Thế chấp là một trong những quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, để thực hiện quyền thế chấp thì phải có đủ điều kiện vay thế chấp Sổ đỏ theo quy định.
* Thế chấp Sổ đỏ là cách người dân thường gọi để chỉ việc thế chấp nhà, đất để vay tiền. Quy định dưới đây là quy định thực hiện quyền thế chấp theo Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Bộ luật Dân sự, không bao gồm điều kiện riêng theo từng ngân hàng.
“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Căn cứ Điều 118 và Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, muốn thế chấp nhà ở thì phải có đủ điều kiện của nhà ở khi tham gia giao dịch và điều kiện của người thế chấp, cụ thể:
* Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
Theo khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, giao dịch về thế chấp bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng).
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
* Điều kiện của người thực hiện thế chấp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người thế chấp nhà ở phải có điều kiện sau:
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện thế chấp nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.
- Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự (người từ đủ 18 trở lên mới được tự mình thực hiện thế chấp, trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự).
- Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.
Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân không được thế chấp nhà ở nếu khi thế chấp mà đứng tên doanh nghiệp tư nhân đó.
Lưu ý: Nhà, đất có điều kiện thế chấp riêng. Trong trường hợp một người có nhà ở riêng lẻ và muốn thế chấp cả nhà và đất thì chỉ thực hiện được quyền thế chấp nếu quyền sử dụng đất đáp ứng được điều kiện theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 và nhà ở đáp ứng được điều kiện theo khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014.
Kết luận: Trên đây là điều kiện vay thế chấp Sổ đỏ theo quy định; thế chấp Sổ đỏ thực chất là thế chấp quyền sử dụng đất hoặc thế chấp nhà ở được chứng nhận trong Sổ đỏ hoặc thế chấp cả nhà và đất.
Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không nộp tiền là vi phạm nghĩa vụ thanh toán và sẽ phải chịu những chế tài nhất định theo Nghị định 172. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
LuatVietnam nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề liệu có thể tận dụng chính căn hộ chung cư hoặc nhà của mình trong khu nhà tập thể để dạy thêm hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, mặc dù đã có quy định về mẫu Giấy chứng nhận mới với mã QR trên trang 01 nhưng cách tra cứu thông tin qua mã QR như thế nào, cách phân biệt Sổ đỏ thật hay giả thông qua mã QR trên Sổ đỏ mẫu mới vẫn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 1805/CĐKDLTTĐĐ-CNDLTTĐĐ hướng dẫn tạo và trình bày thông tin mã QR trên Giấy chứng nhận. Vậy thông tin Sổ đỏ được thể hiện thế nào trong mã QR từ 01/01/2025?
Xây dựng nhà ở tại đô thị và trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại nông thôn phải có giấy phép, nếu không sẽ bị phạt tiền và buộc phải tháo dỡ. Tuy nhiên, pháp luật còn quy định xây nhà không phép có thể không bị phá dỡ.
Khi cấp Sổ đỏ hoặc chuyển mục đích sử dụng đất thì một trong những khoản tiền mà người dân phải nộp nhiều nhất là tiền sử dụng đất. Để rõ hơn về khoản tiền này hãy xem quy định tổng hợp sau.
Để sang tên Sổ đỏ trước tiên phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Trường hợp đã chuyển nhượng nhưng chỉ có giấy viết tay nếu muốn sang tên phải thực hiện theo thủ tục sang tên Sổ đỏ khi mua bán bằng giấy viết tay dưới đây.
Khi nhắc đến “Sổ đỏ” và “Sổ hồng” nhiều người cho rằng Sổ đỏ là loại sổ cấp cho đất, Sổ hồng cấp cho nhà ở. Vậy, quan niệm này có đúng hay không? có phân biệt Sổ hồng và Sổ đỏ không?