Năm 2021, xây nhà không phép bị xử lý thế nào?
Khi nào xây nhà phải có giấy phép?
Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014, điều kiện khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần có giấy phép xây dựng đối với nhà ở theo quy định phải có giấy phép.
Căn cứ Điều 89 Luật Xây dựng 2014, nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị và nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại khu vực nông thôn thì phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng.
Lưu ý:
- Khực đô thị gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
- Khu vực nông thôn là khu vực còn lại.
Như vậy, trước khi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn và nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại khu vực nông thôn phải có giấy phép xây dựng. Nếu khởi công mà không có giấy phép thì bị xử lý.
Xem thêm: Mức phạt khi xây dựng không phép, trái phép và cách hợp thức hóa
Xây nhà không phép bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)
Xây nhà không phép có thể bị phá dỡ
* Mức phạt tiền khi không có giấy phép
Theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng bị phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại nông thôn.
- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
* Mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng hoặc tái phạm
Theo khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục xây dựng bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại khu vực nông thôn.
- Phạt tiền từ 35 - 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Căn cứ khoản 9 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm thì phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại khu vực nông thôn.
- Phạt tiền từ 70 - 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
* Biện pháp khắc phục hậu quả
Theo khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, ngoài mức phạt tiền trên thì người có hành vi xây dựng nhà không phép bị áp dụng biện khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm nếu mà hành vi vi phạm đã kết thúc (đã xây xong).
Đối với nhà ở xây dựng không phép mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:
- Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
- Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân vi phạm không xin được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình.
Lưu ý: Quy định trên đây áp dụng từ ngày 15/01/2018; ngoài ra có những trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị tháo dỡ.
Xem chi tiết tại: 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ
Kết luận: Trên đây là quy định trả lời câu hỏi xây nhà không phép bị xử lý thế nào? Theo đó, đối với người xây nhà không có giấy phép sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là 30 triệu đồng (nếu không tái phạm hoặc tiếp tục xây dựng). Trường hợp chưa xây xong thì có quyền đề nghị giấy phép xây dựng để không bị tháo dỡ nếu đủ điều kiện.
>> Xây dựng không phép: Buộc phá dỡ hay nộp tiền để tồn tại?
Khắc Niệm
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp tiền phạt? (08/02/2021 08:00)
- Xây nhà từ năm 2021 cần phải lưu ý những điều này (30/10/2020 07:56)
- Xây nhà trên đất nông nghiệp bắt buộc phải tháo dỡ? (27/09/2020 15:00)
- Không nên mua nhà trả góp trước khi kết hôn để làm tài sản riêng? (25/08/2020 07:33)
- Đất không có Sổ đỏ vẫn được phép xây dựng nhà ở (27/05/2020 12:59)
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở đơn giản và nhanh chóng nhất (13/05/2020 07:32)
- Tài sản gắn liền với đất là gì? Có được cấp Sổ đỏ không? (04/05/2020 07:31)
- Thời hạn sử dụng chung cư không chỉ là 50 năm? (17/04/2020 13:01)
- Nhà ở xây dựng không phép có thể không bị phá dỡ (10/04/2020 13:00)
- Người dân khi sửa chữa nhà ở có phải xin giấy phép? (09/04/2020 07:39)
- Hợp đồng thuê nhà bằng giấy viết tay có hiệu lực không? (07/03/2021 15:00)
- Đất chưa có Sổ đỏ, bố mẹ vẫn có thể tặng cho con? (05/03/2021 08:00)
- Đất giao không đúng thẩm quyền là gì? Có được cấp Sổ đỏ không? (03/03/2021 08:00)
- Mua đất nhưng Sổ đỏ vẫn đứng tên chủ cũ có rủi ro không? (01/03/2021 08:00)
- Từ 01/3/2021, có đúng nợ tiền sử dụng đất phải nộp theo mức cao hơn? (27/02/2021 16:00)
- Mua nhà không công chứng hợp đồng trước 2014 có thật sự rủi ro? (27/02/2021 15:00)
- Tiền sử dụng đất khi cấp Sổ đỏ, chuyển mục đích sử dụng đất (06/04/2020 07:49)
- Thủ tục sang tên Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay (05/04/2020 08:20)
- Có đúng hiện nay, không còn phân biệt Sổ hồng và Sổ đỏ? (03/04/2020 07:34)
- Sang tên Sổ đỏ khi bố hoặc mẹ mất không để lại di chúc thế nào? (02/04/2020 19:00)
- Lệ phí trước bạ khi cấp Sổ đỏ được tính như thế nào? (01/04/2020 07:41)