Quyết định 10/2018/QĐ-UBND Đồng Nai Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 10/2018/QĐ-UBND

Quyết định 10/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng NaiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:10/2018/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Quốc Hùng
Ngày ban hành:22/02/2018Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở

tải Quyết định 10/2018/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 10/2018/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 10/2018/QĐ-UBND PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2018/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 22 tháng 02 năm 2018

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đt đai;

Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đt;

Căn cứ Nghị định s 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hi đt;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phvề sa đi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Thông tư s37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Nghị quyết s 129/2014/NQ-HĐND ngày 26 tháng 9 năm 2014 của Hội đng nhân dân tnh về việc thông qua Đề án một số quy định đi với công tác bi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hi đt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;,

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1444/TTr-STNMT ngày 20/10/2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2018 và thay thế Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các quy định tại các quyết định có hiệu lực trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành mà có nội dung trái với quyết định này thì thực hiện theo quyết định này.
Điều 3. Xử lý một số vấn đề phát sinh khi ban hành Quyết định này
1. Trường hợp đã có quyết định thu hồi đất và có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã phê duyệt.
2. Trường hợp đã có quyết định thu hồi đất nhưng chưa có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 34 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ và theo quy định tại quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp và các Sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Viện KSND tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh;
- Các cơ quan báo, đài;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, TH, CNN, NC, KT, BTCD, ĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Quốc Hùng

QUY ĐỊNH

VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2018/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đng Nai)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Người sử dụng đất quy định tại Điều 5, Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Chương II
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
Điều 3. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Việc bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Nghị định số 47/2014/NĐ-CP); Điều 3, Thông tư số 37/2014/NĐ-CP); Điều 3, Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT). Về hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT. Trường hợp người có đất thu hồi không có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất nhưng thực tế đã có đầu tư vào đất thì người có đất thu hồi tự kê khai chi phí đã đầu tư vào đất (chi phí san lấp mặt bằng; chi phí tự cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh; chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất), tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường kiểm tra trước khi gửi hồ sơ cho Sở Tài chính thẩm định để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp người có đất thu hồi không kê khai được chi phí đã đầu tư vào đất thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại trước khi báo cáo Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Chi phí chi trả cho đơn vị tư vấn do chủ đầu tư chi trả và được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Điều 4. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở, nhà ở Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở thực hiện theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
Điều 5. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân Việc bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng thì được Nhà nước cho thuê đất để tiếp tục sản xuất kinh doanh tại vị trí mới phù hợp với quy hoạch; trường hợp không còn quỹ đất phù hợp để cho thuê thì được bồi thường bằng tiền đối với các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Điều 6. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất Việc bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
1. Về khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình được xác định như sau:
a) Trường hợp giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại dưới 50% (năm mươi phần trăm) giá trị xây dựng mới của nhà, công trình bằng (=) 30% (ba mươi phần trăm) giá trị hiện có của nhà, công trình đó, nhưng mức bồi thường không quá 60% (sáu mươi phần trăm) giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại;
b) Trường hợp giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại từ 50% (năm mươi phần trăm) đến dưới 75% (bảy mươi lăm phần trăm) giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình bằng (=) 20% (hai mươi phần trăm) giá trị hiện có của nhà công trình đó, nhưng mức bồi thường không quá 82% (tám mươi hai phần trăm) giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại;
c) Trường hợp giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại từ 75% (bảy mươi lăm phần trăm) giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành trở lên thì khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình bằng (=) 10% (mười phần trăm) giá trị hiện có của nhà, công trình đó, nhưng mức bồi thường không quá 100% (một trăm phần trăm) giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
2. Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường báo cáo Sở Xây dựng, cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
3. Đối với nhà ở, vật kiến trúc xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất, việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện như sau:
a) Đối với nhà ở, vật kiến trúc xây dựng trước ngày 01/7/2004 (không phân biệt xây dựng trên đất ở hay loại đất khác) được bồi thường 100% giá trị nhà ở, vật kiến trúc.
b) Đối với nhà ở, vật kiến trúc xây dựng từ ngày 01/7/2004 đến trước thời điểm Nhà nước công bố Thông báo thu hồi đất và không bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng, đất đai thì được bồi thường, hỗ trợ như sau:
Bồi thường 100% giá trị nhà ở, vật kiến trúc đối với trường hợp xây dựng trên đất ở (đối với khu vực không phải xin giấy phép xây dựng theo Pháp luật về xây dựng);
Hỗ trợ 100% giá trị nhà ở, vật kiến trúc đối với trường hợp xây dựng trên đất ở (đối với khu vực phải xin giấy phép xây dựng mà không xin phép theo Pháp luật về xây dựng);
Hỗ trợ 80% giá trị nhà ở, vật kiến trúc đối với trường hợp xây dựng trên đất khác.
4. Đối với nhà ở, vật kiến trúc xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất, việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp nhà ở, vật kiến trúc xây dựng trước ngày 01/7/2004 được hỗ trợ 70% giá trị bồi thường nhà ở, vật kiến trúc.
b) Đối với trường hợp nhà ở, vật kiến trúc xây dựng từ ngày 01/7/2004 đến trước thời điểm Nhà nước công bố Thông báo thu hồi đất được hỗ trợ 60% giá trị bồi thường nhà ở, vật kiến trúc.
5. Đối với trường hợp xây dựng nhà ở, vật kiến trúc xây dựng sau thời điểm Nhà nước công bố Thông báo thu hồi đất thì không được bồi thường, hỗ trợ nhà ở, vật kiến trúc xây dựng trên đất.
Điều 7. Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ Việc bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ thực hiện theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. Đối với trường hợp khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ mà không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất hoặc làm hạn chế khả năng sử dụng công trình kiến trúc thì UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa (sau đây gọi là UBND cấp huyện) báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại về đất cho phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể, trừ trường hợp được bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất đối với đất thuộc hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không theo quy định tại Chương III Quy định này.
Điều 8. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước Việc bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước quy định tại Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được thực hiện như sau: Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép; trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trong phần diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước thì được bồi thường toàn bộ chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp với mức bồi thường được tính bằng (=) chi phí thực tế tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp kèm theo hồ sơ, chứng từ chứng minh. Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ chứng minh chi phí tự cải tạo, sửa chữa nâng cấp thì người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước tự kê khai các khoản chi phí đó và nộp cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường kiểm tra trước khi gửi Sở Xây dựng thẩm định để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước không kê khai được chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định chi phí tự cải tạo, sửa chữa nâng cấp trước khi báo cáo Sở Xây dựng thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Chi phí chi trả cho đơn vị tư vấn do chủ đầu tư chi trả và được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Điều 9. Bồi thường về đất đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất Việc bồi thường về đất đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. Việc phân chia tiền bồi thường về đất cho những người có đồng quyền sử dụng đất được thực hiện theo thỏa thuận của những người đang sử dụng trên cùng thửa đất. Thỏa thuận phải được lập bằng văn bản và được UBND xã, phường thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) hoặc của tổ chức hành nghề công chứng chứng thực hoặc công chứng theo quy định. Trường hợp không thỏa thuận được thì việc phân chia giá trị quyền sử dụng đất được giải quyết theo quy định của luật dân sự và số tiền bồi thường tạm gửi vào Kho bạc Nhà nước.
Điều 10. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người thực hiện theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. Đối với trường hợp đất ở của hộ gia đình, cá nhân bị sạt lở, sụt lún toàn bộ diện tích thửa đất hoặc một phần diện tích thửa đất mà phần còn lại không còn khả năng tiếp tục sử dụng thì hộ gia đình, cá nhân đó được bố trí đất ở tái định cư tại khu (điểm) tái định cư tập trung theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh quy định.
Điều 11. Bồi thường về di chuyển mồ mả Việc bồi thường về di chuyển mồ mả thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. Đối việc di chuyển mồ mả không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thì người có trách nhiệm di chuyển mồ mả được bố trí đất và được bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp, cụ thể như sau:
1. UBND cấp huyện xem xét, bố trí đất để di chuyển mồ mả. Trường hợp người có trách nhiệm di chuyển mồ mả không nhận đất được bố trí để di chuyển mà tự di chuyển mồ mả thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường báo cáo Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định việc hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể.
