Khi nào người dân được tự thiết kế xây dựng nhà ở?

Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có bản thiết kế xây dựng. Cũng cần lưu ý không phải mọi trường hợp người dân đều được tự thiết kế xây dựng nhà ở.


Khi nào được tự thiết kế xây dựng nhà ở?

Khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 quy định về thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ như sau:

“a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận”.

Theo quy định trên, đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 03 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, chủ nhà được tự thiết kế nhưng phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có);

- Bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.

Lưu ý: Cách tính diện tích sàn xây dựng

Theo điểm h, mục 2, phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-BXD, diện tích sàn nhà/công trình được quy định như sau:

- Tổng diện tích sàn là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng tum.

- Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn xây dựng của tầng đó, gồm cả tường bao (hoặc phần tường chung thuộc về nhà) và diện tích mặt bằng của lôgia, ban công, cầu thang, giếng thang máy, hộp kỹ thuật, ống khói.

tự thiết kế xây dựng nhà ởKhi nào được tự thiết kế xây dựng nhà ở? (Ảnh minh họa)

Nhà ở trên 3 tầng do ai thiết kế?

Đối với nhà ở mà tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc lớn hơn 250m2 hoặc từ 03 tầng trở lên hoặc có chiều cao từ 12 mét trở lên người dân không được tự thiết kế mà phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện, cụ thể:

Trường hợp 1: Không thẩm định thiết kế

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2015/TT-BXD, đối với nhà ở dưới 07 tầng việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, trừ trường hợp nhà ở mà tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 03 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét.

Trường hợp 2: Phải được thẩm định thiết kế

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 05/2015/TT-BXD, nhà ở từ 07 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm định, cụ thể:

Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) đối với:

- Công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75 mét.

- Công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng đối với công trình cấp II, III được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.

Kết luận: Người dân được tự thiết kế xây dựng nhà ở đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 03 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét; nhà ở không đáp ứng được tiêu chí trên phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thiết kế.

>> Xin giấy phép xây dựng nhà ở cần đáp ứng điều kiện gì?

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.