Hướng dẫn xác định, đo vẽ ranh giới mảnh đất

Ranh giới thửa đất (mảnh đất) là đường vẽ trên bản đồ địa chính hoặc mốc giới trên thực địa để phân định các mảnh đất liền kề. Dưới đây là quy định hướng dẫn đo vẽ, xác định ranh giới mảnh đất.


Xác định ranh giới mảnh đất

Ranh giới thửa đất là đường xác định các quyền của người sử dụng đất đối với một một đơn vị diện tích đất nhất định. Ranh giới thửa đất rất quan trọng nên được xác định dựa theo những căn cứ nhất định, cụ thể:

Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định ranh giới giữa các bất động sản như sau:

- Ranh giới giữa các thửa đất liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

- Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

Bên cạnh quy định chung về ranh giới giữa các bất động sản như trên thì khi xác định ranh giới phải căn cứ theo quy định của pháp luật đất đai. Cụ thể, tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

- Không có tranh chấp ranh giới: Ranh giới được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), bản án của Tòa án, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới.

- Đang có tranh chấp về ranh giới: Khi thuộc trường hợp đang có tranh chấp thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có thửa đất để giải quyết.

Nếu tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp.

Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, 01 bản lưu hồ sơ đo đạc, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

xac dinh ranh gioi manh dat

Đo vẽ ranh giới mảnh đất

Sau khi xác định được ranh giới theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, để thể hiển ranh giới thửa đất trên bản đồ địa chính đơn vị đo vẽ sẽ tiến hành việc đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất theo quy định sau:

- Việc đo vẽ chi tiết ranh giới được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định.

Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới thửa đất trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo hiện trạng (bằng nét liền).

Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới thửa đất trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu; đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường (áp dụng đối với thửa đất do tổ chức sử dụng) nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền.

Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm kiểm tra với các trạm đo kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và không dưới 02 điểm với mỗi trạm đo kề nhau.

Trường hợp sai số vị trí điểm kiểm tra giữa hai lần đo từ hai trạm máy bằng hoặc nhỏ hơn sai số quy định tại Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình giữa 02 lần đo. Trường hợp sai số nói trên vượt quá sai số thì phải kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để khắc phục.

Đối với khu đo cùng thời điểm đo vẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau thì phải đánh dấu các điểm chi tiết chung của hai tỷ lệ để đo tiếp biên. Các điểm đo tiếp biên phải được đo đạc theo chỉ tiêu kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ lớn hơn.

- Sau khi bản đồ địa chính được nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc in Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra, xác nhận, kê khai đăng ký đất đai theo quy định và nộp lại cùng hồ sơ đăng ký đất đai để làm cơ sở nghiệm thu bản đồ địa chính.

Trường hợp phát hiện trong kết quả đo đạc địa chính thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung.

Trên đây là quy định về đo vẽ, hướng dẫn xác định ranh giới mảnh đất. Trong quá trình sử dụng đất nhiều hộ gia đình, cá nhân nảy sinh tranh chấp về ranh giới với nhau; trường hợp cần tư vấn để giải quyết tranh chấp hãy gọi ngay tổng đài 1900.6199 .

>> 8 điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.