Trẻ em có được đứng tên Sổ đỏ khi nhận tặng cho nhà đất?

Khi tham gia vào các giao dịch về nhà đất thông thường là người trên 18 tuổi, vậy trường hợp nhận tặng cho nhà đất thì trẻ em có được đứng tên Sổ đỏ hay không?

Anh Nguyễn Minh A (Hà Nội) có câu hỏi: “Tôi có người con năm nay 12 tuổi, nhưng hiện nay ông bà nội của cháu muốn tặng cháu 1 căn nhà gắn liền với đất, trong trường hợp này con tôi có được đứng tên Sổ đỏ không? Có phải nộp thuế, lệ phí khi sang tên không?

Trẻ em có được đứng tên Sổ đỏTrẻ em có được đứng tên Sổ đỏ khi nhận tặng cho nhà đất? (Ảnh minh họa)

Đối với câu hỏi trên, LuatVietnam trả lời anh như sau:

* Trẻ em được đứng tên Sổ đỏ

Hiện nay, pháp luật dân sự và pháp luật đất đai không quy định về độ tuổi đứng trên Giấy chứng nhận. Khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”

Như vậy, dù con anh năm nay 12 tuổi nhưng nếu vợ chồng anh đồng ý thì con anh được phép xác lập, thực hiện giao dịch tặng cho nhà đất và có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận.

* Miễn thuế, lệ phí khi nhận tặng cho nhà đất

Khoản 4 Điều 4 Luật Thuế Thu nhập cá nhân năm 2007 quy định thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau là thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, nhà đất là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì được miễn lệ phí trước bạ.

Kết luận: Mặc dù con anh năm nay 12 tuổi nhưng ông bà nội muốn tặng cho nhà đất thì con anh hoàn toàn có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận nếu vợ chồng anh đồng ý. Khi nhận tặng cho nhà đất từ ông bà nội thì con anh không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục kê khai.

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

13 trường hợp sử dụng đất có giấy tờ trước 15/10/1993 được cấp Sổ đỏ từ 2025

13 trường hợp sử dụng đất có giấy tờ trước 15/10/1993 được cấp Sổ đỏ từ 2025

13 trường hợp sử dụng đất có giấy tờ trước 15/10/1993 được cấp Sổ đỏ từ 2025

Hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định và có một số loại giấy tờ được lập trước năm 1993 nhưng lại chưa được cấp Sổ đỏ. Theo đó tới đây, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, sẽ có 13 trường hợp sử dụng đất có giấy tờ trước 15/10/1993 được cấp Sổ đỏ từ 01/01/2025.

Từ 01/01/2025, trường hợp nào chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép?

Từ 01/01/2025, trường hợp nào chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép?

Từ 01/01/2025, trường hợp nào chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép?

Bên cạnh các trường hợp buộc phải xin phép thì vẫn có trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Tới đây, Luật Đất đai 2024 quy định thêm nhiều trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất ko phải xin phép từ 01/01/2025. Vậy cụ thể là gì?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.