Công văn 1326/BXD-QLN của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc

thuộc tính Công văn 1326/BXD-QLN

Công văn 1326/BXD-QLN của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1326/BXD-QLN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Trần Văn Sơn
Ngày ban hành:08/08/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG

----------------------

Số: 1326/BXD-QLN

V/v: hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại

giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2011

 

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước.

 

 

            Ngày 10 tháng 3 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 352/QĐ-TTg  về thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của một số doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 7 năm 2011 và giao Bộ Xây dựng hướng dẫn việc kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc. Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, Bộ Xây dựng hướng dẫn việc kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản là nhà, vật kiến trúc như sau:

1. Việc thực hiện kiểm kê, tổng hợp, gửi báo cáo, phê duyệt kết quả kiểm kê, đánh giá lại tài sản thực hiện theo Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 10/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 87/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01/7/2011 theo Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 10/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Nguyên tắc, phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản là nhà, vật kiến trúc

a) Về nguyên tắc đánh giá lại giá trị tài sản là nhà, vật kiến trúc phải có   cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và dễ áp dụng.

b) Phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản là nhà, vật kiến trúc

b.1) Giá trị n, vật kiến trúc tại thời điểm kiểm kê được xác định căn cứ vào tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc; giá xây dựng mới và khối lượng của nhà, vật kiến trúc đó. Công thức tính như sau:

Giá trị nhà, vật kiến trúc tại thời điểm kiểm kê

=

Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc

x

Giá nhà, vật kiến trúc xây dựng mới tại thời điểm kiểm kê

x

 

Khối lượng

 

Trong đó:

- Giá trị nhà, vật kiến trúc tại thời điểm kiểm kê tính bằng tiền Việt Nam đồng;

- Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc (%);

- Giá nhà, vật kiến trúc xây dựng mới tại thời điểm kiểm kê có thể áp dụng một trong các trường hợp sau để xác định:

+ Suất đầu tư do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc giá nhà, vật kiến trúc do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

+ Suất đầu tư do Bộ Xây dựng công bố có điều chỉnh cho phù hợp với từng địa phương, khu vực và thời điểm áp dụng;

+ Dựa trên cơ sở giá trị công trình theo sổ sách kế toán nhân (x) với chỉ số giá xây dựng công trình;

- Khối lượng: nếu là nhà thì tính theo m2 sử dụng; nếu là vật kiến trúc thì tính theo đơn vị tính là mét dài (m), mét khối (m3)… theo sổ sách kế toán.

b.2) Đối với nhà, vật kiến trúc mới sử dụng trong thời gian 3 năm thì giá trị nhà, vật kiến trúc tại thời điểm kiểm kê được lấy giá trị theo sổ sách kế toán.

3. Về phương pháp xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc

a) Phương pháp thống kê - kinh nghiệm

- Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc được xác định căn cứ vào thực trạng của nhà, vật kiến trúc; niên hạn sử dụng và thời gian đã sử dụng của nhà, vật kiến trúc đó. Ngoài ra, Hội đồng kiểm kê căn cứ vào niên hạn sử dụng của nhà, vật kiến trúc và nội dung cải tạo, nâng cấp để xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc cho phù hợp với thực tế.

- Khung thời gian sử dụng nhà cửa, vật kiến trúc (niên hạn sử dụng) phục vụ công tác kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc áp dụng Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính.

b) Phương pháp phân tích kinh tế - kỹ thuật

- Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc được xác định căn cứ vào tỷ lệ chất lượng còn lại của các kết cấu chính (nếu là nhà thì kết cấu chính gồm: móng, khung, cột, tường, nền, sàn, kết cấu đỡ mái và mái) tạo nên nhà đó và tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính đó so với tổng giá trị của nhà hoặc vật kiến trúc.

Công thức tính như sau:

 

 

 

 

Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc (%)

 

 

 

=

 

n

>

i =1

Tỷ lệ chất lượng còn lại của kết cấu chính thức i (%)

x

Tỷ lệ giá trị của kết cấu chính thứ i so với tổng giá trị của ngôi nhà hoặc vật kiến trúc(%)

Tổng tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính so với tổng giá trị của ngôi nhà hoặc vật kiến trúc (%)

Trong  đó:

i: số thứ tự của kết cấu chính

n: số các kết cấu chính.

- Tỷ lệ chất lượng còn lại của kết cấu chính do Hội đồng kiểm kê xác định căn cứ vào thiết kế ban đầu, thiết kế cải tạo, nâng cấp do cơ quan quản lý đã thực hiện và thực trạng của các kết cấu đó theo TCXDVN 373 : 2006 “Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà” được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2006/QĐ-BXD ngày 12 tháng 7 năm 2006 nhưng không được nhỏ hơn 20%.

- Tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính so với tổng giá trị của ngôi nhà hoặc vật kiến trúc tham khảo tại Phụ lục số 1 kèm theo văn bản này.

4. Tổ chức thực hiện

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc đối với các doanh nghiệp trực thuộc quản lý đảm bảo đúng quy định và thường xuyên kiểm tra giải quyết kịp thời những sai sót.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết kịp thời.                                                                                                       

 

 Nơi nhận:

- Như trên;

- Văn phòng Chính phủ;

- BT Trịnh Đình Dũng (để b/c);

- Các Thứ trưởng;                                                            

- Các Vụ: KHTC, KTXD; Cục GĐ;

- Lưu: VP, Cục QLN (5b).

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

(đã ký)

 

 

Trần Văn Sơn

 

Phụ lục số 1

BẢNG TỶ LỆ GIÁ TRỊ CỦA CÁC KẾT CẤU CHÍNH SO VỚI TỔNG

GIÁ TRỊ CỦA NGÔI NHÀ

 

Loại nhà

Tỷ lệ giá trị các kết cấu chính (%)

Móng

Khung cột

Tường

Nền, sàn

Kết cấu dỡ mái

Mái

2

3

4

5

6

7

8

 

       1. Nhà nhiều tầng

 

 

 

 

 

 

- 2 tầng lắp ghép tấm lớn bằng bê-tông xỉ than

8

_

13

16

13

6

- Từ 3 đến 5 tầng khung cột tường gạch

8

10

12

16

12

5

- Từ 6 tầng trở lên

18

15

12

16

10

5

 

       2. Nhà Biệt thự

 

 

 

 

 

 

- Biệt thự 1 tầng mái ngói

8

_

20

17

7

8

- Biệt thự 1 tầng mái bằng

8

_

18

16

_

16

- Biệt thự 2 tầng mái ngói

8

_

20

16

3

6

- Biệt thự 2 tầng mái bằng

8

_

18

16

_

14

 

  1. Nhà xây gạch

 

 

 

 

 

 

- 1 tầng cấp 4

10

_

18

5

9

17

- 1 tầng cấp 2-3

10

_

18

6

9

16

- 2 tầng mái ngói

10

_

18

13

6

10

- 2 tầng mái bằng

10

_

18

13

_

16

- 3 tầng mái ngói

10

_

16

15

4

11

- 3 tầng mái bằng

9

_

18

14

_

13

- 4 tầng mái ngói

10

_

18

16

3

10

- 4 tầng mái bằng

10

_

18

16

_

14

- 5 tầng mái bằng

10

_

18

17

_

12

 

 

Phụ lục số 2

TÍNH GIÁ TRỊ CỦA NHÀ DỰA TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CHẤT LƯỢNG CÒN LẠI THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

KINH TẾ- KỸ THUẬT

 

Ví dụ: Tính giá trị còn lại của nhà 1 tầng mái ngói, có diện tích sử dụng là 50 m2. Đơn giá xây dựng mới loại nhà này (do UBND cấp tỉnh ban hành có hiệu lực tại thời điểm kiểm kê) là 3.000.000 đồng/m2 sử dụng.

Giá trị còn lại của nhà nêu trong ví dụ trên được xác định theo các bước sau:

1. Khảo sát đánh giá chất lượng còn lại của từng kết cấu chính của nhà

Dựa vào thực trạng để xác định tỷ lệ chất lượng còn lại các kết cấu chính của nhà theo TCXDVN 373 : 2006 “Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà”. Ta có kết quả như sau:

TT

Kết cấu chính

Tỷ lệ chất lượng còn lại (%)

1

Móng

70

2

Tường

60

3

Nền, sàn

65

4

Kết cấu đỡ mái

75

5

Mái

60

2. Xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà

           = 64,4%

 

 
Dựa vào kết quả trên và tra bảng (Phụ lục số 2) để xác định tỷ lệ giá trị các kết cấu chính của nhà, ta có tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà như sau:

(70% x10%)+(60% x 18%)+(65% x 5%)+(75% x 9%)+(60% x 17%)

                    10% + 18% + 5% + 9% + 17%

3. Giá trị còn lại của nhà

 Giá trị còn lại của nhà = 64,4% x 3.000.000 đ/m2 x 50 m2

                                      = 96.610.170 đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất