Báo cáo 313/BC-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ Vụ giáo viên năm 2008 và kế hoạch triển khai năm 2009

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Báo cáo 313/BC-BGDĐT

Báo cáo 313/BC-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ Vụ giáo viên năm 2008 và kế hoạch triển khai năm 2009
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:313/BC-BGDĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Phạm Vũ Luận
Ngày ban hành:14/03/2009Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-----------------

Số: 313/BC-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2009

 

 

BÁO CÁO

 

 

TỔNG KẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP HỌC

VÀ NHÀ CÔNG VỤ VỤ GIÁO VIÊN NĂM 2008

VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NĂM 2009

----------------------------

Kính gửi:Thủ tướng Chính phủ

 

 

Căn cứ Nghị quyết của Quốc Hội về việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho lĩnh vực giáo dục, Thủ t­ướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/2/2008 về phê duyệt Đề án Kiên cố hóa tr­ường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo với trách nhiệm là cơ quan quản lý, th­ường trực Đề án xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện Đề án năm 2008 và kế hoạch triển khai năm 2009 như sau:

Các Bộ ngành thực hiện nhiệm vụ được Thủ t­ướng Chính phủ giao tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/2/2008 và Quyết định số 288/2008/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về việc thành lập Ban chỉ đạo Đề án Kiên cố hóa tr­ường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, đã phối hợp chặt chẽ  triển khai chỉ đạo, ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Đề án, cụ thể là:

- Các Bộ, ngành đã phối hợp biên soạn tài liệu, sổ tay hướng dẫn và đã tổ chức hội nghị tậphuấn h­ướng dẫn các địa ph­ương triển khai, đảm bảo việc thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng của Đề án đư­ợc phê duyệt (hội nghị đã tổ chức tại 3 miền vào tháng 4 năm 2008).

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện:

+ Tổ chức nghiên cứu, quán triệt tinh thần và nội dung của Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg, thành lập Ban chỉ đạo Đề án và tiến hành thực hiện việc kiểm tra, rà soát danh mục phòng học và nhà công vụ giáo viên đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng của Đề án; Các nguyên tắc ưu tiên phân bổ vốn TPCP; Việc áp dụng mẫu thiễt kế do Bộ Xây dựng ban hành; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng và dành quỹ đất có địa điểm và mặt bằng thuận lợi để xây dựng trường học, nhà công vụ giáo viên; Việc thu thập, cung cấp và tổng hợp thông tin thực hiện việc báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương; Việc xác định giao chủ đầu tư có đội ngũ đủ năng lực, trình độ và khả năng thực hiện đề án và việc chủ động báo cáo Hội đồng nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam để kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án tại các địa phương (Văn bản số 2096/BGDĐT-KHTC ngày 14/3/2008).

+ Căn cứ đề nghị của một số tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long quá trình thực hiện có khó khăn về tổ chức đấu thầu, lựa chọn đơn vị thi công các công trình ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có ít đơnvị thi công tham gia dự thầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế chỉ định thầu kịp thời cho các dự án triển khai ở vùng khó khăn (Thủ t­ướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 202/2009/QĐ-TTg 10/2/2009 và văn bản số 229/TTg-KTN ngày 16/2/2009 ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương quyết định và chịu trách nhiệm về việc chỉ định thầu đối với các dự án có mức vốn d­ưới 5 tỷ đồng).

Triển khai cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn các địa phương về áp dụng hình thức chỉ định thầu thực hiện văn bản số 229/TTg-KTN (Văn bản số 3022/BGDĐT ngày 9/4/2009).

+ Hướng dẫn thực hiện công tác báo cáo tình hình và kết quả thực hiện đề án theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm và lập kế hoạch vốn đăng ký thực hiện đề án hàng năm (Văn bản số 9415/BGDĐT ngày 8/10/2008).

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản số 1153/BTNMT ngày 31/3/2008 về bảo đảm quỹ đất thực hiện Đề án.

- Phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng mẫu thiết kế phòng học và nhà công vụ giáo viên (văn bản số 24/BXD ngày 7/3/2008 và Quyết định số 13/QĐ-BXD ngày 23/10/2008).

- Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 46/TT-BTC ngày 6/6/2008 về hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn vốn thực hiện đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên.

I. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2008

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng cử các đoàn cán bộ kiểm tra tình hình thực hiện Đề án năm 2008 (từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009) tại 54 địa phương (một số địa phương kiểm tra lần thứ 2) và căn cứ báo cáo của các địa phương về tổng kết việc thực hiện Đề án năm 2008 và triển khai kế hoạch năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả thực hiện đến 12/5/2009 như sau:

1. Kết quả thực hiện năm 2008:

1.1. Nguồn vốn đầu tư: 5.086,6 tỷ đồng

a) Trái phiếu Chính phủ hỗ trợ năm 2008 là 3.775,6 tỷ đồng

Trong đó:

-Số vốn trái phiếu chính phủ các địa phương đã phê duyệt và phân bổ cho các dự án là 3.763,8 tỷ đồng, đạt 99,7% số vốn trái phiếu chính phủ hỗ trợ năm 2008.

- Số vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ năm 2008 đã giải ngân là 2.819,3 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 74,7%. (theo số liệu của KBNN Trung ương đến tháng  5/2009)

b) Các nguồn vốn huy động từ ngân sách địa phương và xã hội hóa: 1.311tỷ đồng, gồm:

- Huy động ngân sách địa phương: 888 tỷ đồng

- Huy động xã hội hóa: 423 tỷ đồng

1.2. Kế hoạch và số lượng phòng học và nhà công vụ thực hiện:

- Kế hoạch xây dựng phòng học là29.357phòng học, đã triển khai xây dựng 25.720 phòng học chiếm 87,6% so với kế hoạch, trong đó số hoàn thành đưa vào sử dụng là7.648đạt 26%.

- Kế hoạch xây dựng nhà công vụ là9.726phòng, đã triển khai xây dựng 8.944 phòng học chiếm 92% so với kế hoạch, trong đó số hoàn thành đưa vào sử dụng là 3.228đạt 33 %.

 

Tổng hợp tiến độ và kết quả thực hiện năm 2008

 

Kế hoạch

năm 2008

Số phòng học thực hiện

Số phòng công vụ giáo viên

thực hiện

Phòng học

Nhà công vụ GV

Số phòng hoàn thành

Số phòng đang XD

Đang làm thủ tục

Tỷ lệ số phòng đã XD

Số phòng hoàn thành

Số phòng đang XD

Đang làm thủ tục

Tỷ lệ số phòng đã XD

29,357

9,726

7,648

18,072

3,637

87.6%

3,228

5,716

782

92.%0

 

 

26.1%

61.6%

12.4%

 

33.2%

58.8%

8.0%

 

 

 

2. Đánh giá kết quả thực hiện năm 2008.

2.1. Về tổ chức triển khai và chỉ đạo tại các địa phương.

a) Một số địa phương tổ chức triển khai thành lập Ban chỉ đạo chậm, dẫn đến các bước tổ chức thực hiện Đề án tiếp theo như việc rà soát danh mục, phê duyệt và phân bổ vốn 2008 rất chậm, có tỉnh đến tháng 10 mới phê duyệt xong, kéo theo là chậm triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng. Kết quả chung về tiến độ cả nước hiện còn 12,4% phòng học và 8% nhà công vụ giáo viên thuộc kế hoạch năm 2008, đến nay ở một số địa phương vẫn chưa xong thủ tục để khởi công xây dựng. Một số tỉnh, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và ban Chỉ đạo Trung ương đã phải trực tiếp làm việc với lãnh đạo tỉnh để đốn đốc việc thực hiện.

b) Khó khăn vướng mắc chung:

- Năm 2008, năm đầu triển khai thực hiện Đề án, các địa phương phải tổ chức thực hiện các bước chuẩn bị như: Thành lập Ban chỉ đạo các cấp, tổ chức kiểm tra, rà soát lại danh mục và số lượng phòng học, nhà công vụ giáo viên cần xây dựng; Xây dựng kế hoạch triển khai cả giai đoạn 2008-2012, thông qua HĐND và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt; Tổ chức huy động các nguồn vốn của địa phương, ...; Triển khai Đề án trong năm 2008 thực tế về thời gian chỉ có khoảng 6 tháng.

- Thủ tục đầu tư xây dựng phải thực hiện theo đúng trình tự quy định, mất nhiều thời gian chuẩn bị và trình duyệt. Đây cũng là một trong những khó khăn và lúng túng của một số địa phương trong quá trình thực hiện.

- Đề án được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn (trong đó nguồn vốn trái phiếu Chính phủ chỉ là hỗ trợ), các tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, việc huy động các nguồn vốn đối ứng của địa phương thực sự là vấn đề rất khó khăn.

- Đề án triển khai đồng thời trên phạm vi rộng, với quy mô lớn, nhiều địa phương thiếu đơn vị tư vấn làm các thủ tục đầu tư và đơn vị thi công có đủ năng lực về tài chính và cán bộ kỹ thuật (đặc biệt là cán bộ kỹ thuật làm nhiệm vụ giám sát thi công). Các đơn vị thi công không tích cực tham gia dự thầu các công trình ở các xã vùng sâu, vùng xa do điều kiện thi công khó khăn.

2.2. Về triển khai cụ thể.

a) Một số địa phương chưa quán triệt thực hiện đúng nội dung Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ về:

- Chưa thực hiện hết trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra, rà soát và hướng dẫn các huyện thực hiện tự kiểm tra, rà soát danh mục đảm bảo thực hiện đúng tiêu chí về đối tượng, mục tiêu của đề án (Qua kiểm tra thực tế, một số địa phương đầu tư không đúng danh mục, mục tiêu Đề án).

- Việc giải phóng mặt bằng và kinh phí đền bù đất đai để thực hiện đầu tư thuộc trách nhiệm của địa phương, song một số địa phương còn lúng túng khi triển khai thực hiện.

- Việc áp dụng mẫu thiết kế của một số địa phương chưa quán triệt đầy đủ các yêu cầu của Đề án là xây dựng kiên cố, bền vững; Một số địa phương phân bổ vốn cho dự án theo suất đầu tư không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 96/TB-VPCP ngày 17/4/2008 về phân cấp quản lý nhà nước thực hiện đề án và văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.3. Kết quả thực hiện cụ thể.

a) Các địa phương thực hiện tốt kế hoạch Đề án năm 2008:

Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Thuận, Sóc Trăng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Tiền Giang thực hiện kế hoạch năm 2008 đạt  tiến độ khối lượng công trình phòng học và nhà công vụ giáo viên đã triển khai xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng cơ bản hoàn thành 100% kế hoạch và giải ngân vốn trái phiếu chính phủ hỗ trợ trên 90%.

Khen thưởng các tỉnh thực hiện tốt kế hoạch năm 2008, ngày 4/5/2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 3211/QĐ-BGDĐT tặng bằng khen đối với 5 tỉnh Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Thuận, Sóc Trăng.

Nguyên nhân cơ bản các địa phương  thực hiện tốt đề án:

- Xây dựng Đề án chuẩn bị tốt công tác tổ chức hướng dẫn và lập báo cáo số liệu về danh mục phòng học và nhà công vụ giáo viên  đúng với mục tiêu, tiêu chí của Đề án. Phê duyệt sớm danh mục đầu tư và phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ.

- Địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và cùng với các Bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thực hiện được dư luận xã hội và nhân dân đồng tình ủng hộ do thực hiện tốt về công tác tuyên truyền.

- Chủ động chuẩn bị các thủ tục về dự án đầu tư, tổ chức tốt việc lựa chọn các đơn vị tư vấn, nhà thầu có năng lực.

- Các Sở, ban ngành liên quan tại địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tư nhanh.

b) Các địa phương thực hiện Đề án với tiến độ chậm:

Thực hiện kế hoạch năm 2008,  tổ chức triển khai thực hiện chậm, có khối lượng công trình phòng học và nhà công vụ giáo viên triển khai xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng với tỷ lệ thấp và đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn trái phiếu chính phủ hỗ trợ rất thấp dưới  35%  (Tuyên Quang, Cao Bằng, Hải Dương, Phú Yên, Trà Vinh, Cà Mau).

Nguyên nhân:

- Khi xây dựng Đề án số liệu báo cáo về danh mục phòng học và nhà công vụ giáo viên có một số điểm trường không đúng với mục tiêu, tiêu chí của Đề án, nên phải điều chỉnh danh mục đầu tư theo đúng quy định.

- Địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Đề án, chậm phê duyệt danh mục và phân bổ vốn cho các dự án ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục đầu tư.

- Các Sở, ban ngành liên quan tại địa phương chưa phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tư, có tỉnh làm thủ tục đầu tư mất 6 tháng và chưa tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khi có vướng mắc.

- Một số địa phương chưa quán triệt, cập nhật các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành nên rất lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện (phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ bình quân theo suất đầu tư cho các  dự án...)

- Năng lực của các đơn vị tư vấn, nhà thầu của một sốđịa phương rất hạn chế và đội ngũ cán bộ được bố trí triển khai Đề án thiếu, không chuyên.

3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm năm 2008.

Tránh những vướng mắc, tồn tại của một số địa phương năm 2008, nhằm đẩy mạnh việc thực hiện đề án đầu tư đúng mục tiêu, có hiệu quả, Ban chỉ đạo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm hơn nữa và tăng cường chỉ đạo các ban ngành thực hiện, cụ thể là:

- Kiện toàn lại Ban chỉ đạo các cấp, bố trí đủ cán bộ có năng lực thực hiện đề án; phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của từng Sở, ban ngành  liên quan.

- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, rà soát danh mục phòng học, nhà công vụ giáo viên đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng của Đề án trước khi quyết định phê duyệt đầu tư.

- Nghiên cứu, áp dụng thiết kế mẫu do Bộ Xây dựng ban hành đảm bảo đúng và đáp ứng yêu cầu của Đề án là kiên cố, bền vững về các tiêu chuẩn quy định hiện hành.

- Đối với các tỉnh đến nay chưa phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án cho cả giai đoạn 2008-2012 cần hoàn thiện trước 30/6/2009 để có căn cứ và chủ động thực hiện đề án cho các năm tiếp theo. Đối với các tỉnh đã có báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về quyết định phê duyệt Đề án tổng thể giai đoạn 2008 - 2012 song chưa có số liệu báo cáo về nguồn vốn huy động ngân sách địa phương và xã hội hóa cần bổ sung để báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 30/6/2009.

- Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước địa phương thực hiện chế độ báo cáo cho Ban Chỉ đạo tỉnh về tình hình giải ngân nguồn vốn thực hiện Đề án, đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thống nhất số liệu báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi để toàn xã hội cùng tham gia hưởng ứng, kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án đặc biệt là vai trò giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tại các địa phương để việc đầu tư đối với Đề án thực sự hiệu quả.

4. Các địa phương cần lưu ý

a) Thực hiện Đầu tư xây dựng nhà công vụ giáo viên, các tỉnh cần rà soát để thực hiện đúng mục tiêu, tiêu chí quy định tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01-02-2008 của Thủ tướng Chính phủ cho các vùng là: Giải quyết nhà công vụ giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, các huyện miền núi ở các tỉnh miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, các xã có nhiều đồng bào dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long và một số địa phương khác.

Qua kiểm tra thực tế, một số tỉnh chưa thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng dựng nhà công vụ giáo viên (xây dựng nhà công vụ giáo viên ở cả các trường thuộc thị trấn, thị xã), Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các tỉnh rà soát thực hiện đúng, đối với các tỉnh đã triển khai xây dựng nhà công vụ giáo viên sai mục tiêu, đối tượng đề nghị báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Thực hiện chế độ báo cáo

Trong năm qua, tình hình các địa phương thực hiện việc báo cáo chưa chấp hành chế độ báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng cũng như tổng kết của năm 2008, cụ thể:

- Báo cáo rất chậm so với thời gian quy định và biểu mẫu, số liệu báo cáo không đúng quy định theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Số liệu phòng học và nhà công vụ giáo viên báo cáo giữa các kỳ không thống nhất với báo cáo ban đầu về kế hoạch thực hiện của địa phương.

Tình hình trên là một trong những nguyên nhân rất khó khăn cho Ban Chỉ đạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, đánh giá thực hiện việc tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá kết quả thực hiện Đề án năm 2008, năm đầu thực hiện tuy có nhiều khó khăn về thủ tục, sự phối hợp giữa các Sở, ban ngành chưa được thống nhất, năng lực của các đơn vị tư vấn, nhà thầu của một số tỉnh hạn chế, song cơ bản phần lớn các tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt và cùng với các Bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nên nhìn chung đến nay kế hoạch năm 2008 phần lớn các tỉnh đã được triển khai theo đúng tiến độ của Đề án. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, được dư luận xã hội và nhân dân đồng tình ủng hộ, giúp thực hiện tốt việc triển khai Đề án, giải ngân đạt 100% vốn trái phiếu Chính phủ và huy động được nguồn ngân sách địa phương, xã hội hóa để thực hiện Đề án.

II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NĂM 2009

1. Định hướng.

- Cơ cấu nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ năm 2009 và những năm tiếp theo, tỷ lệ hỗ trợ vốn trái phiếu Chính phủ cho các địa phương thực hiện Đề án như tỷ lệ hỗ trợ năm 2008. Các địa phương cần xây dựng các phương án chủ động huy độngnguồn ngân sách địa phương, xã hội hóa cùng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phấn đấu đảm bảo thực hiệnquy mô của Đề án đã được phê duyệt là xây dựng 141.300 phòng học và khoảng 1,6 triệu m2 nhà công vụ giáo viên.

- Để giải ngân kịp thời nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ hàng năm, các địa phương cần chỉ đạo việc hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng để khởi công công trình, đôn đốc việc hoàn thành xây dựng các công trình, dự án đầu tư để tránh biến động về trượt giá.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Bộ ngành liên quan tăng cường kiểm tra thực tế việc thực hiện Đề án của các địa phương.

- Các địa phương triển khai tốt đề án hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo  tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ để tập trung đầu tư, rút ngắn thời hạn thực hiện đề án sớm đưa các công trình vào phục vụ phát triển giáo dục.

2. Nguyên tắc phân bổ, bố trí vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009

a) Kế hoạch phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009.

Ngày 24/3/2009, Bộ KH và ĐT đã có văn bản số 1939/BKH-TH thông báo kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương thực hiện đề án năm 2009 là 3.000 tỷ đồng.

- Thực hiện đề án năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan đã phối hợp tích cực trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện đề án, đặc biệt là phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ kịp thời. Để Đề án được triển khai không bị gián đoạn, ngay từ đầu năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản thực hiện việc tạm ứng 50% vốn TPCP theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo để các tỉnh triển khai là 1.500 tỷ đồng (Văn bản số 929/BKH-TH ngày 17/2/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

- Thực hiện cụ thể kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ thực hiện Đề án năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị các địa phương rút kinh nghiệm năm 2008, chủ động phê duyệt danh mục, phân bổ vốn cho các dự án và hoàn thiện các thủ tục để khởi công xây dựng chậm nhất trước 30/8/2009 và phấn đấu giải ngân 100% vốn được Trung ương hỗ trợ trước ngày 31/12/2009.

- Thực hiện kế hoạch năm 2009, các địa phương đã có báo cáo về kế hoạch xây dựng phòng học và nhà công vụ giáo viên gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần chủ động hoàn thành các thủ tục đầu tư để khởi công xây dựng. Đối với các tỉnh hiện nay chưa có báo cáo kế hoạch xây dựng phòng học và nhà công vụ giáo viên năm 2009 (các tỉnh: Hải Dương, Bắc Kạn, An Giang, Bạc Liêu), đề nghị các địa phương cần sớm xây dựng kế hoạch để thực hiện.

b) Trên cơ sở quy định về mục tiêu, đối tượng và tiêu chí của Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg và căn cứ thông báo kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương cần khẩn trương phê duyệt danh mục, phân bổ vốn cho các chủ đầu tư, các dự án, ưu tiên đầu tư xây dựng: Phòng học đối với giáo dục mầm non, tiểu học và nhà công vụ giáo viên ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số để giúp các vùng này phát triển giáo dục theo các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt lưu ý đối với 61 huyện nghèo của 20 tỉnh nêu tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

c) Về kế hoạch bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung 1.500 tỷ đồng cho Dự án thuộc Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên (Thông báo số 148/TB-VPCP ngày 7/5/2009 của Văn phòng Chính phủ).

Căn cứ vào tình hình và kết quả thực hiện Đề án năm 2008 của các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án phân bổ, bổ sung cho các địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nguyên tắc bổ sung ưu tiên cho các địa phương thực hiện tốt Đề án năm 2008, thực hiện việc triển khai xây dựng khối lượng phòng học và nhà công vụ giáo viên và giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ cơ bản thực hiện kế hoạch năm 2008. cụ thể là :

Ưu tiên số 1: Đối với các địa phương triển khai xây dựng khối lượng phòng học và nhà công vụ giáo viên và giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ đạt trên 90%  kế hoạch năm 2008.

Ưu tiên số 2: Đối với các địa phương triển khai xây dựng khối lượng phòng học và nhà công vụ giáo viên và giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ đạt trên 80%  kế hoạch năm 2008.

Ưu tiên số 3: Đối với các địa phương triển khai kế hoạch năm 2008 có tỷ lệ  giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ đạt trên 70%.

Việc đẩy nhanh hỗ trợ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đối với các tỉnh thực hiện tốt Đề án năm 2008-2009 trong tổng mức của Đề án được phê duyệt, sẽ giúp các địa phương sớm đưa các công trình vào sử dụng.

(Tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Đề án năm 2008-2009 của các địa phương và dự kiến bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ năm 2009 chi tiết báo cáo tại các biểu đính kèm).

Trên đây là tổng kết báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên năm 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo thực hiện.

 

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ:KH&ĐT, TC, XD, TN&MT;

- Ủy ban Trung ương MTTQVN;

- UBND và SGDĐT các tỉnh,TP trực thuộc TW (qua Website của BGDĐT);

- Đài Truyền hình Việt Nam;

- Hội Khuyến học Việt Nam;

- Lưu: VT, Cục CSVCTBTH.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

 

 

 

 

Phạm Vũ Luận

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi