Nhà ở xây dựng không phép có thể không bị phá dỡ

Xây dựng nhà ở tại đô thị và trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại nông thôn phải có giấy phép, nếu không sẽ bị phạt tiền và buộc phải tháo dỡ. Tuy nhiên, pháp luật còn quy định xây nhà không phép có thể không bị phá dỡ.


Mức phạt khi xây nhà không phép

* Mức phạt khi xây dựng không phép

Theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi tổ chức thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có giấy phép xây dựng sẽ bị phạt tiền như sau:

- Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa mà không có giấy phép bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

- Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị mà không có giấy phép xây dựng bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.

* Mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng

Căn cứ khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với trường hợp xây dựng nhà ở không có giấy phép đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục xây dựng thì xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

- Phạt tiền từ 35 - 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

* Mức phạt khi tái phạm

Căn cứ khoản 9 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm thì phạt tiền như sau:

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

- Phạt tiền từ 70 - 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

* Biện pháp khắc phục hậu quả

Theo khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, ngoài mức phạt tiền trên thì người có hành vi xây dựng nhà ở mà không có giấy phép phải tháo dỡ nhà ở nếu hành vi vi phạm đã kết thúc (đã xây xong).

Xem hướng dẫn xin giấy phép xây dựng chi tiết tạiThủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở đơn giản và nhanh chóng nhất

xây nhà không phép có thể không bị phá dỡXây nhà không phép có thể không bị phá dỡ (Ảnh minh họa)

Xây nhà không phép có thể không bị phá dỡ

Theo khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BXD, khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi xây dựng nhà ở không phép mà hành vi này đang xảy ra, thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị xử lý như sau:

- Cá nhân, tổ chức vi phạm phải dừng thi công xây dựng kể từ thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính; trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng và xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng được cấp.

Hết thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt ra thông báo thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở xây dựng không phép.

- Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng được cấp.

- Cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp, nếu không sẽ bị phá dỡ.

Kết luận: Xây nhà không phép không bị phá dỡ nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đang thi công.

- Phải dừng thi công xây dựng kể từ thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

- Xin được giấy phép xây dựng trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính và xuất trình cho người có thẩm quyền xử phạt.

- Hiện trạng nhà ở đang xây dựng không phép phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp.

>> 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.