2. Mức bồi thường cụ thể về chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp được áp dụng theo giá bồi thường về di chuyển mồ mả do UBND tỉnh quy định.
Điều 12. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
Việc bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 90 Luật Đất đai.
Về mức bồi thường cụ thể đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch được áp dụng theo quy định cụ thể về giá bồi thường vật nuôi là thủy sản do UBND tỉnh quy định.
Điều 13. Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất
Việc bồi thường chi phí di chuyển thực hiện theo quy định tại Điều 91 Luật Đất đai.
1. Đối với hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được bồi thường chi phí di chuyển như sau:
a) Bồi thường chi phí di chuyển trong phạm vi địa giới hành chính cấp huyện với mức bồi thường là 6.000.000 đồng/hộ.
b) Bồi thường chi phí di chuyển ngoài phạm vi địa giới hành chính cấp huyện với mức bồi thường là 8.000.000 đồng/hộ.
c) Bồi thường chi phí di chuyển ngoài phạm vi địa giới tỉnh Đồng Nai với mức bồi thường là 10.000.000 đồng/hộ.
d) Trường hợp cho thuê nhà để ở (có hợp đồng cho thuê nhà được cơ quan có thẩm quyền chứng thực) thì người cho thuê nhà được bồi thường chi phí di chuyển bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức bồi thường tương ứng được quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định chi phí tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt; xác định thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt vận hành thử trước khi báo cáo Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Chi phí chi trả cho đơn vị tư vấn do chủ đầu tư chi trả và được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Điều 14. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất Việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và tại Khoản 5, Điều 4, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ; một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1, Điều 19, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP như sau:
a) Trường hợp thu hồi dưới 30% (ba mươi phần trăm) diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì thực hiện hỗ trợ theo khoản 3, Điều 11, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Trường hợp thu hồi từ 30% (ba mươi phần trăm) đến 70% (bảy mươi phần trăm) diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng (sáu tháng) nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng (mười hai tháng) nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ trong thời gian 24 tháng (hai mươi bốn tháng).
c) Đối với trường hợp thu hồi trên 70% (bảy mươi phần trăm) diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng (mười hai tháng) nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng (hai mươi bốn tháng) nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng (ba mươi sáu tháng).
d) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
2. Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1, Điều 19, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền, với mức bằng (=) 30% (ba mươi phần trăm) một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 (ba) năm liền kề trước đó.
3. Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1, Điều 19, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thuê lao động theo hợp đồng lao động thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động, thời gian trợ cấp là 06 (sáu) tháng.
4. Việc chi trả tiền hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất được chi trả một lần cho người được hỗ trợ.
5. UBND cấp xã nơi có đất thu hồi căn cứ Điểm a, b, c và Điểm d Khoản 1, Điều 19, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất quy định tại điều này và xác nhận đối tượng được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm quy định tại Điều 15 của Quy định này.
Điều 15. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp - Việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại Khoản 1, Điều 20, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và Khoản 6, Điều 4, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ được thực hiện cụ thể như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng tiền, với mức hỗ trợ như sau:
a) Tại thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh; các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất; thị trấn Vĩnh An và các xã đồng bằng thuộc huyện Vĩnh Cửu; thị trấn Gia Ray thuộc huyện Xuân Lộc: Hỗ trợ bằng (=) 1,5 lần (một phẩy năm lần) giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của UBND tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129, Luật Đất đai;
b) Tại các địa bàn còn lại: Hỗ trợ bằng (=) 2 lần (hai lần) giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của UBND tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều, 129 Luật Đất đai.
2. Đối tượng được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm các trường hợp sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; giao đất lâm nghiệp khi thực hiện Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/ND-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
b) Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại Điểm a Khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản này nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được UBND cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp, có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó và có hợp đồng giao khoán sử dụng đất thì khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng tiền, với mức hỗ trợ bằng (=) 0,5 lần (không phẩy năm lần) giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của UBND tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129, Luật Đất đai.
Điều 16. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở Việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển cho ở chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất ở, phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư bằng (=) giá trị suất đầu tư hạ tầng của lô đất tái định cư tập trung, cụ thể như sau:
1. Giá trị suất đầu tư hạ tầng của lô đất tái định cư tập trung tại thành phố Biên Hòa là 200 triệu đồng (hai trăm triệu đồng);
2. Giá trị suất đầu tư hạ tầng của lô đất tái định cư tập trung tại các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, thị xã Long Khánh là 160 triệu đồng (một trăm sáu mươi triệu đồng);
3. Giá trị suất đầu tư hạ tầng của lô đất tái định cư tập trung tại các huyện còn lại là 130 triệu đồng (một trăm ba mươi triệu đồng).
Điều 17. Hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước Việc hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước quy định tại Điều 23, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển tài sản, với mức hỗ trợ bằng (=) mức bồi thường chi phí di chuyển quy định tại Điều 13 Quy định này.
Điều 18. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn Việc hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 24 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP mà đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ, với mức hỗ trợ bằng (=) 75% (bảy mươi lăm phần trăm) giá đất bồi thường; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Điều 19. Suất tái định cư tối thiểu Suất tái định cư tối thiểu thực hiện theo quy định tại Điều 27, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
1. Suất tái định cư tối thiểu quy định bằng đất ở, nhà ở thì giá trị suất tái định cư tối thiểu bằng (=) diện tích đất ở, nhà ở nhân (x) đơn giá đất ở, nhà ở do UBND tỉnh quyết định. Diện tích đất ở, nhà ở là 60m2 (sáu mươi mét vuông).
2. Suất tái định cư tối thiểu quy định bằng nhà ở (căn hộ chung cư) thì giá trị suất tái định cư tối thiểu bằng (=) diện tích căn hộ chung cư nhân (x) đơn giá xây dựng căn hộ do UBND tỉnh quyết định. Diện tích của căn hộ là 40m2 (bốn mươi mét vuông).
3. Suất tái định cư tối thiểu quy định bằng tiền thì giá trị suất tái định cư tối thiểu được xác định như sau:
a) Tại các phường của thành phố Biên Hòa là 300 triệu đồng (ba trăm triệu đồng);
b) Tại các xã của thành phố Biên Hòa, các phường của thị xã Long Khánh và thị trấn Trảng Bom, thị trấn Long Thành là 250 triệu đồng (hai trăm năm mươi triệu đồng);
c) Tại các thị trấn của các huyện còn lại, các xã của thị xã Long Khánh và các xã của các huyện Nhơn Trạch, Long Thành là 200 triệu đồng (hai trăm triệu đồng);
d) Tại các địa bàn còn lại là 150 triệu đồng (một trăm năm mươi triệu đồng).
Điều 20. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp do cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) đang sử dụng đất Việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp do cán bộ, công chức, viên chức đang sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT. Trường hợp hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) vừa có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình đó thì nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ bằng (=) mức hỗ trợ quy định tại Điều 14 và Khoản 1, Điều 15 Quy định này.
Chương III
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HẠN CHẾ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT, THIỆT HẠI TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT ĐỐI VỚI ĐẤT THUỘC HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN TRÊN KHÔNG
Điều 21. Bồi thường, hỗ trợ về nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220kV Việc bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220kV quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện (sau đây gọi là Nghị định số 14/2014/NĐ-CP) được thực hiện cụ thể như sau:
1. Đối với nhà ở, công trình bị thiệt hại của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220kV theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình bị thiệt hại được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau:
a) Nhà ở, công trình bị thiệt hại có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
Mức bồi thường, hỗ trợ bằng (=) 70% (bảy mươi phần trăm) giá trị nhà ở, công trình bị thiệt hại tính trên diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn tương đương do UBND tỉnh quy định.
b) Trường hợp nhà ở, công trình bị thiệt hại được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ tình hình thực tế của từng trường hợp cụ thể để báo cáo Sở Xây dựng đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định việc hỗ trợ.
2. Đối với nhà ở, công trình được xây dựng trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Trường hợp chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu tài sản được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng bằng (=) 30% (ba mươi phần trăm) giá trị nhà ở, công trình đối với phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, đồng thời được hỗ trợ chi phí cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình như sau: Nhà ở, công trình bị thiệt hại có kết cấu mái lợp và tường bao bằng vật liệu dễ cháy không đảm bảo an toàn để tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì được hỗ trợ để cải tạo bằng (=) 90% (chín mươi phần trăm) giá trị nhà dưới cấp 4 hạng 1 theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn tương đương do UBND tỉnh quy định. Nhà ở, công trình có kết cấu tường bao bằng vật liệu dễ cháy không đảm bảo an toàn để tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì được hỗ trợ để cải tạo bằng (=) 60% (sáu mươi phần trăm) giá trị nhà dưới cấp 4 hạng 1 theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn tương đương do UBND tỉnh quy định. Nhà ở, công trình có kết cấu mái lợp bằng vật liệu dễ cháy không đảm bảo an toàn để tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì được hỗ trợ để cải tạo bằng (=) 30% (ba mươi phần trăm) giá trị nhà dưới cấp 4 hạng 1 theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn tương đương do UBND tỉnh quy định.
b) Trường hợp phá dỡ một phần, phần còn lại vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ đầu tư lưới điện cao áp có trách nhiệm: Chi trả, bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn tương đương của nhà công trình trước khi bị phá dỡ hoặc bồi thường di dời nhà ở, công trình theo quyết định của UBND tỉnh. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ tình hình thực tế của từng trường hợp cụ thể để báo cáo Sở Xây dựng, cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định việc bồi thường chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình hoặc bồi thường di dời nhà ở, công trình.
c) Trường hợp nhà ở, công trình không thể cải tạo được để đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP, mà phải phá dỡ hoặc di dời thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 22. Bồi thường, hỗ trợ về đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220kV
1. Đối với đất nông nghiệp
a) Trường hợp đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220kV thì được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, với mức bồi thường bằng (=) 100% (một trăm phần trăm) giá bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp đó.
b) Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220kV thì được bồi thường với mức bằng (=) 60% (sáu mươi phần trăm) giá bồi thường khi thu hồi đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản đó.
c) Đối với đất nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220kV thì được bồi thường với mức bằng (=) 80% (tám mươi phần trăm) giá bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp đó.
2. Đối với đất phi nông nghiệp nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220kV thì được bồi thường với mức bằng (=) 80% (tám mươi phần trăm) giá bồi thường khi thu hồi đất phi nông nghiệp đó.
3. Trường hợp hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220kV chiếm dụng khoảng không trên 70% (bảy mươi phần trăm) diện tích thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Đối với đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220kV mà thuộc trường hợp không đủ điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ nguồn gốc, thời điểm, quá trình sử dụng đất để báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định việc hỗ trợ.
Điều 23. Bồi thường, hỗ trợ về nhà ở, công trình và đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp trên 220kV đến 500kV
1. Đối với nhà ở, công trình bị thiệt hại của hộ gia đình, cá nhân nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 500kV mà xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật thì được bồi thường toàn bộ giá trị phần diện tích xây dựng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn tương đương do UBND tỉnh quy định.
2. Đối với đất nông nghiệp nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 500kV thì được bồi thường với mức bằng mức bồi thường quy định tại Khoản 1, Điều 22 Quy định này.
3. Đối với đất phi nông nghiệp nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 500kV thì được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.
4. Trường hợp hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 500kV chiếm dụng khoảng không trên 70% (bảy mươi phần trăm) diện tích thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
5. Đối với đất và nhà ở, công trình bị thiệt hại của hộ gia đình, cá nhân nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 500kV mà thuộc trường hợp không đủ điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ nguồn gốc, thời điểm, quá trình sử dụng đất, tình hình thực tế của từng trường hợp cụ thể để báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định việc hỗ trợ.
6. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 500kV phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đường dây dẫn điện đi qua thì được bố trí tái định cư; được bồi thường chi phí di chuyển và hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Quy định này.
Điều 24. Bồi thường đối với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
1. Việc bồi thường đối với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thực hiện theo quy định tại Điều 23, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP.
a) Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong hành lang an toàn lưới điện, nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì được bồi thường cây trồng bị chặt.
b) Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong hành lang thuộc loại không phải chặt bỏ và cấm trồng quy định tại Khoản 3, Điều 12, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP hoặc cây ngoài hành lang có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì đơn vị quản lý vận hành có quyền kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho đường dây dẫn điện trên không và thực hiện bồi thường cây trồng bị chặt, tỉa.
c) Mức bồi thường đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện một (01) lần đối với một cây và bồi thường theo đơn giá bồi thường cây trồng do UBND tỉnh quy định.
2. Đối với vườn cây cao su của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Tổng Công ty Cao su Đồng Nai nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 500kV (nhưng không thu hồi đất) thì được hỗ trợ với mức bằng mức bồi thường vườn cây cao su theo quy định hiện hành của UBND tỉnh.
Chương IV
HỖ TRỢ KHÁC
Điều 25. Hỗ trợ đối tượng thuộc diện chính sách
1. Hộ bị thu hồi đất là gia đình liệt sĩ hoặc có người là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà bị thu hồi hết đất nông nghiệp hoặc bị thu hồi hết đất ở thì ngoài việc được hỗ trợ theo quy định còn được hưởng thêm khoản hỗ trợ dành cho những đối tượng thuộc diện chính sách, cụ thể như sau:
a) Hỗ trợ cho hộ bị thu hồi đất là gia đình liệt sỹ hoặc có người là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh hạng 1/4, bệnh binh hạng 1/3, người bị nhiễm chất độc da cam là 30.000.000 đồng/hộ (ba mươi triệu đồng trên một hộ).
b) Hỗ trợ cho hộ bị thu hồi đất có người là thương, bệnh binh có tỷ lệ thương tật từ 61% đến 80% là 15.000.000 đồng/hộ (mười lăm triệu đồng trên một hộ).
c) Hỗ trợ cho hộ bị thu hồi đất có người là thương, bệnh binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 60% là 10.000.000 đồng/hộ (mười triệu đồng trên một hộ).
2. Hộ bị thu hồi đất là gia đình liệt sỹ hoặc có người là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam thuộc đối tượng sản xuất kinh doanh nhỏ mà không còn mặt bằng sản xuất kinh doanh và bị thu hồi hết đất ở thì được hỗ trợ theo mức quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hộ nghèo theo quy định của Nhà nước, hộ dân tộc thiểu số (có giấy xác nhận của UBND cấp xã) thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà bị thu hồi hết đất nông nghiệp và bị thu hồi hết đất ở; thuộc đối tượng sản xuất kinh doanh nhỏ mà không còn mặt bằng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ 10.000.000 đồng/hộ (mười triệu đồng trên một hộ).
Điều 26. Hỗ trợ học phí
1. Đối tượng hỗ trợ là học sinh, học viên con em của các hộ gia đình thuộc diện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang theo học tại các trường mầm non, phổ thông, các trường (lớp) bổ túc văn hóa trên địa bàn tỉnh.
2. Chế độ hỗ trợ:
Được miễn học phí trong thời gian 02 (hai) năm học (18 tháng học); nếu thời gian bắt đầu miễn học phí không phải là tháng đầu tiên của năm học thì được xét miễn học phí trong năm học tiếp theo để đảm bảo đủ thời gian 18 tháng (mười tám tháng); riêng đối với trường hợp phải chuyển trường do tái định cư tại địa bàn khác thì ngoài việc được hỗ trợ miễn học phí còn được ưu tiên tiếp nhận vào các trường công lập tại địa bàn tái định cư.
Mức học phí được miễn là mức học phí của trường học mà học sinh đang theo học.
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ:
Nguồn kinh phí hỗ trợ do chủ đầu tư dự án hỗ trợ để thực hiện và được tính vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
4. Quy trình thực hiện:
a) UBND cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm lập danh sách học sinh con em thuộc diện tại định cư trên địa bàn và gửi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường. Danh sách gồm các nội dung: Tên học sinh, lớp đang học, tên trường đang học, họ tên chủ hộ, địa chỉ.
b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm tổng hợp danh sách học sinh thuộc diện hỗ trợ học phí để gửi phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện (đối với học sinh mầm non, trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với học sinh các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên) để thẩm định, xác định mức học phí được hỗ trợ.
c) Sau khi có ý kiến của các cơ quan thẩm định, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường đưa nội dung hỗ trợ học phí vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
d) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chuyển kinh phí hỗ trợ học phí cho các trường học; các trường học có trách nhiệm miễn học phí cho học sinh thuộc diện tái định cư.
Điều 27. Hỗ trợ dịch vụ y tế cho người thuộc diện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1. Đối tượng được hỗ trợ là những người thuộc các hộ gia đình được bố trí tái định cư do bị thu hồi đất và không phải là đối tượng đóng bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc được Nhà nước hỗ trợ 100% (một trăm phần trăm) tiền đóng bảo hiểm y tế.
2. Chế độ hỗ trợ:
a) Hỗ trợ dịch vụ khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện, mỗi cá nhân được cấp một thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện có giá trị sử dụng là 02 (hai) năm.
b) Mức phí đóng bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
c) Đối với các cá nhân đã đóng bảo hiểm y tế tự nguyện thì sẽ được cung cấp tiếp một thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện có giá trị là 02 (hai) năm sau khi thẻ cũ hết hạn.
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ do chủ đầu tư dự án hỗ trợ để thực hiện và được tính vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
4. Quy trình thực hiện:
a) UBND cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm lập danh sách, xác nhận các đối tượng thuộc diện tái định cư theo từng hộ gia đình, cá nhân. Đối với những người đã đóng bảo hiểm y tế tự nguyện thì lập danh sách riêng, kèm theo bản sao thẻ bảo hiểm y tế.
b) Căn cứ danh sách do UBND cấp xã nơi có đất thu hồi cung cấp, cơ quan bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa cấp phát thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện cho các đối tượng tái định cư theo nhóm đối tượng hộ gia đình, cá nhân (trước khi di chuyển).
c) Kinh phí hỗ trợ được chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa theo danh sách và số thẻ bảo hiểm y tế đã cấp phát.
Điều 28. Hỗ trợ tiền thuê nhà ở
1. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới được bố trí vào nhà ở tạm hoặc được hỗ trợ tiền thuê nhà ở như sau:
a) Đối với hộ có số nhân khẩu từ 06 (sáu) người trở xuống thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức quy định sau:
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở tại thành phố Biên Hòa là 4.000.000 đồng/hộ/tháng (bốn triệu đồng trên một hộ trên một tháng);
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở tại thị xã Long Khánh là 3.500.000 đồng/hộ/tháng (ba triệu năm trăm nghìn đồng trên một hộ trên một tháng);
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở tại các huyện là 3.000.000 đồng/hộ/tháng (ba triệu đồng trên một hộ trên một tháng).
b) Đối với hộ có số nhân khẩu nhiều hơn 06 (sáu) người thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản này, mỗi nhân khẩu tăng thêm (chỉ áp dụng đối với số nhân khẩu trong phạm vi là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em theo quan hệ huyết thống hoặc theo pháp luật) được hỗ trợ theo mức quy định sau.
Tại thành phố Biên Hòa là 500.000 đồng/tháng (năm trăm nghìn đồng trên một tháng);
Tại thị xã Long Khánh là 450.000 đồng/tháng (bốn trăm năm mươi nghìn đồng trên một tháng);
Tại các huyện là 400.000 đồng/tháng (bốn trăm nghìn đồng trên một tháng).
2. Thời gian hỗ trợ: Đối tượng được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì thời gian hỗ trợ là 05 (năm) tháng nếu được bồi thường bằng đất ở tái định cư; trường hợp được bồi thường bằng nhà ở tái định cư thì thời gian hỗ trợ là 01 (một) tháng.
3. Đối với trường hợp được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở bằng (=) mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này; thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà ở là 5 (năm) tháng.
4. Đối với trường hợp thu hồi đất ở mà bị giải tỏa từ 30% (ba mươi phần trăm) diện tích nhà ở trở lên, phải tạm di chuyển ra ngoài để chờ sửa chữa lại nhà thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở bằng (=) mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này; thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà ở là 03 (ba) tháng.
5. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi hết đất và thuộc trường hợp được bố trí chỗ ở do xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, xây dựng nhà trên đất người khác, xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường thì được hỗ trợ tiền thuê nhà bằng mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 của Điều này và không xác định số nhân khẩu. Thời gian được hỗ trợ được xác định theo Khoản 2 của Điều này
Điều 29. Hỗ trợ đối với trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm trước ngày 01 tháng 07 năm 2004
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do lấn, chiếm trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường nhưng được hỗ trợ về đất, cụ thể như sau:
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
a) Trường hợp sử dụng đất có nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) thì được hỗ trợ bằng (=) giá đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở; đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở thì được hỗ trợ bằng (=) 50% (năm mươi phần trăm) giá đất ở. Trường hợp sử dụng đất có nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ bằng (=) 50% (năm mươi phần trăm) giá đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở; đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở thì được hỗ trợ bằng (=) giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm;
b) Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ bằng (=) giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ bằng (=) 50% (năm mươi phần trăm) giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp;
c) Trường hợp sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì được hỗ trợ bằng (=) giá đất nông nghiệp cùng vị trí theo hiện trạng sử dụng đất ổn định đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi, nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129, Luật Đất đai.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2004
a) Trường hợp sử dụng đất có nhà ở từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ bằng (=) 50% (năm mươi phần trăm) giá đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở; đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở thì được hỗ trợ bằng (=) giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Trường hợp sử dụng đất có nhà ở từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ bằng (=) giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm;
b) Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ bằng (=) 50% (năm mươi phần trăm) giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ bằng (=) giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm;
c) Trường hợp sử dụng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng (=) giá đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng đất ổn định đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi, nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129, Luật Đất đai.
3. Đối với trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc do lấn, chiếm đất có nguồn gốc là đất quốc phòng:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ vào thời điểm sử dụng đất để xác định mức hỗ trợ tương ứng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Giá đất để hỗ trợ cho các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này là giá đất theo bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành.
Điều 30. Hỗ trợ khác do chủ đầu tư đề nghị
Ngoài các chính sách hỗ trợ được UBND tỉnh quy định, chủ đầu tư được đề nghị thêm các khoản hỗ trợ khác nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích của người có đất, có tài sản bị thu hồi trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật và được UBND tỉnh chấp thuận. Mức hỗ trợ cụ thể do chủ đầu tư đề nghị.
Các khoản hỗ trợ do chủ đầu tư tự nguyện đề nghị hỗ trợ thêm cho người có đất, tài sản bị thu hồi không được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước.
Điều 31. Thưởng cho đối tượng chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật về thu hồi đất
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng và bàn giao đất đúng thời gian quy định của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thì được thưởng, với mức thưởng được tính lũy tiến theo tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ như sau:
1. Trường hợp tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ dưới 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) thì mức thưởng là 1.000.000 đồng (một triệu đồng);
2. Trường hợp tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến dưới 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) thì mức thưởng là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng);
3. Trường hợp tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến dưới 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) thì mức thưởng là 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng);
4. Trường hợp tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ từ 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đến dưới 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) thì mức thưởng là 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng);
5. Trường hợp tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ từ 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) đến dưới 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) thì mức thưởng là 8.000.000 đồng (tám triệu đồng);
6. Trường hợp tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) đến dưới 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) thì mức thưởng là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng);
7. Trường hợp tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ từ 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) trở lên thì mức thưởng là 12.000.000 đồng (mười hai triệu đồng).
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 32. Trách nhiệm thực hiện
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa triển khai và thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh ngoài Quy định này, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản. Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý./.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi