Công văn 4882/EVN-ĐT 2024 đề xuất đầu tư dự án điện gió ngoài khơi, kiến nghị cơ chế triển khai dự án

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 4882/EVN-ĐT

Công văn 4882/EVN-ĐT của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc đề xuất đầu tư dự án điện gió ngoài khơi và kiến nghị các cơ chế để triển khai dự án
Cơ quan ban hành: Tập đoàn Điện lực Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4882/EVN-ĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Anh Tuấn
Ngày ban hành:27/08/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Công nghiệp, Điện lực

tải Công văn 4882/EVN-ĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 4882/EVN-ĐT PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 4882_EVN-DT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TẬP ĐOÀN

ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

__________

Số: 4882/EVN-ĐT

V/v đề xuất đầu tư dự án ĐGNK và kiến nghị các cơ chế để triển khai dự án

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2024

Kính gửi: Bộ Công Thương

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 356/TB-VPCP ngày 30/7/2024 của Văn phòng Chính phủ và văn bản số 5385/BCT-ĐL của Bộ Công Thương ngày 26/7/2024 về nội dung liên quan đến điện gió ngoài khơi; sau khi rà soát dự thảo Đề án thí điểm tại văn bản 181/BC-BCT ngày 15/7/2024 của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kính báo cáo Bộ Công Thương các nội dung sau:

I. Thông tin dự án điện gió ngoài khơi được EVN đề xuất đầu tư

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá khả năng phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) Vịnh Bắc Bộ do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (EVNPECC1) có sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn nước ngoài RCG của World Bank lập tháng 12/2022; kết quả nghiên cứu đã được EVN trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án điện gió ngoài khơi tại văn bn số 126/EVN-ĐT ngày 12/12/2022;

Sau khi rà soát các điều kiện và tình hình triển khai các dự án trong Quy hoạch điện VIII, EVN đề xuất đầu tư dự án ĐGNK tại Vịnh Bắc Bộ với thông tin được chuẩn xác lại như sau:

- Tên dự án: Dự án điện gió ngoài khơi FX-4, công suất 810 MW (công suất có thể thay đổi phụ thuộc vào gam công sut tuabin gió và sẽ được chun xác trong Báo cáo nghiên cứu khả thi).

- Địa điểm xây dựng: Nằm trong khu vực biển ký hiệu KV-4 có tổng diện tích mặt bin 886 km2, nằm về phía Đông Nam của TP. Hải Phòng, thuộc vùng biển ngoài khơi Hài Phòng - Quảng Ninh (Chi tiết toạ độ vị trí theo Phụ lục 1 kèm theo).

- Đấu nối dự kiến: Dự kiến đấu nối vào Trạm biến áp 500 kV Bắc Bộ 1 (đã có trong Quy hoạch điện VIII) bằng đường dây 500 kV hoặc 220 kV nhiều mạch (phương án cụ thể sẽ được tính toán, luận chứng kinh tế-kỹ thuật phù hợp với khoảng cách đấu nối trong giai đoạn sau).

- Sơ bộ tổng mức đầu tư: khoảng 70.000 tỷ đồng (giá trị sẽ được chuẩn xác trong giai đoạn sau).

- Dự kiến Nguồn vốn: vốn tự có 30%, vốn vay ưu đãi để phát triển nguồn năng lượng tái tạo 70%.

- Tiến độ dự kiến:

+ Giao EVN làm nhà đầu tư: 2024.

+ Khảo sát, lập BCNCTKT: 2025-2026.

+ Khảo sát, lập BCNCKT: 2026-2027.

+ Lựa chọn nhà thầu EPC: 2028.

+ Tiến độ thi công: 2029-2031.

- Dự án ĐGNK FX-4 bao gồm: Công trình nhà máy điện gió, công trình lưới điện đấu nối (vào TBA 500 kV Bắc Bộ 1) và công trình phụ trợ.

