Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh năm 2018

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh
Lĩnh vực: Đấu thầu-Cạnh tranh Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Công ThươngTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh về thị trường liên quan và thị phần; thoả thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; kiểm soát tập trung kinh tế; tố tụng cạnh tranh và chính sách khoan hồng.

Dự thảo này đã được thông qua. Xem văn bản chính thức tại đây.

Tải Nghị định

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@DT_Nghi dinh huong dan Luat Canh tranh DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

CHÍNH PHỦ

 

Số:      /2019/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------

DỰ THẢO

Hà Nội, ngày     tháng 01 năm 2019

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn c Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh về thị trường liên quan và thị phần; thoả thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; kiểm soát tập trung kinh tế; tố tụng cạnh tranh và chính sách khoan hồng.

Điều 2. Trách nhiệm cung cấp thông tin

Các cơ quan nhà nước, tổ chức tài chính, tín dụng, kế toán, kiểm toán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc cạnh tranh, thủ tục thẩm định việc tập trung kinh tế và thủ tục thực hiện đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Nhóm doanh nghiệp được coi là liên kết trực tiếp về tổ chức và tài chính (sau đây gọi chung là nhóm doanh nghiệp liên kết) nếu nhóm doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:

Công ty mẹ, công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Chịu sự chi phối, kiểm soát chung của một hoặc một số doanh nghiệp trong nhóm về các quyết định liên quan đến nhân sự cấp cao, tài chính và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Hàng hóa, dịch vụ được coi là sản phẩm bổ sung cho sản phẩm liên quan nếu giá của sản phẩm này tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.

3. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có thể thay đổi một cách đáng kể sản lượng, giá mua bán và các điều kiện giao dịch đối với hàng hóa và dịch vụ mà không phải chịu sức ép cạnh tranh một cách đáng kể từ các doanh nghiệp khác trên thị trường hoặc các doanh nghiệp đối thủ tiềm năng.

 

Chương II

XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN VÀ THỊ PHẦN

Mục 1

XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN


            Điều 4. Xác định thị trường sản phẩm liên quan

1. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

2. Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo một hoặc một số căn cứ sau đây:

a) Đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ;

b) Thành phần chủ yếu của hàng hóa, dịch vụ;

c) Tính chất vật lý chủ yếu của hàng hóa;

đ) Tính chất hóa học chủ yếu của hàng hóa;

đ) Tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ;

e) Tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng;

g) Khả năng hấp thu của người tiêu dùng;

h) Tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ.

3. Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó.

4. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá thị trường của hàng hóa và dịch vụ.

5.Thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào một số yếu tố như sau:

a) Đặc tính tương tự của hàng hóa, dịch vụ;

b) Mục đích sử dụng tương tự của hàng hóa, dịch vụ;

c) Tỷ lệ thay đổi về cầu của một loại hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một loại hàng hóa, dịch vụ tương tự khác;

d) Chi phí và thời gian cần thiết để khách hàng chuyển sang mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế;

e) Vòng đời của hàng hóa, dịch vụ;

g) Tập quán tiêu dùng  ;

h) Các quy định về pháp luật gây tác động đến khả năng thay thế của hàng hóa, dịch vụ;

i) Việc phân biệt về mức giá đối với các nhóm khách hàng khác nhau;

k) Khả năng thay thế về cung trên thị trường sản phẩm liên quan theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

 Điều 5. Xác định khả năng thay thế về cung

Khả năng thay thế về cung đối với một loại hàng hoá, dịch vụ là khả năng của các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ gia tăng sản lượng hoặc các doanh nghiệp khác bắt đầu hoặc chuyển sang sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó trong một khoảng thời gian đủ ngắn và không có sự tăng lên đáng kể về chi phí trong bối cảnh có sự tăng lên về giá của hàng hóa, dịch vụ đó.

Điều 6. Xác định thị trường liên quan trong trường hợp đặc biệt

1. Thị trường sản phẩm liên quan có thể được xác định là thị trường của một hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc thù căn cứ vào đặc tính riêng biệt của hàng hóa, dịch vụ đó, tập quán của người tiêu dùng và phương thức giao dịch.

2. Khi xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thể xem xét thêm thị trường của các hàng hóa, dịch vụ bổ sung cho sản phẩm liên quan.

Điều 7. Xác định thị trường địa lý liên quan

1. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có các hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

2Ranh giới của khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo các căn cứ sau đây:

a) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;

b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia phân phối các sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;

c) Chi phí vận chuyển hàng hóa và cung ứng dịch vụ;

d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

đ) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;

e) Tập quán tiêu dùng và chi phí, thời gian để người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ tại các khu vực lân cận;

f) Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và khu vực địa lý.

3. Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:

a) Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm tăng đáng kể giá của hàng hóa, dịch vụ đến mức việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ đó không có hiệu quả kinh tế;

b) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường xác định theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

Điều 8. Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường

Các loại rào cản gia nhập, mở rộng thị trường   

1. Rào cản pháp lý do các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước có ảnh hưởng đến quyết định gia nhập và mở rộng thị trường của doanh nghiệp, bao gồm các quy định về thuế; quy chuẩn kỹ thuật; các điều kiện, thủ tục để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; quy định về sử dụng hàng hóa, dịch vụ; tiêu chuẩn nghề nghiệp; và các quyết định hành chính khác của các cơ quan quản lý nhà nước.

2. Rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính.

3. Chi phí đầu tư khi gia nhập thị trường mà không thể thu hồi khi doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

4. Rào cản trong việc tiếp cận, nắm giữ nguồn cung, cơ sở hạ tầng thiết yếu để sản xuất, kinh doanh; các kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

5. Tập quán tiêu dùng.

6. Thông lệ, tập quán kinh doanh.

7. Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.

8. Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường khác.

 

Mục 2

XÁC ĐỊNH THỊ PHẦN

 

Điều 9. Xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan

1. Thị phần trên thị trường liên quan của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được xác định dựa trên cơ sở doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào đối với hàng hoá, dịch vụ đó theo quy định tại điểm a và b, khoản 1 Điều 10 Luật Cạnh tranh.

2. Trường hợp không thể xác định hoặc không đủ cơ sở để xác định thị phần của doanh nghiệp dựa trên doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào theo khoản 1 Điều này, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định dựa trên tỉ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào theo quy định tại điểm c và d, khoản 1 Điều 10 Luật Cạnh tranh.

Điều 10. Doanh thu, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết

1. Doanh thu, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết được tính bằng tổng doanh thu, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó của từng doanh nghiệp thành viên và đơn vị sự nghiệp hoạt động theo sự phân cấp trong nhóm doanh nghiệp liên kết.

2. Doanh thu, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết không bao gồm doanh thu, doanh số, số đơn vị mua vào, bán ra từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của nhóm doanh nghiệp liên kết.

 

Chương III

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG HOẶC KHẢ NĂNG GÂY TÁC ĐỘNG HẠN CHẾ CẠNH TRANH MỘT CÁCH ĐÁNG KỂ CỦA THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

 

Điều 11. Nguyên tắc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thoả thuận hạn chế cạnh tranh

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ trên cơ sở đánh giá tổng hợp những yếu tố liên quan quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh.

2. Trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định, việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều này trên thị trường liên quan của hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đó.

Điều 12. Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể dựa trên mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trong trường hợp như sau:

1. Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên cùng thị trường liên quan, khi mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận trên thị trường liên quan từ 10% trở lên.

2. Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định, khi có bất kỳ một doanh nghiệp tham gia thoả thuận có mức thị phần trên thị trường liên quan của hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó đang tham gia sản xuất, phân phối, cung ứng lớn hơn 10%.

Điều 13. Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường

Tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào các yếu tố về rào cản gia nhập, mở rộng thị trường được quy định tại Điều 8 Nghị định này

Điều 14. Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ

Tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ  trên cùng thị trường liên quan hoặc trong cùng chuỗi sản sản xuất, phân phối, cung ứng hàng hóa, dịch vụ trước và sau khi có thỏa thuận.

Điều 15. Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu

Tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh làm giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu căn cứ vào các yếu tố sau đây:

1. Tính thiết yếu của cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp trong việc sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

2. Chi phí và thời gian mà doanh nghiệp có thể tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trước và sau thỏa thuận.

Điều 16. Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác

Tác động của thoả thuận hạn chế cạnh tranh làm tăng chi phí, thời gian của khách hàng dẫn đến gây khó khăn cho khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác.

Điều 17. Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thoả thuận

Tác động hoặc khả năng tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể của các bên trong thoả thuận thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan của doanh nghiệp tham gia thoả thuận căn cứ trên:

1. Mức độ thiết yếu của các yếu tố đặc thù đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của hàng hoá dịch vụ;

2. Mức độ kiểm soát của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận đối với các yếu tố đặc thù nhằm ngăn cản hoặc gia tăng đáng kể chi phí và thời gian của các doanh nghiệp khác.

 

Chương IV

XÁC ĐỊNH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG ĐÁNG KỂ

 

Điều 18. Nguyên tắc xác định sức mạnh thị trường đáng kể

Sức mạnh thị trường đáng kể được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định trên cơ sở đánh giá tổng hợp của một số hoặc nhiều yếu tố quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Cạnh tranh. 

Điều 19. Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan

Việc xem xét sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp dựa trên tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan thông qua việc phân tích diễn biến, xu thế về thị phần giữa doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đó với các doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan.

           
  
Điều 20. Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp khi xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp như sau:

1. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xem xét căn cứ vào vốn và khả năng tiếp cận các nguồn cung cấp tài chính của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đó.

2. Quy mô của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xem xét căn cứ vào tổng nguồn vốn, tổng tài sản, số lao động, quy mô mạng lưới sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đó.

Điều 21. Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường

Đánh giá rào cản gia nhập, mở rộng thị trường bao gồm các yếu tố được quy định tại Điều 8 Nghị định này để xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp.

Điều 22. Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ

Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ khi xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp dựa trên những ưu thế vượt trội của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp trong việc tiếp cận, nắm giữ, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ.

Điều 23. Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật

Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật khi xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định trên cơ sở:

1. Tính thiết yếu của công nghệ, hạ tầng kỹ thuật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh;

2. Tính vượt trội của công ngh, hạ tầng kỹ thuật mà doanh nghiệp sử dụng cho sản xuất, kinh doanh.

Điều 24. Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng

Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp dựa trên quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng được đánh giá trên cơ sở:

1. Tính thiết yếu của cơ sở hạ tầng mà doanh nghiệp sở hữu, nắm giữ, tiếp cận trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;

2. Khả năng sở hữu, nắm giữ, tiếp cận của các doanh nghiệp khác đối với cơ sở hạ tầng đó.

Điều 25. Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp dựa trên quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác định trên cơ sở:

1. Tính thiết yếu của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ mà doanh nghiệp có quyền sở hữu, sử dụng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

2. Khả năng tiếp cận đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đó của các doanh nghiệp khác.

Điều 26. Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hoá, dịch vụ liên quan khác khi xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp căn cứ vào chi phí và thời gian cần thiết để khách hàng, doanh nghiệp chuyển sang mua, bán hàng hóa, dịch vụ thay thế trên thị trường liên quan.

Điều 27. Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh

Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xem xét dựa trên các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh. Các yếu tố đặc thù đó tạo nên lợi thế vượt trội cho doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đó so với các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp khác.

 

Chương V

TẬP TRUNG KINH TẾ

 

Điều 28. Kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại

Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại quy định tại khoản 4 Điều 29 của Luật Cạnh tranh là một trong các trường hợp sau đây:

1. Một doanh nghiệp giành được quyền sở hữu trên 36% vốn điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp đủ để doanh nghiệp đó có quyền quyết định các vấn đề quan trọng về chính sách tài chính, việc bổ nhiệm, bãi nhiệm thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại.

2. Một doanh nghiệp có quyền quyết định các vấn đề quan trọng về chính sách tài chính, việc bổ nhiệm, bãi nhiệm thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại đó thông qua thỏa thuận giữa các bên trước khi diễn ra việc mua lại doanh nghiệp.

Điều 29. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế

1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Một trong các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có tổng tài sản trên thị trường Việt Nam từ 1.000 tỷ đồng trở lên theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm tài chính liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế.

b) Giá trị giao dịch tập trung kinh tế từ 500 tỷ đồng trở lên.

c) Một trong các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam từ 1.000 tỷ đồng trở lên theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm tài chính liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế.

d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 30% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế.

2. Trường hợp tập trung kinh tế diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế áp dụng đoạn a, c và d của khoản 1 điều này.

3. Các ngưỡng thông báo tập trung kinh tế tại khoản 1 và khoản 2 sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ

Điều 30. Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Cạnh tranh và thông báo tập trung kinh tế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

1. Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 20% trên thị trường liên quan.

2. Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan và tổng bình phương thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan thấp hơn 1.800.

3. Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan, tổng bình phương thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và mức tăng tổng bình phương thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100.

4. Doanh nghiệp sau tập trung kinh tế không thuộc nhóm 5 doanh nghiệp có thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.

5. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có quan hệ với nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau có thị phần thấp hơn 20% trên từng thị trường liên quan.

Điều 31. Trường hợp thẩm định chính thức tập trung kinh tế

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho doanh nghiệp nộp hồ sơ việc tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức nếu việc tập trung kinh tế không thuộc trường hợp được phép thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này và có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Điều 32. Xác định tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế

Việc tập trung kinh tế được xem là có tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể khi:

a) Việc tập trung kinh tế đó dẫn đến nguy cơ tạo ra, củng cố sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế và;

b) Gia tăng nguy cơ phối hợp, thông đồng giữa các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.

Điều 33. Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan

Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại được xem xét dựa trên các ưu thế về đặc tính sản phẩm, hệ thống phân phối, năng lực tài chính, thương hiệu, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và các ưu thế khác của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trong quan hệ cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan, dẫn tới việc gia tăng khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

Điều 34. Khả năng doanh nghiệp tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Khả năng doanh nghiệp tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

1. Phản ứng của người mua trước khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế có thể thay đổi giá bán, sản lượng hoặc điều kiện giao dịch của hàng hóa, dịch vụ trên cùng thị trường liên quan.

2. Phản ứng của các doanh nghiệp cạnh tranh trên cùng thị trường liên quan trước khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế có thể thay đổi giá bán, sản lượng hoặc điều kiện giao dịch của hàng hóa, dịch vụ.

3. Phản ứng của các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào trước khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế có thể thay đổi giá mua, sản lượng hoặc điều kiện giao dịch của các yếu tố đầu vào;

4. Điều kiện và cơ hội để các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường phối hợp hoặc thỏa thuận nhằm tăng giá bán hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.  

5. Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến khả năng tăng giá hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế.

Điều 35. Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường

Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường được xác định dựa trên một số yếu tố sau đây:

1. Mức độ kiểm soát các yếu tố đầu vào có thể dẫn đến việc tăng giá bán lại cho các doanh nghiệp khác hoạt động trên cùng thị trường liên quan.

2. Đặc điểm cạnh tranh của ngành, lĩnh vực và hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong giai đoạn trước tập trung kinh tế.

3. Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 Nghị định này.

4. Các yếu tố khác dẫn đến khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường.

Điều 36. Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế

Tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một hoặc một số yếu tố sau đây:

1. Hiệu quả kinh tế và xã hội của việc tập trung kinh tế phù hợp với mục tiêu đề ra trong các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Ứng dụng tiến bộ khoa học, cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc phục vụ các lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng.

3. Cơ hội và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sau tập trung kinh tế để tiếp cận thị trường hoặc tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

4. Củng cố năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế.

 

Chương VI

TỐ TỤNG CẠNH TRANH

Mục 1

CHỨNG CỨ

 

Điều 37. Quyền, nghĩa vụ chứng minh

1. Bên khiếu nại phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

3. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phản đối khiếu nại, yêu cầu của người khác đối với mình có quyền chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.

Điều 38.  Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh

Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:

1. Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thừa nhận.

2. Những tình tiết, sự kiện thích hợp đã được xác định trong các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.

3. Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Điều 39. Giao nộp chứng cứ

1. Các bên liên quan có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc cạnh tranh.

2. Việc giao nộp chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp và chữ ký của người nhận và dấu của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh và một bản giao cho bên nộp chứng cứ giữ.

Điều 40. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo

1. Trong trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại, người tố cáo có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chuyển cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền.

3. Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác.

Điều 41. Bảo quản chứng cứ

1. Trường hợp chứng cứ đã được giao nộp tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chịu trách nhiệm bảo quản.

2. Trường hợp chứng cứ không thể giao nộp được tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.

3. Trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó.

Điều 42. Đánh giá chứng cứ

1. Việc đánh giá chứng cứ phải đầy đủ, khách quan, toàn diện và chính xác.

2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ.

Điều 43. Công bố và sử dụng chứng cứ

1. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.

2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không công bố và sử dụng công khai các chứng cứ sau đây:

a) Chứng cứ thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Chứng cứ liên quan tới thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của bên liên quan.

3. Trường hợp xét thấy cần thiết, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền chỉ công bố và sử dụng công khai một số chứng cứ vào thời điểm thích hợp nhằm đảm bảo cho việc điều tra và xử lý được vụ việc cạnh tranh.

4. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố và sử dụng công khai quy định tại khoản 2 Điều này.

 

Mục 2

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU TRA, XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH

 

Điều 44. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh những tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được thi hành.

3. Người có thẩm quyền có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh có thể bị tẩu tán, tiêu hủy thì điều tra viên cạnh tranh đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh được quy định tại khoản 3 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho bên bị điều tra hoặc đại diện bên bị điều tra 01 bản.

6. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 126 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

7. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện phải do những người được quy định tại khoản 3 Điều này quyết định.

8. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, chứng chỉ, hành nghề phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc đại diện của tổ chức, cá nhân vi phạm 01 bản.

 Điều 45. Khám phương tiện vận tải, đồ vật trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

2. Người có thẩm quyền có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.

3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm pháp luật về cạnh tranh sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 2 Điều này, điều tra viên cạnh tranh đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật quy định tại khoản 2 Điều này và phải chịu trách nhiệm về việc khám.

4. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến.

5. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản.

 Điều 46. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

2. Người có thẩm quyền có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến.

4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.

Điều 47. Thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh bằng văn bản.

2. Văn bản kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của người có kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

c) Tên, địa chỉ của người bị kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

d) Tóm tắt hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

e) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh cần được áp dụng và các kiến nghị cụ thể khác.

Tuỳ theo kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải cung cấp chứng cứ để chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đó.

3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan được yêu cầu phải ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh; trường hợp không chấp nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 48. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

Bên khiếu nại vụ việc cạnh tranh khi nộp đơn kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong toả tại Kho bạc nhà nước trong một thời hạn do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ấn định.

Điều 49. Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh đã được áp dụng khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Người kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đề nghị huỷ bỏ;

b) Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh đã hết.

2. Trong trường hợp huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, người kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh được nhận lại khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá bảo đảm quy định tại Điều 51 Nghị định này.

 

Mục 3

CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG CẠNH TRANH


   Điều 50. Nghĩa vụ cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, nghĩa vụ tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nghĩa vụ cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, nghĩa vụ tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh cho bên khiếu nại, bên bị điều tra, những người tham gia tố tụng khác và tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật Cạnh tranh.

2. Các văn bản tố tụng cạnh tranh phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo bao gồm:

a) Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh.

b) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

c) Đơn khiếu nại vụ việc cạnh tranh, đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

d) Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng cạnh tranh.

đ) Các văn bản khác trong tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật.

Điều 51. Các phương thức cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh

Việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau đây:

1. Cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được uỷ quyền.

2. Niêm yết công khai.

3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 Điều 52. Thủ tục cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh trực tiếp cho cá nhân

1. Người có trách nhiệm thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh có liên quan. Người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng cạnh tranh.

2. Trong trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh vắng mặt thì văn bản tố tụng cạnh tranh có thể được giao cho người thân thích có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cùng cư trú với họ ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh. Ngày ký nhận của người thân thích cùng cư trú được coi là ngày được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, ngày được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh.

Trong trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh không có người thân thích có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cùng cư trú hoặc có nhưng họ không chịu nhận hộ văn bản tố tụng cạnh tranh thì có thể chuyển giao văn bản đó cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc, khối (sau đây gọi chung là tổ trưởng tổ dân phố), Ủy ban nhân dân, công an cấp xã nơi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo cư trú và yêu cầu cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh.

3. Trường hợp việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh qua người thứ ba được uỷ quyền, người thực hiện phải lập biên bản ghi rõ việc người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh vắng mặt, văn bản tố tụng cạnh tranh đã được giao cho ai; lý do; ngày, giờ giao; quan hệ giữa họ với nhau; cam kết giao lại tận tay ngay văn bản tố tụng cạnh tranh cho người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh. Biên bản có chữ ký của người nhận chuyển văn bản tố tụng cạnh tranh và người thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh, người chứng kiến.

4. Trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh đã chuyển đến địa chỉ mới, văn bản tố tụng cạnh tranh phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo theo địa chỉ mới của họ.

5. Trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ, người thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo có chữ ký của người cung cấp thông tin.

6. Trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh từ chối nhận văn bản tố tụng, người thực hiện việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân, công an cấp xã về việc người đó từ chối nhận văn bản tố tụng cạnh tranh.

Điều 53. Thủ tục cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh trực tiếp cho cơ quan, tổ chức

1. Trường hợp người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh là cơ quan, tổ chức, văn bản tố tụng cạnh tranh phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, cơ quan, tổ chức được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh có người đại diện tham gia tố tụng hoặc cử người đại diện nhận văn bản tố tụng cạnh tranh thì những người này ký nhận văn bản tố tụng cạnh tranh đó.

Điều 54. Thủ tục niêm yết công khai

1. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng cạnh tranh chỉ được thực hiện khi không rõ tung tích của người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp.

2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng cạnh tranh do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh thực hiện theo các thủ tục sau đây:

a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh;

c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

3. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng cạnh tranh là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

Điều 55. Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

1. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, người được tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo.

2. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng có thể được thực hiện nếu có yêu cầu của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do người có yêu cầu thông báo trả.

3. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong 03 số liên tiếp hoặc phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương 03 lần trong 03 ngày liên tiếp.

 

Chương VII

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG

 

Điều 56.  Thủ tục xin hưởng chính sách khoan hồng

1. Doanh nghiệp đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh muốn xin hưởng khoan hồng theo quy định tại Điều 112 Luật Cạnh tranh có quyền liên hệ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để khai báo và xin được miễn, giảm mức phạt tiền theo chính sách khoan hồng.

2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ghi nhận thời điểm khai báo sau khi doanh nghiệp xin hưởng khoan hồng hoàn thành việc cung cấp các thông tin cơ bản sau đây:

a) Ngành, lĩnh vực liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp đã hoặc đang tham gia;

b) Hành vi, tính chất và mục tiêu thoả thuận hạn chế cạnh tranh;

c) Thời điểm và giai đoạn thoả thuận hạn chế cạnh tranh diễn ra.

3. Sau thời điểm khai báo, doanh nghiệp xin hưởng khoan hồng có trách nhiệm cung cấp mọi thông tin chi tiết và các chứng cứ về thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

4. Căn cứ trên thời điểm khai báo, mức độ trung thực và giá trị thông tin được cung cấp theo yêu cầu, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo bằng văn bản về việc doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng khoan hồng khi doanh nghiệp đó đáp ứng các tiêu chí như sau:

a) Doanh nghiệp không có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận;

b) Doanh nghiệp tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra; và

c) Doanh nghiệp thuộc 1 trong 3 doanh nghiệp đầu tiên đã khai báo và nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

5. Doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng khoan hồng có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được hưởng khoan hồng tại Khoản 3, Điều 112 Luật Cạnh tranh, bao gồm việc hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.

6. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền từ chối hoặc không tiếp tục xem xét việc xin hưởng khoan hồng của doanh nghiệp khi có bằng chứng rõ ràng cho thấy doanh nghiệp xin hưởng khoan hồng đã cố tình che dấu thông tin, bằng chứng, cung cấp các thông tin sai lệch, hoặc không hợp tác đầy đủ gây khó khăn cho quá trình điều tra của cơ quan chức năng.

Điều 57. Quyết định việc cho hưởng khoan hồng

Sau khi hoàn tất điều tra vụ việc và xử lý hành vi vi phạm, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định bằng văn bản về việc doanh nghiệp được miễn, giảm mức phạt tiền theo quy định tại khoản 7, Điều 112 Luật Cạnh tranh.


Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


             Điều 58. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

 Điều 59. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Quốc gia chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, TCCV (2b).PC

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Nghị định DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi