Trưng dụng đất là gì? Khi nào Nhà nước trưng dụng đất?

Trưng dụng đất không thường xuyên xảy ra trên thực tế nhưng người sử dụng đất cũng cần nắm được trưng dụng đất là gì, khi nào tiến hành trưng dụng đất và thủ tục, trình tự thực hiện.


1. Trưng dụng đất là gì?

Hiện nay, mặc dù pháp luật đất đai không giải thích thế nào là trưng dụng đất nhưng căn cứ và nghĩa của từ trưng dụng và các trường hợp trưng dụng đất có thể hiểu trưng dụng đất như sau:

Trưng dụng đất là việc cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai tạm thời lấy đất của người sử dụng đất để sử dụng một công việc nào đó hoặc do yêu cầu đặc biệt trong một thời gian nhất định.

2. Khi nào Nhà nước trưng dụng đất?

Theo khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2024, Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Đồng thời, quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.

Trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói và có hiệu lực thi hành ngay; người có thẩm quyền quyết định trưng dụng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất tại thời điểm trưng dụng và trao cho người có đất trưng dụng.

Chậm nhất là 48 giờ kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng.

3. Thẩm quyền trưng dụng đất

Căn cứ khoản 3 Điều 90 Luật Đất đai 2024 những người sau đây có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất:

  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
  • Bộ trưởng Bộ Công an
  • Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
  • Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Bộ trưởng Bộ Y tế
  • Bộ trưởng Bộ Công Thương
  • Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Lưu ý: Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác. 

Trưng dụng đất là gì
Trưng dụng đất là gì (Ảnh minh họa)

4. Thời hạn, nghĩa vụ khi trưng dụng đất

* Thời hạn trưng dụng đất

Theo khoản 4 Điều 90 Luật Đất đai 2024, thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành.

Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày.

Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

* Nghĩa vụ khi trưng dụng đất

Người có đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng.

Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.

Đối với trách nhiệm của người có thẩm quyền trưng dụng đất được quy định gồm:
  • Giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả;
  • Hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng;
  • Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.

5. Trình tự, thủ tục trưng dụng đất

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 29 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, trình tự, thủ tục trưng dụng đất được thực hiện như sau:

Bước 1: Quyết định trưng dụng đất

Bước 2: Hoàn trả đất trưng dụng

- Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất trưng dụng;

- Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra

Căn cứ vào Khoản 7 Điều 90 Luật Đất đai 2024, việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra thực hiện như sau:

- Người có đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra;

- Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán;

- Trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng.

Mức thiệt hại thu nhập thực tế phải phù hợp với thu nhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng đất;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính.

Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường.

- Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.

Trên đây là bài viết giải thích rõ trưng dụng đất là gì và các quy định khác liên quan đến trưng dụng đất. Nếu có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

Nghị định số 96/2024/NĐ-CP đã có nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản. Cùng theo dõi cụ thể tổng hợp điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản dưới đây.

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là bồi thường phần diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin về điều này.