- Hình thức đầu tư và quản lý vận hành: EVN là chủ đầu tư dự án, sử dụng các Ban Quản lý dự án chuyên ngành của EVN để quản lý dự án và tổ chức quản lý vận hành nhà máy sau khi hoàn thành dự án đưa vào sử dụng.

II. Thực hiện các nội dung yêu cầu của Bộ Công Thương tại văn bản 5385/BCT-ĐL ngày 26/7/2024

1. Đánh giá khả năng về tài chính (vốn tự có, vốn vay) và quy mô công suất khả thi thực hiện nếu được cấp có thẩm quyền giao đầu tư dự án điện gió ngoài khơi (ĐGNK) theo cơ chế thí điểm

1.1. Về khả năng thu xếp vốn vay

Theo tính toán của tư vấn thì giá điện gió ngoài khơi khoảng 13 UScents/kWh - 15 UScents/kWh, giá trị vay lớn và thời gian hoàn vốn của dự án dài (lên tới 30 năm).

Do vậy để đảm bảo khả năng trả nợ cho dự án, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện để EVN được vay lại vốn ưu đãi từ cấu phần các khoản vay dành cho Chính phủ thuộc nguồn vốn JETP.

Trường hợp không tiếp cận được các khoản vay ưu đãi dành cho Chính phủ thuộc nguồn vốn JETP, EVN đề xuất tiếp cận các tổ chức tài chính đa phương, song phương để vay lại vốn ODA thực hiện dự án.

1.2. Về khả năng cân đối nguồn vốn tự có

Cân đối vốn nguồn vốn tự có được thực hiện theo số liệu dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư của các dự án ĐGNK khoảng 70.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế GTGT), vốn tự cần thu xếp: 30% sơ bộ TMĐT trước thuế GTGT tương đương 19.000 tỷ đồng, vốn vay cần thu xếp: 70% TMĐT trước thuế GTGT tương đương 45.500 tỷ đồng.

a) Nhu cầu đầu tư

Ngoài các dự án nguồn điện đã được giao và đang thực hiện, EVN cân đối thực hiện thêm các dự án điện gió ngoài khơi FX-4 và thực hiện mở rộng các nhà máy thủy điện Tuyên Quang, Sê San 3, Sê San 4.

b) Các cơ sở cần thiết để cân đối đủ vốn chủ sở hữu đầu tư dự án ĐGNK FX-4

Từ năm 2024, EVN không bị lỗ, giá bán lẻ điện được điều chỉnh để lợi nhuận của công ty mẹ EVN:

(i) Đảm bảo đủ thu hồi chi phí và có lãi, đảm bảo thu hồi đủ nguồn vốn dài hạn bị thiếu hụt từ các năm trước và

(ii) Hạch toán, tính toán đầy đủ chi phí khấu hao từ đánh giá lại tài sản của 03 NMTD Hòa Bình, Trị An và Ialy vào phương án giá bán lẻ điện bình quân.

2. Báo cáo cụ thể các khó khăn, vướng mắc tại từng giai đoạn phát triển, đu tư, xây dựng và đề xuất giải pháp tháo gỡ cụ thể, cơ chế đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án điện gió ngoài khơi

Dự án ĐGNK là loại hình nguồn điện mới, các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư gần như chưa được đề cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam; trên cơ sở dự thảo Đề án thí điểm tại văn bản 181/BC-BCT ngày 15/7/2024 của Bộ Công Thương, EVN kiến nghị dự thảo Đề án thí điểm theo hướng, bổ sung/cho phép nhà đầu tư thực hiện các nội dung quy định pháp luật còn thiếu và chưa rõ ràng để có thể triển khai các dự án ĐGNK trong Đề án thí điểm, đồng thời đưa vào Đề án thí điểm các nội dung cần bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật cho loại hình ĐGNK làm cơ sở triển khai các dự án ĐGNK khác.

EVN kính đề nghị Bộ Công Thương xem xét bổ sung các nội dung sau vào Đề án thí điểm:

2.1. Về vướng mắc, đề xuất giải pháp thuộc quy định của Luật

a) Về giao nhà đầu tư (trường hợp dự án ĐGNK FX-4)

Vướng mắc, khó khăn:

- Dự án ĐGNK FX-4 bao gồm công trình nhà máy điện, công trình lưới điện đấu nối, công trình phụ trợ. Công trình nhà máy điện nằm hoàn toàn trên biển, công trình lưới điện đấu nối dự kiến đấu nối vào Trạm biến áp 500 kV Bắc Bộ 1, tuy nhiên chưa rõ vị trí ở đâu nên chưa xác định được có sử dụng đất hay không, công trình phụ trợ cũng chưa xác định được có sử dụng đất hay không do phụ thuộc vào phương án tối ưu trong quá trình lập BCNCKT; do vậy dự án chưa xác định được có đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất hay không. Căn cứ vào Điều 32 Luật Đầu tư, với trường hợp có đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án là UBND tỉnh, tuy nhiên UBND tỉnh chỉ có thẩm quyền giao khu vực biển từ 6 hải lý trở vào đất liền, do vậy không có cơ sở để UBND tỉnh chp thuận chủ trương đầu tư cho cả dự án điện gió ngoài khơi đối với phạm vi ngoài thẩm quyền được giao. Với trường hợp không đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất thì không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Theo quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 1 Nghị định 23/2024/NĐ-CP thì dự án điện không thuộc diện đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhưng có đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyn mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư.

- Theo quy định tại Điều 30 Luật Đầu tư, dự án ĐGNK FX-4 không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội nếu không phải là Dự án đầu tư có yêu cu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cn được Quốc hội quyết định theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Đầu tư.

- Theo Điều 31 Luật Đầu tư 2020 thì dự án cũng không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Nhận xét: dự án ĐGNK FX-4 thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa rõ thuộc thẩm quyền của cấp nào theo quy định của Luật Đầu tư, dự án cũng không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội (nếu không cần yêu cầu áp dụng cơ chế chính sách đặc biệt cần được Quc hội quyết định (khoản 4 Điều 30 Luật Đầu tư) cũng như của Thủ tướng Chính phủ và của UBND tnh. Như vậy, trong trường hợp này chưa rõ cấp có thẩm quyền chp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư và để giảm thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ dự án, kiến nghị xem xét miễn thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án ĐGNK trong Đề án thí điểm.

Đ xuất bổ sung vào Đ án thí điểm nội dung:

- Giao EVN làm nhà đầu tư và không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Cho phép EVN miễn ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.

- Quyết định giao nhà đầu tư tương đương với quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định Luật Đầu tư và chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (nếu có) theo quy định Luật Lâm nghiệp; nhà đầu tư dự án không phải thực hiện các thủ tục trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để phê duyệt, thông qua các nội dung liên quan đến dự án đầu tư, phương án huy động vốn, thế chấp tài sản để vay vốn (bao gồm tài sản hình thành trong tương lai).

b) Về cấp phép xây dựng

Vướng mắc, khó khăn:

Căn cứ Điều 103 Luật Xây dựng thì UBND cấp tỉnh cấp phép xây dựng cho phần công trình lưới điện nm trên đất liền; đối với công trình nhà máy điện và phn công trình lưới điện nằm trên biển chưa có quy định về thẩm quyền cấp phép xây dựng.

Đ xuất bổ sung vào Đ án thí điểm nội dung:

Giao Bộ Xây dựng cấp phép xây dựng đối với dự án ĐGNK.

2.2. Về vướng mắc, đề xuất giải pháp thuộc quy định của Nghị định

2.2.1. Về thủ tục đầu tư

a) Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Vướng mắc, khó khăn:

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024 không xác định rõ tên, vị trí, quy mô công suất nhà máy điện gió ngoài khơi và công trình lưới điện đấu nối do vậy sẽ vướng trong quá trình triển khai khi thẩm định nội dung sự phù hợp với quy hoạch theo quy định, cụ thể: điểm a khoản 1 Điều 57 và điểm b khoản 2 Điều 58 Luật Xây dựng; điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư; khoản 1 Điều 11 Luật Điện lực. Tuy nhiên, nếu Dự án ĐGNK FX-4 (gồm công trình nhà máy và công trình lưới điện đấu nối) có trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII thì sẽ không bị vướng trong quá trình triển khai thực hiện.

Đề xuất bổ sung vào Đ án thí điểm nội dung:

Bổ sung vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII Dự án điện gió ngoài khơi FX-4 công suất 810 MW (công suất có thể thay đổi phụ thuộc vào gam công suất tuabin gió) và lưới điện đấu nối vào hệ thng điện Quốc gia.

b) Về Quy hoạch không gian biển Quốc gia

Vướng mắc, khó khăn:

Quy hoạch không gian biển Quốc gia đã được Quốc hội ban hành tại Nghị quyết số 139/2024/QH15, mang tính khung, định hướng. Do vậy, bản đồ phân vùng sử dụng không gian biển chưa xác định cụ thể, chi tiết, phạm vi, vị trí các khu vực biển để lập các dự án điện gió và đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi.

Đxuất bổ sung vào Đ án thí điểm nội dung:

Giao EVN được quyền sử dụng khu vực biển ký hiệu KV-4 có diện tích khoảng 886 km2 với thời hạn sử dụng 36 tháng (chi tiết toạ độ như Phụ lục I kèm theo) trong vùng biển đã được Quy hoạch không gian biển xác định trong sơ đồ định hướng phân vùng sử dụng không gian biển để phát triển điện gió và cho phép EVN tiến hành đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát xác định khu vực phát triển điện gió ngoài khơi làm cơ sở đề xuất các dự án ĐGNK và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án ĐGNK FX-4 trong phạm vi khu vực biển mà không phải thực hiện các thủ tục hành chính về giao, chấp thuận sử dụng khu vực biển và không phải nộp tiền sử dụng khu vực biển.

c) Quy định về Phòng cháy chữa cháy

Vướng mắc, khó khăn:

Theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP thì chưa quy định cấp thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với dự án điện gió ngoài khơi.

Đ xuất bổ sung vào Đ án thí điểm nội dung:

Giao Cục Cảnh sát PCCC và CNCH thẩm duyệt thiết kế PCCC đối với dự án ĐGNK.

d) Quy định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Vướng mắc, khó khăn:

Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và mục III.9 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì dự án điện gió ngoài khơi thuộc nhóm I, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và trình Bộ Tài nguyên Môi trường thẩm định, phê duyệt. Nội dung ĐTM thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 32 của Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay thiếu các quy định cụ thể về cách thức, phương pháp, chi phí thực hiện ĐTM cũng như hướng dẫn triển khai các hoạt động đo gió, quan trc, điều tra, khảo sát đối với loại hình dự án điện gió ngoài khơi chưa có hướng dẫn cụ thể.

Đ xuất bổ sung vào Đ án thí điểm nội dung:

Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn cụ thể về cách thức, phương pháp, chi phí thực hiện lập ĐTM và các quy định cụ thể đối với hoạt động đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát đối với loại hình ĐGNK.

e) Quy định của Luật Đấu thầu

Vướng mc, khó khăn:

Dự án ĐGNK là loại công trình mới chưa được đầu tư xây dựng tại Việt Nam nên các đơn vị tư vấn trong nước chưa có kinh nghiệm thiết kế loại hình này. Trong khi các đơn vị tư vấn điện trong nước của EVN như EVNPECC 1, 2, 3, 4 đã làm chủ về công nghệ thiết kế các dự án điện lớn, các dự án điện gió trên đt liền công suất lớn do vậy cần có cơ chế cho phép chủ đầu tư giao các đơn vị tư vn trong nước thực hiện có hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài để lập nhiệm vụ khảo sát, kho sát, nhiệm vụ thiết kế, lập thiết kế, thm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, quản lý dự án, tiến tới làm chủ công nghệ thiết kế điện gió ngoài khơi.

Đề xuất bổ sung vào Đề án thí điểm nội dung:

Cho phép áp dụng điểm e khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu để chỉ định tư vấn trong nước thực hiện các gói thầu tư vấn lập nhiệm vụ khảo sát, khảo sát, nhiệm vụ thiết kế, lập thiết kế, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, quản lý dự án.

f) Về cơ chế giá điện

Vướng mắc, khó khăn:

- Chưa có cơ chế về giá bán điện;

- Qua nghiên cứu đánh giá các dự án phát triển ĐGNK trên thế giới thì chi phí giá bán điện các dự án ĐGNK khá cao (khoảng 13-15 Uscent/kWh) so với chi phí biên dài hạn của hệ thống.

Đề xuất bổ sung vào Đề án thí điểm nội dung:

Cho phép EVN hạch toán chi phí vận hành, khấu hao và các chi phí khác của Dự án ĐGNK FX-4 vào chi phí sản xut kinh doanh điện của EVN, đồng thời các chi phí này được tính vào chi phí khi điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân; không tham gia thị trường điện và được phát tối đa theo điều kiện của dự án.

g) Về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho điện gió ngoài khơi

Vướng mắc, khó khăn:

Theo điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP thì khi sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải có đánh giá về tính tương thích, đồng bộ và sự tuân thủ với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, tuy nhiên hiện nay chưa có Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điện gió ngoài khơi nên chưa có quy chuẩn đánh giá.

Đề xuất bổ sung vào Đề án thí điểm nội dung:

- Cho phép nhà đầu tư lựa chọn, áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài cho công tác khảo sát, thiết kế, phòng cháy chữa cháy, môi trường, thi công, vận hành khi chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ĐGNK.

- Giao các Bộ chuyên ngành theo chức năng và nhiệm vụ xây dựng, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn cho công tác khảo sát, thiết kế, phòng cháy chữa cháy, môi trường, thi công, vận hành các dự án ĐGNK.

h) Về việc thuê tư vấn nước ngoài hỗ trợ

Vướng mắc, khó khăn:

Hiện nay chưa có quy định rõ ràng về việc nhà đầu tư thuê tư vấn nước ngoài để hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án, khảo sát, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, thi công, nghiệm thu, vận hành, cụ thể: theo khoản 1 Điu 32 Nghị định 10/2021/NĐ-CP: "1. Người quyết định đầu tư quyết định việc thuê tư vn nước ngoài theo quy định của pháp luật về đấu thầu.”; điểm c khoản 1 Điều 11 Luật Đấu thầu quy định về tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu nước ngoài tham gia dịch vụ tư vấn: "c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vn mà người có thẩm quyền xét thấy cần có sự tham gia của nhà thu nước ngoài để nâng cao cht lượng của gói thu, dự án, người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định tổ chức đu thầu quốc tế;

Đề xuất bổ sung vào Đ án thí điểm nội dung:

Cho phép chủ đầu tư thuê tư vấn nước ngoài để hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án, khảo sát, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, thi công, nghiệm thu, vận hành. Chi phí thuê tư vấn nước ngoài được lập dự toán chi tiết và cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án.

i) Về công tác Định mức

Vướng mắc, khó khăn:

Hiện chưa có định mức về khảo sát, thiết kế, thẩm tra, thẩm định, quản lý dự án, thi công xây lắp,... đối với loại hình dự án điện gió ngoài khơi.

Đề xuất bổ sung vào Đề án thí điểm nội dung:

Giao Bộ Xây dựng ban hành đầy đủ các định mức về khảo sát, thiết kế, thẩm tra, thẩm định, quản lý dự án, thi công xây lắp,... đối với loại hình dự án điện gió ngoài khơi.

k) Về công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ

Vướng mắc, khó khăn:

Loại hình điện gió ngoài khơi chưa được triển khai tại Việt Nam, vì vậy chưa có đội ngũ nhân lực, chuyên gia có kinh nghiệm trong thiết kế, quản lý dự án, thi công, vận hành. Để đáp ứng mục tiêu phát triển mạnh trong những năm tới cần có chính sách cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, hướng tới làm chủ công nghệ, trong khi quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng chưa rõ ràng.

Đề xuất bổ sung vào Đ án thí điểm nội dung:

Cho phép chủ đầu tư bổ sung nội dung về học tập, đào tạo, tham quan thực tế, chuyển giao công nghệ. Các nội dung này được lập dự toán chi tiết và bổ sung vào Tổng mức đầu tư của dự án.

2.2.2. Về vướng mắc khó khăn thu xếp vốn

a) Về điều kiện tài chính của EVN

Tại 31/12/2023, số dư lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính công ty mẹ EVN là 50.611 tỷ đồng, số dư nguồn vốn dài hạn âm 27.593 tỷ đồng. Nếu năm 2024, EVN vẫn tiếp tục lỗ, và giá điện các năm tiếp theo (2025-2035) không được điều chỉnh ở mức phù hợp như đã nêu tại mục 1.2 phần II thì EVN không cân đối đủ vốn để thực hiện dự án ĐGNK.

b) Đối với thu xếp vốn vay

- Đối với vốn vay thương mại trong nước: hạn mức tín dụng còn lại của các tổ chức tín dụng trong nước không đủ để EVN vay vốn đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi.

- Đối với vay vốn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh: Khoản 11, điều 6, Nghị định 10/2017/NĐ-CP quy định: EVN chỉ được ký hợp đồng các khoản vay nước ngoài không vượt quá mức dự án nhóm B.

- Đối với vay vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ODA:

+ Hạn mức tín dụng còn lại của các tổ chức tín dụng trong nước không đủ để cho EVN vay lại vốn ưu đãi, vốn ODA theo phương thức chịu rủi ro tín dụng.

+ EVN không đạt yêu cầu về điều kiện được vay lại vốn ODA/ưu đãi nước ngoài theo Điều 36 Luật Quản lý nợ công (doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong 3 năm gần nhất).

3. Đánh giá sự phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật hiện hành khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi

(i) Tại điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định 26/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam quy định: "a) Tổ chức, qun lý và điều hành các hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện để bảo đảm cung cp điện an toàn, ổn định, liên tục và đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;”;

(ii) Quy hoạch điện VIII ban hành tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó giao EVN: Giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đầu tư các dự án ngun điện và lưới điện truyn tải theo nhiệm vụ được giao.”;

(iii) Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ban hành tại Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó giao EVN: “Nghiên cứu, khảo sát về các điều kiện phát triển ĐGNK, sẵn sàng triển khi khi được các cấp có thẩm quyền giao chủ đầu tư”;

(iv) Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành tại Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 24/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó giao EVN: “Nghiên cứu, khảo sát về các điều kiện phát triển ĐGNK, sẵn sàng triển khai khi được các cấp có thẩm quyền giao chủ đầu tư”;

(v) Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của EVN ban hành tại Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 26/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó giao EVN: “nghiên cứu bổ sung các dự án nhà máy điện gió ngoài khơi... để có đủ cơ sở báo cáo các cấp thẩm quyền xem xét, chấp thuận đưa vào Quy hoạch/Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII”;

(vi) Văn bản số 725/VPCP-CN ngày 08/2/2023 của Văn phòng Chính phủ về giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu xây dựng nhà máy điện gió ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trong đó chỉ đạo UBQLVNN: “UBQLVNN xem xét giao EVN nghiên cứu, đề xuất dự án, xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”;

(vii) Văn bản số 4286/VPCP-CN Ngày 10/6/2023 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ để triển khai đồng bộ, hiệu qu Quy hoạch điện VIII, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Công Thương: “nghiên cứu thí điểm giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện triển khai dự án điện gió ngoài khơi”;

(viii) Thông báo số 42/TB-VPCP ngày 05/2/2024 của Văn phòng Chính phủ truyn đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồngvề tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thực hiện các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII, trong đó chỉ đạo: “Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi;... nghiên cứu việc giao các Tập đoàn kinh tế nhà nước (PVN, EVN) hoặc Bộ Quốc phòng triển khai các dự án thí điểm;....đề xuất cơ chế, chính sách về thí điểm giao các Tập đoàn kinh tế nhà nước tiến hành khảo sát trước để thu thập dữ liệu các khu vực biển có tiềm năng phát triển các dự án điện gió ngoài khơi”;

(ix) Thông báo số 356/TB-VPCP ngày 30/7/2024 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong đó chỉ đạo: “Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với PVN, EVN,... xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đóđối tượng, phạm vi là các dự án thí điểm cụ thể, rõ ràng; các nội dung cần phải thực hiện từ khảo sát, chủ trương đầu tư đến thực hiện, hoàn thành đưa dự án vào vận hành khai thác, cơ quan thực hiện, thời gian hoàn thành; các nội dung vướng mắc do chưa quy định của pháp luật, do pháp luật chưa rõ hoặc chồng chéo, đề xuất cấp thm quyền giải quyết để thực hiện thí điểm. Đồng thời rà soát kỹ các quy định của pháp luật hiện hành, các vướng mắc đối với Đề án nêu trên, trên cơ sở đó tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.”.

Như vậy việc giao EVN đầu tư các dự án ĐGNK là phù hợp với quy định hiện hành và các chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

4. Báo cáo các vấn đề khác liên quan

4.1. Về mục tiêu của Đề án thí đim

Đề nghị bổ sung mục tiêu của Đề án thí điểm: Các doanh nghiệp trong nước làm chủ công nghệ về khảo sát, thiết kế, thẩm tra, vận hành; nâng cao năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về điện gió ngoài khơi.

Lý do: Để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh điện gió ngoài khơi trong những năm tới theo Quy hoạch điện VIII, đảm bo cung cấp điện cho nền kinh tế, Việt Nam cần phải tiến tới làm chủ công nghệ, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài.

4.2. Về thẩm quyền ban hành Đề án

Kính đề nghị Bộ Công Thương rà soát các đề xuất cơ chế, chính sách của các Bộ ngành, EVN và PVN để xác định cấp có thẩm quyền ban hành Đề án thí đim.

4.3. Về phạm vi, đối tượng nghiên cứu của Đề án

Tại mục 3 Phần 2 dự thảo Đề án thí điểm, đề nghị bổ sung nội dung: Nghiên cứu các vướng mắc về pháp luật và các đề xuất, kiến nghị đưa vào đề án đểthể triển khai các dự án ĐGNK trong Đề án trong khi chưa kịp bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời đề xuất một số cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

4.4. Về xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án

Do dự án ĐGNK là loại hình mới, chưa có quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nên trong quá trình thực hiện không tránh được các vướng mắc, khó khăn chưa lường trước được.

Đề xuất bổ sung vào Đ án thí điểm nội dung:

Giao Thủ tướng Chính phủ quyết định các nội dung chưa có trong Đề án thí điểm và chưa được pháp luật quy định để thực hiện các dự án ĐGNK trong Đ án thí điểm.

5. Nhận xét, kiến nghị

5.1. Nhận xét

EVN được Đảng, Chính phủ giao "Giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội", trong khi tỷ lệ sở hữu các nguồn điện của EVN và các đơn vị hiện nay (năm 2024) chỉ khoảng 37,4%, cộng với 10 dự án / 6.793 MW EVN đang được giao làm chủ đầu tư, đến năm 2030 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 24,4% so với tổng công sut ngun điện toàn hệ thống (trong đó EVN trực tiếp quản lý chỉ chiếm tương ứng 14,8% năm 2024 và 12,5% vào năm 2030).

Trong các giai đoạn phát triển điện lực của quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn được các cấp thẩm quyền tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng để đưa vào vận hành nhiu dự án tính chất tiên phong, quy mô lớn như: Đường dây 500 kV mạch 1; Thủy điện tích năng Bác Ái; Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Ialy; các dự án nhiệt điện than như Duyên Hi 3, 3 MR, Vĩnh Tân 4, 4 MR,...

Để đảm bảo được nhiệm vụ được giao, EVN cần tiếp tục được cấp có thẩm quyền giao EVN làm chủ đầu tư các dự án nguồn điện mới trong Quy hoạch điện VIII, đặc biệt là các dự án ĐGNK.

5.2. Kiến nghị

Tập đoàn Điện lực Việt Nam kính đề nghị Bộ Công Thương xem xét trình cấp có thẩm quyền về Đề án thí điểm với các nội dung kiến nghị, bổ sung như sau:

- Giao EVN được quyền sử dụng khu vực biển ký hiệu KV-4 có diện tích khoảng 886 km2 với thời hạn sử dụng 36 tháng (chi tiết tọa độ như Phụ lục 1 kèm theo) trong vùng biển đã được Quy hoạch không gian biển xác định trong sơ đồ định hướng phân vùng sử dụng không gian biển để phát triển điện gió và cho phép EVN tiến hành đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát xác định khu vực phát triển điện gió ngoài khơi làm cơ sở đề xuất các dự án ĐGNK, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án ĐGNK FX-4 trong phạm vi khu vực biển mà không phải thực hiện các thủ tục hành chính về giao, chấp thuận sử dụng khu vực biển và không phải nộp tiền sử dụng khu vực biển.

- Giao EVN làm nhà đầu tư dự án ĐGNK FX-4 công suất 810 MW (công suất có thể thay đổi phụ thuộc vào gam công suất tuabin gió và sẽ được chuẩn xác ở giai đoạn sau), địa điểm xây dựng nằm trong khu vực biển ký hiệu KV-4 (bao gồm công trình nhà máy điện, công trình lưới điện đấu nối và công trình phụ trợ); vị trí dự án sẽ được chuẩn xác sau khi có kết quả khảo sát, nghiên cứu.

- Trong trường hợp EVN được giao thực hiện đầu tư Dự án ĐGNK như đề xuất, kiến nghị Bộ Công Thương xem xét trình cấp có thẩm quyền các nội dung kiến nghị, bổ sung của EVN như nêu tại mục 2 và mục 4 nêu trên.

- Cho phép dự án ĐGNK FX-4 khi triển khai, thực hiện được áp dụng các cơ chế trong Đề án thí điểm cho đến khi hoàn thành dự án.

- Đối với các kiến nghị tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về tình hình tài chính, về thu xếp vốn vay sẽ được EVN báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận ở thời điểm thích hợp.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam kính báo cáo./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- UBQLV (để b/c);

- Thứ trưởng BCT Nguyễn Hoàng Long (để b/c);

- HĐTV EVN (để b/c);

- Các PTGĐ EVN;

- Ban KH, TCKT, PC, QLXD, KHCNMT;

- Lưu: VT, ĐT.

TỔNG GIÁM ĐỐC

Nguyễn Anh Tuấn

Phụ lục 1. Tọa độ khu vực kiến nghị

Xếp hạng

Khu vực tiềm năng

Diện tích (km2)

Tim năng kỹ thuật (GW)

Tên điểm

Tọa độ biên khu vực (độ)

Hệ tọa độ GCS_WGS_1984

Kinh độ

độ

1

KV-4

886

3,5

A4

107°51'30.96"

20°24'40.32"

B4

107°25'29.64"

20°27'3.24"

C4

107°23'40.56"

20°25'36.84"

D4

107°30'59.40"

20°08'11.40"

E4

107°36'46.80"

20°12'32.40"

F4

107°40'12.72"

20°14'16.80"

G4

107°41'3.84"

20°14'17.52"


Phụ lục 2. Bản đồ vị trí khu vực biển ký hiệu KV4

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi