Xây nhà trên đất nông nghiệp bắt buộc phải tháo dỡ?
Xây nhà trên đất nông nghiệp phải tháo dỡ
* Danh sách các loại đất nông nghiệp
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm.
- Đất rừng sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ.
- Đất rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thủy sản.
- Đất làm muối.
- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
* Chỉ được xây nhà ở trên đất ở
Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất”
Theo đó, chỉ được xây nhà ở trên đất ở, việc xây nhà ở trên các loại đất khác là vi phạm pháp luật.
Khi xây nhà ở trên đất nông nghiệp hoặc các loại đất khác mà không phải là đất ở thì bị phá dỡ (theo khoản 4 Điều 92 Luật Nhà ở 2014 và biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu khi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
Xem thêm: 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ
Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị phá dỡ? (Ảnh minh họa)
Mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
Căn cứ Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, tùy vào từng loại đất nông nghiệp cụ thể và diện tích bị chuyển sang đất ở trái phép (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp) sẽ bị phạt tiền với các mức phạt khác nhau, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (phải phá dỡ nhà ở), nộp lại số lợi ích có được do hành vi vi phạm, cụ thể:
|
Diện tích chuyển trái phép |
Mức phạt |
Biện pháp khắc phục hậu quả |
|
Nông thôn |
Đô thị |
|||
I |
Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp |
|||
1 |
Dưới 0,01 héc ta |
Từ 03 - 05 triệu đồng |
Phạt gấp đôi (bằng 02 lần mức phạt đối với khu vực nông thôn) |
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai nếu đủ điều kiện. - Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
2 |
Từ 0,01 đến dưới 0,02 héc ta |
Từ 05 - 10 triệu đồng |
||
3 |
Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta |
Từ 10 - 15 triệu đồng |
||
4 |
Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta |
Từ 15 - 30 triệu đồng |
||
5 |
Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta |
Từ 30 - 50 triệu đồng |
||
6 |
Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta |
Từ 50 - 80 triệu đồng |
||
7 |
Từ 01 đến dưới 03 héc ta |
Từ 80 - 120 triệu đồng |
||
8 |
Từ 03 héc ta trở lên |
Từ 120 - 250 triệu đồng |
||
II |
Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp |
|||
1 |
Dưới 0,02 héc ta |
Từ 03 - 05 triệu đồng |
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai nếu đủ điều kiện. - Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
|
2 |
Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta |
Từ 05 - 10 triệu đồng |
||
3 |
Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta |
Từ 10 - 15 triệu đồng |
||
4 |
Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta |
Từ 15 - 30 triệu đồng |
||
5 |
Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta |
Từ 30 - 50 triệu đồng |
||
6 |
Từ 01 đến dưới 05 héc ta |
Từ 50 - 100 triệu đồng |
||
7 |
Từ 05 héc ta trở lên |
Từ 100 - 250 triệu đồng |
||
III |
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp |
|||
1 |
Dưới 0,02 héc ta |
Từ 03 - 05 triệu đồng |
Phạt gấp đôi (bằng 02 lần mức phạt đối với khu vực nông thôn) |
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai nếu đủ điều kiện. - Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
2 |
Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta |
Từ 05 - 08 triệu đồng |
||
3 |
Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta |
Từ 08 - 15 triệu đồng |
||
4 |
Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta |
Từ 15 - 30 triệu đồng |
||
5 |
Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta |
Từ 30 - 50 triệu đồng |
||
6 |
Từ 01 đến dưới 03 héc ta |
Từ 50 - 100 triệu đồng |
||
7 |
Từ 03 héc ta trở lên |
Từ 100 - 200 triệu đồng |
Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân (mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân khi có cùng hành vi vi phạm).
Kết luận: Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị phá dỡ thì người vi phạm còn bị phạt tiền. Trường hợp không có đất ở thì người dân nên đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở để sử dụng đất theo đúng quy định.
>> Xây dựng không phép: Buộc phá dỡ hay nộp tiền để tồn tại?
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Xây nhà từ năm 2021 cần phải lưu ý những điều này (30/10/2020 07:56)
- Xây nhà trên đất nông nghiệp bắt buộc phải tháo dỡ? (27/09/2020 15:00)
- Không nên mua nhà trả góp trước khi kết hôn để làm tài sản riêng? (25/08/2020 07:33)
- Đất không có Sổ đỏ vẫn được phép xây dựng nhà ở (27/05/2020 12:59)
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở đơn giản và nhanh chóng nhất (13/05/2020 07:32)
- Tài sản gắn liền với đất là gì? Có được cấp Sổ đỏ không? (04/05/2020 07:31)
- Thời hạn sử dụng chung cư không chỉ là 50 năm? (17/04/2020 13:01)
- Nhà ở xây dựng không phép có thể không bị phá dỡ (10/04/2020 13:00)
- Người dân khi sửa chữa nhà ở có phải xin giấy phép? (09/04/2020 07:39)
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ (08/04/2020 07:46)
- 7 điều người dân cần biết khi sử dụng đất 50 năm (27/01/2021 08:00)
- Hướng dẫn thực hiện quyền thừa kế nhà đất khi không có Sổ đỏ (26/01/2021 08:00)
- Thời hạn nộp tiền sử dụng đất khi được cấp Sổ đỏ 2021 (25/01/2021 08:00)
- Các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi làm Sổ đỏ 2021 (24/01/2021 14:00)
- Diện tích tối thiểu để được cấp Sổ đỏ 2021 (22/01/2021 08:00)
- Giảm cơ hội được cấp Sổ đỏ vì quy định ghi nợ tiền sử dụng đất (21/01/2021 14:30)
- Thủ tục giải quyết tranh chấp đất mua bằng giấy viết tay (20/09/2020 15:00)
- Có trích lục bản đồ địa chính thì được cấp Sổ đỏ? (18/09/2020 08:03)
- Đất thuộc quy hoạch vẫn được phép sang tên Sổ đỏ? (17/09/2020 08:06)
- Khởi kiện tranh chấp đất đai phải nộp bao nhiêu tiền? (16/09/2020 15:00)
- Video: 4 việc người dân phải làm để được cấp Sổ đỏ (16/09/2020 11:21)