Trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì? Ảnh hưởng gì khi mua đất?

Trực tiếp sản xuất nông nghiệp là căn cứ quan trọng để giao đất, cho thuê đất nông nghiệp, một số trường hợp nó còn là căn cứ xác định điều kiện mua đất trồng lúa. Vậy, trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì và có ảnh hưởng thế nào khi mua đất?


1. Thế nào là trực tiếp sản xuất nông nghiệp?

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là một định nghĩa được quy định rõ tại khoản 6 Điều 3 Luật Đất đai 2024 như sau:

6. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp mà có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Điều 3 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định:

Điều 3. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp mà có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó, trừ các trường hợp sau đây:

1. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

2. Người hưởng lương hưu;

3. Người nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

4. Người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Như vậy, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp mà có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó, trừ các trường hợp sau đây:

- Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

- Người hưởng lương hưu;

- Người nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

- Người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Bên cạnh đó, việc xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có thể ảnh hưởng đến việc mua đất, đặc biệt là đất trồng lúa, vì có những quy định cụ thể về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa và các điều kiện khác liên quan đến việc sử dụng đất nông nghiệp (căn cứ khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai 2024).

Trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gìHộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì? (Ảnh minh họa)

2. Căn cứ xác định trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Căn cứ để xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT. Tuy nhiên, quy định này đã bị bãi bỏ bởi điểm d khoản 2 Điều 43  Thông tư 10/2024/TT-BTNMT (văn bản thay thế không còn quy định về vấn đề này).

Theo quy định cũ tại Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, việc xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp dựa trên các căn cứ sau:

* Căn cứ để xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định căn cứ để xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

(1) Hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận.

(2) Có ít nhất một thành viên hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.

(3) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên đất đang sử dụng thuộc trường hợp (1), kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, thảm họa môi trường.

Lưu ý: Khi giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình mà không thu tiền sử dụng đất, đăng ký nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình thì chỉ căn cứ quy định tại trường hợp (2).

* Các căn cứ xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

(1) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận

(2) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

(3) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên đất đang sử dụng thuộc trường hợp (1), kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, thảm họa môi trường.

Lưu ý: Khi giao đất nông nghiệp cho cá nhân mà không thu tiền sử dụng đất, đăng ký nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại trường hợp (2).

3. Trực tiếp sản xuất nông nghiệp được ưu tiên khi Nhà nước thu hồi đất

Khoản 1 Điều 91 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 91. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, lập thời và đúng quy định của pháp luật; vì lợi ích chung, sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, của địa phương; quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp được Nhà nước quan tâm khi thu hồi đất.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 96 Luật Đất đai 2024 quy định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận vẫn được bồi thường:

3. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 109 Luật Đất đai 2024.

4. Thẩm quyền xác định người trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP (hiện tại Nghị định này đã hết hiệu lực), cơ quan có thẩm quyền xác định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là Ủy ban nhân (UBND) dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của hộ gia đình, cá nhân cần xác nhận, cụ thể:

Khi thực hiện thủ tục giao đất, đăng ký nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng, cấp Giấy chứng nhận, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thì UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận hộ gia đình, cá nhân có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp như sau:

- UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký thường trú thì UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp sau khi có văn bản xác nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Trên đây là quy định giải thích: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì và có ảnh hưởng thế nào khi mua, nhận tặng cho đất trồng lúa.

Nếu bạn đọc có vướng mắc về nội dung trên hãy gọi tới tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.