Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi 05/04/2023)

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Văn bản tiếng việt
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Luật

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi 05/04/2023)
Lĩnh vực: Đấu thầu-Cạnh tranh Loại dự thảo:Luật
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Kế hoạch và Đầu tưTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Dự kiến thông qua tại:Kì họp đang cập nhật - Khóa đang cập nhật

Phạm vi điều chỉnh đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

QUỐC HỘI

Luật số: …../2023/QH15

DỰ THẢO

Ngày 05/4/2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LUẬT

ĐẤU THẦU

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu.

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cánhân tronghoạt động đấu thầu, hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng     

Luật này áp dụng đối vớicác cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 của Điều này.

1.Hoạt động lựa chọn nhà thầucó sử dụngvốn ngân sách nhà nướctheo quy định của Luật Ngân sách nhà nước,vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để:

a) Thực hiện dự án đầu tư, dự toán mua sắmcủa cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lậpvà các tổ chức, cá nhân khác;

b) Cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; muathuốc, hóa chất,trang thiết bị y tế;mua hàng dự trữ quốc gia, thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trừ hoạt động mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;

c) Thực hiện các công việc khác phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. PA1: Hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:

a) Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệtừ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;

PA2:Hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:

a) Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệpdoanh nghiệpcó vốn của doanh nghiệpnhà nướctrên 50%vốn điều lệ;

b) Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệtừ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;

3. Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh gồm:

a) Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.

4.Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộckhoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều nàyđược tự quyết địnhchọn áp dụngtoàn bộ hoặc các điều, khoản, điểm cụ thể theo quy định của Luật này.

Điều 3. Áp dụng Luật Đấu thầu, các luật có liên quan và điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài

1. Hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác được ban hành trước ngày luật này có hiệu lực về hình thức lựa chọn nhà thầu, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; trình tự, thủ tục đấu thầu; ưu đãi trong đấu thầu thì áp dụng Luật này trừ trường hợp quy định tạikhoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 của Điều này.

2. Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí thực hiện theo quy định của luật dầu khí.

3. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư theo phương thức PPP thực hiện theo quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

4. Lựa chọn nhà thầu ở nước ngoài để thực hiện gói thầu ở nước ngoàicủa cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

5.Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

6. Việc lựa chọn nhà thầu thuộc dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãicủa nhà tài trợ nước ngoài theo Điều ước quốc tế, thỏa thuận vaythì áp dụng quy định củaĐiều ước quốc tế,thỏa thuận vay đó.Trường hợpĐiều ước quốc tế,thỏa thuận vaykhông quy định hoặc quy định phải áp dụng pháp luật Việt Nam thì áp dụng Luật này.

7.Trường hợp gói thầu bao gồm cả nội dung mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này và nội dung mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thìngười có thẩm quyền có thể quyết địnhviệc lựa chọn nhà thầu củaphầnnội dung mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật nàythực hiện theođiều ước quốc tế.

8.Trong các trường hợp sau, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được phép tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn nhà thầutrên cơ sở bảo đảmcông khai,minh bạch và hiệu quả kinh tế:

a)Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu sử dụng vốn do tổ chức, cá nhân trong nước tài trợmà nhà tài trợ yêu cầu không lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu ở nước ngoàicủa doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều nàyđể thực hiện gói thầu ở nước ngoài;

c)Việc thuê, mua, thuê mua nhà, trụ sở, tài sản gắn liền với đất;

d)Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấntrong mua sắm thường xuyên, cung cấpnguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyênsử dụng nguồn vốn sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp nhà nước; lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 của luật này;

đ) Việc xác định thành viên trong ban phân xử tranh chấp, hội đồng trọng tài để xử lý tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồngdo các bên tự quyết định theo quy định của hợp đồng.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Bên mời thầulà cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
    1. Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;
    2. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyềnquyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
  2. Chủ đầu tưcơ quan, tổ chức sở hữuvốn, vay vốn,hoặc được giaotrực tiếp quản lý, sử dụng vốnthực hiện dự án;đơn vị sử dụng dự toán mua sắm, đơn vị mua sắm tập trung.
  3. Danh sách ngắnlà danh sách nhà thầu trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.
  4. Dịch vụ tư vấnlà một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;khảo sát,lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường;khảo sát,lập thiết kế, dự toán; tư vấn đấu thầu; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán;chuyển giao công nghệcác dịch vụ tư vấn khác.
  5. Dịch vụ phi tư vấnlà một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, nghiệm thu chạy thử, chụp ảnh vệ tinh;in ấn; vệ sinh; truyền thông;sửa chữa,bảo trì, bảo dưỡng và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản4Điều này.
  6. Dự án đầu tưbao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới;dự án mua sắm tài sản;dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng; dự ánquy hoạch, đề án quy hoạch; hỗ trợ kỹ thuật; các chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là dự án).
  7. Dự toán mua sắmdự toánchimua sắm hằng năm từngân sáchnhà nước,nguồnthuhợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
  8. Đấu thầulà quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện và quản lý hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện và quản lý hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
  9. Đấu thầu qua mạnglà việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  10. Đấu thầu quốc tếhoạt độngđấu thầucó sự tham dự củanhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài.
  11. Đấu thầu trong nướchoạt độngđấu thầu chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu.
  12. Giá dự thầulà giá do nhà thầu chào trong đơn dự thầu, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  13. Giá đề nghị trúng thầulà giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).
  14. Giá hợp đồnglà giá trị ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
  15. Gói thầulà một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
  16. Gói thầu hỗn hợplà gói thầuthuộc các trường hợp sau:thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khoá trao tay).
  17. Hàng hóagồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; sản phẩm; phương tiện; hàng tiêu dùng; thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế dùng cho các cơ sở y tế; phần mềm thương mại.
  18. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gialà hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng.
  19. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyểnlà toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi có bước mời quan tâm, sơ tuyển,bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.
  20. Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyểnlà toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
  21. Hồ sơ mời thầulà toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh,bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
  22. Hồ sơ yêu cầulà toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, đàm phán giá, bao gồm các yêu cầu cho gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu.
  23. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuấtlà toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  24. Người có thẩm quyềnlà người quyết định đầu tư hoặc người quyết định việc mua sắm đối với dự toán mua sắm theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc người quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
  25. Nhà đầu tưlà tổ chức, cá nhân tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà đầu tư có thể là nhà đầu tư độc lập hoặc nhà đầu tư liên danh.
  26. Nhà thầulà tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danhtham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu.
  27. Nhà thầu phụlà nhà thầu tham gia thực hiện công việc xây lắp;tư vấn;phi tư vấn;dịch vụ liên quan của gói thầucung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợptheo hợp đồng được ký với nhà thầu.
  28. Nhà thầu phụ đặc biệtlà nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  29. Nhà đầu tư nước ngoàilà tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu.
  30. Nhà đầu tư trong nướclà tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.
  31. Thời điểm đóng thầulà thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
  32. Xây lắpgồm những công việc thuộc quá trìnhxây dựngvà lắp đặtcông trình, hạng mục công trình.

Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã,đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được đăng ký, thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c)Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy địnhcủapháp luật;

d) Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc giatrước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

h)Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụngnhà thầu phụtrong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2. Nhà thầu là hộ kinh doanh có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b)Không đang trong quá trìnhchấm dứt hoạt độnghoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

c) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này.

3. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

b) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

d) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật đối với nhà thầu là cá nhân.

4. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh.

Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.

2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp nhà thầu là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với tính chất gói thầu của cơ quan quản lý nhà nước đó, hoặc là công ty thành viên, công ty con của tập đoàn, tổng công ty nhà nước có ngành nghề sản xuất kinh doanh chính phù hợp với tính chất gói thầu của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đó.

b) Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhau.

4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;

b) Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tưcho đến ngày ký kết hợp đồng dự án.

5.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 7. Thông tin về đấu thầu

1.Thông tin về lựa chọn nhà thầu gồm:

a) Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

c) Thông báo mời thầu;

d) Danh sách ngắn;

đ) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);

e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;

g) Kết quả lựa chọn nhà thầu;

h) Thông tin chủ yếu về hợp đồng của các dự án, gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này;

i) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

k) Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu;

l) Thông tin khác có liên quan.

2. Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư gồm:

a)Thông tin dự án theo quy định tại Điều 47 của Luật này;

b)Thông báo mời quan tâm, thông báo mời thầu;

c) Hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);

d) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Thông tin chủ yếu của hợp đồng dự án;

e) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư;

g) Thông tin khác có liên quan.

3.Các thông tin quy định tạikhoản 1 và khoản 2Điềunàyđược đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trừ các dự án, gói thầu có chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Điều 8. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu

1. Trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:

a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có thẩm quyền có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại điểm i khoản 1 Điều 7 của Luật này;

b) Chủ đầu tưcó trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, h và k khoản 1 Điều 7 của Luật này;

c) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm b, c, d, đ, g và i khoản 1 Điều 7 của Luật này. Đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, bên mời thầu phải đăng tải các thông tin này bằng tiếng Việt và tiếng Anh;

d) Nhà thầu có trách nhiệm cập nhật, đăng tải thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà thầu theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này.

2. Trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư được quy định như sau:

a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại điểm a và điểm e khoản 2 Điều 7 của Luật này;

b) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 7 của Luật này. Đối với dự án đầu tư kinh doanh được tổ chức đấu thầu quốc tế, bên mời thầu phải đăng tải các thông tin này bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

3.Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp, đăng tải thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và tính thống nhất giữa tài liệu đăng tải và tài liệu đã được phê duyệt.

4. Thông tin quy định tại các điểm a, d, g và i khoản 1 và các điểm a, d và e khoản 2 Điều 7 của Luật này phải được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành.

Điều 9. Xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

1. Hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu theo thời hạn sau đây:

a) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;

b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: cùng thời gian với việc hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà thầu không được lựa chọn hoặc khi đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà đầu tư không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư khi hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được lựa chọn hoặc khi đăng tải kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

3. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nhà thầu, nhà đầu tư không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính của mình thì bên mời thầu xem xét, quyết định việc hủy hồ sơ nhưng phải bảo đảm thông tin không bị tiết lộ.

4. Trường hợp hủy thầu, hồ sơ liên quan được lưu giữ trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày ban hành quyết định hủy thầu.

5. Hồ sơ quyết toán, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan đến nhà thầu trúng thầu của gói thầu được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

6. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được lưu giữ tối thiểu là 05 năm sau khi quyết toán hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh, trừ hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này.

Điều 10. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

1. Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;

b) Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;

d) Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu,

đ) Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;

e) Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

g) Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật;

h) Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động là nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên.

2. Các ưu đãi trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Xếp hạng cao hơn cho nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi và nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được đánh giá ngang nhau;

b) Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá để so sánh, xếp hạng;

c) Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá để so sánh, xếp hạng;

d) Được ưu tiên trong đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí khác trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;

đ) Gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng được dành cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tham dự thầu. Trường hợp không có doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đáp ứng được yêu cầu của gói thầu thì các doanh nghiệp khác được tham dự thầu.

3. Áp dụng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

a) Đối tượng quy định tại điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này khi tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa, hỗn hợp;

b) Đối tượng quy định tại điểm d và đ khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này khi tham dự gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp tổ chức đấu thầu quốc tế;

c) Đối tượng quy định tại điểm h khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này khi tham dự gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp tổ chức đấu thầu trong nước;

d) Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 2 Điều này khi tham dự gói thầu xây lắp tổ chức đấu thầu trong nước;

đ) Ngoài việc được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này, nhà thầu theo quy định tại điểm c, điểm g khoản 1 Điều này còn được hưởng ưu đãi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này khi tham dự thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp tổ chức đấu thầu trong nước.

e) Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá được tổ chức đấu thầu trong nước mà có ít nhất ba hãng sản xuất cho một mặt hàng xuất xứ trong nước đáp ứng về kỹ thuật, chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào hàng hoá xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.

4. Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

a) Nhà đầu tư có giải pháp ứng dụng công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Nhà đầu tư cam kết chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

5. Áp dụng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư:

a) Xếp hạng cao hơn cho nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi và nhà đầu tư không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được đánh giá ngang nhau;

b) Cộng thêm điểm vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 Điều 11. Đấu thầu quốc tế 

1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Nhà tài trợ vốn cho dự án,gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tếlà điều kiện ràng buộc trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay vốn nước ngoài;

b)Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc gói thầu đượcsơ tuyển, mời quan tâm hoặcđấu thầu rộng rãi trong nước trước đó nhưng không có nhà thầu tham gia;

c)Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn mà người có thẩm quyền xét thấy cần có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài để nâng cao chất lượng của gói thầu, dự án;

d) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế.

2. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện đối với các dự án đầu tư kinh doanh quy định tạikhoản 3 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Dự án thuộcdanh mụcngành, nghề chưa được tiếp cận thị trườngđối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;

b) Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

c) Dự án thực hiện tại khu vực hạn chế sử dụng đất đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theoquy định của pháp luật về đất đai;

d)Dự án có tổng mức đầu tư dưới 800 tỷ đồng;

đ) Dự án đã công bố và thông báo mời quan tâm hoặc đã tổ chức đấu thầu quốc tế nhưng không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Điều 12. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu

1. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt.

2. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu quốc tế là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh thì nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tham dự thầu.

Điều 13. Đồng tiền dự thầu

1. Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu, nhà đầu tưchỉ được chào thầu bằng đồng Việt Nam.

2. Đối với đấu thầu quốc tế:

a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá ba đồng tiền;

b) Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng hai hoặc ba đồng tiền thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu phải quy đổi về một đồng tiền; trường hợp trong số các đồng tiền đó có đồng Việt Nam thì phải quy đổi về đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;

c) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, nhà thầu, nhà đầu tư phải chào thầu bằng đồng Việt Nam;

d) Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài, đồng Việt Nam.

Điều 14. Bảo đảm dự thầu

1.Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc nộp Giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chếđối với lựa chọn nhà đầu tư.

3. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu, nhà đầu tưthực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

4.Căn cứ quy mô và tính chất của từng dự án, gói thầucụ thể, mứcbảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu được quy định như sau:

a)Từ 1% đến1,5% giá gói thầuáp dụng đối vớigói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng,gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng;

b)Từ 1,5% đến3% giá gói thầuáp dụng đối vớigói thầu không thuộc quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư.

5. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.

6. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn14ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

7. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản9Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.

8. Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu nhưng không quá14ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa khi hợp đồng có hiệu lực.

9. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu,nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu hoặc có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểmdkhoản 1 và điểmdkhoản 2 Điều 17của Luật này;

c) Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều68và Điều75của Luật này;

d)Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng, thoả thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tếkể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu,trừ trường hợp bất khả kháng;

đ)Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành ký kết hợp đồng, thoả thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, thoả thuận khung, trừ trường hợp bất khả kháng;

e) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày đối với đấu thầu trong nước và 45 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc kể từ ngày đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký kết hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

10. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 9 Điều này, khoản 6 Điều 68 và khoản 4 Điều 75 của Luật này thì việc quản lý, sử dụng khoản thu từ bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả được thực hiện như sau:

a) Đối với các dự án, gói thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khoản thu này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Đối với các dự án, gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khoản thu này được sử dụng theo quy chế tài chính của chủ đầu tư.

c) Trường hợp bên mời thầu là đơn vị tư vấn được thuê thì khoản thu này phải nộp lại cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư quản lý, sử dụng khoản thu này theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Điều 15. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầuđược quy định như sau:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;

b) Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu,chi phí liên quan đến tổ chức lựa chọn nhà thầuthuộctrách nhiệm củachủ đầu tư,bên mời thầu;

c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầuđược phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

d) Hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu trong nước được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu quốc tế được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; nhà thầu nộp tiền mua bản điện tử hồ sơ mời thầu khi nộp hồ sơ dự thầu.

2. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;

b)Chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí liên quan đến tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thuộc trách nhiệm của bên mời thầu;

c) Hồ sơ mời thầu được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 16. Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu

1.Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để gây ảnh hưởng, canthiệptrái pháp luậtvào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.

3. Thông thầu:

a) Dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu;

b) Dàn xếp, thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu;

c) Nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu.

4. Gian lận:

a) Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

b) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin, tài liệukhông trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

5. Cản trở:

a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

b)Cản trở ngườicó thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

c) Cản trởcơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toánđối với hoạt động đấu thầu;

d) Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu;

đ) Cố ý can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.

6.Không bảo đảm công bằng, minh bạch:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tưkhông đúng quy định của luật này;

b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;

c) Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án;

d)Cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diệnhợp phápcủa nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn do nhà thầu đócung cấp dịch vụ tư vấn: lập, thẩm tra, thẩm định dự toán,thiết kếkỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công,thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED);lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu;kiểm định hàng hóa;thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;giám sát thực hiện hợp đồng;

e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng kể từngàythôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu donhà thầu đógiám sát;

h) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

i) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, trừ trường hợp quy định tại khoản2Điều45của Luật này;

k) Nêu điều kiện trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu, nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm quy định tạikhoản3Điều44 và khoản 2 Điều 48của Luật này;

h) Chianhỏdự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu.

7. Tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp cung cấp thông tin theoquy định tại điểmckhoản 8 và điểmgkhoản 9 Điều 77, khoản11Điều 78, điểm h khoản 1 Điều79, khoản 4 Điều 80, điểm d khoản 2 Điều 81,khoản 2Điều 82, điểmbkhoản6Điều89, điểmbkhoản4Điều 96của Luật này, gồm:

a) Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;nội dung yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; tài liệughi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá,đối với từng hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai theo quy định;

c) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;

d) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được xác định chứa nội dung bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

8. Chuyển nhượng thầutrong trường hợp sau:

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc đã dành cho nhà thầu phụ đặc biệtđãnêu trong hợp đồng;

b) Nhà thầuchuyển nhượngcho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầuchưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành chonhàthầu phụ đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận.

c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểmakhoản này;

d) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tạiđiểm bkhoản nàymà vượt mức tối đa giá trịcông việc dành chonhàthầu phụnêu trong hợp đồng.

9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưaxác định đượcnguồn vốntheoquy định tại khoản 3 Điều39của Luật này.

Điều 17. Hủy thầu

1. Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu:

a) Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b)Thay đổivềmục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi tronghồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định củaLuật này,quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;

d)Thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này dẫn đếnsai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư:

a) Tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

b) Thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời hạn thực hiệndự ánlàm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá tronghồ sơ mời thầuđã phát hành;

c) Hồ sơ mời thầu không tuân thủ quy định củaLuật này,quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án;

d)Thực hiện hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 16 của Luật này dẫn đếnsai lệch kết quả lựa chọn nhàđầu tư.

3. Hủy thầu được thực hiện trong thời gian từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến trước khi ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung đối với mua sắm tập trung.

4. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật dẫn đến hủy thầu theo quy định tại điểm c, d khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều này phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định củaĐiều 90 Luật này và ppluậtcó liên quan.

Điều 18. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

1.Khicó bằng chứng tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi vi phạmtại Điều 16 của Luật này,pháp luậtcó liên quandẫn đến không bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tưthì người có thẩm quyền thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây:

a) Đình chỉ cuộc thầu để tạm dừng các hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhằmkhắc phục ngay vi phạm đã xảy ra. Đình chỉ cuộc thầu được thực hiện trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cho đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

b) Không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, được thực hiện trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và quá trình thực hiện hợp đồng;

c) Xử lý vi phạm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 90 của Luật này.

2. Văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian khắc phục vi phạm về đấu thầu.

Điều 19. Yêu cầu đối với thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định

1. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để thực hiện một hoặc các công việc: lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

2. Tổ thẩm định gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với một hoặc các nội dung: kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

3. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu, dự án hoặc có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án.

 

CHƯƠNG II

HÌNH THỨC, PHƯƠNG THỨC

LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ

Mục1

HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 20. Các hình thức lựa chọn nhà thầu

1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Đấu thầu rộng rãi

b) Đấu thầu hạn chế

c) Chỉ định thầu

d) Chào hàng cạnh tranh

đ) Mua sắm trực tiếp

e) Tự thực hiện

g) Tham gia thực hiện của cộng đồng

h) Đàm phán giá

i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

2. Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 của Điều này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, được áp dụng phổ biến trên thế giới, Chính phủ quy định chi tiết về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của hệ thống mạng, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.

Điều 21. Đấu thầu rộng rãi

1.Đấu thầu rộng rãilà hình thức lựa chọn nhà thầu trong đókhông hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.

2. Đấu thầu rộng rãi phải được áp dụng đối với tất cả các gói thầu,trừ trường hợpáp dụngquy định tại các Điều22,23, 24,25, 26, 27, 28 và 29của Luật này.Người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thức đấu thầu trong trường hợp không đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do.

Điều 22. Đấu thầu hạn chế

1.Đấu thầu hạn chếlà hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu được mời tham dự thầu.

2.Đấu thầu hạn chế được áp dụng trongcáctrường hợpsau đây:

a) Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu;

b) Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu đấu thầu hạn chế là điều kiện ràng buộc để đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài.

Điều 23. Chỉ định thầu

1.Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a)Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia; Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng;

b)Gói thầu cung cấp dịch vụtư vấn,phi tư vấn, hàng hoá, xây lắp cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụtư vấn,phi tư vấn, thuốc, hóa chất,phương tiện,trang thiết bị y tế, xây lắp cần triển khai ngayđể phục vụcông tác phòng, chống dịch bệnh,cấp cứu người bệnhnhằmtránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân; Gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay.

d) Gói thầu cần thực hiệnđểbảovệbí mật nhà nước;

đ) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do cầnbảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyềnmà không thể mua được từ nhà thầu khác; Gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó hoặc từ hãng sản xuất, đại lý của hãng sản xuất do cầnbảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền với cáctrangthiết bị,máy móc,phần mềm, dịch vụ sẵn có hoặc do các điều kiện bảo hành củanhà thầu,hãng sản xuất mà không thể mua được từ nhà thầu khác, hãng sản xuất khác;

e) Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ, [bản quyền chương trình truyền hình].

g) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả củaphương ánkiến trúc trúng tuyển khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy địnhcủa pháp luật về xây dựng;gói thầu thi công xây dựng, phục chế tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình; thi tuyển ý tưởng, đồ án quy hoạch xây dựng;

h) Gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật,rà phá bom, mìn, vật nổ để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng;

i) Gói thầu chỉ có duy nhất một nhà thầu thực hiện được trên thị trường do yêu cầu về giải pháp, công nghệ;

k) Gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Nghị quyết của Quốc hội khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án;

l)Gói thầu thẩm định giá tài sản liên quan đến các vụ án hình sự cần thực hiện gấp theo yêu cầu của cơ quan điều tra;

m)Gói thầucung cấp dịch vụtư vấnthuộc dự án đầu tưcó giá gói thầutrong hạn mức không quá500 triệu đồng; gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợpthuộc dự án đầu tưcó giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng; gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầukhông quá 100 triệu đồng;

Trường hợp cần điều chỉnh hạn mức quy định tại điểm này để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

2.Đối với gói thầu quy định tạiđiểm a, b và c khoản1 Điều này, chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm việc chỉ định thầucho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệmđểthực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngàybắt đầu thực hiện góithầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầutheo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này.

Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.

3.Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i, k, l và mkhoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt đối với dự án, trừ gói thầu tư vấn phục vụ công tác chuẩn bị dự án;

b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

c) Đã được bố trí vốnđểthực hiện gói thầu;

d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.

4. Thời gian thực hiệnthủ tụcchỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.

5.Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản3Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các Điều21, 22, 24 và 25của Luật này thì khuyến khíchngười có thẩm quyền quyết địnháp dụng hình thức khácđểlựa chọn nhà thầu.

Điều 24. Chào hàng cạnh tranh                                                                                          

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản.

2. Gói thầu mua sắm hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng.

3. Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Điều 25. Mua sắm trực tiếp

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác và đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

b) Chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các loại hàng hóa thuộc gói thầu và khối lượng từng hạng mục công việc nhỏ hơn 130% so với khối lượng hạng mục tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, không bao gồm khối lượng của tùy chọn mua thêm (nếu có);

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

Điều 26. Tự thực hiện

1.Chủ đầu tưtrực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắmkhi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a)chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt độnghoặcngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;

b) Có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;

c)Có phương án khả thihuy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.

2. Chủ đầu tư trực tiếp tự thực hiện gói thầu hoặchoặcgiaođơn vị hạch toán phụ thuộc,phòng, ban thuộc tổ chứcđó thực hiện.

3. Tổ chức, đơn vịquy định tại khoản 2 Điều nàykhông được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân kháckhối lượng công việc có giá trị từ 10% trở lên hoặc trên 50 tỷ đồng tính trêngiá trị công việc quy định tạithỏa thuận giao việc.

Điều 27. Tham gia thực hiện của cộng đồng

Cộng đồng dân cư, tổ, nhóm thợđủ năng lựctại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp:

1. Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công mà nhà nước và nhân dân cùng làm.

2. Gói thầuxây lắp mà nhà nước và nhân dân cùng làm có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng.

Điều 28. Đàm phán giá

1. Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu:

a) Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;

b) Mua thuốc chỉ có 01 hoặc 02 nhà sản xuất.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá; quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.

Điều 29. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

1. Việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với các gói thầu không thể lựa chọn nhà thầu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật này trong các trường hợp sau:

a) Gói thầu mua sắm thuốc, vắc xin trong quá trình thử nghiệm, có yêu cầu đặc thù của nhà sản xuất về điều kiện mua, thanh toán, bảo lãnh, bảo đảm và điều kiện khác trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Gói thầu mua sắm thông qua các tổ chức quốc tế;

c) Gói thầu mang tính nghiệp vụ, hạn chế về nhà thầu cung cấp hoặc có tiến độ cần thực hiện gấp, thuộc dự toán mua sắm của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Gói thầu có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, biên giới lãnh thổ;

đ)Lựa chọn luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích cho Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế khi Việt Nam là bị đơn trong các vụ kiện quốc tế;

e)Gói thầuvề đào tạo chuyên sâu cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lậpdo các cơ sở đào tạo nước ngoài trực tiếp thực hiệntại nước ngoài;

g) Các gói thầu thực hiệnnhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, bao gồm: tuyên truyền docơ quan được giao kinh phí trực tiếp ký hp đồngthực hiệnvới các cơ quan báo chí; tổ chức các chương trình nghệ thuậtđặc biệt;hợp tác sản xuất phim;

h)Mua sắm các chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ chỉ do một cơ sở sản xuất; có giá bán thống nhất do Nhà nước quy định;

i) Trong trường hợp cấp bách, làm phát sinh các trường hợp khác không được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản này, Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ quốc hội cho phép mở rộng phạm vi áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

2. Thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà thầu, trong trường hợp đặc biệt:

a) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, quyết định và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với các trường hợp quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này.

[Đối với gói thầu của doanh nghiệp nhà nước quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước/Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp quyết định và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt].

3. Văn bản đề nghị phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt phải nêu rõ lý do không thể đáp ứng điều kiện về lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật này.

 

Mục2

HÌNH THỨC, PHƯƠNG THỨCLỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

 

Điều 30. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư

1. Đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các dự án đầu tư kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật này mà không hạn chế số lượng nhà đầu tư tham dự.

2. Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanhcó yêu cầucaovề kỹ thuật, công nghệ hoặccó tính đặc thùtheo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực mà chỉ có một số nhà đầu tư đáp ứng.

Điều 31. Phương thức lựa chọn nhà đầu tư

1.Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

a) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế lựa chọn nhà đầu tư;

b) Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

c) Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu.

2. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

a) Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có yêu cầu công trình kiến trúc có giá trị theo quy định của pháp luật về kiến trúc;

b) Nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

c) Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu đặc thù phát triển kinh tế, xã hội của ngành, vùng, địa phương nhưng chưa xác định được cụ thể tiêu chuẩn về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường.

Mục 3

PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 32. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật này;

b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;

c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

Điều 33. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn;

b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.

2. Nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

Điều 34. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp chưa xác định được chính xác các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, đầy đủ cho gói thầu ngay từ ban đầu.

2. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật không bao gồm giá dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu căn cứ thiết kế cơ sở hoặc thông số kỹ thuật của gói thầu. Nhà thầu được phép đề xuất phương án thay thế cho nội dung yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhưng phải chào thành phương án riêng cùng với phương án kỹ thuật chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu.Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuậtđáp ứng cơbản yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn mộtđược mời tham dự thầu giai đoạn hai.

3. Trong giai đoạn hai,quy trình lựa chọn nhà thầuđược thực hiện như sau:

a) Nhà thầu trong danh sách đạt yêu cầu giai đoạn một được mời vào làm rõ hồ sơ đề xuất về kỹ thuật. Nội dung làm rõ đề xuất về kỹ thuật bao gồm việc chủ đầu tư, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu điều chỉnh đề xuất về kỹ thuật giai đoạn một. Nhà thầu được đưa ra ý kiến góp ý về nội dung hồ sơ mời thầu;

b) Trên cơ sở nội dung làm rõ đề xuất về kỹ thuật với từng nhà thầu, hồ sơ mời thầu giai đoạn một được điều chỉnh, bổ sung về chỉ dẫn nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện hợp đồng vàcác nội dung khác để hình thành hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, kể cả các sai lệch về kỹ thuật của nhà thầu đã được chấp nhận, đề xuất trong phương án thay thế của nhà thầu đã được chấp nhận;

c) Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu, trên cơ sở nội dung điều chỉnh đề xuất về kỹ thuật giai đoạn một theo quy định tại điểm a khoản này. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu.

Điều 35. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ

1. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù màchưa xác định được chính xác các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, đầy đủ cho gói thầu ngay từ ban đầu.

2. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật không bao gồm giá dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu căn cứ thiết kế cơ sở hoặc thông số kỹ thuật của gói thầu. Nhà thầu được phép đề xuất phương án thay thế cho nội dung yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhưng phải chào thành phương án riêng cùng với phương án kỹ thuật chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu.Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuậtđáp ứng cơbản yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn mộtđược mời tham dự thầu giai đoạn hai.

3. Trong giai đoạn hai, quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện như sau:

a) Nhà thầu trong danh sách đạt yêu cầu giai đoạn một được mời vào làm rõ hồ sơ đề xuất về kỹ thuật. Nội dung làm rõ đề xuất về kỹ thuật bao gồm việc chủ đầu tư, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu điều chỉnh đề xuất về kỹ thuật giai đoạn một. Nhà thầu được đưa ra ý kiến góp ý về nội dung hồ sơ mời thầu;

b) Trên cơ sở nội dung làm rõ đề xuất về kỹ thuật với từng nhà thầu, hồ sơ mời thầu giai đoạn một được điều chỉnh, bổ sung về chỉ dẫn nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện hợp đồng vàcác nội dung khác để hình thành hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, kể cả các sai lệch về kỹ thuật của nhà thầu đã được chấp nhận, đề xuất trong phương án thay thế của nhà thầu đã được chấp nhận;

c) Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu. Hồ sơ đề xuất tài chính được chào tương ứng theo phương án đề xuất kỹ thuật chính của nhà thầu; trường hợp nhà thầu có chào phương án kỹ thuật thay thế thì phải gửi kèm theo phần đề xuất tài chính cho phương án thay thế này.Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

 

CHƯƠNG III

KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU

 

Điều 36. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án

1. Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án,chủ đầu tư hoặc cơ quan chuẩn bị dự án có thể trìnhngười có thẩm quyềnxem xét, quyết định việctổ chức lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

2. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi.

3. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầugồm nhữngnội dungchủ yếu sau:

a) Xem xét bối cảnh thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu;

b) Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án;

c) Phân tích thị trườngxác định các rủi ro trong đấu thầu;

d) Mục tiêu cụ thể củahoạt độngđấu thầu;

đ) Đề xuấtkế hoạchtổng thểthực hiệnlựa chọn nhàthầu cho dự ánbao gồm:phân chia dự án thành các gói thầu;hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu;loại hợp đồngcùng các nguyên tắc phân chia quản lý rủi ro;tiến độ thực hiệncác công việc chính,gói thầu;các nội dung khác cần lưu ý trong soạn thảo hồ sơ mời thầu, quản lý thực hiện hợp đồng.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 37. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm,kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

2. Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn một năm, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu.

3. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

4. Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).

5. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

Điều 38. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầuđối với dự án:

a) Quyết định phê duyệt dự án và các tài liệu có liên quan, trừ trường hợp đối với gói thầu cần thực hiện trước hoặc gói thầu đấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 của Luật này.Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

b) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các gói thầuđấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 của Luật này;

c)Dự án đã được giao kế hoạchđầu tư công trung hạn,trừ trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

d) Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án đối với các dự ánkhông thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

đ) Điều ước quốc tế đối với các dự án sử dụng vốnODA, vốn vay ưu đãi, trừ trường hợp đấu thầu trước quy định tại Điều 42 của luật này;

e) Các văn bản pháp lý liên quan.

2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toánmua sắm:

a) Tiêu chuẩn, định mứcsử dụng tài sản công,trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức(nếu có);

b) Dự toán mua sắm.

Điều 39. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu

1. Tên gói thầu:

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

2. Giá gói thầu:

a) Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giágói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếucầnthiết;

b) Đối với gói thầuchiaphần thì ghi rõgiá gói thầu vàgiá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu;

c) Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều này, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.

3. Nguồn vốn:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn đã được xác định hoặc phê duyệt. Trường hợp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãicủa nhà tài trợ nước ngoàithì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước. Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn một năm, nguồn vốn có thể được xác định trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.

4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:

a) Đối với mỗi gói thầu phảixác định cụ thểhình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nướchoặcquốc tế;áp dụnghoặckhông áp dụng đấu thầu qua mạng;

b) Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dungphù hợp vớikế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

5. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu:

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõthời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu và thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm.Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

6. Loại hợp đồng:

a) Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác địnhcụ thểloại hợp đồng theo quy định tại Điều64của Luật này để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng;

b) Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dungphù hợp vớikế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

7. Thời gian thực hiện gói thầu:

Thời gian thực hiện gói thầu được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu hoàn thành công trình, hàng hóa (bao gồm cả dịch vụ liên quan, nếu có), dịch vụ phi tư vấn, tư vấn. Thời gian thực hiện gói thầu được tính theo số ngày, số tuần, số tháng hoặc số năm, không bao gồm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo hành, thời gian giám sát tác giả đối với gói thầu tư vấn theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có).

8. Tùy chọn mua thêm (nếu có):

a)Tùy chọn mua thêm là khả năngchủ đầu tưmua bổ sung hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn của gói thầu ngoài khối lượng nêu trong hợp đồngthông qua ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng;

b) Trường hợp gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ khối lượng, số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm;

c) Tùy chọn mua thêmđược thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện:Nhà thầu đã trúng thầu thông quađấu thầu rộng rãi, đàm phán giá; khối lượngmua thêmkhông vượt30% của khối lượng hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng;có dự toán được phê duyệt đối với khối lượng mua thêm; đơn giá củahàng hóa, dịch vụ mua thêmkhông được vượt đơn giá của cáchàng hóa, dịch vụtương ứngtrong hợp đồng; tùy chọn mua thêm chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

Điều 40. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án

1.Hồ sơtrình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:

a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu;

c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều21,22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29của Luật này;

d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án;

e) Các nội dung liên quan khác.

2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

a) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

b) Chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầuđối với dự án không áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tạiđiểm c khoản này;

c) Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầutrong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tưcủagói thầuđấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 của Luật này hoặc gói thầucần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

3. Người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo khoản 2 Điều này tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều39của Luật nàytrước khi phê duyệt.

Điều 41. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm

1.Hồ sơtrình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:

a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc của các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu;

c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều21,22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29của Luật này;

d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và dkhoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt dự toán mua sắm;

e) Các nội dung liên quan khác.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm trình người có thẩm quyềnkế hoạch lựa chọn nhà thầu.

3. Người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo khoản 2 điều này tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều39của Luật nàytrước khi phê duyệt.

Điều 42. Đấu thầu trước

1.Trường hợp cần thiết để rút ngắn thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầuđối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi, chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự áncó thểthực hiện một hoặc một số công việc lựa chọn nhà thầu trước khi có quyết định phê duyệt dự án hoặc trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi.

Các hoạt động thực hiện trước gồm: lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, xác định danh sách ngắn.

2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu đấu thầu trước thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.

 

CHƯƠNGIV

QUY TRÌNH, THỦ TỤCLỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ

Mục 1

QUY TRÌNH, THỦ TỤCLỰA CHỌN NHÀ THẦU

 

Điều 43. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu

1. Quy trình, thủ tụclựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế gồm các bước sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;

d) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế và gói thầu hỗn hợp, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất.

đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý donhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);

e) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

2. Quy trình, thủ tụclựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:

a)Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng;

Đối vớitrường hợp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụngtheo quy trình rút gọn bao gồm các bướcsau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

3. Quy trình, thủ tụclựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh gồm các bước sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý donhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);

đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

4. Quy trình, thủ tụclựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp gồm các bước sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

5. Quy trình, thủ tụclựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện gồm các bước sau:

a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện, bao gồm dự thảo thỏa thuận giao việc;

b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện;

c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Ký kết thỏa thuận giao việc;quản lýviệcthực hiệngói thầu.

6. Lựa chọn tư vấn cá nhân được áp dụng khi công việc của gói thầu chỉ yêu cầu một hoặc một số chuyên gia có kinh nghiệm, năng lực thực hiện mà không cần sự tham gia của tổ chức, không yêu cầu các điều kiện để thực hiện công việc như đối với nhà thầu là tổ chức, gồm các bước sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;

d) Thương thảo hợp đồng;

đ) Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

e) Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

7. Quy trình, thủ tụclựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng gồm các bước sau:

a) Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;

b) Tổ chức lựa chọn;

c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;

d) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều nàyvà hồ sơ, quy trình, thủ tụclựa chọn nhà thầutrong trường hợp đặc biệt.

Điều 44. Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu

1. Hồ sơ mời thầugồm:

a) Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);

b) Bảng dữ liệuđấu thầu;

c) Tiêu chuẩn đánh giávề:tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;kỹ thuật;tài chính, thương mại;uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.

Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt.

d) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;

đ) Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật;

e) Điều kiện và biểu mẫuhợp đồng;

g) Các hồ sơ, bản vẽ và các nội dung khác (nếu có).

2. Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, thì hồ sơ mời thầu có thể quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.

3. Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

4. Trường hợp hồ sơ mời thầucó các nội dung vi phạm quy định tại khoản3 Điềunàythìcác nội dung này sẽ bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.

Điều 45. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu

1. Thời giantổ chứclựa chọn nhà thầu:

a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 09 ngàylàm việcđối với đấu thầu trong nước và 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;

b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế tối thiểu là 18 ngày đối với đấu thầu trong nước và 35 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu; trường hợp gói thầuxây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng,gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầutối thiểu là 09 ngàylàm việcđối với đấu thầu trong nước và 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế;

c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;

d) Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều23của Luật nàynhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thứcđấu thầu rộng rãi thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngàylàm việc;

đ) Việcsửa đổihồ sơ mời thầuđược thực hiệntối thiểu 10 ngàytrướcngày cóthời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng,gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Việc sửa đổihồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyểnđược thực hiệntối thiểu03 ngày làm việctrước ngày có thời điểm đóng thầu.

2. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầuđược phát hành đồng thời vớithông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu.

3.Đối với các công việc khác ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện trên cơ sở bảo đảm tiến độ của dự án, gói thầu.

Mục 2

QUY TRÌNH, THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 46. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư

1. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư:

a)Công bố dự án đầu tưvà thông báo mời quan tâm;

b) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư gồm: lập; thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu;

c) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư gồm: mời thầu; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút, thay thế hồ sơ dự thầu;

d) Đánh giá hồ sơ dự thầu gồm: mở thầu; kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;

đ) Trình, thẩm định, phê duyệt,công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; giải thích lý donhà đầu tư không trúng thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư (nếu có);

e) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 47. Công bố dự án đầu tư kinh doanh

1. Cơ quan có thẩm quyền công bố dự án đầu tư kinh doanhtrên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gialàm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.

2.Nội dung công bốdự án theo quy định tại khoản 1 Điều nàygồm:

a) Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);

b)Tên dự án; mục tiêu; quy mô đầu tư; vốn đầu tư;

c)Địa điểm thực hiện; hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, diện tích khu đất thực hiện dự án; mục đích sử dụng đất; các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt;

d)Thời hạn, tiến độ thực hiện; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn (nếu có);

đ)Tên bên mời thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư; thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

e) Yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư (nếu có);

g)Nội dungcó liên quankhác.

Điều 48.  Hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư

1. Hồ sơ mời thầu gồm:

a) Chỉ dẫn nhà đầu tư;

b) Bảng dữ liệuđấu thầu;

c)Nội dung kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;

d) Phương phápvà tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, phương án đầu tư kinh doanh, hiệu quả sử dụng đất hoặc hiệu quảđầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực;

đ) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;

e) Thông tin và yêu cầu thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;

g) Dự thảo hợp đồng, biểu mẫu hợp đồng;

h) Nội dung khác.

2.Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Điều 49. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư

1. Đối với đấu thầu trong nước, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 60 ngày,kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu đến ngày có thời điểm đóng thầu.

2. Đối với đấu thầu quốc tế, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là90 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu đến ngày có thời điểm đóng thầu.

3. Đối với các công việc khác ngoài quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, người có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệm quyết định thời gian trên cơ sở bảo đảm tiến độ thực hiện của dự án.

Mục3

ĐẤU THẦU QUA MẠNG

Điều 50. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng

1.Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình sau:

a) Từ ngày Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ;

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp khôngđấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều này.

2. Các nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:

a) Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

b) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu,hồ sơ yêu cầu;

c) Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu,hồ sơ đề xuất;

d) Mở thầu;

đ) Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu,hồ sơ đề xuất;

e) Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử;

g)Làm rõ các nội dung trong đấu thầu;

h) Hợp đồng điện tử;

i) Thanh toán điện tử.

3. Văn bản điện tử có giá trị pháp lý, làm cơ sở đối chiếu, so sánh, xác thực thông tin phục vụ công tác đánh giá, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân.

4. Các chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm: chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia,chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, tham dự thầu, ký kết hợp đồngvà các chi phí kháckhi đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Chính phủ quy định về: Kết nối, chia sẻ thông tin;kỹ thuật đấu thầu qua mạng phù hợp với tính năng của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; quy trình, thủ tục, chi phí đấu thầu qua mạng; lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng; những trường hợp khôngđấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Điều 51. Yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1. Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin.

2. Người sử dụng nhận biết được thời gian thực khi truy cập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là thời gian thực.

3.Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.

4. Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.

6. Các thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư được kết nối, chia sẻ từ Hệ thống quản lý đăng ký về doanh nghiệp, Hệ thống kê khai thuế điện tử và các Hệ thống khác. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống công nghệ thông tin khác để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu.

Điều 52. Trách nhiệm của tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1. Bảo đảm an toàn thông tin, bảo mật cơ sở dữ liệu của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

2. Bảo đảmtính toàn vẹn của các hồ sơ trên Hệ thốngmạng đấu thầu quốc gia, bao gồm cả việc ngăn chặn hành vi truy cập trái phép, hành vi thay thế hồ sơ bất hợp pháp.

3.Bảo đảm an toàn, an ninh bảo mậtcho người dùng và quản lý hồ sơ người dùng;bảo đảm Hệ thốngcó cơ chếghi lại thông tin và truy xuất nguồn gốc thông tintheo thời gian, hành động trên Hệ thống.

4. Xây dựng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đảm bảo tương thích với các hệ thống khác; giao diện thân thiện, đáp ứng tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

5.Quản trị rủi ro hệ thống.

6. Không được sử dụng các thông tin về dự án, gói thầu, nhà thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu và các thông tin khác trên Hệ thốngmạng đấu thầu quốc giađể  phục vụ cho các mục đích ngoài mục đích xây dựng, vận hành Hệ thốngmạng đấu thầu quốc gia.

7. Bảo đảm hệ thống phần cứng đáp ứng yêu cầu cầu triển khai các hoạt động đấu thầu.

8.Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

CHƯƠNG V

MUA SẮM TẬP TRUNG;MUA THUỐC, HÓA CHẤT, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ;CUNG CẤP SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG

Điều 53. Mua sắm tập trung

1. Mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 của Điều này.

2. Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung:

a) Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc, trang thiết bị y tế;

b) Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia, trừ danh mục Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại điểm a khoản này;

c) Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình.

3. Mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm để phòng chống dịch theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 của Luật này thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu.

4. Mua sắm tập trung được thực hiện ở cấp quốc gia,cấpb, cơ quan trung ương,địa phương, doanh nghiệp vàđược thực hiện theo một trong haicáchsau đây:

a) Đơn vị mua sắm tập trung tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;

b) Đơn vị mua sắm tập trung tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.

5. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với các đơn vị có nhu cầu.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 54. Thỏa thuận khung

1. Thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung là thỏa thuận có thời hạn không quá 36 tháng giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn đối với gói thầu không chia phần hoặc đối với một phần của gói thầu chia phần.

2. Nội dung thỏa thuận khung bao gồm các quy định và điều kiện để làm cơ sở cho việc mua sắm theo từng hợp đồng cụ thể.

3.Thời hạnápdụng thỏa thuận khung được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Tại thời điểm ký thỏa thuận khung, hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

4.Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vàothỏa thuận khung.

Điều 55. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế

1.Cơ sở y tế có thểlựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư, hóa chất và trang thiết bị y tế theo một trong các cách thức như sau:

a) Lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư, hóa chất và nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm cung cấp trang thiết bị y tế để sử dụng vật tư, hóa chất đó theo yêu cầu của chủ đầu tư; nhà thầu không chuyển giao quyền sở hữu, chỉ chuyển giao quyền sử dụng trang thiết bị y tế cho cơ sở y tế.

Thời hạn áp dụng quy định tại điểm này không quá 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

b) Lựa chọn nhà thầu theosố lượngdịch vụ kỹ thuật:

Nhà thầu cung cấpcho chủ đầu tư trangthiết bịy tế,hoá chất, vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế vàcác dịch vụ liên quan để vận hành trang thiết bịy tế theosố lượngdịch vụ kỹ thuậtmà chủ đầu tư, bên mời thầu yêu cầutrong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu,khôngcung cấpnhân công vận hànhtrangthiết bịy tế.

Nhà thầu chỉ chuyển giao quyền sử dụng, không chuyển giao quyền sở hữu trang thiết bị y tế cho chủ đầu tư.Giá gói thầu và giá dự thầu được xác định trên cơ sở số lượngdịch vụ kỹ thuậtdự kiến. Thời gianthực hiện hợp đồng không quá 05năm.

c)Lựa chọn nhà thầu cung cấp trang thiết bị y tế và vật tư, hóa chất: Nhà thầu chuyển giao quyền sở hữu trang thiết bị y tế và vật tư, hóa chất cho chủ đầu tư kể từ khi hợp đồng giữa các bên có hiệu lực;

d) Lựa chọn nhà thầu cung cấp trang thiết bị y tế. Nhà thầu chuyển giao quyền sở hữu trang thiết bị y tế cho chủ đầu tư kể từ khi hợp đồng giữa các bên có hiệu lực;

đ) Lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất để vận hành trang thiết bị y tế sẵn có.

2.Đối với việc mua thuốc không thuộc danh mục thanh toán bảo hiểm y tế, muavắc xinđểtiêm chủng theo hình thức dịch vụ,cơ sở y tế tự quyết địnhvềhình thức, quy trình, thủ tụclựa chọn nhà thầu.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 56. Ưu đãi trong mua thuốc

1. Việc ưu đãi trong mua thuốc được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Luật này. Đối với thuốc sản xuất trong nước được Bộ Y tế công bố đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào thuốc xuất xứ trong nước.

2. Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp.

Điều 57. Lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công

1.Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; tài nguyên và môi trường; giao thông vận tải; nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; xây dựng; lao động thương binh và xã hội; tư pháp và các lĩnh vực khác theo quy địnhpháp luật. Sản phẩm, dịch vụ công bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công.

2. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo quy định tại cácChương II, III, IV, V, VIVIIcủa Luật này.

3. Ngoài các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tạiChương II của Luật này, việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ.

 

CHƯƠNG VI

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU, HỒ SƠ ĐỀ XUẤT

XÉT DUYỆT TRÚNG THẦU

Mục 1

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU,HỒ SƠ ĐỀ XUẤTXÉT DUYỆT TRÚNG THẦUTRONG LỰA CHỌN NHÀ THẦU

 

Điều 58. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

1. Phương pháp giá thấp nhất:

a) Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu mà các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầuđáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

2. Phương pháp giá đánh giá:

a)Giá đánh giálà giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình, yếu tố thân thiện môi trườngvà các yếu tố khác. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấnvà gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc chào hàng cạnh tranh;

b) Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình, dịch vụ phi tư vấn;

c) Một hoặc các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, công suất, hiệu suất, kết quả thống kê, đánh giá việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó, gồm cả xem xét xuất xứ, đấu thầu bền vững và các yếu tố khác;

d) Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

a) Phương pháp này có thể áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông, bảo hiểm; gói thầu hàng hóa, xây lắp có đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao mà không áp dụng được phương pháp giá đánh giá và gói thầu cần xem xét trên cơ sở chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật và giá;

b) Điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm kỹ thuật và điểm giá. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.

4. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy định tại khoản 3 Điều này, sử dụng phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.

Điều 59. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

1. Phương pháp giá thấp nhất:

a) Phương pháp này được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, gói thầu tư vấn có quy trình thực hiện rõ ràng theo các tiêu chuẩn có sẵn;

b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

2. Phương pháp giá cố định:

a) Phương pháp này được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, phạm vi công việc được xác định chính xác, chi phí thực hiện gói thầu được xác định hợp lý, cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt giá gói thầu và có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất.

3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

a) Phương pháp này được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu;

b) Điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm kỹ thuật và điểm giá. Khi xây dựng điểm tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.

4. Phương pháp dựa trên kỹ thuật:

a) Phương pháp này được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù;

b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất, được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính, làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.

Điều 60. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

1. Nhà thầu tư vấn là tổ chức được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;

b) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Đối với phương pháp giá thấp nhất: có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất, đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng trọn gói, có giá dự thầu trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất; đối với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật: có điểm kỹ thuật cao nhất; đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: có điểm tổng hợp cao nhất;

d) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.

2. Nhà thầu tư vấn là cá nhân được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu;

b) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.

3. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu lý do nhà thầu không trúng thầu.

Điều 61. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

1. Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;

b) Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Có đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

d) Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;

đ) Đối với phương pháp giá thấp nhất:có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất; đối với phương pháp giá đánh giá: có giá đánh giá thấp nhất; đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: có điểm tổng hợp cao nhất;

e) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.

2. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu lý do nhà thầu không trúng thầu.

Mục 2

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦUXÉT DUYỆT TRÚNG THẦU TRONG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 62. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

1.Phương phápđánh giá lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước được áp dụng để đánh giá nhà đầu tư chào phương án thực hiện dự án đầu tư kinh doanh có hiệu quả sử dụng đất hoặc hiệu quả đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực cao nhất. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện thông qua tiêu chuẩn sau:

a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệmgồm: năng lực về tài chính, khả năng thu xếp vốn; kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự;

b) Tiêu chuẩn đánh giá phương án đầu tư kinh doanh, gồm tiêu chuẩn về:kỹ thuật, xã hội, môi trường;

c)Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực.

2. Phương pháp đánh giá theo tiêu chí cố địnhđược áp dụng đối với dự án có yêu cầu đặc thù theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực mà cần xác định tiêu chí cố định khi đánh giá hiệu quả đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực.Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện thông qua tiêu chuẩn sau:

a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá phương án đầu tư kinh doanh theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;

b)Tiêu chuẩn đánh giáhiệu quả đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu, thông qua việc cố định một trong các tiêu chí, gồm: giá dịch vụ, giá trị nộp ngân sách nhà nước hoặc tỷ lệ chia sẻ lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư.

3. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu được xây dựng theo thang điểm 100 hoặc 1.000. Điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm năng lực, kinh nghiệm, điểm phương án đầu tư kinh doanh và điểm hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tưngành. Nhà đầu tư đáp ứng điểm tối thiểu của từng tiêu chuẩn quy định tại khoản1 và khoản 2Điều này và có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.

4.Đối với dự án không áp dụng được phương pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét phương pháp khác và nguyên tắc xét duyệt trúng thầu tương ứng trong hồ sơ mời thầu trên cơ sở bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 63. Xét duyệt trúng thầu

1. Nhà đầu tưđược xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

b) Đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm;

c) Đáp ứng yêu cầu về phương án đầu tư kinh doanh;

d) Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư;

đ) Có điểm tổng hợp về năng lực, kinh nghiệm, phương án đầu tư kinh doanh và hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vựccao nhất.

2. Đối với nhà đầu tư không được lựa chọn, thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu lý do nhà đầu tư không trúng thầu.

 

CHƯƠNG VII

HỢP ĐỒNG

Mục 1

HỢP ĐỒNG VỚI NHÀ THẦU

Điều 64. Loại hợp đồng

1. Hợp đồng trọn gói

a) Hợp đồng trọn gói được áp dụngđối với gói thầu màtại thời điểm lựa chọn nhà thầu, phạm vi công việc, yêu cầu kỹ thuật, thời gian thực hiện gói thầu được xác định rõ, ít có khả năng thay đổi về khối lượng, yêu cầu kỹ thuật, các điều kiện không lường trước được;gói thầuchưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá nhưng các bên tham gia hợp đồng xác định được khả năng quản lý rủi ro, quản lý thay đổi phát sinh hoặc các tính chất, đặc điểm của sản phẩm đầu ra, bao gồm cả hợp đồng EPCvà hợp đồng chìa khóa trao tay;

b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu bao gồm chi phí dự phòng cho các yếu tố rủi ro về khối lượng công việc và trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng tương ứng với trách nhiệm quản lý rủi ro giao cho nhà thầu trong gói thầu. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro về khối lượng công việc và trượt giá có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tương ứng với trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện gói thầu;

c) Giáhợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng đối với phạm vi công việc, yêu cầu kỹ thuật và điều khoản quy định trong hợp đồng, trừ trường hợpbất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện dẫn đến giá hợp đồng thay đổi;

d) Việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không yêu cầu có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.

2. Hợp đồng theo đơn giá cố định

a) Hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụngđối với gói thầu màtại thời điểm lựa chọn nhà thầumà bản chất công việc đã xác định được rõ ràng nhưngchưa xác định được chính xác số lượng, khối lượng công việcthực tế phải hoàn thành. Giá hợp đồng ban đầu dựa trên số lượng, khối lượng công việc,đơn giá cố định theo hợp đồng và chi phí dự phòng cho số lượng, khối lượng công việc có thểphát sinhđược xác định theo quy định pháp luật;

b) Hợp đồng theo đơn giá cố định có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc được nghiệm thu và đơn giá cố địnhquy định tại hợp đồng.

3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

a)Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá, giá hợp đồng có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.Giá hợp đồng ban đầu dựa trên cơ sở số lượng, khối lượng công việc cần thiết với đơn giácơ sở theo hợp đồng và chi phí dự phòng cho số lượng, khối lượng công việc có thểphát sinh,chi phí dự phòng trượt giá.Hợpđồng phải có nội dung quy định phương pháp tính trượt giá và chi phí dự phòng trượt giá theo quy định của pháp luật;

b)Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc được nghiệm thuvà đơn giáquy định tạihợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh (nếu có).

4. Hợp đồng theo thời gian

Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng mà giá hợp đồng được tính trên cơ sở đơn giá cho đơn vị thời gian,mức lương đã thỏa thuận theo giờ, ngày, tuần hoặc tháng nêu trong hợp đồng và chi phí phát sinh hợp lý có thể bồi hoàn.

5. Hợp đồng theo chi phí cộng phí

Hợp đồng theo chi phí cộng phí được áp dụng đối với công việc, dịch vụ mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu chưa đủ cơ sở xác định phạm vi công việc, nhu cầu cần thiết về các yếu tố, chi phí đầu vào để thực hiện các công việc dự kiến của hợp đồng. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên thỏa thuận về chi phí quản lý, chi phí chung, lợi nhuận, phương pháp tính theo chi phí trực tiếp, phương pháp xác định chi phí trực tiếplàm căn cứđể tính toán chi phí trực tiếpvà các nội dung khác để thực hiện các công việc của hợp đồng.

6. Hợp đồng theo kết quả đầu ra

Hợp đồng theo kết quả đầu ra được áp dụngđối với công việc, dịch vụmà việc thanh toán căn cứ vào kết quả thực hiện hợp đồng được nghiệm thu về chất lượng, số lượng và các yếu tố khác.Hợp đồng phải nêu rõ yêu cầu cụ thể về số lượng, chất lượng đầu ra, biện pháp kiểm tra, đánh giá, xác định mức độ đáp ứng về chất lượng đầu ra, mức giảm trừ thanh toán, quy định về điều chỉnh giá (nếu có)và các nội dung khác để thực hiện hợp đồng.

7. Hợp đồng hỗn hợp

Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồngcó nội dungkết hợp các loại hợp đồngquy địnhtại các khoản 1, 2, 3, 4,5 và6 Điều này.Hợp đồng hỗn hợp phải quy định rõ phạm vi công việc áp dụngđối vớitừng loại hợp đồng tương ứng và các nội dung bổ sung, điều chỉnh liên quan khi áp dụng đồng thời nhiều loại hợp đồng đối với một nội dung công việc, dịch vụ. Việc thanh toán đối với hợp đồng hỗn hợp phải phù hợp với quy định thanh toán theo từng loại hợp đồng cho phạm vi công việc thực hiện.

Điều 65. Hồ sơ hợp đồng

1. Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Văn bản hợp đồng;

b) Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có);

c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:

a) Biên bản hoàn thiện hợp đồng;

b) Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;

c) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn;

d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

đ) Các tài liệu có liên quan.

Điều 66. Điều kiện ký kết hợp đồng

1. Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực. Đối với mua sắm tập trung, tại thời điểm ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung còn hiệu lực.

2. Tại thời điểm ký kết, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

Điều 67. Ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn

1. Sau khi nhà thầuđược lựa chọn, chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng; đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung, tất cả thành viên tham gia liên danh trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng hoặcthành viên liên danh ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng với đơn vị có nhu cầu mua sắm theo phân công tại thỏa thuận liên danh.

2. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều64của Luật này; đối với gói thầu mua sắm tập trung hoặc gói thầu chia thành nhiều phần, một gói thầu có thể thực hiện theo nhiều hợp đồng tương ứng với một hoặc một số phần. Trường hợp áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việc cụ thể.

3. Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt (nếu có) và giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ. Giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ không bao gồm khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 68. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1.Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc nộp Giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu.

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn; trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

3. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trướchoặc cùngthời điểm hợp đồng có hiệu lực.

4. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá hợp đồng.

5. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng.

6. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Điều 69. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng

1. Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng đã ký kết.

2. Bảo đảm trung thực, hợp tác và đúng pháp luật.

3.Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Điều 70. Sửa đổi hợp đồng

1. Sửa đổi hợp đồng là việc các bên ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng để sửa đổi, bổ sung một hoặc một số nội dung so với quy định trong hợp đồng đã ký.

Nội dung sửa đổi hợp đồngbao gồm:khối lượng, tiến độ, giá trong hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồngtrừ trường hợpquy định tại khoản5 Điềunày. Sửa đổi hợp đồng chỉ được áp dụng trong thời gian hợp đồng có hiệu lực; đối với sửa đổi về tiến độ, khối lượng, giá hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện gói thầu ghi trong hợp đồng, trừ trường hợp áp dụng tùy chọn mua thêm.

2. Sửa đổi hợp đồng có thể thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Khi pháp luật thay đổi làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp hợp đồng có thỏa thuận khác;

b) Trường hợp bất khả kháng hoặc hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật dân sự;

c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng mà không do lỗi của chủ đầu tư;

d)  Áp dụng tùy chọn mua thêm;

đ) Thay đổi tiến độ hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bênđượcđiều chỉnh các mốc thời gian hoàn thành các nội dung quy định cụ thể trong hợp đồng (sau đây gọi là điều chỉnh tiến độ hợp đồng) trong trường hợp sau đây:

a) Trường hợp bất khả kháng hoặc phát sinh các điều kiện bất lợi, cản trở nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng và không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

b) Thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, phạm vi cung cấp, thiết kế, giải pháp thi công chủ đạo, biện pháp cung cấp do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ hợp đồng;

c) Một hoặc các bên đề xuất các sáng kiến, cải tiến thực hiện hợp đồng mà cần thay đổi tiến độ nhằm mục đích mang lại lợi íchcao hơncho chủ đầu tư;

d) Việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, tạm dừng hợp đồng do lỗi của chủ đầu tư ảnh hưởng đến tiến độ hợp đồng mà không do lỗi của nhà thầu gây ra;

đ) Tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của chủ đầu tư, nhà thầu.

4. Khi sửa đổi hợp đồng làm thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng, vượt giá gói thầu (bao gồm dự phòng) được duyệt thì phải được người có thẩm quyền cho phép. Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phải bảo đảm khôngdẫn tớivượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt. Trường hợp dự án, dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phải bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt.

5. Các bên không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng đối với các trường hợp thay đổi giá hợp đồng, khối lượng và các nội dung khác đã được quy định trong hợp đồng khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không vượt giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp dự toán gói thầu được phê duyệt sau khi có kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì không vượt dự toán gói thầu;

b) Không vượt thời gian thực hiện gói thầu ghi trong hợp đồng;

c) Phương pháp, công thức, hạng mục và các nội dung cần thiết để điều chỉnh đã quy định trong hợp đồng.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Mục 2

HỢP ĐỒNG VỚI NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 71. Ký kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh

1.Điều kiện ký kết hợp đồng:

a)Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được lựa chọn còn hiệu lực;

b) Tại thời điểm ký kết, nhà đầu tư được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện dự ántheo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2. Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và biên bản đàm phán, hoàn thiện hợp đồng.

3. Cơ quan có thẩm quyềnhoặc bên mời thầu (trong trường hợp được ủy quyền)ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn. Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả các thành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng.

Điều 72. Hồ sơ hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh

1. Hồ sơ hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Văn bản hợp đồng;

b) Phụ lụchợp đồng (nếu có);

c)Biên bản đàmphánhợp đồng;

d) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được lựa chọn;

e) Hồ sơ mời thầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu;

g) Các tài liệu có liên quan.

Điều 73. Nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh

1. Hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Thông tin về các bên ký kết hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng;

b) Thông tin về dự án đầu tư kinh doanh, gồm: mục tiêu, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án; quy mô và tổng chi phí thực hiện dự án; điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác (nếu có); phương án, yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức xây dựng công trình phụ trợ (nếu có); bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường; trường hợp bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng;

c) Trách nhiệm thực hiện các thủ tục xin cấp phép theo quy định của pháp luật có liên quan; giao đất, cho thuê đất (nếu có); bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức xây dựng công trình phụ trợ (nếu có);

d) Nghĩa vụ của nhà đầu tư trong việc thực hiện các cam kết đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, thành lập doanh nghiệp để quản lý dự án (nếu có);

đ) Bảo đảm thực hiện hợp đồng; các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên;

e) Ưu đãi, bảo đảm đầu tư;

g) Pháp luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 74. Thời hạn hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh

1. Thời hạn hợp đồng dự án là khoảng thời gian thực hiện hợp đồng được xác định trong hợp đồng ký kết giữa các bên.

2. Thời hạn hợp đồng dự án được tính từ thời điểm hợp đồng dự án có hiệu lực cho đến khi nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ thực hiện các cam kết đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu và các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng dự án.

3. Thời hạn hợp đồng dự án (bao gồm thời gian điều chỉnh) phải phù hợp với thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Điều 75. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh

1. Nhà đầu tư được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án.

3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngàychấm dứt hợp đồng.Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

4. Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Điều 76. Sửa đổi hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh

1. Hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh được sửa đổitrong các trường hợp sau đây:

a) Khi dự án đầu tư thuộc trường hợp và đáp ứng điều kiện để điều chỉnhdự án, điều chỉnh chủ trương đầu tưtheo quy định của pháp luật về đầu tư;

b) Khi chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật được các bên thỏa thuận tại hợp đồng.

2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khitiến hành sửa đổi hợp đồng.Nhà đầu tư phải bảo đảm đáp ứng năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện dự án đầu tư sau khi điều chỉnh.

3. Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Việc chuyển nhượng phải được người có thẩm quyền chấp thuận;

b) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng phải đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện dự án đầu tư;

c) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng cam kết kế thừa toàn bộ các quyền, nghĩa vụ của bên chuyển nhượng theo quy định tại hợp đồng dự án.

 

CHƯƠNG VIII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Điều 77. Trách nhiệm của người có thẩm quyền

1. Phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật này.

2. Phê duyệt hoặc ủy quyền việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong trường hợp không áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

3. Tổ chức thực hiện thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong trường hợp không ủy quyền, phân cấp.

4.Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu,nhà đầu tư xử lý vi phạm về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

5.Huỷ thầu đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, cd khoản1 và các điểm b, c và d khoản 2Điều17 của Luật này.

6. Giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

7. Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng.

8. Đối với lựa chọn nhà thầu, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

a)Quyết định đầu tư hoặc quyết định việc mua sắm;

b) Điều chỉnh nhiệm vụ và thẩm quyền của chủ đầu tư trong trường hợp không đáp ứng quy định của pháp luật về đấu thầu và các yêu cầu của dự án, gói thầu;

c) Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại các khoản 4, 5 Điều này;

d) Có ý kiến đối với việc xử lý tình huống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Luật này.

9. Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoài quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

a)Quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;

b) Quyết định giao đơn vị làm bên mời thầu với nhân sự đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn nhà thầu tư vấn để thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu;

c) Phê duyệt hồ sơ mời thầu hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu;

d) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu;

e) Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn;

g) Yêu cầu bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại các khoản 4, 5 Điều này.

10. Giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

11. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 78. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Phê duyệt các nội dung sau:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, gói thầu đấu thầu trước; kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối vớidự án đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu; kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp được uỷ quyền, phân cấp;

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

d) Kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Tổ chức thực hiện thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu; quản lý thực hiện thỏa thuận khung đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung

4. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, chủ đầu tư phải tiến hành lựa chọn nhà thầu tư vấn để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

5. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.

6.Giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu.

7.Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

8. Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Luật này.

9. Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

10. Hủythầu đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản1Điều17 của Luậtnày.

11. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

12. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.

13. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 79 của Luật này.

14. Ngoài các trách nhiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều này, chủ đầu tư tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có trách nhiệm sau đây:

a) Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đấu thầu qua mạng;

b) Quản lý và không tiết lộ khóa bí mật của chứng thư số được cấp.Trường hợplàmmấtchứng thư số hoặc phát hiện chứng thư số bị sử dụng trái phép thì phải thông báo ngay cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để hủy bỏ và cấp mới chứng thư số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tổ chức đấu thầu;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi sử dụng chứng thư số của mình.

15. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 79. Trách nhiệm của bên mời thầu

1. Đối với lựa chọn nhà thầu:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; tổ chức đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

c) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

d) Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Thương thảo (nếu có) và hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu, quản lý thực hiện hợp đồng (nếu có);

e) Thương thảo (nếu có) và hoàn thiện thỏa thuận khung với nhà thầu, quản lý thực hiện thỏa thuận khung (nếu có) đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung;

g) Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

h) Cung cấp các thông tin cho Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

i) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo trách nhiệm được giao.

2. Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoài quy định tại các điểm g và h khoản 1 Điều này, bên mời thầu còn phải thực hiện trách nhiệm sau đây:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của Luật này;

b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

c) Yêu cầu nhà đầu tư làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ;

d) Trình duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; phê duyệt hồ sơ mời thầu trong trường hợp được ủy quyền;

đ) Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư; ký kết và quản lý hợp đồng với nhà đầu tư trong trường hợp được ủy quyền;

e) Hủy thầu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 của Luật này;

g) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Luật này;

h) Giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà đầu tư;

i) Báo cáo công tác đấu thầu hằng năm;

k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

3. Ngoài các trách nhiệm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên mời thầu tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có trách nhiệm quy định tại khoản 14 Điều 78 của Luật này.

4. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 80. Trách nhiệm của tổ chuyên gia

1. Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

2.Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

3. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

4. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 81. Trách nhiệm của tổ thẩm định

1.Thẩm định là việc kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với các nội dung: kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu,kế hoạch lựa chọn nhà thầu;hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật này.

2. Trách nhiệmcủatổ thẩm định:

a)Hoạt động độc lập,khách quankhi tiến hành thẩm định;

b)Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan;

c)Bảo mật các tài liệu trong quá trình thẩm định;

d)Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, người có thẩm quyền, chủ đầu tư về kết quả thẩm định;

e)Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 82. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu

1. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

3.Ngoài các trách nhiệm quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có trách nhiệm sau đây:

a) Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng;

b) Quản lý và không tiết lộ khóa bí mật của chứng thư số được cấp.Trường hợplàmmất chứng thư sốhoặc phát hiện có một bên thứ ba đang sử dụng chứng thư số của đơn vị mình thì phải tiến hành ngay việc thay đổi khóa bí mật chứng thư số, hủy bỏ chứng thư số theo hướng dẫn của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tham gia đấu thầu;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi sử dụng chứng thư số của mình.

4.Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

CHƯƠNG IX

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Mục 1

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU THẦU

Điều 83. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu

1. Ban hành, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu.

2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.

3. Quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước.

4. Theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo thẩm quyền, trách nhiệm quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.

Điều 84. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.

2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện trách nhiệm sau đây:

a) Phân cấp, ủy quyền các nội dung về đấu thầu quy định tại Điều77của Luật này đối với các dự án thuộc thẩm quyền;

b) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 85. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước theo quy định tại Điều 83của Luật này.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia vàsản phẩm báo chí vềđấu thầu;

b) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu, bao gồm kết quả thực hiện hợp đồng và chất lượng hàng hóa đã sử dụng;

c) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về đấu thầu;

d) Thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu tại Bộ, ngành, địa phương theo kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;

đ) Tổ chức việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết địnhđầu tưcủa Thủ tướng Chính phủ;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác vềquản lý hoạt độngđấu thầu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của Luật này,quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 86. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp

1.Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

a)Thực hiện quản lý công tác đấu thầutrong phạm vi quản lý;

b)Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;

c) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

d)Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về đấu thầu cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu;

đ)Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bộtrưởng,Thủ trưởngcơ quan ngang bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác thuộc Trung ương, Chủ tịchỦy ban nhân dân các cấpcó trách nhiệm sau:

a) Chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các dự án do mình quyết định đầu tư hoặc thuộc phạm vi quản lý;

b) Thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 77 của Luật này đối với dự án do mình quyết định đầu tư;

c) Thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 78 của Luật này đối với dự án do mình là chủ đầu tư;

d)Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 87. Thanh tra hoạt động đấu thầu

1.Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Luật này.

2.Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 88. Kiểm tra hoạt động đấu thầu

1. Kiểm tra hoạt động đấu thầu được tiến hành theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

2.Nội dungkiểm trahoạt động đấu thầu bao gồm một hoặc các hoạt độngsau: việc ban hành văn bản hướng dẫn,chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu; kiểm tra việc trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;chuẩn bị lựa chọnnhà thầu, nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; quản lý và thực hiệnhợp đồng;các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đấu thầu.

3.Phương thức kiểm tra: Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo phương thức kiểm tra trực tiếphoặcyêu cầu báo cáo bằng văn bản.

4. Trình tự, thủ tục kiểm tra theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất như sau:

a) Chuẩn bị kiểm tra bao gồm: Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; Xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết; trao đổi với đối tượng kiểm tra (nếu cần thiết);

b) Tổ chức kiểm tra;

c) Kết luận kiểm tra;

d) Theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra.

Điều 89. Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu

1.Ngườicó thẩm quyền, cơ quan quản lý về đấu thầuthực hiện công tác giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ theo quy định của Luật này.

2. Cơ quan quản lý về đấu thầu thuộc Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc giám sát, theo dõi thường xuyên hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trên địa bàn, lĩnh vực quản lý để kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm quy định của Luật này và các pháp luật có liên quan.

3.Người có thẩm quyềnthực hiệnviệc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với cácdự án, dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý.

4. Nội dung giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu, bao gồm một hoặc các nội dung sau:

a) Nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

c) Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

5. Trình tự, thủ tục giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền:

a) Chuẩn bị giám sát, theo dõi: Xác định gói thầu, nội dung, tổ chức thực hiện việc giám sát, theo dõi trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu tổng thể hoặc Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Công khai tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Thực hiện giám sát, theo dõi: Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát, theo dõi trao đổi trực tiếp có biên bản làm việc hoặc yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo bằng văn bản về các nội dung giám sát, theo dõi. Chủ đầu tư, bên mời thầu và tổ chức cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát, theo dõi;

c) Báo cáo kết quả giám sát: Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát, theo dõi báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định pháp luật về đấu thầu để có những biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm hiệu quả của quá trình lựa chọn nhà thầu.

6. Trách nhiệm của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:

a) Trung thực, khách quan; không gây phiền hà cho chủ đầu tư, bên mời thầu trong quá trình giám sát, theo dõi;

b) Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ quá trình giám sát, theo dõi;

c) Tiếp nhận thông tin phản ánh của nhà thầu và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu của gói thầu đang thực hiện giám sát, theo dõi;

d) Bảo mật thông tin theo quy định;

đ) Chịu trách nhiệm về kết quả giám sát, theo dõi của mình;

e) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

   Điều 90. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầuđối với các hành vi sau:

a) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này;

b) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm tại khoản 8 và khoản 9 Điều 16 của Luật này;

c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm tại khoản 6 và khoản 7 Điều 16 của Luật này.

3. Thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định như sau:

a) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương;

b) Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoản này.

4. Công khai xử lý vi phạm:

a) Quyết định xử lý vi phạm phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp;

b) Thông tin nhà thầu vi phạmphải được đăng tải trong Danh sách nhà thầu vi phạm trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

 

Mục 2

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ,

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Điều 91. Xử lý tình huống trong hoạt động đấu thầu

1.Trong trường hợpphát sinhtình huốngchưa được quy định cụ thể, rõ ràng, ngườicó thẩm quyền, chủ đầu tưquyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý tình huống theonguyên tắc sau đây:

a)Bảo đảmcạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;

b)Việc xử lý tình huốngcăn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.

2. Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu:

a) Đối với lựa chọn nhà thầu, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;

b) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 92. Khiếu nại, tố cáo và kiến nghị trong đấu thầu

1.Kiến nghị là việc nhà thầu, nhà đầu tư đề nghị xem xét lại vàcácvấn đềtrongquá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư,kết quả lựa chọn nhà thầu, khi thấy quyền, lợi íchhợp phápcủa mình bị ảnh hưởng.

2. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu được quyền chọn một trongcác biện pháp xử lý sau:

a)Kiến nghịtheo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Khởi kiện ra Tòa ántheo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

c) Khiếu nại, tố cáovề các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tưtheo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tưkhởi kiện,khiếu nại, tố cáo theo quy định tạiđiểm b và ckhoản2Điều này thì không thực hiện quy trình giải quyết kiến nghị theo quy định tại Điều94 và Điều 95của Luật này.

4.Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu, nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay.

5.Nhà thầu, nhà đầu tư quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị.

Điều 93. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị

1. Đối với các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, để được xem xét, giải quyết kiến nghị, nhà thầu, nhà đầu tư phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a)Đối với kiến nghị về nội dung hồ sơ mời thầu, đơn kiến nghị có thể của các tổ chức quan tâm đến gói thầu; Đối với các nội dung khác, đơn kiến nghịphảilà của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

b)Đơn kiến nghị phải có chữ ký, đóng dấu (nếu có)của ngườiđại điện hợp pháp của tổ chức, nhà thầu, nhà đầu tư gửi đơn hoặcđược ký số, gửi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

c)Nội dung kiến nghị chưa được nhà thầu, nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án;

d)Đơn kiến nghị được gửi đến đơn vị giải quyết kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều94 và khoản 1 Điều 95của Luật nàytrước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

2. Đối với kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, để được xem xét, giải quyết kiến nghị, nhà thầu, nhà đầu tư phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a)Đơn kiến nghị là của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

b)Đơn kiến nghị phải có chữ ký, đóng dấu (nếu có)của ngườiđại điện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu hoặcđược ký số, gửi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

c)Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà thầu, nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án;

d)Nội dungkiến nghị liên quan trực tiếp đến kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư có đơn kiến nghị;

đ)Chi phí giải quyết kiến nghị được nhà thầu, nhà đầu tư có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trựcgiúp việc cho Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là bộ phận thường trực)trước hoặc đồng thời với đơn kiến nghị;

e)Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư, người có thẩm quyền thông qua bộ phận thường trực trong thời gian quy định tạikhoản 2 Điều94của Luật này; nhà đầu tư phải gửi đơn kiến nghị đến bên mời thầu, người có thẩm quyền trong thời gian quy định tạikhoản 2 Điều95của Luật này.

3. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu, nhà đầu tưkhông đáp ứng điều kiện nêu tạikhoản 1 và khoản 2Điều này, người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị.

Điều 94. Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu

1.Giải quyết kiếnnghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu:

a) Nhà thầu gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư từ khi xảy ra sự việc đến trước khi kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

b) Chủ đầu tư phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu;

c) Trường hợp chủ đầu tư không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư;

d) Người có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu.

2.Giảiquyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu:

Nhà thầu chọn một trong hai quy trình kiến nghị như sau:

a) Nhà thầu gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Chủ đầu tư phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu.Trường hợp chủ đầu tư không có văn bản trả lời hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi đơn kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư. Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị;

b)Nhà thầu gửi đơn kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

3.Thời giangiải quyết kiến nghị quy định tạikhoản 1 vàkhoản 2 Điềunàyđược tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị hoặc ngày gửi đơn kiến nghị trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

4.Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ đơn kiến nghị của nhà thầu đề nghị người có thẩm quyền xem xét tạm dừngviệc ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, người có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừngviệc ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, trong đó xác định rõ thời gian tạm dừng.

5. Trong văn bản trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho nhà thầu phải có kết luận về nội dung kiến nghị; trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả(nếu có), đồng thờibộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà thầu có kiến nghị đã nộp cho Hội đồng tư vấn.Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là không đúng thì trong văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do.

6. Trường hợp nhà thầu không đồng ý với quyết định giải quyết kiến nghị của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, nhà thầu được khởi kiện ra Tòa án về quyết định này.

Điều 95. Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà đầu tư

1. Giảiquyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầutư:

a) Nhà đầu tư gửiđơnkiến nghị đến bên mời thầu từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

b) Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà đầu tư;

c) Trường hợp bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu;

d) Người có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đượcđơnkiến nghị của nhà đầu tư.

2.Giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư:

Nhà đầu tư chọn một trong hai quy trình kiến nghị như sau:

a) Nhà đầu tư gửiđơnkiến nghị đến bên mời thầu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư.Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà đầu tư. Trường hợp bên mời thầu không có văn bản trả lời hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửiđơnkiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu.Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị

b)Nhà đầu tư gửiđơnkiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư.Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

3.Thời giangiải quyết kiến nghị quy định tạikhoản 1 vàkhoản 2 Điềunàyđược tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị hoặc ngày gửi đơn kiến nghị trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

4.Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứđơnkiến nghị của nhà đầu tư đề nghị người có thẩm quyền xem xét tạm dừngviệc ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, người có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng việc ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, trong đó xác định rõ thời gian tạm dừng.

5. Trong văn bản trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho nhàđầu tư phải có kết luận về nội dung kiến nghị; trường hợp kiến nghị của nhàđầu tưđược kết luận là đúng phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả(nếu có), đồng thờibộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà đầu tư có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà đầu tư có kiến nghị đã nộp cho Hội đồng tư vấn.Trường hợp kiến nghị của nhàđầu tưđược kết luận là không đúng thì trong văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do.

6. Trường hợp nhà đầu tư không đồng ý với quyết định giải quyết kiến nghị của người có thẩm quyền, bên mời thầu, nhà đầu tư được khởi kiện ra Tòa án về quyết định này.

Điều 96. Nhiệm vụ, thành phần, hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị

1. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị gồm 3 cấp: cấp trung ương; cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn cấp Bộ); cấp địa phương. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Chủ tịch hội đồng tư vấn thành lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, nhà đầu tư.

2. Thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị và bộ phận thường trực củaChủ tịchHội đồng tư vấn

a) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu cần thiết) và các thành viên;

b)Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp Trung ương là đại diện có thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp Bộ là đại diện có thẩm quyền của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này; Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp địa phương đại diện có thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư;

c)Thành viên của Hội đồng tư vấngồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội nghề nghiệp liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quyết định (nếu cần thiết). Thành viên Hội đồng tư vấn không được là thân nhân (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) của người ký đơn kiến nghị, của các cá nhânthuộc tổ chuyên gia, tổ thẩm địnhvà của người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

d) Bộ phận thường trực củaChủ tịchHội đồng tư vấn là đơn vị được giao quản lý về hoạt động đấu thầu nhưng không gồm các cá nhânthuộc tổ chuyên gia, tổ thẩm định củagói thầu, dự áncó kiến nghị. Bộ phận thường trực thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu, nhà đầu tưcó kiến nghị nộp.

3. Nhiệm vụ của hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị:

a) Hội đồng tư vấn cấp Trung ương có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;

b) Hội đồng tư vấn cấp Bộ có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị đối với tất cả gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắmdoBộ trưởngquyết định đầu tư hoặc quản lý,đối với dự án đầu tư kinh doanh do Bộ trưởng là người có thẩm quyền,trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản này;

c) Hội đồng tư vấn cấp địa phương có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị đối với tất cả gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm hoặc dự án đầu tư kinh doanhtrên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ gói thầu quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

4. Hoạt động của Hội đồng tư vấngiải quyết kiến nghị:

a) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị hoạt động theo từng vụ việc, làm việc theo nguyên tắc tập thể, dân chủ và quyết định theo đa số. Từng thành viên làm việc theo nhóm hoặc độc lập, có quan điểm cá nhân (đồng ý hoặc không đồng ý), được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.Trường hợp phát hiện hồ sơ mời thầu đưa ra các điềukiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tưhoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, Hội đồng tư vấn có ý kiến tư vấn giải quyết kiến nghị trên cơ sở xem xét việc áp dụng khoản 4 Điều 44 củaLuật này, hủy thầu theo Điều 17 của Luật này, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tưtheo Điều 18 của Luật này;

b) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin của gói thầu các các thông tin liên quan khác để thực hiện nhiệm vụ;

c) Kết quả giải quyết kiến nghị được gửi đến người có thẩm quyền trong thời hạn20ngày đối với nhà thầuhoặc 30ngày đối với nhà đầu tư kể từ khi thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

Điều 97. Quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khikhởi kiện và được Tòa án thụ lý,các bên có quyền yêu cầu Tòa án tạm dừng ngay việc đóng thầu; phê duyệt danh sách ngắn; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng; thực hiện hợp đồng và các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 98. Quy định chuyển tiếp

1. Các gói thầulựa chọn nhà thầuđã phê duyệtvà phát hànhhồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục tổ chức lựa chọn danh sách ngắn, lựa chọn nhà thầu,ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

2. Cácdự án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanhđã phê duyệtvà phát hànhhồ sơ mời thầu trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục tổ chức lựa chọnnhà đầu tư,ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

3. Trường hợp hợp đồng cung cấp vật tư, hóa chất được ký kết trước ngày luật này có hiệu lực theo cách thức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 của luật này thì được tiếp tục thực hiện theo thời gian quy định của hợp đồng nhưng không quá 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 99. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày01tháng01năm2024, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đất đai năm 2013 được sửa đổi có hiệu lực thi hành.

Kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành đến ngày Luật Đất đai năm 2013 được sửa đổi có hiệu lực thi hành, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất thực hiện theo quy định tạiLuật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày  tháng  năm 2023.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi