Công văn 4517/BKHĐT-HTX 2022 xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 4517/BKHĐT-HTX

Công văn 4517/BKHĐT-HTX của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tưSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4517/BKHĐT-HTXNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trần Duy Đông
Ngày ban hành:04/07/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư

tải Công văn 4517/BKHĐT-HTX

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 4517/BKHĐT-HTX DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 4517/BKHĐT-HTX PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
___________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Số: 4517/BKHĐT-HTX
V/v xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

 

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới, phát triển KTTT, HTX tại văn bản số 3709/VPCP-NN ngày 15/6/2022 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Để có cơ sở trình Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Quý Cơ quan có ý kiến về Dự thảo kèm theo; bổ sung những nhiệm vụ khác có liên quan để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 20-NQ/TW.

Ý kiến bằng văn bản xin gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15/7/2022 để tổng hợp chung.

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các đơn vị thuộc Bộ (để góp ý);
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, HTX
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Duy Đông

 

CHÍNH PHỦ
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Số:    /NQ-CP

Hà Nội, ngày   tháng   năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 2022 HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

________________________

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 Hội nghị lần thứ năm Ban chp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp đi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Ph
ó Thủ tướng Chính phủ;
- C
ác bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng T
ng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN
, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG



 

 

 

 

 

 


Phạm Minh Chính

 

CHÍNH PHỦ
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 2022, HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số  /NQ-CP ngày   tháng   năm 2022 của Chính phủ)

 

Căn cứ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 20-NQ/TW), Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW (Chương trình hành động) với những nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH

1. Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thống nhất trong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các bộ, ngành, địa phương) thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW.

2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 20-NQ/TW, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các bộ, ngành, địa phương cần tiến hành quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ bảo đảm thực chất, hiệu quả; kết hợp chặt chẽ, hài hòa các nhiệm vụ, giải pháp, triển khai có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp; đề cao vai trò, trách nhiệm tiên phong, gương mẫu, nêu gương của người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị gắn với phát huy sức mạnh của tập thể và cả hệ thống chính trị.

4. Chương trình hành động của Chính phủ là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình hành động của từng bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và tổ chức triển khai nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu cao nhất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế tập thể đã đề ra tại Nghị quyết số 20-NQ/TW:

a) Đến năm 2030

- Có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên.

- Bảo đảm trên 60% tổ chức kinh tế tập thể đạt loại tốt, khá. Trong đó, có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị.

- Có trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.

b) Đến năm 2045

- Thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức kinh tế tập thể.

- Mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, chất lượng hoạt động ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Bảo đảm trên 90% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75% tham gia các chuỗi liên kết.

- Phấn đấu có ít nhất 3 tổ chức kinh tế tập thể nằm trong bảng xếp hạng 300 hợp tác xã lớn nhất toàn cầu do Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) công nhận. Các hợp tác xã đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

1. Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Khẩn trương triển khai công tác nghiên cứu, quán triệt nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW và Chương trình hành động này nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng tầm tư duy và tạo quyết tâm cao của các ngành, các cấp về nhiệm vụ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

- Các bộ, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến thông tin về Nghị quyết số 20-NQ/TW và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với quy mô sâu rộng. Xây dựng nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm thiết thực và hiệu quả, hình thức đa dạng, phong phú;

- Kịp thời khen thưởng, tôn vinh và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả.

2. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

- Hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,...) và các tổ chức đại diện để nâng cao khả năng huy động vốn, tăng tích lũy vốn và tài sản chung; nâng cao tính minh bạch trong quản lý, điều hành; nâng cao hiệu quả, chất lượng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp các tổ chức kinh tế tập thể phát triển bền vững.

- Sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể theo hướng coi các tổ chức kinh tế tập thể là chủ thể phù hợp để kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và đầu tư, quản lý của tập thể người dân (đầu tư công - quản trị cộng đồng). Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù cho kinh tế tập thể. Xây dựng chương trình tổng thể về phát triển kinh tế tập thể trên phạm vi toàn quốc để thống nhất, tập trung nguồn lực, phù hợp yêu cầu phát triển của kinh tế tập thể và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

3. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể

- Có chính sách phù hợp để tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng của kinh tế tập thể gồm: Nợ tồn đọng kéo dài trong hợp tác xã (nợ nhà nước, nợ ngân hàng, nợ các tổ chức kinh tế khác, nợ thành viên, thành viên nợ hợp tác xã...); các quan hệ về tài sản của hợp tác xã, đặc biệt là những tài sản liên quan đến đất đai. Rà soát, sắp xếp lại các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả; xử lý dứt điểm các hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của pháp luật; cơ cấu lại các hợp tác xã tín dụng, nhất là xử lý một số hợp tác xã tín dụng yếu kém.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo điều kiện phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên trong các tổ chức kinh tế tập thể; kết hợp động lực kinh tế với động lực tinh thần, khơi dậy phong trào quần chúng nhân dân tham gia phát triển các tổ chức kinh tế tập thể.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích việc tăng vốn góp và vốn huy động từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia của tổ chức kinh tế tập thể thực hiện hoạt động tín dụng nội bộ, thành lập doanh nghiệp tại những tổ chức kinh tế tập thể có đủ điều kiện; nghiên cứu ủy thác một số dịch vụ công cho các tổ chức kinh tế tập thể; khuyến khích liên kết kinh tế giữa các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực; nghiên cứu, xây dựng thí điểm một số liên đoàn hợp tác xã hoạt động chuyên môn hóa cao trong một số ngành, lĩnh vực.

- Tăng cường liên kết giữa tổ chức kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước ưu tiên hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả; sớm khắc phục tình trạng thiếu liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tập thể.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với kinh tế tập thể

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trong phạm vi cả nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh tế tập thể. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tập trung, thống nhất, xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo chuyên sâu về kinh tế tập thể, có tư tưởng chính trị vững vàng, có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để kinh tế tập thể phát triển lành mạnh, đúng định hướng.

- Tăng cường tính minh bạch trong quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế tập thể, liên thông với hệ thống đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức đối với việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Tăng cường phối hp giữa các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể; chủ động, tích cực mở rộng quan hệ với các tổ chức, cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ nước ngoài nhằm học tập kinh nghiệm, tranh thủ các hỗ trợ tài chính, kỹ thuật dành cho kinh tế tập thể trên nguyên tắc đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Khẩn trương sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2012 và các quy định pháp luật liên quan đến kinh tế tập thể, hợp tác xã. Trong khi chờ sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về kinh tế tập thể, tiến hành triển khai thí điểm những nội dung của Nghị quyết khác với quy định hiện hành.

5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đối với phát triển kinh tế tập thể

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, vận động để hội viên, đoàn viên và nhân dân nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể; phối hợp tổ chức vận động, phát triển các loại hình kinh tế tập thể.

- Đối với các tổ chức kinh tế tập thể có số lượng thành viên lớn, có các tổ chức đoàn thể đang hoạt động, cần quan tâm xây dựng và phát huy vai trò của đoàn thể cùng hội đồng quản trị, ban giám đốc, xây dựng tổ chức kinh tế tập thể phát triển vững mạnh.

- Củng c, tăng cường hoạt động của hệ thống Liên minh hợp tác xã và các tổ chức đại diện, trong đó liên minh hợp tác xã là nòng cốt nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể. Liên minh hợp tác xã phát huy và làm tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với thành phần kinh tế tập thể; hướng dẫn, chia sẻ thông tin, vận động thực hiện các chính sách đối với kinh tế tập thể; cùng với các tổ chức kinh tế tập thể thực hiện tốt, đúng quy định một số nội dung dịch vụ công nếu được Nhà nước giao.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiêm túc triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả, thực chất, toàn diện nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 và các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chương trình hành động này; kịp thời xử lý vấn đề phát sinh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc giám sát, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện của bộ, ngành, địa phương mình.

b) Trước ngày 25 tháng 12 năm 2022, xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết, trong đó xác định rõ, đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đầu ra đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát.

c) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đề án được giao; định kỳ hằng năm, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 25 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

d) Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, địa phương tại Phụ lục kèm theo.

2. Đề nghị các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp chặt chẽ với cơ quan hành chính nhà nước các cấp, tăng cường giám sát thực thi công vụ, phản biện xã hội và đóng góp ý kiến, góp phần tạo đồng thuận trong công tác tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết này.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền nội dung Nghị quyết số 20-NQ/TW đến các tầng lớp nhân dân; định hướng, tuyên truyền, mở các chuyên mục trên báo, đài nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể; xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí lớn ở Trung ương và địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã; kịp thời phổ biến các mô hình thí điểm, các điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Chương trình hành động của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chủ động đề xuất gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ ĐỀ ÁN, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 16/6/2022
(Kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số  /NQ-CP ngày   tháng  năm 2022 của Chính phủ)

TT

Nhiệm vụ, Đề án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Cấp trình

Sản phẩm hoàn thành

Thời gian trình

I

Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

 

 

 

 

 

1

Chương trình tuyên truyền nhm nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các bộ, ngành, địa phương

 

 

2023-2025

2

Mở chuyên mục phát sóng về kinh tế tập thể

Đài truyền hình Việt Nam

Các bộ, ngành, địa phương

 

 

Hàng năm

3

Mở chuyên mục phát sóng về kinh tế tập thể

Đài tiếng nói Việt nam

Các bộ, ngành, địa phương

 

 

Hàng năm

4

Mở chuyên mục chuyên đề về kinh tế tập thể

Thông tấn xã Việt Nam

Các bộ, ngành, địa phương

 

 

Hàng năm

5

Nghiên cứu, tổng kết hoàn thiện hệ thống lý luận về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành

 

 

 

6

Nghiên cứu đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục chính quy do Bộ quản lý theo Khung cơ cấu Hệ thống Giáo dục quốc dân.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

 

 

 

7

Nghiên cứu đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ quản lý theo Khung cơ cấu Hệ thống Giáo dục quốc dân.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

 

 

 

8

Nghiên cứu đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của các bộ ngành.

Bộ Nội vụ

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

 

 

 

9

Đề án thành lập ngành đào tạo cấp đại học kinh tế tập thtại Học viện Chính sách và phát triển (Bô Kế hoạch và Đầu tư)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2023-2025

 

 

 

 

 

 

 

II

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, các tổ chức kinh tế hợp tác

 

 

 

 

 

1

Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Chính phủ, Quốc hội

Luật

2022-2023

2

Luật Đất đai (sửa đổi)

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Chính phủ, Quốc hội

Luật

2022 - 2023

3

Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế

Bộ Tài chính

Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Chính phủ, Quốc hội

Luật

2023 - 2024

4

Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi

Ngân hàng Nhà nước

Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Chính phủ, Quốc hội

Luật

2023 - 2024

5

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2026-2030.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Chính phủ, Quốc hội

Chủ trương đầu tư

2023-2025

6

Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác có hiệu quả Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về hợp tác xã.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2023-2025

7

Nghiên cứu, rà soát cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã trong hoạt động ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của hoạt động sản xuất kinh doanh; tham gia vào Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2023-2025

8

Xây dựng thí điểm và nhân rộng cơ chế, chính sách để khuyến khích kinh tế tập thể, hợp tác xã tham gia vào hoạt động thu gom, phân loại, xử lý chất thải theo nguyên tc của kinh tế thị trường, đặc biệt khu vực nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

 

 

 

9

Rà soát việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động làm việc trong hợp tác xã theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật có liên quan.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Các bộ, ngành, UBND cấp tnh

 

 

 

10

Tổng hợp, đề xuất phương án xử lý nợ bảo hiểm xã hội, bo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của hợp tác xã

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

 

 

 

11

Xây dựng chương trình đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

 

 

 

12

Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2021 - 2025

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2022

13

 

 

 

 

 

 

III

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể

 

 

 

 

 

1

Tổ chức, củng clại hoạt động của các hợp tác xã theo đúng bản chất, quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Hàng năm

2

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị cho các bộ quản lý, thành viên hợp tác xã

Các bộ, ngành, UBND các tnh, thành phố

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Bộ trưởng/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Quyết định Bộ trưởng/ Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Hàng năm

3

Xây dựng và tổng kết mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, quy mô cấp tỉnh, cấp vùng miền, cấp quốc gia theo ngành hàng.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Hàng năm

4

Đề án thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước tham gia hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sn phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiu quả

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định Thủ tướng Chính phủ

2023

5

 

 

 

 

 

 

IV

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể

 

 

 

 

 

1

Kiện toàn và nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo quốc gia về Kinh tế tập thể

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Nội vụ và các đơn vị có liên quan

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2022

2

Kiện toàn và nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo cấp tỉnh vKinh tế tập thể

UBND cấp tỉnh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh

2022-2023

3

Đề án xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tập trung, thống nhất trong cả nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Nội vụ và các đơn vị có liên quan

Chính phủ

Nghị định của Chính phủ

2024-2025

4

 

 

 

 

 

 

V

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đối với phát triển kinh tế tập thể

 

 

 

 

 

1

Đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2023

2

Đề án xây dựng và phát triển hợp tác xã tiêu dùng

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2023

3

Đề án nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm chủ lực quốc gia, vùng, quy mô lớn theo chuỗi giá trị, bảo đảm xây dựng nông thôn mới bền vững.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2023

4

Nghiên cứu, đề xuất các quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và nội dung, phương thức hỗ trợ đối với liên đoàn hợp tác xã.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2022-2023

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi