Tranh chấp thừa kế nhà đất: 3 cách giải quyết người dân cần biết

Khi xảy ra tranh chấp thừa kế nhà đất thì có nhiều cách giải quyết khác nhau. Nếu muốn khởi kiện thì người dân có quyền tự mình khởi kiện hoặc ủy quyền cho người khác khởi kiện thay.

* Quyền sử dụng đất, nhà ở sau đây gọi tắt là nhà đất.

3 cách giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất

Tranh chấp thừa kế nhà đất là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế như tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền hưởng di sản, tranh chấp do các phần di sản được hưởng không bằng nhau,… Khi xảy ra tranh chấp thì các bên có những hình thức giải quyết như sau:

- Thương lượng: Là việc hai bên tự thỏa thuận với nhau và đưa ra cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).

- Hòa giải: Là cách giải quyết mà có người trung gian giúp các bên đưa ra phương án giải quyết tranh chấp (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).

- Khởi kiện: Là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng việc gửi đơn khởi kiện (phải có đơn khởi kiện và theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Tranh chấp thừa kế nhà đất3 cách giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất (Ảnh minh họa)

Thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế nhà đất

Để giúp người dân nắm được quy định về khởi kiện, LuatVietnam đã tóm tắt quy định về hồ sơ, thủ tục khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

* Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

Đơn khởi kiện theo mẫu.

- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

* Nộp đơn khởi kiện

Theo khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện:

- Nếu không có thỏa thuận về chọn Tòa án giải quyết thì nộp tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân.

- Nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản.

* Hình thức nộp đơn

Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện theo một trong các phương thức sau:

- Nộp trực tiếp tại Tòa án.

- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án (Tòa sẽ thụ lý khi thuộc thẩm quyền của Tòa án và người khởi kiện nộp lại biên lai nộp tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp)

Bước 3: Chuẩn bị xét xử (thời gian chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án)

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Xem chi tiết các bước khởi kiện tại: Thủ tục giải quyết tranh chấp nhà ở 2020

Kết luận: Tuy có nhiều cách giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất nhưng cách đảm bảo sự công bằng cho các bên nhất là khởi kiện. Nếu có vướng mắc khi xảy ra tranh chấp thừa kế, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Cách chia thừa kế nhà đất do cha mẹ để lại 2020 mới nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục