidencing the completion of the service contract;
+ For sale of foreign currency to enterprises for payment of principals, interests and fees in foreign currency: promissory note and schedule of payments. In case of medium or long-term loans ( of joint-venture enterprises or enterprises with 100% foreign capital) there must be the confirmation by the State Bank of the loan registration).
+ For sale of foreign currency to foreign investors to repatriate profits and legal income: A copy of report of the financial year with certification by the Auditor, the protocol of the Board of Directors (or the Project Management Board in case of a Business Cooperation Contract) on the profit sharing (or receipt sharing) and confirmation in writing by the competent tax authority of the fulfillment of financial obligation to the State of Vietnam.
+ For sale of foreign currency to foreign investors to transfer out of Vietnam the legal capital, reinvestment funds or funds for implementing the business cooperation contract: a certified copy of the report on the liquidation of the enterprise or the Business Cooperation Contract (as approved by the competent agency for issuing the investment License) and confirmation in writing by the tax authority of the fulfillment of financial obligation to the State;
+ For sale of foreign currency to enterprises (or to foreign employees working for enterprises) to repatriate salaries and legal incomes of foreign employees when they are on business trips or remit funds to home country): Confirmation by the competent tax authority of the fulfillment of financial obligation by the foreign employee in accordance with provisions of Laws and confirmation in writing by the enterprise of the funds to be repatriated (total legal income subtracted by the funds needed to fulfill the financial obligations and the expenses in Vietnam).
The purchase and use of foreign currency not for purposes mentioned above shall be subject to approval by the State Bank.
3. If enterprises apart from those prioritised for foreign currency conversion as mentioned in paragraph 1, require to buy foreign currency, they shall submit an application for buying foreign currency to the State Bank as provided for in paragraph 15, Circular No. 02/TT-NH7. Depending on the availability of foreign currency from time to time, the State Bank shall consider and respond in writing to each case. Commercial banks shall base on the written approval by the State Bank and documents mentioned in paragraph 2 of this document to sell foreign currency to enterprises mentioned in paragraph 3.
Within 6 months from the date of selling the foreign currency to a authorised bank to conduct foreign currency transaction, and if there is a reasonable requirement for foreign currency (use of foreign currency for purposes mentioned in paragraph 2), enterprises shall contact that particular bank to buy foreign currency up to a maximum amount equal to the amount sold previously. If the purchase of foreign currency is at a different bank, the enterprises shall have to present documents relating to the previous sale of foreign currency (the bank which purchased the foreign currency shall give only one original document confirming the timing and the amount of foreign currency purchased from the enterprise). When selling foreign currency, the bank shall keep the written confirmation as the original document.
4. Commercial banks shall sell foreign currency to enterprises in the following order of priority:
+ Enterprises included in the List of priority as mentioned in paragraph 1;
+ Enterprises operating in the service area (tourism, hotel business, office leasing, public transportation, school, culture and public health, equipment leasing);
+ Enterprises which have export obligation shall be supported by the State Bank for a part of their foreign currency requirement in case of difficulties during the first 3 years of production or business.
Banks and enterprises can agree on the buying and selling of foreign currency through the spot or forward transactions in compliance with the current provisions of the State Bank on foreign currency transactions.
5. When repatriating foreign currency as requested by enterprises or foreign individuals working in enterprises, commercial banks shall check related documents as provided for in paragraph 2 of this document.
Commercial banks selling foreign currency to enterprises to make direct payment to foreign countries, shall not remit this foreign currency to the deposit account of the enterprises. The amount of foreign currency sold shall be transferred first to the foreign currency account Funds for specific purpose if the foreign currency sold is used for the following purposes:
+ Remittance of investment funds and reinvestment funds of foreign investors abroad;
+ Repatriation of profits and other legal income of foreign investors;
+ Repayment of principals, interests and fees of the foreign loans.
The period from the date when the enterprise buys the foreign currency to transfer to this account to the day the enterprise remit funds abroad for payment shall not be more than 5 working days.
6. On or before the 5th day of the first month of every quarter, commercial banks authorised to conduct foreign currency transactions shall report to the State Bank (the Foreign Exchange Control Department) and the State Bank branches in provinces and cities on the performance of the foreign currency sale to enterprises with foreign invested capital and foreign parties to a business cooperation contract (in accordance with form 8 stipulated in Circular 02/TT-NH7 dated 22 June, 1997).
If any obstacle relating to the State Bank occurs, commercial banks should report to the State Bank (the Foreign Exchange Control Department) for solution.
 

 
FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM
DEPUTY GOVERNOR




Duong Thu Huong
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Official Dispatch 585/CV-NHNN7 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất