Công văn 5678/VPCP-CN 2024 phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 5678/VPCP-CN

Công văn 5678/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về phương án đầu tư mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5678/VPCP-CNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Cao Huy
Ngày ban hành:10/08/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Giao thông
TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Công văn 5678/VPCP-CN

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 5678/VPCP-CN PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 5678_VPCP-CN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

Số: 5678/VPCP-CN
V/v phương án đầu tư mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2024

 

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

 

Xét đề nghị của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (văn bản số 1734/BC-UBQLV ngày 07 tháng 8 năm 2024) về phương án đầu tư mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:

1. Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì cuộc họp về nội dung này. Thời gian họp cụ thể sẽ thông báo sau.

2. Để bảo đảm nội dung phục vụ cuộc họp, yêu cầu các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có ý kiến chính thức về đề xuất Phương án đầu tư do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ tại văn bản nêu trên, trong đó phải làm rõ cơ sở pháp lý, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ theo hướng tìm phương án khả thi, kịp thời để triển khai được Dự án đáp ứng kết nối giao thông theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là “chỉ bàn làm, không bàn lùi”; gửi về Văn phòng Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2024.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 

Nơi nhận:
 - Như trên;
- Thủ tướng, PTTg Trần Hồng Hà;
- VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp, PCN Cao Huy, Trợ lý TTg, TGĐ Công TTĐT; các Vụ: KTTH, QHĐP, TH;
- Lưu: VT, CN (2). Ha 6

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Cao Huy

 

ỦY BAN QUẢN LÝ VỐN
NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

Số: 1734/BC-UBQLV

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2024

 

 

BÁO CÁO

Về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

 

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo).

 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 200/TB-VPCP ngày 05/5/2024 của Văn phòng Chính phủ về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (Dự án); trên cơ sở báo cáo của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tại các văn bản: số 1504/BC-VEC ngày 12/6/2024, số 2052/VEC-TCKT ngày 05/8/2024, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) trân trọng báo cáo Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Phương án đầu tư mở rộng Dự án như sau:

I. Thưc hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 200/TB-VPCP ngày 05/5/2024 của Văn phòng Chính phủ

1. Đánh giá mô hình hoạt động của VEC, kiến tạo mô hình cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

Ngày 22/12/2023, Ủy ban ban hành Tờ trình số 483/TT-UBQLV báo cáo Thường trực Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về Đề án chỉ trưởng vệ phòng ăn tại cơ cấu VEC. Theo đó, Ủy ban đã đánh giá mọi hình hoạt động của VEC tại Đề án chỉ trưởng vệ phòng ăn tại cơ cấu kiểm theo Tờ trình, cụ thể: Thực tiễn tổ chức và hoạt động VEC đã khẳng định một hình doanh nghiệp là phù hợp trong điều kiện, thực trạng pháp triển và quản lý vận hành kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc; phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực, bảo toàn và phát triển nguồn vốn tại doanh nghiệp. VEC đã góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển mạnh lưới đường bộ cao tốc quốc gia, tiết kiệm thời gian lưu thông, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện hiệu quả cơ chế quản trị tại chính theo mô hình doanh nghiệp; chủ động cải cách, thực hiện chính sách năng huy động vốn để đầu tư dự án đường bộ cao tốc, quan trọng, khai thác, thu phí hoàn vốn đầu tư, góp phần giảm nhiệm vụ chi đầu tư và trả nợ ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái có ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 488/VPCP-ĐMDN ngày 09/02/2024 của Văn phòng Chính phủ về phương án tái cơ cấu VEC, cụ thể: Mở rộng hoạt động của VEC thực hiện theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ, VEC là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Ủy ban là cơ quan đại diện chủ sở hữu, hoạt động theo mô hình Nhóm Công ty mẹ - Công ty con, theo đó VEC tiếp tục hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con; ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, khai thác, bảo trì các tuyến đường bộ cao tốc; được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và vốn điều lệ; thực hiện lợi nhuận trên cơ sở phần vốn Nhà nước đầu tư vào các dự án do VEC làm chủ đầu tư để thực hiện mục tiêu làm tốt vai trò cổ trong sự nghiệp phát triển hệ thống đường bộ cao tốc quốc gia theo hoạch, tập trung vào lĩnh vực đầu tư phát triển, khai thác vận hành các tuyến đường bộ cao tốc và kinh doanh các dịch vụ gia tăng độc tuyến.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại văn bản số 488/VPCP-ĐMDN nêu trên, ngày 14/3/2024 Ủy ban ban hành văn bản số 61/UBQLV-CNHT báo cáo Văn phòng Trung ương Đảng về việc đưa nội dung Đề án chỉ trưởng vệ phương án tái cơ cấu VEC ra khỏi Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2024. Ngày 02/5/2024, Văn phòng Trung ương Đảng ban hành văn bản số 9790-CV/VPTW thông báo ý kiến của Ủy ban.

Ngày 10/7/2024, Ủy ban ban hành Quyết định số 286/QĐ-UBQLV về việc phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đến năm 2025 của VEC, theo đó VEC cần huy động 14.955 tỷ đồng để thực hiện Dự án mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, trong đó nhu cầu cần bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 khoảng 1.600 tỷ đồng.

Như vậy, trên cơ sở nội dung phân tích nêu trên, mô hình hoạt động của VEC là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo việc thực hiện đầu tư Dự án.

2. Năng lực, khả năng của VEC để xem xét, giao VEC thực hiện đầu tư Dự án

Sau gần 20 năm thành lập và hoạt động, bước đầu VEC đã góp phần thực hiện mục tiêu phục vụ chiến lược phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia thông qua việc đầu tư 05 tuyến đường bộ cao tốc1 với chiều dài 540 km, tổng mức đầu tư khoảng 108.865 tỷ đồng được huy động từ các nguồn vốn trong và ngoài nước. Với vai trò quản lý vận hành, khai thác các tuyến đường bộ cao tốc Nhà nước giao, VEC đã đưa vào khai thác ổn định 490 km thuộc 04/05 dự án đường cao tốc chiếm khoảng 27% tổng chiều dài các tuyến đường bộ cao tốc đang vận hành khai thác, phục vụ khoảng 430 triệu lượt phương tiện. Tổng doanh thu thu phí (không bao gồm VAT) đạt hơn 30.000 tỷ đồng, đảm bảo trả các khoản nợ đến hạn theo phương án tài chính được phê duyệt. Các tuyến đường bộ cao tốc do VEC đưa vào khai thác giúp tiết kiệm thời gian lưu thông, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông; góp phần phát triển kinh tế - xã hội các địa phương dọc tuyến đường bộ cao tốc nói riêng và phục vụ phát triển vùng miền nói chung. Mặt khác, VEC cũng đang thực hiện việc quản lý, vận hành 300 km đường cao tốc thực hiện theo hình thức đầu tư công/đối tác công tư.

Trong 3 năm gần nhất, tình hình tài chính của VEC có nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh: xếp loại doanh nghiệp hằng năm đạt loại A2, tổng doanh thu đạt 20.556,76 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.469,73 tỷ đồng, nộp Ngân sách nhà nước 2.015,10 tỷ đồng3; không phát sinh các khoản nợ quá hạn; quản trị hiệu quả dòng tiền tích lũy, chủ động cân đối 7.547,57 tỷ đồng thay thế vốn đầu tư công để thực hiện các hạng mục còn lại của Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

a) Khả năng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng đầu tư Dự án

Vốn điều lệ hiện tại Công ty mẹ - VEBC rất thấp (1.115 tỷ đồng4), ảnh hưởng tới chỉ số tin nhiệm trong việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng/tài chính, đặc biệt nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp từ nguồn vốn vay thương mại, phát hành trái phiếu công trình:

Tuy nhiên, theo Báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của VEBC là 1,32 lần5, đảm bảo điều kiện huy động vốn theo quy định6. Mặt khác, Đề án chương về phương án tài cơ cấu VEBC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo đó tại văn bản số 488/VPCP-ĐMDN ngày 09/02/2024 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã giao Bộ Tài chính “hướng dẫn Ủy ban và VEBC việc tăng vốn điều lệ bảo đảm triển khai đúng chủ trương của Quốc hội tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 và Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 297/TTKQH ngày 19/5/2022”. Sau khi hoàn thành đầu tư bổ sung vốn điều lệ7, tài sản là 05 tuyến đường cao tốc do VEC quản lý được tính thành vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, hoàn thành việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, VEC đủ điều kiện huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính để đầu tư mở rộng Dự án. Hơn nữa, ngày 06/6/2024, VEC và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ký kết Hợp đồng khung số 06/2024/VEC-VCB.KHDN2 về việc thu xếp cấp tín dụng tài trợ Dự án mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành. Theo đó, Vietcombank đã cam kết nỗ lực tối đa thu xếp cấp tín dụng cho nhu cầu vay vốn của VEC trên cơ sở VEC đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng của Vietcombank và quy định của pháp luật.

Ngày 01/8/2024, Ủy ban ban hành văn bản số 1688/UBQLV-CNHT đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến đối với phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ của Công ty mẹ - VEC để đảm bảo cơ sở thẩm định, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV8. Giá trị đầu tư bổ sung vốn điều lệ là 37.510 tỷ đồng, bao gồm: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 36.689 tỷ đồng (10.062,56 tỷ đồng vốn đối ứng từ NSNN đã được giải ngân và đưa vào kế hoạch vốn từ năm 2008 đến hết năm 2018; 24.126,80 tỷ đồng9 vốn ODA tại các dự án đang thực hiện theo hình thức cho vay lại được chuyển sang hình thức Nhà nước đầu tư trực tiếp vào dự án; 2.500 tỷ đồng vốn cấp phát từ NSNN cho dự án Nội Bài - Lào Cai và Cầu Giẽ - Ninh Bình được giải ngân giai đoạn 2009 - 2012); Quỹ Dự án phát triển tài sản doanh nghiệp: 821 tỷ đồng. Sau khi đầu tư bổ sung, vốn điều lệ của VEC xác định lại là 38.625 tỷ đồng, VEC đảm bảo khả năng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư Dự án.

b) Khả năng bố trí vốn chủ sở hữu tham gia thực hiện Dự án

Tổng mức đầu tư của Dự án mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành là 14.955,03 tỷ đồng (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng), trong đó nguồn vốn chủ sở hữu của VEC 5.555,03 tỷ đồng (37%), vốn vay thương mại 9.400 tỷ đồng (63%). Hiện tại, VEC đang cân đối/bố trí 7.547,57 tỷ đồng từ nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp thay thế vốn đầu tư các hạng mục còn lại thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 03/7/202310 (dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác vận hành trong tháng 9/2025).

Vì vậy, để đảm bảo khả năng huy động vốn chủ sở hữu đầu tư Dự án (khoảng 5.555 tỷ đồng), VEC kiến nghị khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ, cụ thể: Cho phép VEC khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến khoản trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả từ giai đoạn 2022-2026 sang giai đoạn 2031-2034, bao gồm: (i) khoản tiền 3.988,76 tỷ đồng11 và tiền lãi phát sinh tương ứng trong giai đoạn 2024-2026; (ii) khoản lãi phát sinh đối với khoản tiền gốc và lãi trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả giai đoạn 2012-2023.

Trường hợp Thủ tướng Chính phủ chấp thuận khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ, lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung 05 dự án luôn dương (mức dương thấp nhất năm 2026 là 669 tỷ đồng), dự kiến VEC bổ trí khoảng 5.555 tỷ đồng12 (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng 829 tỷ đồng) để đầu tư mở rộng Dự án theo phương án đề xuất (Chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm).

Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ và thực hiện theo ý kiến của Bộ Tài chính tại văn bản số 7100/BTC-NSNN ngày 09/7/2024, cụ thể:

- Tiếp tục thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc cho Nhà nước theo đúng cam kết đã ký với Bộ Tài chính tại Hợp đồng nhận nợ số 01/2022 ngày 23/12/2022 số tiền 3.988,76 tỷ đồng và lãi phát sinh kèm theo của giai đoạn 2023 - 2026 là 306,5 tỷ đồng (giá định áp dụng lãi suất nhận nợ giai đoạn 2023-2026 là 2,47%13).

- Hoàn trả đầy đủ tiền lãi phát sinh trong giai đoạn 2012-2022 cho Bộ Tài chính vào giai đoạn 2027-2030.

Như vậy, dòng tiền trả nợ theo ý kiến của Bộ Tài chính như sau:

Đvt: Tỷ đồng

Dự án

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tổng

Cầu Giẽ - Ninh Bình

0

1.376

1.466

619

619

619

619

5.317

Nội Bài – Lào Cai

1.297

152

4

679

679

679

679

4.171

Tổng

1.297

1.529

1.479

1.298

1.298

1.298

1.298

9.488

Vì vậy, giai đoạn 2026 – 2033 lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung 05 dự án âm với mức âm lớn nhất là 6.241 tỷ đồng năm 2029, phá vỡ phương án tài chính, VEC không đảm bảo khả năng trả nợ khoản vay đúng kỳ hạn đã cam kết, không huy động được vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư Dự án (Chi tiết theo Phụ lục 2 đính kèm).

c) Hòa chung dòng tiền 05 dự án do VEC làm chủ đầu tư và mối quan hệ của phương án tài chính đối với 04 dự án còn lại

Theo báo cáo của VEC tại văn bản số 1504/BC-VEC ngày 12/6/2024, trên cơ sở VEC được khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến khoản trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả từ giai đoạn 2022-2026 sang giai đoạn 2031-2034, sau khi hòa chung vào dòng tiền 05 dự án do VEC làm chủ đầu tư; lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung các dự án luôn dương (mức dương thấp nhất là 669 tỷ vào năm 2026), VEC đảm bảo khả năng trả nợ vay cho các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của Tổng công ty.

Về mối quan hệ của phương án tài chính đối với 04 dự án còn lại: Như đã phân tích ở trên (Mục I.2.b), với phương án tài chính được VEC đề xuất, trong thời gian thu phí hoàn vốn, dòng tiền của 05 Dự án luôn dương (mức dương thấp nhất năm 2026 là 669 tỷ đồng), việc đầu tư Dự án là có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho việc hòa chung dòng tiền các dự án.

Như vậy, với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu hiện tại của VEC, cơ chế hòa chung dòng tiền 05 dự án, trường hợp Thủ tướng Chính phủ chấp thuận khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ; VEC đủ kinh nghiệm và năng lực để được giao làm chủ đầu tư Dự án.

3. Nghiên cứu phương án nguồn vốn hỗn hợp

Phương án nguồn vốn đầu tư thực hiện Dự án phù hợp với chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 200/TB-VPCP ngày 05/5/2024 của Văn phòng Chính phủ, cụ thể:

- Hạng mục đầu tư xây dựng công trình: Doanh nghiệp Nhà nước (VEC) huy động 100% vốn thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác, thu phí hoàn vốn (thực hiện triển khai Phương án đầu tư theo Luật Đầu tư).

- Hạng mục bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư: Ngân sách trung ương/ngân sách địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai) thực hiện theo hình thức đầu tư công và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tách thành Dự án độc lập, giao cho địa phương thực hiện.

4. Quy mô đầu tư thực hiện theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Phương án mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây thực hiện đúng theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021.

5. Trình tự, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với từng nội dung theo quy định của pháp luật

a) Tăng vốn điều lệ cho VEC

Trên cơ sở Tờ trình số 1787/TTr-VEC-HĐTV ngày 09/7/2024 của VEC, ngày 01/8/2024 Ủy ban ban hành văn bản số 1688/UBQLV-CNHT đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến đối với phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ của Công ty mẹ - VEC, trong đó Ủy ban xác định/thống nhất mức vốn điều lệ xác định lại sau khi đầu tư bổ sung năm 2024 là 38.625 tỷ đồng.

- Về thẩm quyền: Do giá trị vốn điều lệ đầu tư bổ sung cho VEC (37.510 tỷ đồng) tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, theo quy định thẩm quyền quyết định tăng vốn điều lệ là Thủ tướng Chính phủ, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

- Về trình tự, thủ tục: Thực hiện quy định tại Điều 15 Luật số 69/2014/QH13 quy định trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động15, theo đó:
(1) VEC lập phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ trình Ủy ban; (2) Ủy ban chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ và trình Thủ tướng Chính phủ; (3) Thủ tướng Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho VEC; (4) Sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư bổ sung, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho VEC.

b) Khoản vay và lũy trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ

Tổng số tiền Ngân sách nhà nước (NSNN) đã trả nợ thay VEC cho các khoản gốc, lãi đến hạn của trái phiếu là 5.334,36 tỷ đồng, bao gồm: 2.857,41 tỷ đồng ứng trực tiếp từ Ngân sách Trung ương (NSTW) và 2.476,96 tỷ đồng ứng từ nguồn Quỹ Tích lũy trả nợ (NSTW nhận nợ với Quỹ Tích lũy trả nợ)16.

- Đối với khoản tiền Bộ Tài chính ứng từ NSNN17: Theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 42 Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ: “Trường hợp tạm thời không thể trả nợ theo Hợp đồng vay bắt buộc trên hạn kỳ, đối tượng được bảo lãnh báo cáo Bộ Tài chính kèm theo tài liệu chứng minh tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý”.

- Đối với khoản tiền Bộ Tài chính ứng từ Quỹ tích lũy trả nợ18: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ, Thủ tướng Chính phủ có quyền: Quyết định việc khoanh nợ khoản ứng vốn hoặc cơ cấu lại khoản ứng vốn. Quyết định việc sử dụng nguồn Quỹ để xử lý rủi ro phát sinh, bao gồm xóa nợ gốc, lãi, lãi phạt, thay đổi lãi suất ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn do nguyên nhân bất khả kháng”, điểm c và d khoản 2 Điều 6 Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính có quyền: Quyết định gia hạn thu hồi khoản vốn ứng trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ...Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc khoanh nợ, cơ cấu lại khoản nợ ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ...

Như vậy, việc hoãn thời gian trả nợ khoản tiền Bộ Tài chính ứng từ NSNN cho VEC, khoản nợ khoản tiền Bộ Tài chính ứng từ Quỹ tích lũy trả nợ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài chính. VEC chịu trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính để Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; đồng thời, đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả đầy đủ cho NSNN sau khi kết thúc thời gian khoanh, hoãn thời gian trả nợ.

c) Phê duyệt chủ trương đầu tư

- Thẩm quyền:

Theo quy định tại khoản 8, 18 Điều 3 của Luật Đầu tư “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh”, “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Do đó, việc VEC đầu tư Dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật liên quan.

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 21/5/2020 của Chính phủ về việc xử lý vướng mắc đối với một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu “đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, thực hiện trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Luật Đầu tư và nguyên tắc giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi, tác hại đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương”. Như vậy, thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án là Thủ tướng Chính phủ do Dự án thực hiện trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh).

- Trình tự, thủ tục:

Thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 và Điều 31, Điều 32 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trình tự thủ tục phê duyệt như sau: (1) VEC lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT); (2) Bộ KHĐT gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan; (3) Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ KHĐT; (4) Bộ KHĐT, trên cơ sở ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ; (5) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chấp thuận chủ trương đầu tư trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ KHĐT.

II. Ý kiến các cơ quan và giải trình của Ủy ban

1. Ý kiến các cơ quan

Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban tại văn bản số 674/BC-UBQLV ngày 11/4/2024 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về phương án đầu tư Dự án, các cơ quan có ý kiến như sau:

a) Bộ Giao thông vận tải (văn bản số 4617/BGTVT-KHĐT ngày 02/5/2024)

- Thống nhất về phạm vi đầu tư mở rộng Dự án; quy mô, đầu tư mở rộng quy mô 10 làn xe là phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ được phê duyệt, tuy nhiên do hiện nay việc cân đối vốn của VEC khó khăn nên có thể xem xét, chấp thuận phân kỳ đầu tư trước 8 làn xe và có khả năng mở rộng lên 10 làn xe đối với phần cầu cạn; đề nghị nghiên cứu đầu tư bổ sung nút giao kết nối với đường Long Phước; ủng hộ phương án VEC huy động 100% vốn đầu tư.

b) UBND tỉnh Đồng Nai (văn bản số 4676/UBND-KTN ngày 26/4/2024)

- Đầu tư mở rộng quy mô theo quy hoạch để tăng khả năng sử dụng, tránh đầu tư nhiều lần tốn thời gian thực hiện;

- Bổ sung thêm làn thu phí, cải tạo vòng xoay trên QL51 để giải quyết tình trạng ùn tắc.

c) Bộ Tài chính (văn bản số 6078/BTC-TCDN ngày 12/6/2024)

- Tuyến đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây là tài sản công, thuộc sở hữu của nhà nước, VEC chỉ được giao quản lý, chưa ghi tăng vốn chủ sở hữu cho VEC (VEC chưa có quyền sở hữu). Đề nghị Ủy ban, VEC căn cứ quy định của Luật Đầu tư, Luật đầu tư công... để rà soát, đảm bảo phương án đề xuất là khả thi và phù hợp quy định; sớm trình cấp có thẩm quyền tăng vốn điều lệ cho VEC theo quy định;

- Không đặt vấn đề khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ;

- Phương án hòa chung dòng tiền 05 dự án không có Dự án đầu tư mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây;

- Ủy ban và Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) chịu trách nhiệm cập nhật các thông số đầu vào để đảm bảo tính khả thi của phương án hòa chung dòng tiền 05 dự án do VEC làm chủ đầu tư trên nguyên tắc đảm bảo khả năng trả nợ của VEC.

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (văn bản số 4886/BKHĐT-PTTHĐT ngày 24/6/2024)

Đề nghị Ủy ban:

- Báo cáo về các điều kiện xem xét giao VEC làm chủ đầu tư như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 200/TB-VPCP ngày 05/5/2024 làm cơ sở để Bộ KHĐT thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án song song với quá trình tái cơ cấu và tăng vốn điều lệ như đề nghị của VEC tại văn bản số 1505/VEC-KHKĐ ngày 12/6/2024;

- Làm rõ cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đường bộ cao tốc theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và các quy định khác có liên quan.

2. Giải trình của Ủy ban

a) Ý kiến Bộ GTVT

- Bổ sung nút giao kết nối với đường Long Phước

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đã bổ dung nút giao kết nối với đường Long Phước vào dự án theo ý kiến góp ý của Bộ GTVT và UBND TP. Hồ Chí Minh, kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh lập đề xuất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ sung quy hoạch làm cơ sở thực hiện. Sau khi quy hoạch bổ sung nút giao được phê duyệt, kiến nghị Nhà nước bố trí ngân sách để đầu tư (ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương) và giao cho địa phương thực hiện19 do VEC tập trung hết nguồn lực thực hiện Dự án. VEC sẽ phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

b) Ý kiến UBND tỉnh Đồng Nai

Trong hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của VEC đã phân tích cụ thể việc bổ sung làn thu phí và cải tạo vòng xoay tại QL51, trong đó VEC kiến nghị đầu tư mở rộng phần cầu trong nút giao để đủ quy mô 10 làn xe cao tốc. Đối với các đường nhánh nút giao sẽ được rà soát, tính toán cụ thể trong các giai đoạn tiếp theo của dự án và được thiết kế trong tổng thể của cụm nút giao số 6 và số 7 liên kết (nút giao với QL51 và nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu), có xét đến việc phân tải lưu lượng từ nút giao QL51 sang nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, mở rộng nhánh nối giữa 2 nút giao.

c) Ý kiến Bộ Tài chính

- Tuyến đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây là tài sản công, thuộc sở hữu của nhà nước, VEC chỉ được giao quản lý, chưa ghi tăng vốn chủ sở hữu cho VEC.

Vốn chủ sở hữu của VEC được ghi tăng từ 12.966 tỷ đồng lên 39.092 tỷ đồng theo Báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán do năm 2023 VEC thực hiện chuyển vốn vay về cho vay lại sang cấp phát NSNN theo Nghị quyết 63/2022/QH15 của Quốc hội và thủ tục đã ghi thu ghi chi với Kho bạc Nhà nước.

Ngày 01/8/2024 Ủy ban ban hành văn bản số 1688/UBQLV-CNHT lấy ý kiến Bộ Tài chính đối với phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ của Công ty mẹ - VEC để đảm bảo cơ sở tính khả thi, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Sau khi hoàn thành việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ, tài sản là 05 tuyến đường do VEC quản lý được tính thành vốn nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp và hoàn thành thủ tục điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định về khai thác và tái đầu tư tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, VEC đủ điều kiện đầu tư Dự án mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

- Không đặt vấn đề khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ

Theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 03/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, vay vốn ADB và JICA, VEC đã cân đối/bố trí 7.547,57 tỷ đồng từnguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp thay thế vốn đầu tư công thực hiện các hạng mục còn lại thuộc Dự án (dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác vận hằnh trong tháng 9/2025) do đó VEC không bố trí được nguồn vốn để đầu tư thực hiện Dự án mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành. Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ, VEC không đảm bảo năng lực tải chính để có thể đầu tư mở rộng Dự án. Cụ thể: (i) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ chấp thuận khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trå nợ, lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung 05 dự án luôn dương (mức dương thấp nhất năm 2026.là 669 tỷ đồng), dự kiến VEC bố trí khoảng 5.555 tỷ đồng (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng 829 tỷ đồng) để đầu tư mở rộng Dụ án theo phương án đề xuất; (ii) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến khoản trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trà nợ, lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung 05 dự án âm giai đoạn 2026 - 2033 (mức âm lớn nhất là 6.241 tỷ đồng năm 2029), phá vỡ phương án tài chính, VẸC không đảm bảo khả năng trả nợ các khoản vay theo đúng kỳ hạn đã cam kết; khống huy động được vốn chủ sở hữu tham gia đầu tu Dự án20.

Như vậy, việc khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ đảm bảo năng lực tài chính của VEC đầu tư Dụ án. Đề nghị VEC phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ.

- Phương án hòa chưng dòng tiền 05 dự án không có dự án đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành.

VEC đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành, trong phương án tài chính hòa chung dòng tiền các dự án của VEC tại báo cáo số 1504/BC-VEC ngày 12/6/2024 đã phân tích bao gồm cả Dự án đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành.

d) Ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Các điều kiện xem xét giao VEC làm chủ đầu tư như chị đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 200/TB-VPCP ngày 05/5/2024

Ủy ban đã đánh giá tại Mục I.2 nêu trên.

- Cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đường bộ cao tốc theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác có liên quan:

Ủy ban đã đánh giá cụ thể tại Mục I.5.c nêu trên, theo đó thầm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án là Thủ tướng Chính phủ do Dự án thực hiện trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh) theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày

21/5/2020 của Chính-phủ21.

III. Phương án đầu tư Dự án

Trên cơ sở báo cáo của VEC tại văn bản số 1504/BC-VEC ngày 12/6/2024, Ủy ban đề xuất Phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây như sau:

1. Phạm vi, địa điểm, quy mô và hình thức đầu tư

1.1. Phạm vi, địa điểm đầu tư

Từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km4+00 đến Km25+920), tổng chiều dài 21,92 Km, cụ thể:

- Điểm đầu: Km4+000 (nút giao Vành đai 2) thuộc thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

- Điểm cuối: Km25+920 (nút giao đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

1.2. Quy mô

- Đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao Vành đai 3 (Km4+00 đến Km8+770): 08 làn xe theo quy hoạch và Quyết định số 334/QĐ-BGTVT ngày 13/02/2007 của Bộ GTVT.

- Đoạn từ nút giao Vành đai 3 đến nút giao đường bộ cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu (Km8+770 đến Km25+920): 10 làn xe theo quy hoạch tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; cầu Long Thành đầu tư xây dựng 01 đơn nguyên cầu mới quy mô tương tự cầu hiện tại, tổ chức giao thông khai thác với quy mô 10 làn xe (châm trước không bố trí làn khẩn cấp, kết hợp tổ chức giao thông mỗi bên 5 làn xe rộng 3,5m).

1.3. Hình thức đầu tư

- Hạng mục đầu tư xây dựng công trình: Doanh nghiệp Nhà nước (VEC) huy động 100% vốn thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác, thu phí hoàn vốn (thực hiện triển khai Phương án đầu tư theo Luật Đầu tư).

- Hạng mục GPMB: Ngân sách trung ương/ngân sách địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai) thục hiện theo hình thức đầu tư công và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tách thành Dự án độc lập, giao cho địa phương thực hiện.

2. Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.

3. Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư: 14.955,03 tỷ đồng (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng), trong đó: Vốn chủ sở hữu 5.555,03 tỷ đồng (37%), vốn vay thương mại 9.400 tỷ đồng (63%).

4. Tiến độ thực hiện

Từ năm 2024 - 2027, cụ thể: Chuẩn bị đầu tư từ tháng 3/2024 đến tháng 02/2025; thực hiện đầu tư từ tháng 3/2025 đến tháng 12/202722.

5. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cứ

- Nguồn vốn: Vốn ngân sách trung ương/ngân sách địa phương, thực hiện theo hình thức Dự án đầu tư công độc lập: 904,03 tỷ đồng.

- Phạm vi, quy mô GPMB:

+ Đoạn Vành đai 2 đến Vành đai 3 (Km4+514 -:- Km8+770): GPMB thêm 3,5m mỗi bên để đủ mặt bằng mở rộng 8 làn xe và đảm bảo phạm vi bảo vệ, bảo trì công trình 3,0m từ chân taluy hoặc từ mép công trình (theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP).

+ Đoạn Vành đai 3 - sông Đồng Nai (Km8+770 -:- Km12+200): GPMB thêm 7,25m từ ranh GPMB giai đoạn 1 để đủ mặt bằng mở rộng 10 làn xe và đăm bảo phạm vi bảo vệ, bảo trì công trình 3,0m từ chân taluy hoặc từ mép công trình và GPMB bổ sung đoạn đường đầu cầu Long Thành phía bên phải tuyến.

+ Đoạn từ Km12+900-:- Km14+300 (đoạn đầu cầu Long Thành phía Đồng Nai): GPMB bồ sung đường đầu cầu Long Thành phía bên phải tuyến. + Đoạn bờ sông Đồng Nai đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km14+300 -:- Km25+920): Không GPMB bồ sung.

6. Hiệu quả tài chính

NPV=5.313 tỷ đồng; IRR=12,02%; thời gian hoàn vốn: 28 năm.

7. Đề xuất cơ chế tài chính

Để đảm bảo khả năng huy động vốn chủ sở hữu theo phương án tài chính nêu trên và đảm bảo trả nợ vay cho các tổ chức quốc tế, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên và dòng tiền hòa chung 05 dự án luôn dương, cơ chế tài chính được đề xuất như sau: khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến khoản trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả từ giai đoạn 2022-2026 sang giai đoạn 2031-2034, bao gồm: (i) khoản tiền 3.988,76 tỷ đồng23 và tiền lãi phát sinh tương ứng trong giai đoạn 2024-2026; (ii) khoản lãi phát sinh đối với khoản tiền gốc và lãi trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả giai đoạn 2012-2023.

IV. Kiến nghị

Để đảm bảo tiến độ thực hiện hoàn thành Dự án, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát huy hiệu quả đầu tư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, đảm bảo kết nối giao thông đồng bộ, thông suốt trong khu vực, trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp (VEC), Ủy ban kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nội dung cụ thể như sau:

Chấp thuận Phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dụ án đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây theo nội dung đề xuất của Ủy ban tại mục III nêu trên, bao gồm: (i) Phạm vi, địa điểm đầu tư, quy mô, hình thức đầu tư; (ii) Chủ đầu tư; (iii) Tiến độ thực hiện; (iv) Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư; (v) Cơ chế tài chính: khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến khoản trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả từ giai đoạn 2022-2026 sang giai đoạn 2031-2034, bao gồm: (1) khoản tiền 3.988,76 tỷ đồng và tiền lãi phát sinh tương ứng trong giai đoạn 2024-2026; (2) khoản lãi phát sinh đối với khoản tiền gốc và lãi trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả giai đoạn 2012-2023.

Trên đây là báo cáo về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trân trọng báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà xem xét, chấp thuận./

 

Nơi nhận:
- Như trên:
- VPCP;
- Các Bộ: GTVT, KHĐT, TC;
- PCT Nguyễn Ngọc Cảnh;
- VEC: HĐÐTV, BĐH, BKS;
- Lưu: VT, CNHT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Anh

 

1 Bao gồm: đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Bến Lức - Long Thành (dự kiến đưa vào khai thác vào tháng 9/2025).

2 Quyết định xếp loại doanh nghiệp đối với Công ty mẹ - VEC: năm 2021 Quyết định số 616/QĐ-UBQLV ngày 8/12/2022, năm 2022 Quyết định số 113/QĐ-UBQLV ngày 22/3/2024, năm 2023 Quyết định số 273/QĐ-UBQKV ngày 03/7/2024.

3 Cụ thể: năm 2021: Doanh thu 7.009,15 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 187,18 tỷ đồng, nộp NSNN 725,97 tỷ đồng; năm 2022: Doanh thu 8.009,08 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.513,23 tỷ đồng, nộp NSNN 406,73 tỷ đồng; năm 2023: Doanh thu 5.538,53 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 769,32 tỷ đồng.

4 Chiếm 1,23% tổng nguồn vốn (90,812 tỷ đồng) theo Báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán.

5 Theo Báo cáo của VEC tại văn bản số 794/VEC-HĐTV ngày 04/4/2024 về giám sát, đánh giá xếp loại doanh nghiệp năm 2023 và phê duyệt báo cáo tài chính năm 2023.

6 Quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp: “Tổng mức vốn huy động để phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn của các công ty con do doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp năm 2014) phải bảo đảm hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp”.

7 Dự kiến vốn điều lệ của VEC là 38.625 tỷ đồng7 (tăng 37.510 tỷ đồng so với vốn điều lệ hiện nay của VEC là 1.115 tỷ đồng).

8 Khoản 3 Điều 14 Luật số 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: “Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng trong quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư”.

9 Số liệu đã được Bộ Tài chính xác nhận tại thông báo số 234/TB-BTC ngày 02/02/2024 và báo cáo Chính phủ tổng hợp, trình Quốc hội tại văn bản số 4147/BTC-KBNN ngày 22/04/2024. Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã báo cáo Quốc hội tại phiên họp ngày 30/5/2024.

10 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, vay vốn ADB và JICA.

11 Là số còn lại trên tổng số tiền 5.334,36 tỷ đồng tiền gốc và lãi trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả thay VEC trong giai đoạn 2012-2016, sau khi VEC đã trả Bộ Tài chính 1.345,6 tỷ đồng trong năm 2022 và 2023.

12 Bao gồm: 3.988,76 tỷ đồng tiền gốc còn lại và tiền lãi phát sinh giai đoạn 2024-2026 (dự kiến khoảng 193,73 tỷ đồng tính theo lãi suất trái phiếu Chính phủ bình quân kỳ hạn 05 năm của năm 2023)

13 Mức lãi suất thấp nhất trong 3 phương án tính lãi Bộ Tài chính báo cáo tại văn bản số 7100/BTC-NSNN.

14 Theo quy định tại khoản 3, Điều 14 của Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014: Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư

15 Điều 15 Luật số 69/2014/QH13 quy định trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động:

1. Doanh nghiệp lập phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.

2. Doanh nghiệp trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.

3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cung cấp thẩm định phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.

4. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

5. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Luật này:

6. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí đánh giá hiệu quả, trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động.

 16 Theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ khoản trái phiếu công trình được Chính phủ bảo lãnh đã phát hành cho 02 Dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai và các khoản lãi phát sinh, được Nhà nước tiếp nhận và chuyển thành vốn ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp cho dự án.

17 2.857,41 tỷ đồng.

18 2.476,96 tỷ đồng.

19 Điểm b, khoản 10, Điều 12, Nghị định số 25/2023/NĐ-CP ngày 19/5/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 thang 4 năm 2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc.

20 Cụ thể nêu tại mục 1.2.b

21 Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 21/5/2020 của Chính phủ về việc xử lý vướng mắc đối với một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp do Uy ban làm đại diện chủ sở hữu.

22 Ngày 07/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 483/QĐ-TTg bổ sung dự án vào danh mục các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải để Ban chỉ đạo theo dõi, đôn đốc. Với sự quan tâm của Ban chỉ đạo, Ủy ban sẽ tập trung chỉ đạo VEC rút ngắn tiến độ, phấn đấu hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng dự kiến là tháng 12/2027, trong đó phần đường và các cầu cạn hoàn thành vào tháng 01/2027, cầu Long Thành vào tháng 12/2027.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi