Hướng dẫn người dân cách góp ý dự thảo Luật Đất đai

Sửa đổi Luật Đất đai đang là vấn đề được đông đảo người dân quan tâm. Đặc biệt, Nghị quyết mới nhất của Chính phủ cho phép người dân được đưa ra ý kiến để góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Dưới đây là hướng dẫn người dân cách góp ý dự thảo Luật Đất đai.

1. 9 nội dung trọng tâm của dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lấy ý kiến nhân dân

Nghị quyết 170 của Chính phủ nêu rõ các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư nước ngoài là một trong những đối tượng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Cũng theo Nghị quyết này, 09 nội dung trọng tâm được lấy ý kiến gồm:

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Phát triển quỹ đất;

- Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

- Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai;

- Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất;

- Chế độ quản lý, sử dụng các loại đất;

- Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực;

- Hộ gia đình sử dụng đất.

Ngoài ra, Nghị quyết còn đưa ra cụ thể các nội dung trọng tâm lấy ý kiến theo từng nhóm đối tượng. Trong đó, các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài lấy ý kiến về:

- Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

- Trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

- Về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa;

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

- Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Người dân cần lưu ý về những nội dung trong tâm nêu trên để thực hiện đánh giá, đưa ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

cách góp ý dự thảo Luật Đất đai
Hướng dẫn người dân cách góp ý dự thảo Luật Đất đai (Ảnh minh họa)

2. Hướng dẫn người dân cách góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

2.1 Thời gian lấy ý kiến góp ý dự thảo

Thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 03/01/2023 – 15/03/2023.

2.2 Hình thức góp ý dự thảo

- Góp ý trực tiếp bằng văn bản (bản giấy, thư điện tử):

  • Gửi ý kiến góp ý đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Ngoại giao (người lấy ý kiến là người Việt Nam định cư ở nước ngoài); hoặc
  • Gửi trực tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Địa chỉ: Số 10 Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội hoặc qua hộp thư điện tử: [email protected]

- Góp ý trực tiếp thông qua website: https://luatdatdai.monre.gov.vn/

- Góp ý thông qua:

  • Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin;
  • Các hình thức khác.

3. Hướng dẫn cách góp ý dự thảo Luật Đất đai qua Cổng thông tin điện tử Bộ TNMT

Dưới đây là các bước lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Bước 01: Truy cập website https://luatdatdai.monre.gov.vn/

Bước 02: Chọn " GÓP Ý LUẬT ĐẤT ĐAI"

Bước 2: Chọn các nội dung muốn góp ý

Bước 3: Nhập thông tin muốn góp ý

Bước 4: Chọn "Lưu góp ý" để lưu góp ý cho điều luật vừa chọn.

Bước 5: Sau khi đã góp ý xong các điều luật, chọn " Gửi tất cả góp ý"
Hướng dẫn người dân cách góp ý dự thảo Luật Đất đai

Bước 6: Nhập đầy đủ thông tin người góp ý dự thảo.

* Chú ý điền đúng thông tin số điện thoại và Email để hệ thống gửi thông tin xác minh
Hướng dẫn người dân cách góp ý dự thảo Luật Đất đai

Bước 7: Chọn gửi thông tin.

Sau đó, chờ hệ thống xác minh thông tin và gửi mã xác nhận về Số điện thoại hoặc Email.

Bước 8: Nhập mã xác minh đã được hệ thống gửi vào Số điện thoại hoặc Email.

>> Kết thúc góp ý.

Trên đây là Hướng dẫn người dân cách góp ý dự thảo Luật Đất đai. Mọi vấn đề còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 của LuatVietnam để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.