Quyết định 45/2017/QĐ-UBND Lâm Đồng về cưỡng chế đất đai

thuộc tính Quyết định 45/2017/QĐ-UBND

Quyết định 45/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định về cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:45/2017/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành:21/09/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------
Số: 45/2017/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Lâm Đồng, ngày 21 tháng 9 năm 2017
 
QUYẾT ĐỊNH
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
----------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Website Chính phủ;
- Như Điều 3;
- Các đoàn thể cấp tỉnh;
- Đài PTTH Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử;
- Lưu: VT, ĐC, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt
 
VỀ CƯỠNG CHẾ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
 
 
 
Quy định này quy định về nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có hiệu lực thi hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện), Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã); các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ theo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành quyết định cưỡng chế theo Quy định này.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là quyết định do cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, bao gồm:
a) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Người bị cưỡng chế là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm phải thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành nhưng không tự giác thực hiện và bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
3. Đối tượng cưỡng chế là diện tích đất ghi trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Biện pháp cưỡng chế, bao gồm: buộc người bị cưỡng chế ra khỏi diện tích đất bị cưỡng chế; buộc tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc; buộc di dời tài sản, cây trồng, vật nuôi... nằm trong phạm vi diện tích đất bị cưỡng chế để trả lại cho người quản lý, sử dụng đất hợp pháp.
Căn cứ vào thực tế, người ra quyết định cưỡng chế có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp cưỡng chế.
Khi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành, các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quyết định theo pháp luật. Các cơ quan nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
1. Các nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (viết tắt là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (viết tắt là Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).
2. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình thực hiện cưỡng chế; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Các điều kiện được quy định tại Khoản 3 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).
2. Người được công nhận quyền quản lý, sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không thực hiện nghĩa vụ bàn giao đất theo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và tổ chức việc cưỡng chế theo quy định tại Khoản 4 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.
Thời hạn cưỡng chế không quá ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế, không bao gồm thời gian gửi, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế (theo Điều 12 Quy định này) và thời gian được phép giảm trừ (nếu có) quy định tại Khoản 4 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).
Trường hợp chưa tổ chức cưỡng chế hoặc việc cưỡng chế bị gián đoạn do trở ngại khách quan (thiên tai, do phát sinh những tình huống phức tạp,...) thì thời gian gặp trở ngại khách quan không tính vào thời hạn cưỡng chế.
Lực lượng Công an các huyện, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong suốt quá trình cưỡng chế.
Tuyệt đối không sử dụng vũ khí, không sử dụng lực lượng Quân đội tham gia cưỡng chế.
 
 
1. Khi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành mà các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tự giác thực hiện thì người được công nhận quyền quản lý, sử dụng đất gửi đơn và hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp đề nghị cưỡng chế.
Hồ sơ đề nghị cưỡng chế gồm:
- Đơn hoặc văn bản đề nghị cưỡng chế;
- Bản sao quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh người được công nhận quyền quản lý, sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ theo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
2. Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để thẩm định.
3. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển đến, Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định; thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cưỡng chế biết về tình trạng hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung các giấy tờ cần thiết.
Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc đã nhận đủ giấy tờ bổ túc hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu thập thông tin, phối hợp với Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có tranh chấp tổ chức vận động, thuyết phục các bên có liên quan tự giác thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Kết quả vận động, thuyết phục phải lập thành biên bản.
4. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vận động, thuyết phục, Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả vận động, thuyết phục và đề xuất ban hành hay không ban hành quyết định cưỡng chế.
1. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Phòng Tài nguyên và Môi trường kèm hồ sơ hợp lệ; nếu không đủ điều kiện ban hành quyết định cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do cho người đề nghị cưỡng chế biết; nếu đủ điều kiện thì ban hành quyết định cưỡng chế.
2. Quyết định cưỡng chế phải có các nội dung chủ yếu sau: căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế; họ tên, địa chỉ của người bị cưỡng chế; đối tượng, biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm cưỡng chế; kinh phí cưỡng chế; người tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan (Mẫu số 01).
1. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, Quyết định cưỡng chế phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt tập trung của thôn, tổ dân phố, khu dân cư nơi có đất tranh chấp. Việc niêm yết công khai quyết định cưỡng chế phải được lập thành biên bản.
2. Quyết định cưỡng chế phải gửi cho người bị cưỡng chế, người có quyền lợi, nghĩa vụ, người tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, các cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế để phối hợp thực hiện. Quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp cho người bị cưỡng chế hoặc qua đường bưu điện bằng hình thức bảo đảm.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà người bị cưỡng chế cố tình không nhận thì người có trách nhiệm giao quyết định lập biên bản, có xác nhận của chính quyền cấp xã nơi người bị cưỡng chế cư trú và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu đến lần thứ hai mà bị trả lại do người bị cưỡng chế cố tình không nhận hoặc có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì sau năm ngày kể từ ngày bưu điện chuyển lại kết quả báo không giao được quyết định thì được coi là quyết định đã giao.
Trường hợp không thể xác định được địa chỉ của người bị cưỡng chế thì Quyết định cưỡng chế được coi là đã giao cho người bị cưỡng chế sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày niêm yết công khai theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Sau khi có quyết định cưỡng chế, nếu các bên tranh chấp, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có thỏa thuận tự giải quyết mà nội dung thỏa thuận không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp xác nhận thì sao gửi văn bản thỏa thuận đó đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp để xem xét, quyết định đình chỉ việc cưỡng chế.
1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế (Mẫu số 02).
2. Quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế phải ghi rõ thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thực hiện cưỡng chế, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.
Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) và tính chất của từng vụ việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định số lượng, thành phần Ban thực hiện cưỡng chế.
1. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày thành lập, Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm thu thập thông tin, khảo sát hiện trạng, đánh giá tác động của việc cưỡng chế để xây dựng kế hoạch cưỡng chế, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Kế hoạch cưỡng chế phải có các nội dung chủ yếu sau: đối tượng, biện pháp, thời gian, địa điểm cưỡng chế; lực lượng tham gia, lực lượng hỗ trợ; phân công trách nhiệm, phương pháp tổ chức việc cưỡng chế; kinh phí thực hiện (Mẫu số 03).
1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Ban thực hiện cưỡng chế phối hợp với chính quyền địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị, đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã tổ chức tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân; vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế, người có nghĩa vụ liên quan chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
2. Nếu người bị cưỡng chế tự nguyện chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện, có chữ ký của các thành phần tham gia và chữ ký (hoặc điểm chỉ) của người bị cưỡng chế. Người bị cưỡng chế tự nguyện chấp hành phải thực hiện cam kết trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày lập biên bản.
3. Sau khi đã được vận động, thuyết phục mà người bị cưỡng chế vẫn không chấp hành; hoặc đã quá thời hạn ba (03) ngày theo cam kết mà người bị cưỡng chế không tự giác thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản vận động không thành. Chậm nhất là sau ba (03) ngày, kể từ ngày lập biên bản vận động không thành, Ban thực hiện cưỡng chế phải thông báo bằng văn bản việc cưỡng chế đến người bị cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông báo việc cưỡng chế phải có các nội dung chủ yếu sau: người bị cưỡng chế, đối tượng, biện pháp, thời gian, địa điểm cưỡng chế; các yêu cầu đối với người bị cưỡng chế.
4. Trường hợp không thể xác định được địa chỉ của người bị cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế niêm yết công khai thông báo cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và nơi sinh hoạt tập trung của thôn, tổ dân phố, khu dân cư nơi có đất tranh chấp. Thời gian niêm yết ít nhất là ba (03) ngày trước ngày thực hiện việc cưỡng chế.
1. Căn cứ quyết định cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế đã được phê duyệt, Ban thực hiện cưỡng chế phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành cưỡng chế tại thực địa.
Trước khi cưỡng chế, nếu người bị cưỡng chế tự nguyện thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Quy định này. Người tự nguyện thi hành phải thực hiện ngay nghĩa vụ của mình dưới sự giám sát của Ban thực hiện cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế cố tình vắng mặt hoặc có mặt nhưng không chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định cưỡng chế thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có mặt của đại diện chính quyền cấp xã và hai người chứng kiến.
2. Ban thực hiện cưỡng chế buộc người bị cưỡng chế, những người không có liên quan ra khỏi khu vực cưỡng chế. Nếu những người này không ra khỏi khu vực cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ ra khỏi khu vực cưỡng chế và tiến hành các biện pháp cưỡng chế.
3. Việc cưỡng chế phải được lập biên bản và ghi rõ: thời gian, địa điểm, đại diện Ban thực hiện cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền cấp xã và người chứng kiến; kết quả thực hiện. Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, đại diện chính quyền cấp xã và người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì phải ghi rõ việc đó vào biên bản.
Biên bản cưỡng chế giao cho người bị cưỡng chế một bản, người ra quyết định cưỡng chế giữ một bản, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan một bản, lưu hồ sơ một bản.
4. Ngay sau khi hoàn thành việc cưỡng chế tại thực địa, Ban thực hiện cưỡng chế, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền tiến hành đo đạc, cắm mốc và lập biên bản bàn giao diện tích đất bị cưỡng chế cho người quản lý, sử dụng đất hợp pháp. Biên bản bàn giao phải có chữ ký của đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, người nhận bàn giao đất và xác nhận của chính quyền cấp xã.
5. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc cưỡng chế tại thực địa, Ban thực hiện cưỡng chế họp đánh giá và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả cưỡng chế.
Báo cáo phải có các nội dung chủ yếu sau: tình hình chung (thuận lợi, khó khăn), quá trình cưỡng chế, kết quả cưỡng chế, bài học kinh nghiệm và kiến nghị (nếu có).
Nếu người bị cưỡng chế vắng mặt hoặc có mặt nhưng từ chối nhận tài sản có trên đất, không thuộc đối tượng cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản về việc từ chối nhận tài sản; biên bản phải ghi rõ chủng loại, số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản. Biên bản về việc từ chối nhận tài sản phải có chữ ký của đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế, người bị cưỡng chế, người chứng kiến; nếu người bị cưỡng chế có mặt nhưng từ chối ký thì việc đó phải được ghi vào biên bản.
Người bị cưỡng chế phải tự chịu trách nhiệm về thiệt hại, mất mát, hư hỏng xảy ra (nếu có) và tài sản đó được xử lý như sau:
1. Đối với tài sản bảo quản được:
a) Ban thực hiện cưỡng chế lựa chọn một trong những người sau đây quản lý tài sản: thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó; một trong những đồng sở hữu chung; tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản;
b) Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; đối với các tài sản là vật liệu nổ công nghiệp, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm thì tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành quản lý;
c) Khi giao bảo quản tài sản, Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: họ và tên người đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; chủng loại, số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; thời gian bảo quản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.
Đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt nhưng từ chối ký biên bản thì phải ghi việc đó vào biên bản.
Biên bản phải giao cho người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến mỗi người giữ một bản, một bản lưu hồ sơ.
d) Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản; nếu để tài sản bị mất, hư hỏng, đánh tráo hoặc bị hủy hoại thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
đ) Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày kết thúc việc cưỡng chế tại thực địa, Ban thực hiện cưỡng chế phải thông báo thời gian, địa điểm để chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhận tài sản. Đồng thời, thông báo về việc nhận tài sản phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị cưỡng chế.
Việc gửi, nhận, niêm yết công khai thông báo về việc nhận tài sản phải được lập thành biên bản.
2. Đối với tài sản không bảo quản được
Đối với tài sản không bảo quản được, dễ hư hỏng, hao hụt, mất mát (vật nuôi, thủy sản, hoa màu...) thì Ban thực hiện cưỡng chế chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính hoặc tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập để tổ chức bán ngay; chủ tài sản phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra (nếu có).
Việc bán tài sản không bảo quản được phải lập biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: thời gian, địa điểm, thành phần tham gia bán tài sản, người chứng kiến, đại diện chính quyền địa phương, tên người mua tài sản; tên, chủng loại, số lượng, chất lượng, tình trạng tài sản tại thời điểm bán; đơn giá của từng loại tài sản; giá trị thanh toán.
Số tiền thu được sau khi trừ chi phí mà tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quản lý tài sản hoặc người bị cưỡng chế (trong trường hợp tài sản đó thuộc quyền sở hữu, quản lý của người bị cưỡng chế) phải chịu theo Điểm c, Điểm d Điều 22 Quy định này phải gửi vào Kho bạc Nhà nước và thông báo cho tổ chức, cá nhân có tài sản đó biết để đến nhận.
1. Quá thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhận được thông báo về việc nhận tài sản hoặc thông báo được niêm yết công khai theo Điểm đ Khoản 1 Điều 18 Quy định này mà chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp không đến nhận tài sản thì Ban thực hiện việc cưỡng chế báo cáo, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc bán đấu giá tài sản.
2. Việc bán tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
3. Số tiền thu được sau khi trừ chi phí mà người bị cưỡng chế phải chịu theo Điểm c, Điểm d Điều 22 Quy định này phải gửi vào Kho bạc Nhà nước và thông báo cho tổ chức, cá nhân có tài sản đó biết để đến nhận.
4. Đối với tài sản không còn giá trị sử dụng thì Ban thực hiện cưỡng chế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng để tiêu hủy.
Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện các cơ quan có liên quan cùng cấp làm thành viên.
1. Việc tạm đình chỉ thi hành quyết định cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người ban hành quyết định cưỡng chế. Khi hết thời hạn tạm đình chỉ, Ban thực hiện cưỡng chế tiếp tục việc cưỡng chế.
2. Việc đình chỉ thi hành quyết định cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người ban hành quyết định cưỡng chế.
3. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ việc cưỡng chế phải gửi cho người đề nghị cưỡng chế, người bị cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Hồ sơ cưỡng chế gồm:
a) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành;
b) Đơn hoặc văn bản đề nghị cưỡng chế;
c) Quyết định cưỡng chế, quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế; Kế hoạch cưỡng chế;
d) Biên bản vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế; thông báo về việc cưỡng chế; biên bản tống đạt quyết định, thông báo cưỡng chế; biên bản niêm yết công khai quyết định cưỡng chế, thông báo cưỡng chế;
đ) Biên bản cưỡng chế; Biên bản về việc bàn giao tài sản để bảo quản; biên bản về việc định giá, bán tài sản; thông báo về việc nhận tài sản;
e) Các tài liệu ghi hình, ghi âm và các tài liệu khác (nếu có).
2. Các tài liệu trong hồ sơ cưỡng chế phải được đánh số thứ tự, lập bảng kê và được lưu trữ theo quy định.
1. Chi phí cưỡng chế được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương, bao gồm:
a) Chi phí thuê mướn nhân công thực hiện việc cưỡng chế;
b) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ;
c) Chi phí chuyên chở, thuê giữ hoặc bảo quản tài sản;
d) Chi phí thù lao cho các chuyên gia định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản;
đ) Chi phí thực tế khác (nếu có).
2. Các chi phí nêu tại Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1 Điều này do ngân sách cấp huyện bảo đảm. Người bị cưỡng chế chịu chi phí quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cưỡng chế tạm ứng ngân sách địa phương để thực hiện việc cưỡng chế. Kết thúc việc cưỡng chế, xử lý tài sản sau cưỡng chế, xử lý tài sản trong trường hợp bán đấu giá lập hồ sơ quyết toán theo quy định.
1. Người bị cưỡng chế có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện quyết định cưỡng chế, việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
 
 
1. Tổ chức phổ biến, tập huấn và hướng dẫn thực hiện Quy định này thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan rà soát, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời thay thế, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và trường hợp pháp luật có thay đổi.
Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tạm ứng ngân sách, lập hồ sơ thanh, quyết toán kinh phí thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Quy định này và các quy định khác của pháp luật để ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật.
1. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức vận động, thuyết phục các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
2. Tổ chức lực lượng của địa phương tham gia thực hiện cưỡng chế theo chỉ đạo của Ban thực hiện cưỡng chế.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế, cơ quan chủ trì thực hiện cưỡng chế để tổ chức việc cưỡng chế đảm bảo an toàn, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
Các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành mà đến thời điểm Quyết định này có hiệu lực pháp luật vẫn chưa được thực hiện, nay có đơn hoặc văn bản đề nghị cưỡng chế thì thực hiện cưỡng chế theo Quy định này./.
 

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THÀNH PHỐ

-------
Số: ……./QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……, ngày …. tháng ….. năm ……
 
QUYẾT ĐỊNH
---------------------
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN……..
 
 
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng    năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Quyết định số ……/2017/QĐ-UBND ngày.... tháng......năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Xét đơn đề nghị cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật của ông (bà), tổ chức ……………………………..;
Xét đề nghị của1 …….tại Báo cáo số ………., ngày... tháng.... năm……. về việc……..2;
Để bảo đảm thi hành Quyết định số ……../QĐ-……… ngày ... tháng ... năm ….. của………….. về việc giải quyết tranh chấp đất đai3;
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Tổ chức cưỡng chế thi hành Quyết định số ………./QĐ-….. ngày ... tháng ... năm…… của …….. về việc giải quyết tranh chấp đất đai4.
1. Tên tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế;
- Địa chỉ ………………………………………………………………………………………….;
- Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu, Hồ sơ pháp lý về tổ chức (quyết định, giấy chứng nhận……………… về việc thành lập tổ chức).
- Nghề nghiệp; lĩnh vực hoạt động …………………………………………………………….
2. Đối tượng, địa điểm cưỡng chế3 ……………………………………………………………
3. Biện pháp cưỡng chế6 ……………………………………………………………………….
4. Thời gian cưỡng chế là ……….ngày, kể từ ngày …………………………………………
5. Kinh phí cưỡng chế: ………………………………………………………………………….
6. Tổ chức/cá nhân bị cưỡng chế phải thực hiện Quyết định này7.
Điều 2. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Giao……………….. thực hiện việc…………………………………………………………8
2. Giao……………….. thực hiện việc…………………………………………………………8
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và được giao cho:
1. Tổ chức, cá nhân tại Điều 1 để chấp hành.
2. Giao9…………………………………….. để tổ chức thực hiện.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các cơ quan và tổ chức/cá nhân bị cưỡng chế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- ………………;
- ………………;
- Lưu: Hồ sơ.
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
______________
1. Ghi tên cơ quan phát hành báo cáo.
2. ghi trích yếu báo cáo.
3,4. Ghi số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật.
5. Ghi vị trí, diện tích đất mà các bên được công nhận quyền sử dụng, được ghi trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
6. Ghi biện pháp cụ thể: buộc người bị cưỡng chế ra khỏi diện tích đất bị cưỡng chế; buộc tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc; buộc di dời tài sản, cây trồng, vật nuôi... nằm trong phạm vi diện tích đất bị cưỡng chế. Căn cứ vào thực tế, người ra quyết định cưỡng chế có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp cưỡng chế.
7. Ghi tên tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế.
8. Ghi phân công trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
9. Ghi những địa chỉ cần giao để tổ chức thực hiện.
 

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THÀNH PHỐ

-------
Số: ………/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
….., ngày … tháng … năm …..
 
QUYẾT ĐỊNH
----------------------
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN……………
 
 
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng   năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Quyết định số ………/2017/QĐ-UBND ngày.... tháng......năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Triển khai Quyết định số ………., ngày .... tháng ….. năm .... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (huyện/thành phố) về việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai1;
Xét đề nghị của2…………… tại Báo cáo (hoặc Tờ trình số ………., ngày... tháng.... năm …. về việc thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai3,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (gọi tắt là Ban thực hiện cưỡng chế) gồm các ông (bà) có tên sau:
1. Ông/bà………………………………………………………: Trưởng ban;
2. Ông/bà………………………………………………………: Phó Trưởng ban;
3. Ông/bà………………………………………………………: Thành viên4
Điều 2. Nhiệm vụ của Ban thực hiện cưỡng chế
1. Xây dựng kế hoạch cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
2. Tổ chức thực hiện việc cưỡng chế sau khi được phê duyệt.
3. Báo cáo kết quả cưỡng chế theo quy định.
Ban cưỡng chế tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng, các ông (bà) có tên tại Điều 1, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức/cá nhân bị cưỡng chế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ……………….;
- ……………….;
- Lưu: Hồ sơ.
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
_______________
1. Ghi số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
2,3 . Ghi số Báo cáo/Tờ trình, cơ quan trình, trích yếu nội dung.
4. Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 (được bổ sung theo quy định tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai) và tính chất của vụ việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định số lượng, thành phần Ban thực hiện cưỡng chế cho phù hợp.
 

UBND HUYỆN/TP
BAN CƯỠNG CHẾ
(theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày ... tháng … năm của Chủ tịch UBND huyện/ thành phố)
-------
Số: …../KH-BCC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
….., ngày …. tháng ….. năm …..
 
 
KẾ HOẠCH
Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chp đất đai
 
 
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Quyết định số ……/2017/QĐ-UBND ngày.... tháng..... năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Căn cứ Quyết định số ………, ngày .... tháng …..năm .... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (huyện/thành phố) về việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai;
Căn cứ Quyết định số ………, ngày .... tháng …..năm .... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (huyện/thành phố) về việc thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai;
Ban cưỡng chế xây dựng Kế hoạch cưỡng chế thi hành Quyết định số …….., ngày .... tháng …. năm .... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (huyện/thành phố) về việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai/như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mc đích
...........................................................................................................................................
2. Yêu cầu
...........................................................................................................................................
II. ĐỐI TƯỢNG, BIỆN PHÁP, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM CƯỠNG CHẾ
1. Đối tượng cưỡng chế
Là diện tích đất (m2) mà các bên được công nhận quyền sử dụng, được ghi trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (ghi số quyết định) và ghi trong quyết định cưỡng chế (ghi số quyết định) thuộc thửa số, tờ bản đồ địa chính số, xã (phường, thị trấn), huyện (thành phố), tỉnh Lâm Đồng (nếu có thửa đất).
2. Biện pháp cưỡng chế
Buộc người bị cưỡng chế ra khỏi diện tích đất bị cưỡng chế; buộc tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc; buộc di dời tài sản, cây trồng, vật nuôi... nằm trong phạm vi diện tích đất bị cưỡng chế.
3. Thời gian cưỡng chế
Thời gian là ……..ngày, kể từ ngày....
4. Địa điểm cưỡng chế
Ghi địa điểm thôn/tổ dân phố, xã/phường/thị trấn, huyện/thành phố và vị trí thửa đất (nếu có).
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CƯỠNG CHẾ
Ghi nội dung các công việc cụ thể, thời gian tiến hành gắn với phân công trách nhiệm. Ví dụ:
1. Công tác tuyên truyền, vận động
- Nội dung công việc;
- Thời gian tiến hành;
- Lực lượng (người) phụ trách, người tham gia....;
- Kết quả thực hiện (gắn với việc thiết lập các biên bản, báo cáo tình hình thực hiện);
2. Tổ chức tiến hành cưỡng chế
- Đọc quyết định cưỡng chế;
- Yêu cầu những người không có trách nhiệm ra khỏi khu vực cưỡng chế;
- Tiến hành tháo dỡ, di chuyển tài sản ………………………………………………………..;
3. Những công việc sau khi tiến hành cưỡng chế
- Cắm mốc bàn giao diện tích đất;
- Xử lý tài sản sau khi thực hiện cưỡng chế
- Báo cáo kết quả cưỡng chế …….;
IV. DỰ KIẾN VÀ XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG PHÁT SINH
Dự kiến các tình huống phức tạp (về an ninh trật tự, về pháp luật) có thể phát sinh để có biện pháp xử lý cụ thể.
1. Xử lý đối với hành vi chống đối của người bị cưỡng chế
2. Xử lý đối với trường hợp phát hiện có thiếu sót trong xác định căn cứ, trình tự, thủ tục... cưỡng chế
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lực lượng cưỡng chế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Dự kiến số người tham gia;
- Trách nhiệm của các cơ quan trong việc bố trí lực lượng, triển khai phần việc được phân công ………………………………………………………..;
2. Điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện cuộc cưỡng chế
- Tài chính;
- Phương tiện (vận tải, thông tin liên lạc, các loại phương tiện khác phục vụ cho việc cưỡng chế).
- Những vấn đề khác (nếu có):
3. Kế hoạch này được gửi cho
- Các thành viên Ban cưỡng chế;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
 

PHÊ DUYỆT
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THÀNH PHỐ
(người ban hành quyết định cưỡng chế)

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
TRƯỞNG BAN
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ
 
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất