Công văn 3016/TM/ĐT của Bộ Thương mại về việc đầu tư ra nước ngoài

thuộc tính Công văn 3016/TM/ĐT

Công văn 3016/TM/ĐT của Bộ Thương mại về việc đầu tư ra nước ngoài
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3016/TM/ĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Đỗ Như Đính
Ngày ban hành:09/08/2001
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư

tải Công văn 3016/TM/ĐT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 3106 TM/DT NGÀY 09 THÁNG 8 NĂM 2001
VỀ VIỆC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

Về dự án đầu tư ra nước ngoài (Cô-oét) để sản xuất sản phẩm điện tử của Công ty Điện tử Hà Nội (văn thư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 40/BKH-ĐTNN ngày 26/7/2001);

Sau khi nghiên cứu hồ sơ của dự án, Bộ Thương mại có ý kiến như sau:

Việc Công ty Điện tử Hà Nội đầu tư ra nước ngoài để sản xuất sản phẩm điện tử là đáng được khuyến khích, Bộ Thương mại ủng hộ dự án đầu tư này. Tuy nhiên, để đảm bảo đầu tư có hiệu quả và an toàn, Bộ Thương mại có một số ý kiến sau:

1. Về khả năng tài chính của đối tác nước ngoài:

Giải trình KTKT chưa nêu tư cách pháp lý, năng lực tài chính (doanh thu, báo cáo tài chính, lợi nhuận hàng năm), lĩnh vực và kinh nghiệm hoạt động của đối tác nước ngoài; do vậy, cần có giải trình bổ sung về vấn đề này.

2. Về tiêu thụ sản phẩm:

Sản phẩm mang thương hiệu mới, đặt biệt là sản phẩm điện tử cần phải có thời gian nghiên cứu thị trường để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được. Do vậy, nên có thời gian tiếp thị sản phẩm mới nhằm nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng trước khi sản xuất.

3. Về chi phí chuyển giao công nghệ:

Giải trình kinh tế kỹ thuật có nêu phí chuyển giao công nghệ là 388.000 USD (chiếm khoảng 40% vốn góp của bên Việt Nam) nhưng hợp đồng liên doanh không đề cập đến vấn đề này. Đề nghị bổ sung quy định này để đảm bảo phần vốn góp của bên Việt Nam.

4. Về bảo toàn vốn góp:

Hợp đồng quy định: bên A hứa sẽ hoàn trả cho bên B trị giá vốn góp trong trường hợp nhà máy hoạt động không hiệu quả; nhưng giải trình kinh tế kỹ thuật nếu hai bên tham gia liên doanh cũng tham gia điều hành và cùng hưởng lợi nhuận cũng như chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Như vậy có sự mâu thuẫn. Đề nghị xem xét lại các quy định này.

Trên đây là một số ý kiến của Bộ Thương mại gửi Bộ kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến với các bộ ngành liên quan trong quá trình xem xét thẩm định cấp Giấy phép đầu tư.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất