Trích đo địa chính là gì? Có dùng để cấp Sổ đỏ được không?

Hoạt động quản lý đất đai nói chung và hoạt động cấp Sổ đỏ nói riêng, địa chính có thể tiến hành đo đạc thực địa và trong đó có việc trích đo địa chính. Để biết trích đo địa chính là gì và có bản trích đo địa chính được cấp Sổ đỏ không hãy xem quy định dưới đây.


1. Trích đo địa chính là gì?

Trích đo địa chính và mảnh trích đo địa chính là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, trong đó trích đo địa chính dùng để chỉ việc đo đạc địa chính riêng với thửa đất và mảnh trích đo là kết quả của việc đo đạc đó.

Nội dung này được nêu rõ tại khoản 5 và khoản 6 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:

5. Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

6. Mảnh trích đo địa chính là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo địa chính thửa đất”.

Theo đó, tên gọi mảnh trích đo địa chính được quy định rõ như sau:

- Tên gọi của mảnh trích đo địa chính bao gồm:

+ Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thực hiện trích đo địa chính;

+ Hệ tọa độ thực hiện trích đo (VN-2000 - là hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia hiện hành của Việt Nam được thống nhất áp dụng trong cả nước theo Quyết định 83/2000/QĐ-TTg; và hệ tọa độ tự do);

+ Khu vực thực hiện trích đo (địa chỉ thửa đất: số nhà, xứ đồng, thôn, xóm...);

+ Số liệu của mảnh trích đo địa chính.

- Số hiệu của mảnh trích đo địa chính gồm:

+ Số thứ tự mảnh (được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong một năm thuộc phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã);

+ Năm thực hiện trích đo địa chính thửa đất.

trích đo địa chính là gì

2. Có bản trích đo địa chính được cấp Sổ đỏ không?

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) thì người đang sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định. Trong đó, điều kiện được cấp sổ được chi thành 02 nhóm, có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Căn cứ Điều 100 Luật Đất đai 2013 và khái niệm mảnh trích đo địa chính như trên có thể thấy bản trích đo địa chính không phải là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nên việc có hay không có bản trích đo không phải là cơ sở, điều kiện để được cấp Sổ đỏ.

Hộ gia đình, cá nhân muốn được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng thuộc diện có giấy tờ về quyền sử dụng đất phải có một trong các loại giấy tờ như sau: Giấy tờ hợp pháp về tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;...

Tóm lại, việc có hay không có bản trích đo không phải là cơ sở, điều kiện để được cấp Sổ đỏ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào điều kiện được cấp sổ để cấp sổ cho người sử dụng đất. Nói cách khác, có trường hợp có bản trích đo sẽ được cấp sổ nếu đủ điều kiện và ngược lại nhiều trường hợp trích đo nhưng không đủ điều kiện thì k được cấp. 

trích đo địa chính là gì

3. Quy định thực hiện trích đo địa chính thửa đất

Căn cứ Điều 18 Thông tư 25/2014/TT-BTC, trích đo địa chính thửa đất được thực hiện theo quy định như sau:

- Trích đo địa chính được thực hiện ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. Việc xác định tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2014/TT-BTC và được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn một bậc so với quy định cho phù hợp với quy mô diện tích thửa đất.

- Trích đo địa chính được thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000; trường hợp tách đo địa chính cho hộ gia đình, cá nhân thì thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc hệ tọa độ tự do.

- Khi trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp sổ phải đồng thời lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định.

- Mảnh trích đo địa chính biên tập ở dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật để thể hiện thửa đất tích đo.

Khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 3 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTC. Trường hợp trích đo địa chính phục vụ đăng ký đất đai, cấp sổ đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 4 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTC.

Mảnh trích đo địa chính được đánh số thứ tự mảnh bằng số Ả rập từ 01 đến hết trong một năm trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.

- Việc thực hiện trích đo và trình bày, chỉnh lý thửa đất trong mảnh trích đo thực hiện như đối với đối tượng là thửa đất trên bản đồ địa chính quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTC. Khi trích đo địa chính từ hai thửa đất trở lên trong cùng một thời điểm mà có thể thể hiện trong phạm vi của cùng một mảnh trích đo địa chính thì phải thể hiện trong một mảnh, trích đo đó.

- Mảnh trích đo địa chính dạng số có thể được xây dựng bằng nhiều phần mềm ứng dụng khác nhau nhưng tệp tin sản phẩm hoàn thành phải được chuyển về khuôn dạng file *.dgn. Ngoài ra, khi thực hiện trích đo địa chính trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 còn phải nhập đầy đủ các thông tin mô tả về dữ liệu (siêu dữ liệu, metadata) theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo từng mảnh trích đo địa chính.

- Mảnh trích đo địa chính dạng giấy được in trên khổ giấy từ A4 đến A0 tùy theo quy mô diện tích thửa đất trích đo và tỷ lệ trích đo để thể hiện được trọn vẹn thửa đất trích đo và đủ vị trí để trình bày khung theo quy định.

Giấy in phải có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.

Trên đây là bài viết trả lời rõ cho vướng mắc: Trích đo địa chính là gì và có bản trích đo địa chính được cấp Sổ đỏ hay không? Nếu cần giải đáp hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư

Trong trường hợp không được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất để thực hiện dự án thì chủ đầu tư có thể chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư. Đối với từng loại dự án sẽ có điều kiện riêng khi chuyển mục đích để có quỹ đất dự án.