BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ --------------------- Số: 2339/BKHĐT-TCTT V/v: báo cáo kết quả thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2006-2010 và đề xuất Danh mục Chương trình giai đoạn 2011-2015 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------- Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2011 |
Kính gửi: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan Trung ương
Thực hiện Nghị quyết số 52/2010/QH12 ngày 10/11/2010 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, trong đó yêu cầu "trong năm 2011, Chính phủ tổng tổng kết toàn diện các Chương trình mục tiêu quốc gia; xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng theo hướng lồng ghép nội dung, tinh gọn đầu mối quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia cho cả thời kỳ 2011-2015 trình Quốc hội xem xét, quyết định"; căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011; để chuẩn bị báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2006-2010, triển khai kế hoạch năm 2011 và tiếp tục rà soát Danh mục các Chương trình giai đoạn 2011-2015 trình Chính phủ báo cáo Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị:
1. Cơ quan thực hiện Chương trình MTQG ở Trung ương tổng kết toàn diện kết quả thực hiện các Chương trình MTQG được giao thực hiện trong giai đoạn 2006-2010, triển khai kế hoạch năm 2011 và đề xuất thực hiện đến năm 2015, báo cáo Cơ quan quản lý Chương trình MTQG.
2. Các Cơ quan quản lý Chương trình MTQG trong giai đoạn 2006-2010 và năm 2011 (phụ lục 5, phụ lục 6) tổng kết toàn diện và báo cáo về kết quả thực hiện các Chương trình MTQG thuộc ngành, lĩnh vực quản lý giai đoạn 2006-2010, triển khai kế hoạch năm 2011 theo nội dung yêu cầu và mẫu biểu kèm theo công văn này.
3. Các Cơ quan quản lý Chương trình MTQG năm 2011 (phụ lục 6) hoàn chỉnh nội dung đề xuất các Chương trình MTQG giai đoạn 2011-2015 thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, lập báo cáo theo nội dung yêu cầu và mẫu biểu kèm theo công văn này trên nguyên tắc xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng theo hướng lồng ghép nội dung, tinh gọn đầu mối quản lý điều hành các Chương trình MTQG trong giai đoạn 2011-2015.
Để kịp thời gian tổng hợp báo cáo trình Chính phủ, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan Trung ương hoàn thành báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2 bản) và Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 5 năm 2011 (đồng thời gửi email đến địa chỉ: taichinh_tiente@mpi.gov.vn hoặc số fax: 080 44215).
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý cơ quan./.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo TTg); - Bộ Tài chính (để phối hợp); - Vụ: TH, GS&TĐĐT, LĐVX, KTNN, KTCN, QPAN, KHGD, KCHT (để phối hợp); - Lưu: VT, TCTT. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Cao Viết Sinh |
(Mẫu Báo cáo cho các Bộ, ngành là cơ quan quản lý Chương trình MTQG thực hiện giai đoạn 2006-2010 và năm 2011)[1]
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA … [2] GIAI ĐOẠN 2006-2010; TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2011 VÀ ĐỀ XUẤT DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH
GIAI ĐOẠN 2011-2015
PHẦN I:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2011
I. Tổng quan về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2006-2010 thuộc ngành, lĩnh vực quản lý (nêu Quyết định phê duyệt Chương trình).
- Mục tiêu tổng quát của Chương trình
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
- Các dự án của Chương trình (tên dự án, quyết định phê duyệt dự án, cơ quan quản lý dự án, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của dự án)
- Tổng kinh phí được phê duyệt (của từng chương trình, dự án thành phần, cơ cấu nguồn vốn)
II. Đánh giá về công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2006-2010.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Thành lập và hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình cấp Trung ương và địa phương
- Phê duyệt các dự án thành phần
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình
- Ban hành khung giám sát, đánh giá, kiểm tra thực hiện Chương trình
- Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương
2. Huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình
- Tổng kinh phí thực hiện Chương trình trong cả giai đoạn và từng năm, chi tiết theo các nguồn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn ngoài nước, vốn tín dụng, huy động từ dân cư, doanh nghiệp …); đối chiếu với tổng kinh phí của Chương trình được phê duyệt.
- Số lượng các công trình, dự án được hỗ trợ vốn đầu tư thuộc nguồn vốn của Chương trình; số lượng các công trình, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, số lượng các công trình, dự án còn dở dang.
III. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2006-2010.
1. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình theo các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra đến hết năm 2010
- Kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đến hết năm 2010 (chú ý đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu trong phạm vi cả nước và phạm vi vùng, địa phương).
2. Những thành công và đóng góp của Chương trình
2.1. Tác động của Chương trình đối với sự phát triển của ngành, lĩnh vực
2.2. Đóng góp của Chương trình đối với việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội kế hoạch 5 năm 2006-2010
2.3. Đóng góp của Chương trình đối với việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam
2.4. Hiệu quả kinh tế, xã hội do Chương trình mang lại cho người dân và xã hội
2.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa thông qua việc triển khai Chương trình (thu hút nguồn tài trợ quốc tế và huy động đóng góp từ dân cư …)
…………………………….
3. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình và nguyên nhân
3.1. Một số mục tiêu, chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch đề ra đến hết năm 2010
- Những mục tiêu, chỉ tiêu không đạt kế hoạch
- Phân tích nguyên nhân
3.2. Tồn tại trong công tác quản lý, điều hành Chương trình
- Trong phân cấp quản lý, thẩm định và phê duyệt các dự án thuộc các Chương trình.
- Trong việc lập kế hoạch, phân bổ vốn và giao kế hoạch.
- Trong cơ chế điều phối và phối hợp (giữa trung ương và địa phương, giữa các Bộ, ban, ngành ở Trung ương và giữa các cơ quan ở địa phương).
- Trong cơ chế quản lý và lồng ghép giữa các Chương trình, dự án.
- Trong công tác theo dõi, giám sát, báo cáo, đánh giá các Chương trình MTQG.
3.3. Hạn chế trong việc huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình
3.4. Tính bền vững của Chương trình
- Nhận thức các cấp và người dân về Chương trình
- Về nguồn nhân lực thực hiện Chương trình
- Khả năng duy trì các thành quả mang lại từ Chương trình sau khi kết thúc Chương trình.
………………………
4. Bài học kinh nghiệm về quản lý và đề xuất giải pháp cần thiết trong giai đoạn tiếp theo để duy trì kết quả của Chương trình theo hướng lồng ghép nội dung, tinh gọn đầu mối quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia
……………………….
II. Đánh giá tình hình triển khai các Chương trình MTQG năm 2011
- Kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình cấp Trung ương và địa phương
- Hướng dẫn các cơ quan thực hiện Chương trình MTQG ở Trung ương và địa phương triển khai Chương trình
- Giao nhiệm vụ và kế hoạch cho các cơ quan, đơn vị thực hiện Chương trình ở Trung ương và địa phương
- Những vướng mắc trong việc triển khai Chương trình năm 2011 và đề xuất, kiến nghị.
PHẦN II:
ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đề xuất thực hiện (tiếp tục thực hiện) giai đoạn 2011-2015
1. Chương trình MTQG đề xuất
2. Cơ quan quản lý Chương trình MTQG, cơ quan phối hợp
3. Thời gian, phạm vi thực hiện Chương trình
4. Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của Chương trình MTQG.
5. Danh mục các dự án thành phần.
6. Nguồn vốn thực hiện Chương trình.
II. Thuyết minh về Chương trình MTQG đề xuất
1. Bối cảnh, sự cần thiết:
- Phân tích, đánh giá hiện trạng tình hình thuộc lĩnh vực của Chương trình MTQG sẽ xử lý.
- Tính cấp bách, tầm quan trọng của vấn đề được chọn để giải quyết bằng Chương trình MTQG: (i) đối với sự phát triển của ngành, lĩnh vực; (ii) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước; (iii) cần phải có sự phối hợp liên ngành, liên vùng để giải quyết trên vi phạm toàn quốc.
- So sánh các chỉ tiêu giữa các vùng, các khu vực và quốc tế để rút ra mức độ cấp bách của vấn đề phải giải quyết.
- Chủ trương của Nhà nước, các vấn đề mà Chính phủ đã cam kết với quốc tế (nêu rõ và cung cấp văn bản).
2. Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện:
- Xác định rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể có thể định lượng được (mục tiêu của Chương trình MTQG phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và 10 năm của đất nước và mục tiêu chiến lược của ngành).
- Quy mô và phạm vi hoạt động: là giới hạn tác động trực tiếp của Chương trình đến ngành nào, lĩnh vực nào, vùng nào hay đối với phạm vi cả nước.
- Địa điểm thực hiện Chương trình; nêu rõ thực hiện tại cấp trung ương (Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức …) và cấp địa phương (trên phạm vi toàn quốc hay tập trung tại một số vùng, địa phương).
3. Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình.
4. Phân tích tính khả thi:
- Khả năng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình.
- Đối tượng tác động trực tiếp của Chương trình.
- Đối tượng thụ hưởng Chương trình.
5. Phân tích tính hiệu quả kinh tế - xã hội và dự báo rủi ro của Chương trình đối với sự phát triển ngành, lĩnh vực.
6. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình MTQG; nguồn và hình thức cung cấp vốn:
- Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp.
- Nguồn kinh phí: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn tín dụng, vốn nước ngoài (vay, viện trợ), đóng góp dân cư, nguồn huy động khác (lưu ý về tính khả thi của các nguồn vốn).
7. Dự kiến thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc Chương trình MTQG.
- Thời gian thực hiện Chương trình đến hết năm 2015 hoặc phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn 5 năm.
8. Danh mục dự án và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của từng dự án thuộc Chương trình MTQG:
- Mục tiêu của từng dự án phải cụ thể, rõ ràng, đo lường được, phù hợp với mục tiêu chung của Chương trình MTQG.
- Nội dung, nhiệm vụ của từng dự án không có sự trùng lắp (các hoạt động có tính chất chung như truyền thông, in ấn, giám sát, đánh giá … đưa vào cùng một dự án).
9. Dự kiến Cơ quan quản lý Chương trình MTQG và cơ quan quản lý các dự án thành phần:
- Cơ quan quản lý Chương trình MTQG: Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Cơ quan quản lý các dự án thành phần: Bộ, cơ quan ngang Bộ (nếu trong Chương trình có từ hai Bộ trở lên quản lý các dự án khác nhau của Chương trình).